You are on page 1of 6

ÔN TẬP VĂN BẢN : MÙA XUÂN NHO NHỎ

- THANH HẢI -
Bài 1: Cho câu thơ sau:
“Mọc giữa dòng sông xanh
…………………………..”
1- Hãy chép chính xác những dòng thơ còn lại để hoàn thiện khổ thơ? Chỉ ra thành phần biệt lập được sử dụng
trong khổ thơ vừa chép?
-> Gợi ý :
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh
Tôi đưa tay tôi hứng.”
- Từ “Ơi” trong câu thơ “Ơi con chim chiền chiện” thuộc thành phần biệt lập dùng để gọi đáp
2- Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ?
-> Gợi ý :
- Nghệ thuật đảo ngữ qua hai câu thơ “Mọc giữa dòng sông xanh / Một bông hoa tím biếc”. Tác giả đảo từ
“mọc” lên đầu câu
-> Tác dụng : + Cho thấy được sức sống mãnh liệt, sự vươn lên trỗi dậy của bông hoa. Từ đó, cho ta thấy được
sức sống mãnh liệt của mùa xuân thiên nhiên
+ Diễn tả sự ngạc nhiện, thú vị của nhà thơ khi nhận thấy dấu hiệu của mùa xuân về
- Nghệ thuật nhân hóa lời gọi “Ơi” và lời hỏi “chi”
-> Tác dụng : Câu thơ đã trở thành lời trò chuyện trực tiếp với thiên nhiên, bộc lộ sự say sưa ngây ngất, tình
cảm trìu mến yêu thương dành cho thiên nhiên, vẻ đẹp của mùa xuân
- Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác qua hai câu thơ “Từng giọt long lanh rơi / Tôi đưa tay tôi hứng?”
-> Tác dụng : Thể hiện sự giao hòa sâu sắc, sự trân trọng, nâng niu với vẻ đẹp của thiên nhiên, của cuộc đời
3- Viết đoạn văn (8-10 câu) trình bày cảm nhận về bức tranh thiên nhiên được thể hiện trong đoạn thơ (trong
đoạn văn có sử dụng phép thế và gạch chân phép thế đó)
-> Gợi ý :
*Mở đoạn : Trong khổ thơ thứ nhất bài “Mùa xuân nho nhỏ”, nha thơ Thanh Hải đã phác họa bức tranh thiên
nhiên mùa xuân đẹp đẽ, thơ mộng và tràn đầy sức sống
* Thân đoạn :
- Bức tranh mùa xuân được phác họa qua những hình ảnh chọn lọc :
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc”
+ Ngay ở câu đầu tiên, động từ “mọc” được đảo lên đầu câu nhằm nhấn mạnh sức sống mãnh liệt của mùa xuân
+ Tác giả lựa chọn hai gam màu xanh – tím để vẽ nên bức tranh mùa xuân. Màu sắc của bức tranh xuân đó thật
tươi tắn, trẻ trung, hài hòa : màu xanh của dòng sông làm nền cho bông hoa màu tím biếc ( màu tím của xứ Huế
mộng mơ )
+ Bức tranh với không gian được mở ra cao rộng, phóng khoáng từ dòng sông đến bầu trời.
- Bức tranh đó có âm thanh vang vọng, tươi vui :
“Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh
Tôi đưa tay tôi hứng.”
+ Tiếng chim mùa xuân không chỉ được cảm nhận bằng thính giác mà còn được cảm nhận bằng thị giác và xúc
giác qua nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác : “Từng giọt …”
-> Âm thanh như có hình khối, có màu sắc để có thể ngắm nhìn và cảm nhận được bằng cảm xúc, để nâng niu
trên đôi tay đầy mến yêu sự sống. Tiếng hót của chim là âm thanh gọi mùa xuân về, đánh thức muôn loài đâm
chồi, nảy lộc.
* Kết đoạn : Có lẽ phải yêu thương và gắn bó máu thịt với quê hương thì nhà thơ mới có thể tìm ra được những
nét riêng của mùa xuân xứ Huế như vậy
4- Căn cứ vào sự ra đời của bài thơ, ta thấy nhà thơ Thanh Hải có niềm lạc quan và tình yêu cuộc sống. Em hãy
viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi, trình bày suy nghĩ của em về niềm lạc quan và tình yêu cuộc sống.
-> Gợi ý :
a) Mở đoạn :
b) Thân đoạn :
* Giải thích : - Lạc quan là có cái nhìn tích cực về cuộc sống ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn, bế tắc
- Tình yêu cuộc sống biểu hiện qua thái độ sống vui vẻ, chan hòa với mọi người xung quang, luôn
muốn mang lại những điều tốt đẹp cho cuộc sống quanh mình
* Bình : Sức mạnh của niềm lạc quang và tình yêu cuộc sống ( Ý nghĩa )
+ Là động lực giúp con người vượt qua khó khăn, bệnh tật; chinh phục thử thách, gặt hái thành công…
+ Nó thôi thúc con người làm nhiều việc tốt, đóng góp cho xã hội ngày càng phát triển …
+ Làm cho mối quan hệ giữa con người với con người trở nên tốt đẹp hơn. ( Lấy VD cụ thể )
* Liên : Mở rộng vấn đề : Phê phán tư tưởng bi quan, tiêu cực, buông xuôi,…
* Rút ra bài học :
- Nhận thức : đó là thái độ sống tích cực, cần được nuôi dưỡng trong mỗi con người
- Hành động :
+ Sống vui vẻ, tập trung vào những mặt tối của vấn đề, những điều tốt đẹp sẽ đến khi ta vượt qua được khó
khăn, đừng nhìn vào những cản trở
+ Sống chan hòa, yêu thương mọi người và không ngừng cống hiến
+ Liên hệ bản thân là học sinh
c) Kết đoạn : Khẳng định lại vấn đề
Bài 2: Cho đoạn thơ:
“Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao”
1- Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
-> Gợi ý :
- Đoạn thơ trên trích trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của tác giả Thanh Hải
- HCST : Viết tháng 11/1980, trong hoàn cảnh đặc biệt :
+ Đất nước vừa trải qua cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, nền kinh tế còn trì trệ, kém phát triển
+ Thanh Hải lúc đó đang nằm trên giường bệnh, sống những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời
2- Trong khổ thơ, tác giả nhắc tới hai lớp người : “người cầm súng” và “người ra đồng”. Điều đó có ý nghĩa
gì?
-> Gợi ý : tác giả nhắc tới hai lớp người : “người cầm súng” (những người lính nơi tiền tuyến) và “người ra
đồng” (những người nông dân ở hậu phương). Điều đó có ý nghĩa :
- Chỉ rõ hai nhiệm vụ quan trọng của nước ta lúc bấy giờ là chiến đấu và sản xuất, bảo vệ và xây dựng đất nước
- Chỉ rõ hai lực lượng nòng cốt của cách mạng lúc bấy giờ
3- Em hiểu như thế nào về hình ảnh “lộc” trong khổ thơ?
-> Gợi ý :
- “lộc” vừa có nghĩa thực là chồi non xanh biếc (trên vòm là ngụy trang của người lính”, lá mạ non trên những
cánh đồng của người nông dân – dấu hiệu đặc trưng của mùa xuân)
- Nghĩa ẩn dụ : Sự may mắn, sức xuân bất diệt, sức sống mãnh liệt của những con người đang đem mùa xuân
đến mọi miền Tổ quốc
4- Xét về mặt cấu tạo, các từ “hối hả”, “xôn xao” thuộc kiểu từ gì? Theo em, việc sử dụng các từ đó có tác
dụng như thế nào?
-> Gợi ý : Xét về mặt cấu tạo, các từ “hối hả”, “xôn xao” là các từ láy. Từ láy tượng hình “hối hả” và tượng
thanh “xôn xao” đã tái hiện không khí lao động vô cùng khẩn trương, sôi nổi của cả đất nước khi đứng trước
những nhiệm vụ cách mạng mới, đồng thời diễn tả niềm vui, sự náo nức trong mỗi con người
5- Chỉ ra và phân tích tác dụng của các điệp ngữ trong đoạn thơ trên?
-> Gợi ý :
- Điệp ngữ “mùa xuân”, “lộc” -> Nhấn mạnh sắc xuân, sức xuân đang dâng trên mọi miền đất nước
- Điệp ngữ “tất cả như” kết hợp với hai từ láy “hối hả” và “xôn xao” -> Nhấn mạnh không khí chung – nhộn
nhịp, khẩn trương và tâm trạng chung – rộn ràng, náo nức của con người trong công cuộc chiến đấu, bảo vệ và
xây dựng đất nước
-> Các điệp ngữ đã vẽ nên bức tranh mùa xuân của đất nước tràn đầy sức sống
6-Viết đoạn văn 10-12 câu theo kiểu quy nạp phân tích làm rõ: Sáu câu thơ là những cảm xúc về mùa xuân đất
nước trong chiến đấu, lao động
-> Gợi ý :
*Thân đoạn :
- Thanh Hải cảm nhận mùa xuân đất nước bằng những hình ảnh cụ thể “người cầm súng”, “người ra đồng”.
Đây là hai hình ảnh biểu tượng cho hai lực lượng chính với hai nhiệm vụ song song : xây dựng và bảo vệ đất
nước :
“Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ”
- Hình ảnh “lộc” vừa có nghĩa tả thực : là mầm non, chồi non; vừa có nghĩa ẩn dụ : là niềm vui, niềm hạnh
phúc, sụ hứa hẹn và may mắn
- Người ra trận mang trên lưng vòng lá ngụy trang như mang theo chồi non lộc biếc của mùa xuân, mang theo
cả sức sống bất diệt của dân tộc đã trải quan nghìn năm dựng nước, giữ nước
- Người ra đồng gieo chồi non, mầm xanh của sự sống, mang đến một cuộc hồi sinh cho mảnh đất còn khói
bom, khói đạn
- Nhịp thơ 2/2/3, giọng thơ náo nức, reo vui, diễn tả không khí mùa xuân tràn ngập khắp muôn nơi. Ta thấy
không phải chỉ có mùa xuân theo về, mà còn có cả mùa xuân sinh thành, mùa xuân nảy nở theo bước chân
người cầm súng, người ra đồng
“Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao”
- Câu thơ sử dụng điệp ngữ “Tất cả” và từ láy gợi hình ảnh “hối hả”, “xôn xao” để nhấn mạnh sự đồng lòng
nhất trí và không khí khẩn trương của mọi người trong mọi việc
*Kết đoạn :
Bài 3: Cho câu thơ: “Đất nước bốn ngàn năm”
1- Hãy chép tiếp những câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ?
-> Gợi ý :
“Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.”
2- Khổ thơ trên trích trong bài thơ nào? Nêu nội dung chính của khổ thơ?
-> Gợi ý :
- Trích trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải
- Nội dung chính : Cảm xúc, suy ngẫm của tác giả về đất nước
3- Chỉ ra mạch vận động cảm xúc trong bài thơ
-> Gợi ý : Mạch cảm xúc : Bài thơ mở đầu bằng những cảm xúc say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp của mùa xuân
thiên nhiên, mùa xuân xứ Huế. Từ đó mở rộng thành hình ảnh mùa xuân của đất nước vừa cụ thể lại vừa khái
quát. Sau đó, mạch thơ chuyển sang những suy nghĩ và ước nguyện được hòa nhập đóng góp vào cuộc đời
chung. Bài thơ khép lại là lời ngợi ca quê hương đất nước qua làn điệu dân ca xứ Huế
4- Viết đoạn văn T-P-H khoảng 12 câu trình bày cảm nhận về hình ảnh đất nước và cảm xúc của nhà thơ được
thể hiện qua khổ thơ
-> Gợi ý :
a) Mở đoạn : Trong khổ thơ thứ ba bài “Mùa xuân nho nhỏ”, tác giả Thanh Hải đã có những câu thơ rất hay
tiếp nối mạch nguồn cảm xúc về đất nước
b) Thân đoạn :
* Cảm xúc về đất nước trong quá khứ :
“Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao”
- Cụm từ “bốn ngàn năm” chỉ thời gian, đi liên với những từ “vất vả”, “gian lao” đã khái quát được chiều dài
lịch sử bốn ngàn năm của dân tộc. Giongj thơ như lắng lại thể hiện sự ngậm ngùi, trầm tư của nhà thơ
- Tác giả đã khéo léo sử dụng biện pháp nhân hóa gợi hình ảnh đất nước như bà mẹ tần tảo, trải muôn vàn gian
lao, vất vả nhưng tràn đầy sức sống bền bỉ, trường tồn bất diệt. Nhà thơ có cái nhìn đầy sâu sắc và tự hào về đất
nước
* Cảm xúc về đất nước trong hiện tại và tương lai :
“Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.”
- Đất nước đươc hình dung bằng một hình ảnh so sánh đẹp, mang nhiều ý nghĩa. Sao là nguồn sáng bất diệt,
vĩnh hằng là vẻ đẹp lung linh tỏa sáng -> Hình dung ra một sự tỏa sáng, bất diệt của một dân tộc mặc dù dân tộc
đó phải trải qua 4000 năm lịch sử gian lao, vất vả
- Điệp ngữ “đất nước” nhấn mạnh và câu thơ “cứ đi lên phía trước” thể hiện khí thế đi lên không ngừng của
đất nước, sức sông kì diệu của một dân tộc kiên cường, mỗi mùa xuân lại như được tiếp thêm sức sống mới.
Qua đó diễn tả tình yêu và niềm tin tưởng của nhà thơ vào tương lai tươi sáng và thế đi lên của đất nước
c) Kết đoạn : Những câu thơ khái quát và đầy suy tưởng về đất nước trong chiều dài lịch sử đã khơi gợi trong
lòng người đọc niềm tự hào và tình yêu sâu sắc
Bài 4: Đọc đoạn thơ sau trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải:
“Ta làm con chim hót…………….Dù là khi tóc bạc”
1- Giải thích ý nghĩa nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ”
-> Gợi ý : Ý nghĩa nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ” :
- Đây là một phát hiện mới mẻ, tinh tế của nhà thơ
- Tính từ “nho nhỏ” ở nhan đề bài thơ đã cụ thể hóa, hữu hình hóa mùa xuân và mang đến những lớp nghĩa
khác nhau :
+ Lớp nghĩa thực : gợi về mùa xuần của đất trời, của thiên nhiên, vũ trụ
+ Là hình ảnh ẩn dụ độc đáo biểu tượng cho những gì tinh túy nhất, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi
con người
- Thể hiện tâm nguyện của tác giả : sống đẹp, sống có ích với tất cả sức sống tươi trẻ của mình để dấng hiến cho
cuộc đời nhưng lại khiêm nhường, chỉ muốn làm mùa xuân nho nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước
- Thể hiện quan điểm thống nhất giữa cái chung và cái riêng, giữa cá nhân với cộng đồng
-> Thể hiện chủ đề tác phẩm
2-Trong phần đầu bài thơ, tác giả dùng đại từ “tôi” sang phần sau lại dùng đại từ “ta”. Em hiểu như thế nào về
sự chuyển đổi đại từ nhân xưng ấy của chủ thể trữ tình.
-> Gợi ý : Việc chuyển đổi phù hợp với sự chuyển biến của dòng cảm xúc, tư tưởng :
- Phần đầu dùng đại từ “tôi” là thích hợp vì đó là cái “tôi” rất cụ thể, rất riêng của nhà thơ, cái “tôi” nâng niu,
trân trọng vẻ đẹp của mùa xuân
- Phần sau dùng đại từ “ta” lại tạo được sắc thái trang trọng của một lời nguyện ước. Hơn nữa, điều tâm nguyện
ấy không chỉ là của riêng của nhà thơ, mà còn là của tất cả mọi người
- Hơn nữa điều tâm nguyện ấy không chỉ là của riêng nhà thơ mà nó còn là của tất cả mọi người
3- Chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ.
-> Gợi ý :
- Điệp ngữ “Ta làm” điệp cấu trúc ở ba câu đầu và phép liên kết con chim hót, một cành hoa, một nốt trầm xao
xuyến -> Nhấn mạnh khát vọng cống hiến thiết tha, cháy bỏng của nhà thơ
- Ẩn dụ “Con chim hót”, “cành hoa”, “một nốt trầm xao xuyến” -> Tượng trưng cho sự cống hiến của con
người giữa cuộc đời, đó là sự cống hiến khiêm nhường, không ồn ào, không phô trương
- Ẩn dụ “Mùa xuân nho nhỏ” -> Tượng trưng cho những gì đẹp đẽ nhất, tinh túy nhất dù là nhỉ bé của mỗi con
người để góp vào mùa xuân lớn của cuộc đời, của đất nước. Đó là cách nói khiêm nhường, giản dị, thể hiện ước
nguyện được cống hiến một cách khiêm nhường gợi một tâm hồn đẹp, một lối sống đẹp, một nhân cách đẹp
- Điệp ngữ “Dù là” kết hợp với các hình ảnh hoán dụ “tuổi hai mươi” – chỉ tuổi trẻ, “tóc bạc” – chỉ tuổi già,
cho thấy ước nguyện cống hiến bền bỉ, trọn đời bất kể tuổi tác
4- Nhận xét các hình ảnh “con chim hót, một cành hoa, một nốt trầm xao xuyến, một mùa xuân nho nhỏ” ?
-> Gợi ý : Các hình ảnh “con chim hót, một cành hoa, một nốt trầm xao xuyến, một mùa xuân nho nhỏ” là
những hình ảnh cụ thể, nhỏ bé, bình dị, khiêm nhường (trầm, nho nhỏ) và rất gần gũi thân thuộc trong cuộc
sống. Xong đó là những hình ảnh ẩn dụ, có ý nghĩa tượng trưng cho sự cống hiến của con người giữa cuộc đời,
như con chim mang tiếng hót, cành hoa góp sắc, hương, nốt nhạc trầm mà bản hòa ca không thể thiếu. Đó là sự
cống hiến khiêm nhường, không ồn ào, không phô trương nhưng phải có nét riêng, như nốt trầm làm xao xuyến
lòng người
5- Chép lại những câu thơ em đã học trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có hình ảnh con chim, bông và nói về
ước nguyện cống hiến của tác giả?
-> Gợi ý :“Viếng lăng Bác” – Viễn Phương
“Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương dâu tây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.”

6- Chỉ ra từ láy và nêu tác dụng của những từ láy có trong khổ thơ?
-> Gợi ý :
7- Qua đoạn thơ, em hãy trình bày suy nghĩ về quan niệm sống cống hiến thầm lặng trong khoảng ½ trang giấy
thi.
-> Gợi ý : Đoạn văn
a) Mở đoạn : Giới thiệu vấn đề nghị luận : Qua đoạn thơ, lý tưởng sống của nhà thơ Thanh Hải đã gợi bên
trong lòng mỗi người đọc nhiều suy ngẫm về quan niệm sống cống hiến thầm lặng, đó là một trong những phẩm
chất tốt đẹp của mỗi con người.
b) Thân đoạn :
*Giải thích : Đó là làm việc, đóng góp hi sinh cho cộng đồng, xã hội một cách âm thầm, không hề phô trương
hay khoe khoang để được nhiều người biết đến, không mong được ghi nhận
*Biểu hiện :
- Trong văn học : Anh thanh niên và nhiều con người ở Sa Pa trong “Lặng lẽ Sa Pa”
- Trong cuộc sống :
+ Chiến tranh : Nhiều người lính, thế hệ trẻ ấy đã xung phong đi đầu để cống hiến hết mình cho Tổ quốc để lại
cả tuổi thanh xuân, những ước mơ hoài bão cống hiến một chút sức lực khó kể để làm nên chiến thắng

You might also like