You are on page 1of 4

CHIẾC LƯỢC NGÀ

Câu 1: Trình bày những đặc điểm về tác giả Nguyễn Quang Sáng.
- Nguyễn Quang Sáng
- Quê: An Gian

Câu 2: Nêu hoàn cảnh sáng tác truyện “ Chiếc lược ngà”
Câu 3: Một trong những thành công của truyện “ Chiếc lược ngà” là sáng tạo được
một tình huống truyện độc đáo. Em hãy chỉ rõ tình huống đó và nêu tác dụng.
Câu 4: Giải thích ý nghĩa nhan đề “ Chiếc lược ngà”
Câu 5: Người kể chuyện trong tác phẩm “ Chiếc lược ngà” là ai? Vì sao tác giả lại
chọn vai kể đó cho tác phẩm?
Câu 6: Trong truyện “ Chiếc lược ngà”, hình ảnh vết thẹo và chiếc lược ngà có ý
nghĩa gì?
Câu 7:
Cho đoạn trích:
“ Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén nó.
Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra, cơm văng tung
tóe cả mâm. Giận quá và không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông nó và
hét lên:
- Sao mày cứng đầu quá vậy hả?
Tôi tưởng con bé sẽ lăn ra khóc, sẽ giẫy, sẽ đạp đổ cả mâm cơm, hoặc sẽ
chạy vụt đi. Nhưng không, nó ngồi im, cúi đầu gằm xuống. Nghĩ thế nào nó cầm
đũa, gắp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm.
Xuống bến, nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng,
khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông. Nó sang nhà ngoại, mét với ngoại và khóc
ở bên ấy”.
1. Đoạn truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể? Kể về ai?
2. Tìm các từ ngữ địa phương trong đoạn trích.
3. Xét theo đặc điểm hình thức, câu văn “ Sao mày cứng đầu quá vậy hả?” thuộc
kiểu câu gì? Có chức năng gì? Vì sao?
4. Viết đoạn văn 15 câu về nhân vật bé Thu từ khi gặp ông Sáu đến khi sang nhà
bà ngoại; trong đoạn văn có sử dụng khởi ngữ và thành phần phụ chú.
Câu 8
Cho đoạn trích sau:
Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại:
- Thì má cứ kêu đi.
Mẹ nó đâm nổi giận, quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:
- Vô ăn cơm!
Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi "Ba vô ăn cơm". Con bé cứ
đứng trong bếp nói vọng ra:
- Cơm chín rồi!
Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo:
- Con kêu rồi mà người ta không nghe.
(Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng)
1. Đoạn truyện được kể ở ngôi thứ mấy? Ai là người kể? Hãy tìm ra những từ ngữ
địa phương được sử dụng trong đoạn trích.
2. "Con bé" trong đoạn trích trên đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao
lại như vậy?
3. Theo dõi truyện "Chiếc lược ngà", ta thấy, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã đặt
hai nhân vật ông Sáu và bé Thu vào những tình huống cụ thể để từ đó bộc lộ
chủ đề của truyện. Em hãy cho biết đó là những tình huống nào và nêu ý nghĩa
của các tình huống đó.
4. Nhận xét về bé Thu trong đoạn trích, có người cho rằng bé Thu thật ương
ngạch. Nhưng lại có ý kiến cho rằng trước khi nhận ông Sáu là cha, bé Thu đã
tỏ ra thật ương ngạch nhưng hành động đáng ghét ấy lại là biểu hiện tuyệt vời
của tình cảm người con dành cho cha.
Em có đồng ý với ý kiến đó không? Hãy thể hiện ý kiến của mình bằng một đoạn
văn tổng phân hợp 12 câu, trong đoạn văn có sử dụng một khởi ngữ (gạch chân và
chú thích rõ).
Câu 9:
Cho đoạn trích sau:
(...) Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc:
- Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!
Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và
hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa.
(...) Con bé lại ôm chầm ba nó một lần nữa và mếu máo:
- Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba! - Nó nói trong tiếng nấc, vừa
nói vừa từ từ tuột xuống (...)
(Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng)
1. Đoạn truyện được kể ở ngôi thứ mấy? Ai là người kể? Xác định dấu hiệu nghệ
thuật được sử dụng trong câu văn in đậm của đoạn trích.
2. Bé Thu trong cuộc chia tay đã dặn ba mua cho mình một cây lược. Nguyễn
Quang Sáng cũng chọn "Chiếc lược ngà" cho nhan đề truyện ngắn của mình.
Theo em, "chiếc lược ngà" có vai trò gì trong việc thể hiện chủ đề của tác
phẩm?
3. Bé Thu không nhận ông Sáu là ba vì vết thẹo nhưng khi nhận ra ba rồi thì con
bé "hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa". Em
có suy nghĩ gì về ý nghĩa chi tiết vết thẹo được tác giả đưa vào câu chuyện?
4. Phân tích diễn biến tâm lý của nhân vật bé Thu khi đã nhận ra ba bằng một
đoạn văn tổng - phân - hợp 12 câu, trong đoạn văn có sử dụng một khởi ngữ
(gạch chân và chú thích rõ).
Câu 10: Cho đoạn trích sau:
"Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề
ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài,
cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ
nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: "Yêu nhớ tặng Thu con của ba".
Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần
nào tâm trạng của anh."
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt
Nam, 2015)
1. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào, do ai sáng tác?
2. Ghi lại lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên?
3. Câu văn "Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây
lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng
thưa." sử dụng biện pháp tu từ nào? Theo em, biện pháp ấy có tác dụng gì?
Câu 11: Cho đoạn trích trong tác phẩm "Chiếc lược ngà"- Nguyễn Quang Sáng:
"Sáng hôm sau, bà con bên nội, bên ngoại đến rất đông. Cả con bé cũng theo
ngoại nó về. Anh Sáu phải lo tiếp khách, anh như không chú ý đến con nữa. Còn
chị Sáu thì lo chuẩn bị đồ đạc cho chồng, chị lo xếp từng chiếc áo, gói ghém đồ
đạc vụn vặt vào cái túi nhỏ, chị cứ lúi húi bên cái ba lô. Con bé như bị bỏ rơi, lúc
đứng vào góc nhà, lúc đứng tựa cửa và cứ nhìn mọi người đang vây quanh ba nó.
Vẻ mặt của nó có cái gì hơi khác, nó không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa,
vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu, cái vẻ buồn trên gương mặt ngây thơ của con bé trông
rất dễ thương. Với đôi mi dài uốn cong, và như không bao giờ chớp, đôi mắt nó
như to hơn, cái nhìn của nó không ngơ ngác, không lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ
ngợi sâu xa"
(Trích SGK Ngữ văn 9, tập 1)
1. Đoạn trích trên thuộc tình huống nào của truyện? Nêu ý nghĩa của tình huống
ấy.
2. Bằng hiểu biết về tác phẩm, hãy cho biết ẩn sau "vẻ nghĩ ngợi sâu xa" của bé
Thu là tâm trạng gì? Vì sao Thu có tâm trạng ấy?
3. Câu văn "Vẻ mặt của nó có cái gì hơi khác, nó không bướng bỉnh hay nhăn mày
cau có nữa, vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu, cái vẻ buồn trên gương mặt ngây thơ của
con bé trông rất dễ thương." thuộc kiểu câu gì xét về cấu tạo?
4. Từ hiểu biết của em về tác phẩm, cùng những hiểu biết xã hội của mình, hãy viết
đoạn văn khoảng 12 câu nêu suy nghĩ của em về cách ứng xử khi mắc lỗi của giới
trẻ hiện nay.

You might also like