You are on page 1of 18

II.

MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP - Phân tích được đặc điểm của tùy bút, tản văn ở cấu trúc, bố
cục, từ ngữ, cái tôi trữ tình.... Từ đó rút ra được chủ đề, thông điệp của văn bản. - Nhận biết
được sự phong phú, đa dạng của ngôn ngữ các vùng miền... trong việc thể hiện nội dung văn
bản. - Trích dẫn được nhiều chi tiết để minh họa cho các thông tin và suy luận trong văn bản.
- Xác định được chủ đề trung tâm và phân tích được sự phát triển của chủ đề đó qua các phần
của văn bản. - Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện ngụ ngôn như đề tài, tình
huống, cốt truyện... - Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của tục ngữ như số lượng
câu chữ, vần, ý nghĩa biểu hiện. - Nhận diện, phân tích được tác dụng của thành ngữ, dấu
gạch ngang, biện pháp tu từ so sánh, nói quá trong văn bản; từ đó sử dụng đúng và hiệu quả. -
Xác định được chủ đề/bài học trung tâm của truyện ngụ ngôn/tục ngữ và phân tích cách tác
giả phát triển chủ đề/bài học đó trong văn bản. - Nhận biết và phân tích được tính cách nhân
vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại, qua ý nghĩa và mối tương tác của các nhân vật
khác, qua lời người kể chuyện trong các truyện ngụ ngôn.
1 - Phân tích được cấu trúc ngôn từ của các câu tục ngữ. Từ đó rút ra được tác dụng của cấu
trúc đó trong việc thể hiện hình thức/nội dung của các câu tục ngữ. - Nhận diện và phân tích
được các đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống. - Xác định mục đích viết,
quan điểm của tác giả trong văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội, chỉ ra được sự khác biệt
trong quan điểm của tác giả với những người khác trong cùng văn bản hoặc với văn bản khác
cùng chủ đề. - Nhận biết, phân tích tác dụng và sử dụng được các biện pháp và từ ngữ liên kết
phù hợp trong văn bản nghị luận. - Nhận biết, giải nghĩa và sử dụng được các thuật ngữ trong
văn bản nghị luận. - Phân tích được hình thức và cấu trúc độc đáo của văn bản. Đồng thời
đánh giá được vai trò của hình thức, cấu trúc trong việc thể hiện chủ đề/nội dung/ý nghĩa của
văn bản. Lưu ý: Các yêu cầu trên có thể thực hiện dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi
tự luận

C. ĐỀ MINH HỌA I. PHẦN ĐỌC HIỂU NGỮ LIỆU 1 (22 điểm) Đọc ngữ liệu
“Đeo chuông cho Hổ” và thực hiện các câu hỏi từ câu 1 đến câu 10:
Đeo chuông cho Hổ
Khu rừng nọ đang yên bình thì bỗng xuất hiện một con Hổ. Chẳng bao lâu sau, anh Thỏ và
em Hươu đều đột nhiên biến mất. Mọi người biết chắc chắn đó là do Hổ gây ra. Cái khó ló
cái khôn, các con vật quyết định họp nhau lại để tìm cách đối phó với Hổ. Khỉ con nói: “Cháu
sẽ đeo một cái chuông vào cổ hổ, nghe thấy tiếng chuông mọi người hãy nhanh chân trốn đi,
được không ạ?”. Mọi người đều nhất trí với ý kiến của Khỉ con. Bác Trâu làm chuông còn chị
Dê làm dây buộc. Cái chuông trông thật là đẹp mắt. Ngày hôm sau, Khỉ con đi đến nhà Hổ
với cái chuông trên cổ. Khỉ rung chuông gây sự chú ý cho Hổ. Hổ nghe thấy tiếng chuông
liền chạy ra xem. Nhìn thấy Khỉ con đeo một chiếc chuông rất đẹp, Hổ nói: “Đưa cái chuông
đây cho tao, nếu không tao sẽ ăn thịt mày”. Khỉ con tỏ vẻ sợ hãi, vứt cái chuông xuống đất
rồi bỏ chạy. Hổ nhặt chuông lên đeo vào cổ, chỉ cần hổ động một cái là chuông kêu leng keng
leng keng. 2 Hổ thích lắm, đi đâu nó cũng đeo chuông. Các con vật nghe thấy tiếng chuông từ
xa liền chạy trốn thật nhanh. Thời gian cứ thế trôi, rất lâu rồi Hổ không kiếm được con mồi
nào. Hổ đói quá, chỉ còn cách bỏ đi nơi khác tìm thức ăn. Thế là các con vật lại được sống vui
vẻ trong khu rừng của mình. (1001 Câu chuyện phát triển chỉ số IQ - NXB Mĩ thuật, 2010)
Câu 1. (1 điểm) Phương án nào nêu đúng nhất đặc điểm thể loại của văn bản “Đeo chuông
cho Hổ”?
A. Ngắn gọn, hàm súc
B. Mang tính chất hài hước, lãng mạn
C. Mang tính chất thần kỳ
D. Ngắn gọn, nhịp nhàng, có vần điệu
Câu 2. (1 điểm) Phương án nào nêu đúng nhất ý nghĩa của câu tục ngữ in đậm trong câu văn
dưới đây? “Cái khó ló cái khôn, các con vật quyết định họp nhau lại để tìm cách đối phó với
Hổ.”
A. Khó khăn khiến mọi người sợ hãi.
B. Khó khăn khiến mọi người động não nghĩ ra giải pháp.
C. Khó khăn khiến mọi người tìm cách chạy trốn.
D. Khó khăn khiến mọi người lo lắng không biết làm gì.
Câu 3. (1 điểm) Phương án nào nêu đúng nhất tình huống trong câu chuyện trên?
A. Khỉ con vui vẻ rong chơi trong khu rừng bất chấp nỗi sợ hổ.
B. Khỉ con đến gặp Hổ để đeo chuông cho hổ.
C. Trong khu rừng bỗng xuất hiện con Hổ chuyên đi ăn thịt những con thú nhỏ.
D. Hổ bắt được và ăn thịt Khỉ con.
Câu 4. (1 điểm) Phương án nào nêu đúng nhất ý nghĩa của câu chuyện trên?
A. Phê phán sự xấu xa của hổ.
B. Ca ngợi sự nhanh trí, dũng cảm của Khỉ con; sự đoàn kết của các loài vật.
C. Chê cười sự nhút nhát của Khỉ con và các loài vật trong khu rừng.
D. Chê cười sự ngu ngốc của Hổ.
Câu 5. (1 điểm) Phương án nào xác định đúng nhất về ngôi kể và tác dụng của ngôi kể trong
văn bản trên?
A. Ngôi thứ nhất, người kể chuyện dễ dàng bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của mình.
B. Ngôi thứ ba, người kể chuyện có ưu thế bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của mình.
C. Ngôi thứ nhất, người kể chuyện có thể kể tất cả các sự việc một cách khách quan.
D. Ngôi thứ ba, người kể chuyện “giấu mình”, có thể kể tất cả các sự việc một cách khách
quan.
Câu 6. (1 điểm) Phương án nào nêu đúng nhất ý nghĩa của chi tiết “Hổ nhặt chuông lên đeo
vào cổ” ?
A. Thể hiện sự hiếu kì, tò mò của Hổ.
B. Thể hiện sự dũng cảm của Khỉ con.
C. Thể hiện sức mạnh của tình đoàn kết giữa các loài vật.
D. Thể hiện sự ngốc nghếch, dễ bị lừa của Hổ. 3
Câu 7. (4 điểm) Nhân vật Khỉ con có đặc điểm, tính cách như thế nào? Hãy trích dẫn và phân
tích hai bằng chứng trong câu chuyện để minh họa cho câu trả lời. Thực hiện các yêu cầu này
bằng một đoạn văn.
Câu 8. (4 điểm) Trong câu chuyện, nhân vật Hổ có đặc điểm, tính cách như thế nào? Hãy
trích dẫn và phân tích hai bằng chứng trong câu chuyện để minh họa cho câu trả lời? Thực
hiện các yêu cầu trên bằng một đoạn văn.
Câu 9. (4 điểm) Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ nổi bật trong trong
văn bản “Đeo chuông cho Hổ”. Thực hiện các yêu cầu trên bằng một đoạn văn.
Câu 10. (4 điểm) Câu chuyện trên đã gửi gắm bài học gì? Trích dẫn và phân tích 2 bằng
chứng để làm rõ bài học đó. Thực hiện các yêu cầu này bằng một đoạn văn.

I. PHẦN I (18 điểm)

Đọc truyện ngắn “Người ăn xin” và thực hiện các câu hỏi từ 1 đến 10:

NGƯỜI ĂN XIN

Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi.
Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại... Chao
ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào! Ông già
chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp.

Tôi lục tìm hết túi nọ túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn
tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì.
Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy. Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm
chặt lấy bàn tay run rẩy kia:

- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay
ông cũng siết lấy tay tôi:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. - Ông lão nói bằng giọng khàn đặc.

Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.

(Theo Tuốc-ghê-nhép - Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2007, tr 22)

Câu 1. (1 điểm) Đoạn văn: “Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia
thành xấu xí biết nhường nào!” thể hiện tình cảm gì của cậu bé?

A. Tình yêu thương, sự xót xa trước hoàn cảnh nghèo khổ của ông lão.

B. Sự coi thường, chê bai, xa lánh vì ông vừa xấu xí, vừa bẩn thỉu.

C. Sự thương hại trước sự nghèo khổ của ông lão .

D. Tình cảm quý trọng, tự hào, biết ơn, cảm phục.

Câu 2. (1 điểm) Phương án nào nêu đúng nhất những điều cậu bé nhận được từ ông lão ăn xin
trong câu văn “Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông
lão.”?

A. Cậu nhận từ ông lão lời cảm ơn chân thành vì đã cố tìm cái gì đó để cho ông.

B. Cậu nhận từ ông nụ cười và cái siết tay thật chặt .

C. Cậu nhận từ ông nụ cười và cái siết tay thật chặt thể hiện tình cảm yêu thương, sự
đồng cảm, trân trọng, sẻ chia chân thành.

D. Cậu nhận từ ông những giọt nước mắt đau khổ.

Câu 3. (1 điểm) Cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói: "Như vậy là cháu đã
cho lão rồi". Con hiểu cậu bé đã “cho” ông lão những gì?

A. Thời gian và những lời trò chuyện


B. Nụ cười và cái nắm tay thật chặt.

C. Tình yêu thương, sự cảm thông, chia sẻ, đồng cảm, tôn trọng bằng tất cả tấm lòng
của mình.

D. Niềm vui, lời hứa hẹn khi nào gặp lại sẽ cho ông lão.

Câu 4. (1 điểm) Qua văn bản, con thấy cậu bé có những phẩm chất nào đáng quý?

A. Yêu truyền thống quý báu của dân tộc.

B. Trung thực, thật thà, giàu tình thương yêu, biết đồng cảm, sẻ chia với mọi người,
nhất là người khó khăn hơn mình.

C. Yêu những người thân trong gia đình và những người xung quanh.

D. Trung thực, thật thà, biết giúp đỡ người khác khó khăn hơn mình.

Câu 5. (1 điểm) Hành động ứng xử của ông lão và cậu bé với nhau có thể được coi là một
trải nghiệm để: (Chọn đáp án đúng nhất)

A. Nhận diện người ăn xin.

B. Cách biểu lộ lòng cảm thông.

C. Cách giao tiếp để làm vừa lòng người khác.

D. Cách cho và nhận trong cuộc sống.

Câu 6. (1 điểm) Các câu văn: “ Tôi lục tìm hết túi nọ túi kia, không có tiền, không có đồng
hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì.” sử dụng biện pháp
tu từ gì?

A. So sánh

B. Nói quá

C. Điệp ngữ

D. Nhân hóa

Câu 7 (4 điểm). Ý nghĩa văn bản trên là gì? Nêu bằng chứng để làm rõ và thực hiện yêu cầu
này bằng một đoạn văn.
Câu 8. (4 điểm) Qua văn bản, con rút ra được bài học nào cho bản thân? Trích dẫn ít nhất 1
bằng chứng và lí giải để minh họa cho bài học đó. Thực hiện các yêu cầu này bằng một đoạn
văn.

Câu 9. (4 điểm) Nhân vật cậu bé có tính cách như thế nào? Hãy trích dẫn hai bằng chứng và
phân tích để làm minh họa cho câu trả lời. Thực hiện các yêu cầu này bằng một đoạn văn.

II. PHẦN II (22 điểm)

Đọc văn bản “Thời gian là vàng” và thực hiện các thực hiện các câu hỏi từ 11 đến 19:

THỜI GIAN LÀ VÀNG

Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua
được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.

Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời
chạy chữa thì sống, để chậm là chết.

Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ,
đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.

Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.

Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực,
bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.

Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã
hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.

(Theo Phương Liên - Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam,2007, tr 36-37)

Câu 10. (1 điểm) Cách mở đầu văn bản trên có hiệu quả gì với người đọc?

A. Thể hiện chân lý về giá trị của thời gian bằng câu ngạn ngữ.

B. Gây ấn tượng ban đầu với người đọc về giá trị thời gian.
C. So sánh vô hình (thời gian) với hữu hình (vàng).

D. Khẳng định vàng thì mua được còn thời gian thì không.

Câu 11. (1 điểm) Nhận định nào không đúng khi nhận xét về văn bản “Thời gian là vàng”?

A. Bài viết thể hiện rõ tình cảm của người viết.

B. Người viết thể hiện rõ ý kiến đối với vấn đề cần bàn luận.

C. Trình bày những ý kiến xác đáng, lí lẽ ngắn gọn, bằng chứng cụ thể.

D. Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

Câu 12. (1 điểm) Phương án nào đúng nhất khi nói về phép liên kết qua từ in đậm trong câu
văn sau?

“Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không
mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.”

A. Phép thế, thể hiện quan hệ đối lập giữa hai câu văn

B. Phép lặp, có tác dụng liên kết và duy trì chủ đề

C. Phép nối, có tác dụng liên kết, thể hiện mối quan hệ đối lập giữa hai câu văn

D. Phép liên tưởng, có tác dụng liên kết giữa các câu văn

Câu 13. (1 điểm) Nội dung chính trong văn bản trên là gì?

A. Khẳng định giá trị của vàng đối với con người.

B. Khẳng định giá trị của thời gian đối với con người.

C. Phải biết tận dụng thời gian trong công việc.

D. Ý nghĩa của thời gian trong kinh doanh, sản xuất.


Câu 14. (1 điểm) Ý nào đúng nhất khi nói về “giá trị của thời gian là sự sống” từ văn bản
trên?

A. Biết nắm thời cơ, mất thời cơ là thất bại.

B. Sự sống con người là vô giá, phải biết trân trọng.

C. Kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.

D. Phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.

Câu 15. (1 điểm) Phương án nào đúng nhất khi nói về phép tu từ nổi bật được sử dụng trong
văn bản trên?

A. So sánh để làm nổi bật thời gian quý như vàng

B. Điệp ngữ nhấn mạnh giá trị của thời gian

C. Nhân hóa làm hình ảnh thời gian trở nên sinh động

D. Nói quá tô đậm giá trị của thời gian

Câu 16. (4 điểm) Theo con, tại sao tác giả lại cho rằng “Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì
mua được còn thời gian thì không mua được”? Thực hiện yêu cầu này bằng một đoạn văn.

Câu 17. (4 điểm) Từ văn bản trên, em đã rút ra được bài học gì cho bản thân mình? Trích dẫn
ít nhất một bằng chứng để lí giải vì sao em rút ra bài học đó. Thực hiện các yêu cầu này trong
một đoạn văn.

Câu 18. (4 điểm) Tóm tắt văn bản trên bằng một đoạn văn.

Câu 19. (4 điểm) Trong văn bản, tác giả đưa ra nhận định : “Bỏ phí thời gian thì có hại và về
sau hối tiếc cũng không kịp.” Em có đồng ý với nhận định này không? Vì sao? Thực hiện
yêu cầu này bằng một đoạn văn.

------------------HẾT-------------------
I. PHẦN I (18 điểm)

Đọc truyện ngắn “Người ăn xin” và thực hiện các câu hỏi từ 1 đến 10:

NGƯỜI ĂN XIN

Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi.
Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại... Chao
ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào! Ông già
chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp.

Tôi lục tìm hết túi nọ túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn
tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì.

Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy. Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm
chặt lấy bàn tay run rẩy kia:

- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay
ông cũng siết lấy tay tôi:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. - Ông lão nói bằng giọng khàn đặc.

Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.

(Theo Tuốc-ghê-nhép - Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2007, tr 22)

Câu 1. (1 điểm) Đoạn văn: “Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia
thành xấu xí biết nhường nào!” thể hiện tình cảm gì của cậu bé?

A. Tình yêu thương, sự xót xa trước hoàn cảnh nghèo khổ của ông lão.

B. Sự coi thường, chê bai, xa lánh vì ông vừa xấu xí, vừa bẩn thỉu.

C. Sự thương hại trước sự nghèo khổ của ông lão .

D. Tình cảm quý trọng, tự hào, biết ơn, cảm phục.

Câu 2. (1 điểm) Phương án nào nêu đúng nhất những điều cậu bé nhận được từ ông lão ăn
xin trong câu văn “Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của
ông lão.”?
A. Cậu nhận từ ông lão lời cảm ơn chân thành vì đã cố tìm cái gì đó để cho ông.

B. Cậu nhận từ ông nụ cười và cái siết tay thật chặt .

C. Cậu nhận từ ông nụ cười và cái siết tay thật chặt thể hiện tình cảm yêu thương, sự
đồng cảm, trân trọng, sẻ chia chân thành.

D. Cậu nhận từ ông những giọt nước mắt đau khổ.

Câu 3. (1 điểm) Cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói: "Như vậy là cháu đã
cho lão rồi". Con hiểu cậu bé đã “cho” ông lão những gì?

A. Thời gian và những lời trò chuyện

B. Nụ cười và cái nắm tay thật chặt.

C. Tình yêu thương, sự cảm thông, chia sẻ, đồng cảm, tôn trọng bằng tất cả tấm lòng
của mình.

D. Niềm vui, lời hứa hẹn khi nào gặp lại sẽ cho ông lão.

Câu 4. (1 điểm) Qua văn bản, con thấy cậu bé có những phẩm chất nào đáng quý?

A. Yêu truyền thống quý báu của dân tộc.

B. Trung thực, thật thà, giàu tình thương yêu, biết đồng cảm, sẻ chia với mọi người,
nhất là người khó khăn hơn mình.

C. Yêu những người thân trong gia đình và những người xung quanh.

D. Trung thực, thật thà, biết giúp đỡ người khác khó khăn hơn mình.

Câu 5. (1 điểm) Hành động ứng xử của ông lão và cậu bé với nhau có thể được coi là một
trải nghiệm để: (Chọn đáp án đúng nhất)

A. Nhận diện người ăn xin.

B. Cách biểu lộ lòng cảm thông.

C. Cách giao tiếp để làm vừa lòng người khác.

D. Cách cho và nhận trong cuộc sống.


Câu 6. (1 điểm) Các câu văn: “ Tôi lục tìm hết túi nọ túi kia, không có tiền, không có đồng
hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì.” sử dụng biện pháp
tu từ gì?

A. So sánh

B. Nói quá

C. Điệp ngữ

D. Nhân hóa

Câu 7 (4 điểm). Ý nghĩa văn bản trên là gì? Nêu bằng chứng để làm rõ và thực hiện yêu cầu
này bằng một đoạn văn.

Câu 8. (4 điểm) Qua văn bản, con rút ra được bài học nào cho bản thân? Trích dẫn ít nhất 1
bằng chứng và lí giải để minh họa cho bài học đó. Thực hiện các yêu cầu này bằng một đoạn
văn.

Câu 9. (4 điểm) Nhân vật cậu bé có tính cách như thế nào? Hãy trích dẫn hai bằng chứng và
phân tích để làm minh họa cho câu trả lời. Thực hiện các yêu cầu này bằng một đoạn văn.

II. PHẦN II (22 điểm)

Đọc văn bản “Thời gian là vàng” và thực hiện các thực hiện các câu hỏi từ 11 đến 19:

THỜI GIAN LÀ VÀNG

Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua
được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.

Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời
chạy chữa thì sống, để chậm là chết.

Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ,
đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.

Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.
Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực,
bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.

Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã
hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.

(Theo Phương Liên - Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam,2007, tr 36-37)

Câu 10. (1 điểm) Cách mở đầu văn bản trên có hiệu quả gì với người đọc?

A. Thể hiện chân lý về giá trị của thời gian bằng câu ngạn ngữ.

B. Gây ấn tượng ban đầu với người đọc về giá trị thời gian.

C. So sánh vô hình (thời gian) với hữu hình (vàng).

D. Khẳng định vàng thì mua được còn thời gian thì không.

Câu 11. (1 điểm) Nhận định nào không đúng khi nhận xét về văn bản “Thời gian là vàng”?

A. Bài viết thể hiện rõ tình cảm của người viết.

B. Người viết thể hiện rõ ý kiến đối với vấn đề cần bàn luận.

C. Trình bày những ý kiến xác đáng, lí lẽ ngắn gọn, bằng chứng cụ thể.

D. Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

Câu 12. (1 điểm) Phương án nào đúng nhất khi nói về phép liên kết qua từ in đậm trong câu
văn sau?

“Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không
mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.”

A. Phép thế, thể hiện quan hệ đối lập giữa hai câu văn

B. Phép lặp, có tác dụng liên kết và duy trì chủ đề


C. Phép nối, có tác dụng liên kết, thể hiện mối quan hệ đối lập giữa hai câu văn

D. Phép liên tưởng, có tác dụng liên kết giữa các câu văn

Câu 13. (1 điểm) Nội dung chính trong văn bản trên là gì?

A. Khẳng định giá trị của vàng đối với con người.

B. Khẳng định giá trị của thời gian đối với con người.

C. Phải biết tận dụng thời gian trong công việc.

D. Ý nghĩa của thời gian trong kinh doanh, sản xuất.

Câu 14. (1 điểm) Ý nào đúng nhất khi nói về “giá trị của thời gian là sự sống” từ văn bản
trên?

A. Biết nắm thời cơ, mất thời cơ là thất bại.

B. Sự sống con người là vô giá, phải biết trân trọng.

C. Kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.

D. Phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.

Câu 15. (1 điểm) Phương án nào đúng nhất khi nói về phép tu từ nổi bật được sử dụng trong
văn bản trên?

A. So sánh để làm nổi bật thời gian quý như vàng

B. Điệp ngữ nhấn mạnh giá trị của thời gian

C. Nhân hóa làm hình ảnh thời gian trở nên sinh động

D. Nói quá tô đậm giá trị của thời gian

Câu 16. (4 điểm) Theo con, tại sao tác giả lại cho rằng “Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì
mua được còn thời gian thì không mua được”? Thực hiện yêu cầu này bằng một đoạn văn.
Câu 17. (4 điểm) Từ văn bản trên, em đã rút ra được bài học gì cho bản thân mình? Trích
dẫn ít nhất một bằng chứng để lý giải vì sao em rút ra bài học đó. Thực hiện các yêu cầu này
trong một đoạn văn.

Câu 18. (4 điểm) Tóm tắt văn bản trên bằng một đoạn văn.

Câu 19. (4 điểm) Trong văn bản, tác giả đưa ra nhận định : “Bỏ phí thời gian thì có hại và về
sau hối tiếc cũng không kịp.” Em có đồng ý với nhận định này không? Vì sao? Thực hiện
yêu cầu này bằng một đoạn văn.

------------------HẾT-------------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo


Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức
Năm học 2023 - 2024
Môn: Ngữ Văn 7
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:


Một tối mất điện, ngọn nến được đem ra đặt ở giữa phòng. Người ta châm lửa cho
ngọn nến và nến lung linh cháy sáng. Nến hân hoan nhận ra rằng ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã
đem lại ánh sáng cho cả căn phòng. Mọi người đều trầm trồ: “Ồ, nến sáng quá, thật may, nếu
không chúng ta sẽ chẳng nhìn thấy gì mất.”. Nghe thấy vậy, nến vui sướng dùng hết sức mình
đẩy lui bóng tối xung quanh.

Thế nhưng, những dòng sáp nóng đã bắt đầu chảy ra lăn dài theo thân nến. Nến thấy
mình càng lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ còn một nửa, nến giật mình: “Chết mất, ta mà cứ
cháy mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy?”. Nghĩ
rồi, nến nương theo một cơn gió thoảng để tắt phụt đi. Một sợi khói mỏng manh bay lên rồi
nến im lìm.

Mọi người trong phòng nhớn nhác bảo nhau: “Nến tắt mất rồi, tối quá, làm sao bây
giờ?”. Ngọn nến mỉm cười tự mãn và hãnh diện vì tầm quan trọng của mình. Nhưng bỗng
một người đề nghị: “Nến dễ bị gió thổi tắt lắm, để tôi đi tìm đèn dầu”. Mò mẫm trong bóng
tối ít phút, người ta tìm được một chiếc đèn dầu. Đèn dầu được thắp lên còn ngọn nến cháy
dở thì bị bỏ vào ngăn kéo tủ.
Ngọn nến buồn thiu. Thế là từ nay nó sẽ bị nằm trong ngăn kéo, khó có dịp cháy sáng nữa.
Nến chợt hiểu rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người, dù chỉ có thể cháy với
ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó sẽ tan chảy đi.
Bởi vì nó là ngọn nến.
I. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
A. Tự sự
B. Biểu cảm
C. Thuyết minh
D. Miêu tả
Câu 2. Vì sao khi được đốt sáng, ngọn nến rất vui sướng?
A. Vì khi đốt sáng, ngọn nến trở nên lung linh rất đẹp
B. Vì ngọn nến thấy ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã đem ánh sáng cho cả nhà, nó thấy mình có
ích
C. Vì nó nhận ra mình có sức mạnh đẩy lùi, chiến thắng được cả bóng tối
Câu 3. Vì sao ngọn nến lại nương theo gió để tắt đi không chiếu sáng nữa?
A. Vì khi cháy bị nóng quá, nến đau không chịu đựng được
B. Vì gió to, nến khó lòng chống chọi lại được
C. Vì nến sợ mình sẽ cháy hết, sẽ chịu thiệt thòi
Câu 4. Ngọn nến có kết cục như thế nào?
A. Bị bỏ trong ngăn kéo, nằm buồn thiu, khó có dịp cháy sáng nữa
B. Được cắm trên một chiếc bánh sinh nhật
C. Được để trong hộp đồ khâu của bà dùng để chuốt cho săn chỉ
Câu 5. Ngọn nến hiểu ra điều gì?
A. Ánh sáng của nến không thể so được với ánh sáng của đèn dầu
B. Là ngọn nến thì chỉ có thể được dùng khi mất điện
C. Hạnh phúc là được cháy sáng, sống có ích cho mọi người, dù sau đó có thể sẽ tan chảy đi
Câu 6. Đoạn văn đã sử dụng biện pháp nhân hóa qua từ ngữ nào?
“Một tối mất điện, ngọn nến được đem ra đặt giữa phòng. Người ta châm lửa cho ngọn nến
và nến lung linh cháy sáng. Nến hân hoan nhận ra rằng ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã mang lại
ánh sáng cho cả căn phòng.”
A. đem ra đặt giữa phòng
B. lung linh cháy sáng
C. nến hân hoan nhận ra
D. mang lại ánh sáng
Câu 7. Thông điệp được gửi gắm qua văn bản trên là gì?
Câu 8. Thông qua văn bản trên, em hãy viết một bài văn ngắn bàn về câu nói: Hạnh phúc lớn
nhất của chúng ta là được sống và tỏa sáng.
Phần 2: Viết (4 điểm)
Em hãy viết một bài văn nghị luận về ý kiến: Tri thức là sức mạnh.

You might also like