You are on page 1of 5

1

TRUYỆN NGỤ NGÔN VIỆT NAM


*. Triển khai (SV chuẩn bị)
Tìm hiểu về thể loại ngụ ngôn, nắm được các đơn vị kiến thức sau:
1. Định nghĩa, đặc trưng cơ bản của truyện ngụ ngôn.
2. Nội dung ý nghĩa: nội dung đấu tranh xã hội; bài học triết lý, ứng xử và kinh nghiệm sống.
- Đọc các truyện ngụ ngôn dân gian Việt Nam (khảo sát chương trình NVTH); tìm hiểu những bài học ngụ
ngôn của mỗi truyện đã đọc.
- Tập phân tích một truyện ngụ ngôn: Ếch ngồi đáy giếng; Đeo nhạc cho mèo; Chân, tay, tai, mắt, miệng.
3. Phân biệt truyện cười với truyện ngụ ngôn.
*. Nội dung chi tiết
I. Khái niệm, nguồn gốc
1. Khái niệm
 Truyện ngụ ngôn là truyện kể có tính chất thế sự, dùng cách ẩn dụ để thuyết minh cho một chủ đề
luân lý, triêt lý một quan niệm nhân sinh hay một nhận xét về thưc tế xã hội
2. Nguồn gốc
- Một bộ phận truyện ngụ ngôn bắt nguồn từ truyện loài vật. Trong quá trình sống gần gũi với tự nhiên và
chưa hoàn toàn tách mình ra khỏi tự nhiên, người cổ đaị đã từng quan sát, tìm hiểu các con vật (để dễ săn
bắt và tự vệ) . Cũng do sự phân biệt giữa con người và tự nhiên chưa rõ ràng nên người ta đã gán cho mọi
vật tính cách của con người. Truyện loài vật ra đời trên cơ sở đó. Khi con người có ý thức mượn truyện
loài vật để nói về con người thì truyện ngụ ngôn xuất hiện.
- Truyện ngụ ngôn có liên quan đến cách nói bằng hình tượng của nhân dân. Trong cách nói của mình,
nhân dân thường dùng những sự vật cụ thể, những so sánh, ví von để diễn đạt cái trừu tượng (chẳng hạn
cách nói ngu như bò, nhanh như cắt...). Khi lối nói tỉ dụ về sự vật,con vật cụ thể chuyển thành tỉ dụ có tính
chất thế sự thì truyện ngụ ngôn ra đời.
II. Nội dung
1. Truyện ngụ ngôn có nội dung đả kích giai cấp thống trị
Truyện ngụ ngôn được nhân dân dùng làm vũ khí đấu tranh chống giai cấp thống trị. Bộ phận
truyện này nêu lên được những nhận xét sâu sắc về tầng lớp thống trị trong xã hội cũ: đó là thói ngang
ngược của kẻ quyền thế (Khi chúa sơn lâm ngọa bệnh) tội cướp của hại người (Chèo bẻo và ác là) thói
đạo đức giả của chúng (Mèo ăn chay).
2. Truyện ngụ ngôn phê phán thói hư tật xấu của mọi người
Truyện ngụ ngôn cũng là tiếng nói giáo dục, phê bình nhắm vào các thói hư tật xấu của con người
như:
- Thói huênh hoang đi kèm với bệnh chủ quan (Ếch ngồi đáy giếng)
- Tính tham lam vô độ (Người nông dân và con lừa, Thả mồi bắt bóng)
- Thói đoán mò của người kém hiểu biết (Cà cuống với người tịt mũi)…
3. Triết lý dân gian trong truyện ngụ ngôn
2
- Truyện ngụ ngôn nêu lên những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn cuộc sống. Những kinh nghiệm tuy chưa
là ý niệm triết học đích thực nhưng là những bài học bổ ích.
+ Khuyên con người nên đứng đúng vị trí của mình (Qụa mặc lông công)
+ Sống cần có lập trường (Ðẽo cày giữa đường)
+ Tác hại của óc xa rời thực tế (Chị bán nồi đất )
+ Sức mạnh của sự đoàn kết (Chuyện bó đũa)…
- Có những kinh nghiệm sống của nhân dân đã được truyện ngụ ngôn khái quát lên thành những quan
niệm triết học. Ðó có thể là:
+ Quan niệm về tính tương đối của sự vật hiện tượng trong tự nhiên và xã hội (Mèo lại hoàn mèo)
+ Sự vận động và phát triển của thế giới theo qui luật khách quan v.v…
Chính vì vậy mà so với cổ tích và truyện cười thì truyện ngụ ngôn thiên về giáo dục hơn.
III. Đặc điểm nghệ thuật
1. Cốt truyện, kết cấu
- Truyện ngụ ngôn là câu chuyện kể có tính chất thế sự. Tuy nhiên cốt truyện của truyện ngụ ngôn khác
với cổ tích ở chỗ: Cuộc đời trong ngụ ngôn gần với hiện thực hơn trong khi cuộc đời trong cổ tích gắn với
lý tưởng và ước mơ.
- Kết cấu truyện ngụ ngôn thường ngắn, ít tình tiết thường mỗi truyện chỉ một tình tiết trong khi câu
chuyện cổ tích thường có đầu có đuôi. Nét đặc biệt trong kết cấu của truyện ngụ ngôn là phần truyện kể
nổi lên còn phần ý nghĩa lắng đọng lại mà người đọc tự rút ra.
2. Nhân vật
- Nhân vật trong ngụ ngôn rất đa dạng, có thể là bất cứ cái gì trong vũ trụ: từ con người, thần linh đến loài
vật, cây cỏ ...
- Nhân vật trong truyện ngụ ngôn được xây dựng qua sự đối lập giữa thông minh và ngu ngốc, tốt bụng và
xấu xa, bé nhỏ và to lớn (Voi và kiến). Tác giả dân gian cũng dùng biện pháp phủ định để khẳng định
trong xây dựng nhân vật ngụ ngôn (Ðẽo cày giữa đường)
3. Biện pháp ẩn dụ
- Truyện ngụ ngôn thường dùng những ẩn dụ thông qua ngôn ngữ  hàm súc.
- Tác giả dân gian còn miêu tả đặc điểm phổ biến của các con vật  để biểu trưng cho con người. Từng con
vật tiêu biểu cho từng loại người trong xã hội. Chẳng hạn: cáo xảo quyệt, mèo giả dối ...
IV. Áp dụng
1. So sánh: truyện cười – truyện ngụ ngôn
- Giống nhau:
+ Loại hình: truyện dân gian, phần lớn diễn đạt bằng xuôi.
+ Quy mô: nhỏ gọn.
+ Ý nghĩa nghệ thuật: Bài học về cuộc sống.
- Khác nhau:
Khía cạnh Truyện cười Truyện ngụ ngôn
Nội dung Chi tiết truyện rất đời thường. Cuộc đời chân thực nằm ẩn sau diễn biến
Gây cười nhờ mâu thuẫn, xung đột tạo cái Mượn hình ảnh, lời nói, cử chỉ, nhận vật
Phương tiện đáng cười; các chi tiết, nhân vật, kết thúc 3
bất ngờ. là đồ vật hoặc loài vật được nhân hóa để
ngụ ý về đời sống con người.
Giải trí; mỉa mai, phê phán, châm biếm, Giáo dục, khuyên răn, đem tới những bài
Mục đích phủ nhận … những thói hư tật xấu của đời học có ý nghĩa – hướng con người tới các
sống, con người trong xã hội cũ. giá trị chân – thiện – mỹ.
Nghệ thuật Tạo mâu thuẫn, xung đột; chuyển động Nhân hóa sống động.
nhanh; kết thúc bất ngờ.

2. Một số ngụ ngôn trong chương trình Ngữ văn THCS


2.1 Ếch ngồi đáy giếng
“Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé
nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch
cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.
Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài.
Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp. Nó nhâng nháo đưa cặp
mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp”.
a. Nội dung
- Ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang.
- Khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình; không chủ quan; không kiêu ngạo.
b. Nghệ thuật
- Ngắn gọn, chi tiết chuyển động nhanh
- Nhân vật: con vật; được nhân hóa mang ý nghĩ, hành động của kiểu người.
- Miêu tả đúng đặc điểm nhân vật, trùng khít với tính cách của kiểu người.
2.2 Chân, tay, tai, mắt, miệng
“Chuyện kể rằng, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai và lão Miệng từ xưa vẫn chung sống với
nhau thân thiết. Chẳng biết nghĩ thế nào mà một hôm, cô Mắt than thở với cậu Chân, cậu Tay rằng:
- Các anh ạ! Càng nghĩ tôi càng tức. Bác Tai với hai anh và tôi quần quật làm việc, mệt nhọc quanh năm.
Trong khi đó, lão Miệng lại chẳng làm gì cả. Từ nay, chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão ấy có sống
được không!
Cậu Chân, cậu Tay gật gù đồng tình:
- Cô Mắt nói chí phải! Chúng ta đi gặp lão Miệng, nói cho lão biết hãy tự lo thân. Nay đã đến lúc lão phải
tự đi kiếm thức ăn, xem lão có làm nổi không nào? Cả ba kéo nhau đến nhà lão Miệng.
Ngang qua nhà bác Tai, thấy bác ngồi im lặng như đang nghe ngóng, suy nghĩ điều gì, họ chạy vào nói:
- Bác Tai ơi, bác có đi cùng chúng cháu đến nhà lão Miệng không? Chúng cháu định nói cho lão biết là từ
nay mọi người sẽ không làm để nuôi lão nữa. Bác cháu mình vất vả nhiều rồi, tới lúc phải nghỉ ngơi thôi!
Bác Tai nghe xong gật đầu lia lịa:
- Phải đấy! Phải đấy! Bác sẽ đi cùng các cháu! Bốn người hăm hở đến nhà lão Miệng. Chẳng chào chẳng
hỏi gì cả, cậu Chân, cậu Tay nói thẳng:
4
- Chúng tôi hôm nay đến đây không phải để thăm hỏi, trò chuyện gì với ông đâu mà nói thẳng cho ông
biết: Từ nay, chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. Bấy lâu nay, chúng tôi cực khổ, vất vả vì ông nhiều
rồi! Chẳng hiểu đầu đuôi ra sao, lão Miệng ngạc nhiên lắm. Lão bảo:
- Ấy, có chuyện chi thì mọi người hãy vào nhà đã, làm gì mà nóng nảy thế?
Bốn người kia lắc đầu cả quyết:
- Không, không bàn bạc gì nữa! Từ nay trở đi, ông phải tự lo lấy mà sống. Còn chúng tôi có biết cái gì là
ngọt bùi ngon lành đâu, làm chi cho cực! Nói rồi, họ kéo nhau về và hả hê nghĩ rằng phen này thì lão
Miệng cứ là chết đói!
Một ngày, hai ngày trôi qua, Chân, Tay, Tai, Mắt chẳng làm gì cả. Nhưng lạ thay, họ không thấy
vui tươi, nhàn nhã mà lại thấy mệt mỏi, rã rời. Cậu Chân, cậu Tay chẳng cất nổi mình để chạy nhảy, nô
đùa như trước nữa. Cô Mắt thì suốt ngày lờ đờ, hai mí nặng trĩu. Bác Tai mọi ngày nghe gì cũng rõ, nay
lúc nào cũng cảm thấy như có cái cối xay lúa quay ù ù ở bên trong. Họ cứ sống trong tình trạng như thế
cho tới ngày thứ bảy thì không thể chịu đựng được nữa, đành họp nhau lại để bàn. Bác Tai cố cất tiếng:
- Chúng ta suy nghĩ và hành động sai lầm rồi các cháu ạ! Chúng ta không làm để kiếm thức ăn nuôi lão
Miệng thì chúng ta cũng tê liệt cả. Lão Miệng tuy không làm nhưng lão có công việc là nhai. Như thế cũng
là làm việc chứ không phải ăn không ngồi rồi. Từ trước đến nay, chúng ta sống gắn bó thân thiết với
nhau, nay tự dưng lại gây nên chuyện. Lão Miệng có cái ăn thì chúng ta mới khoẻ khoắn lên được. Theo ý
bác, chúng ta nên đến nói lại với lão Miệng, các cháu có đi không?
Cậu Chân, cậu Tay, cô Mắt cố gượng dậy theo bác Tai đến nhà lão Miệng. Khốn khổ cho lão, lão
cũng sống dở chết dở. Môi thì nhợt nhạt, hai hàm khô cứng, không buồn nhếch mép. Bốn người kia thành
thật xin lỗi lão về sự hiểu lầm vừa qua. Thế rồi bác Tai, cô Mắt vực lão Miệng dậy. Còn cậu Chân, cậu
Tay vội vã đi kiếm thức ăn. Lão Miệng ăn xong, dần dần tỉnh lại. Lạ thay! Bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu
Tay cũng thấy đỡ mệt và tinh thần sảng khoái hẳn ra. Họ nhận thấy là mình đã nghĩ sai cho lão Miệng. Từ
đấy, năm người lại chung sống thuận hoà, thân thiết như xưa”.
a. Nội dung
1. Lập luận của cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai xuất phát từ những biểu hiện bề ngoài: Mắt phải nhìn,
Tay phải làm, Chân phải đi, Tai phải nghe… Tất cả dường như đều phải phục vụ cho Miệng, và theo họ –
Miệng chỉ việc hưởng thụ, chẳng phải làm gì.
2. Truyện mượn các bộ phận của cơ thể người để nói chuyện con người. Có thể ví cơ thể người như một tổ
chức, một cộng đồng,… mà Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là những cá nhân trong tổ chức cộng đồng đó. Từ
mối quan hệ này, truyện phê phán và khuyên nhủ con người:
- Phê phán kiểu người nhìn nhận phiến diện, sống ích kỷ (chỉ lo mình sẽ thiệt thòi)
- Mỗi cá nhân không thể tồn tại nếu tách khỏi mối quan hệ mật thiết với cộng đồng. Mỗi cộng đồng đều có
tổ chức, mối quan hệ liên đới chặt chẽ, tự quy định chức năng thích hợp.
- Sống trong cộng đồng, cần có tinh thần “mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người.
b. Nghệ thuật
- Logic khoa học (sinh học)
- Nhân hóa sinh động.
5
- Miêu tả đúng đặc điểm nhân vật, trùng khít với đặc điểm kiểu người trong đời sống (kiểu người nhìn
nhận phiến diện, ích kỷ).

You might also like