You are on page 1of 3

CẢNH 2

TG: tour guide


ĐM: Đăng Minh
*tỉnh dậy ở một cái chợ ngơ ngác k hiểu gì panik các kiểu*
 TG: Xin chào
 ĐM: Đây là đâu……
 TG: Đây chính là Ai Cập – quốc gia vẫn thường được nhắc tới nhiều trên sách báo,
tivi đấy! Chúc mừng bạn đã được (1) ban cho cơ hội xuyên không về thời kì Ai
Cập cổ đại - nơi chôn rau cắt rốn của một trong những nền văn minh cổ đại lừng
lẫy nhất của loài người.
 ĐM: Ồ, vậy cậu là ai? Tại sao cậu có thể nói chuyện với tôi?
 TG: Tớ là (2), có khả năng nói chuyện với tất cả mọi người và có một bộ não chứa
nguồn tri thứ siêu to khổng lồ. Tớ được (1) giao cho nhiệm vụ đồng hành và giúp
đỡ cậu trong hành trình khám phá Ai Cập cổ đại.
 ĐM: Ồ, vậy thì hãy cùng nhau đi tìm hiểu nơi này nhé. Mà chúng ta đang ở đâu
vậy? Họ đang làm gì thế?
 TG: Đây chính là phiên chợ của người Ai Cập cổ. Nơi đây diễn ra các hoạt động
trao đổi sản phẩm với phương tiện trung gian là tiền.
 ĐM: ??? người ta đã biết sử dụng tiền từ thời kì này rồi á *damals có ani liên tưởng
tới tờ tiền ở hiện tại*
 TG: Hahaa đúng vậy. Tiền tệ của Ai Cập cổ chỉ là những mảnh kim loại nhỏ thôi
nhưng chúng chính là tổ tiền của tờ tiền mà thế giới của bạn đang sử dụng đấy!
 ĐM: Ở đây thường bán những gì vậy? Có bán bánh gấu không?
 TG: Câu nhìn xem, đây là lúa mì, đây là lúa mạch, kia là nho… Việc trồng trọt
chúng rất thuận lợi với người Ai Cập do họ được tạo hóa ban tặng một dòng
sôngNile đầy phù sa màu mỡ. Những loài cây này là tiền đề để họ phát triển công
nghiệp, như sản xuất bánh mì, nấu bia,….. Ở đây chỉ có bánh mì thôi chứ không có
bánh gấu đâu nhé!
*một đàn trâu bò lợn đi qua
 TG: Cẩn thận! Người Ai Cập cổ tin rằng mối quan hệ cân bằng giữa con người và
động vật là một yếu tố thiết yếu của trật tự vũ trụ nên họ luôn chú trọng chăn nuôi
và sử dụng gia súc, gia cầm đấy! Đó cũng là cơ sở phát triển ngành thuộc da
 ĐM: Ồ, thật bất ngờ! Ô nhìn kìa! Đây là gì vậy???
 TG: Đây là vũ khí mà người Ai Cập đã chế tạo ra được. Họ chú trọng khai thác
khoáng sản ( vàng, đồng, đá, chì, vv… ) … Nhờ tận dụng nguồn tài nguyên đồng
nên họ sớm chế tạo ra nhiều công cụ, vũ khí, qua đó xúc tiến phát triển nông
nghiệp, sớm bước ra cuộc sống săn bắn hái lượm nguyên thủy và tiến vào thời kì
phát triển xã hội văn minh. *chèn ảnh vũ khí* Không chỉ vậy, người Ai Cập còn rất
khéo tay đấy nhé. Họ còn biết làm đồ thủ công mỹ nghệ ( làm gốm, sứ nấu thủy
tinh, chế tác đá, đúc đồng, vv…) Cậu đã từng thử làm những thứ này chưa?
 ĐM: Ôí, mình chịu thôi. Chúng mình chẳng có nhiều cơ hội để làm , suốt ngày chỉ
học và học thôi. Vậy nên mình mới thảnh ra vụng về, động đâu hỏng đấy đấy. *ani
thằng bé rửa bát đập luôn bát*
 TG: Không sao đâu ! Học luôn luôn là ưu tiên số 1 ở tuổi các cậu mà. Mà cậu có
biết những chữ cái và con số cậu đang sử dụng được ra đời ntn không?
 ĐM: *lắc đầu*
 TG: Lại đây! *chỉ vào 1 cái Blatt/thùng hàng/giấy Papirut có chữ và số*
 ĐM: Những hình thù kì lạ kia là gì vậy?
*đoạn này cứ font trắng chèn ảnh cho nó chân thực nhe nhe*
 TG: Đó chính là chữ tượng hình và các chữ số của người Ai Cập cổ đại. Ban đầu,
chữ tượng hình rất giống với những sự vật mà họ muốn mô tả. Song, đối với những
khái niệm trừu tượng, người ta dùng phương pháp tượng trưng, tức là những dấu
hiệu vẽ ra không nên hiểu đơn thuần theo hình dạng bề ngoài của nó, mà phải lĩnh
hội được hàm nghĩa nó chứa đựng bên trong
Ví dụ khái niệm “công bằng” chỉ vẽ một chiếc lông cánh chim đà điểu (vì tất những
lông cánh của loài chim này đều dài bằng nhau). Tuy nhiên, 2 phương pháp này
chưa đủ để ghi mọi khái niệm của cuộc sống nên dần dần xuất hiện 24 chữ cái nữa
Về sau, vì chữ tượng hình quá khó nhớ nên người Ai Cập sáng tạo các loại chữ
biến tấu chữ thầy tu (Hieratic) rồi chữ bình dân (Demotic) đơn giản hơn

 ĐM: Ồ, không thể tin được những thứ mình đang sử dụng, tưởng như đơn giản mà
lại là cả một thành tựu của nhân loại.
 TG: Nhìn đây! Đây là các chữ số. Trông thật đơn sơ nhỉ. Ngoài ra, nguời AC cổ
đại còn tính được số pi bằng 3,16, biết cách tính diện tích hình tam giác, diện tích
hình cầu, hình chữ nhật, hình tháp đáy vuông và vận dụng mầm mống của lượng
giác học. Mấy thứ này cậu có thể tìm hiểu trong cuốn ‘’The Rhind Mathematical
Papyrus” chứ về tới đây chơi mà nói về toán thì đau đầu lắm =))))
 ĐM: Đúng rồi đúng rồi! Thôi chúng mình đi tiếp thôi. Điểm đến tiếp theo là ở đâu
nhỉ?
 TG: Đi theo mình
*đi đi đi đi*

You might also like