You are on page 1of 5

Trạng từ có thể được phân làm nhiều loại tùy vào vị trí và ý nghĩa cúa nó trong câu.

Một số dạng sau đây:

1. Trạng từ chỉ cách thức: Diễn tả một hành động như thế nào. (Ví dụ: như nhanh, chậm, siêng, lười...). Câu ví dụ:
Anh ta chạy rất nhanh. (trạng từ là từ được bôi đậm trong câu)
2. Trạng từ chỉ thời gian. (Ví dụ: sáng, trưa, chiều, tối, ngày mai, đang, lập tức...). Câu ví dụ: Ngày mai, anh ta đi
chơi.
3. Trạng từ chỉ tần suất (Phó từ năng diễn): Diễn mức độ của một hành động. (Ví dụ: thường thường, thường xuyên,
có khi, ít khi...). Câu ví dụ: Cô ta thường xuyên về thăm mẹ.
4. Trạng từ chỉ nơi chốn: Diễn tả hành động hiện đang xảy ra ở đâu. (Ví dụ: ở đây, ở kia, ở khắp mọi nơi, chỗ khác...).
Câu ví dụ: Tôi đang đứng ở đây.
5. Trạng từ chỉ mức độ: Diễn tả mức độ của một tính chất hoặc một đặc tính. (Ví dụ: giỏi, kém, dở...). Câu ví dụ: Cô ta
bơi giỏi.
6. Trạng từ chỉ số lượng: Diễn tả số lượng. (một, hai lần...). Câu ví dụ: Nhà vô địch đã chiến thắng hai lần.
7. Trạng từ nghi vấn: là những trạng từ thường đứng ở đầu câu hỏi. (Ví dụ: khi nào, như thế nào, ở đâu, tại sao). Câu
ví dụ: Tại sao anh lại đến đây.
8. Trạng từ liên hệ: là những trạng từ giúp liến kết hai chủ để hoặc hai câu lại với nhau. Chúng còn thể là từ diễn tả: lý
do, thời gian, nơi chốn. Câu ví dụ: Căn phòng này là nơitôi sinh ra.[2]

KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
NĂM HỌC 2014 – 2015
Thời gian: 60 phút
Họ và tên học sinh: ………………………………………………….. Lớp: ………
Điểm Lời phê của cô giáo Ý kiến của phụ huynh
 
 
A. Trắc nghiệm (5 điểm)
I. Đọc hiểu
CHIẾC KÉN BƯỚM
Có một anh chàng tìm thấy một cái kén bướm. Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ. Anh ta ngồi hàng giờ
nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu. Rồi anh ta thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình
như chú bướm không thể cố được nữa. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ. Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ
cho to thêm. Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn
nhúm. Còn chàng thanh niên thì ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi
cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú. Nhưng chẳng có gì thay đổi cả! Thật sự là chú bướm phải bò loanh
quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng. Nó sẽ không bao giờ bay được
nữa. Có một điều mà người thanh niên không hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra
khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay ngay khi
thoát ra ngoài.
Đôi khi đấu tranh là điều cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức
mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu bạn thấy mình
đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn.
Theo Nông Lương Hoài
II. Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau:
1. Chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi chiếc lỗ nhỏ xíu để làm gì?
a. Để khỏi bị ngạt thở.
b. Để nhìn thấy ánh sáng vì trong kén tối và chật chội.
c. Để trở thành con bướm thật sự trưởng thành.
2. Vì sao chú bướm nhỏ chưa thoát ra khỏi chiếc kén được?
a. Vì chú chưa phát triển đủ để thoát ra khỏi chiếc kén.
b. Vì chú yếu quá.
c. Vì không có ai giúp chú.
3. Chú bướm nhỏ đã thoát ra khỏi chiếc kén bằng cách nào?
a. Chú đã cố hết sức để làm rách cái kén.
b. Có ai đó đã làm lỗ rách to thêm nên chú thoát ra dễ dàng.
c. Chú đã cắn nát chiếc kén để thoát ra.
4. Từ in đậm trong câu: “Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm.” là:
a. Hai từ đơn          b. Một từ ghép            c. Một từ láy
5. Dấu phảy trong câu sau có tác dụng gì?
“Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và
chẳng bao giờ ta có thể bay được.”
a. Ngăn cách các vế trong câu ghép.
b. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
c. Ngăn cách các bộ phận cùng giữ chức vụ trong câu.
B. Phần tự luận: (5 điểm)
1. Chính tả: (2 điểm)
a. Điền vào chỗ chấm l hay n
…lên …non mới biết non cao
…lội sông mới biết sông …nào cạn sâu
b. Tìm 2 từ láy bắt đầu bằng l: …lung linh , lồng lộng…………………………………………………………………
và 2 từ láy bắt đầu bằng s: …say sưa, se sẽ, sung sướng……………………………………………….
2. Tập làm văn: (3 điểm)
Đề bài: Tả một người thân trong gia đình em.

Đáp án đề thi cuối năm lớp 5 môn Tiếng Việt


Phần I: Trắc nghiệm (5 điểm)
Câu 1 2 3 4 5

Đáp án c a b a a
Điểm 1 đ       1 đ 1 đ 1 đ 1 đ
Phần II: Tự luận (5 điểm)
1.Chính tả: (2 điểm)
a. (1 điểm) Điền đúng mỗi âm được 0,2 điểm
Lên non mới biết non cao
Lội sông mới biết sông nào cạn sâu
b. (1 điểm) Tìm được mỗi từ láy được 0,25 điểm
 Từ láy bắt đầu bằng âm l: lấp lánh, long lanh. (hoặc từ khác từ này nhưng miễn sao đúng từ láy bắt đầu bằng âm l)
 Từ láy bắt đầu bằng âm s: se sẽ, sung sướng. (hoặc từ khác từ này nhưng miễn sao đúng từ láy bắt đầu bằng âm s)
2. Tập làm văn: 3 điểm
 Đảm bảo các yêu cầu sau được 3 điểm:
 Giới thiệu được người mình định tả.
 Tả đặc điểm về ngoại hình, hoạt động của người đó.
 Nêu cảm nghĩ của mình đối với người đó hoặc suy nghĩ của em về người đó.
 Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
 Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ.
 Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5.
Đề thi học kì 1 lớp 5 môn tiếng Việt - Đề 1
Câu 1: (4 điểm): Cho đoạn văn sau:
"Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và
lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng một
con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp
đó, rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. Mấy con gà rừng trên núi
cùng thức dậy gáy te te."
Tìm các từ láy có trong đoạn văn trên và xếp chúng theo các loại: láy tiếng, láy âm, láy cả âm và vần.
Câu 2: (4 điểm): Hãy tìm nghĩa của từ "đánh" trong các cụm từ sau:
đánh đàn, đánh tiếng, đánh giày, đánh cờ, đánh cá, đánh chén.
Câu 3: (4 điểm): xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
a, Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên.
b, Khi mẹ về, cơm nước đã xong xuôi.
c, Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà ngồi trông nồi bánh, chuyện trò đến sáng.
d, Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù.
Câu 4: (4 điểm): Đặt dấu phẩy vào những chỗ cần thiết trong các câu sau:
Mùa xuân cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Chào mào, sáo sậu, sáo đen... đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi
nhau ,trêu ghẹo nhau ,trò chuyện ríu rít... Hết mùa hoa ,chim chóc cũng vãn.
Câu 5: (9 điểm): Trong bài "Khúc hát ru em bé lớn trên lưng mẹ" nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có viết:
"Em cu tai ngủ trên lưng mẹ ơi!
Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời ..."
Em hiểu thế nào là "Những em bé lớn trên lưng mẹ"? Những cảm xúc của em khi đọc đoạn thơ trên?
>> Tham khảo đề thi mới nhất: Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 trường Tiểu học Tập Ngãi A, Trà Vinh năm học
2017 - 2018 
Đáp án đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5
Câu 1:
 Láy tiếng: te te
 Láy âm: phành phạch, rải rác, râm ran.
 Láy âm và vần: lành lạnh, lanh lảnh.
Câu 2:
 đánh đàn: Dùng tay tác động vào đạo cụ và phát ra âm thanh.
 đánh tiếng: Phát ra tiếng để cho người khác biết là có người.
 đánh giày: chà sát lên bề mặt của đồ vật làm cho bề mặt của đồ vật sạch và đẹp ra.
 đánh cờ: chơi có được thua trong một cuộc chơi thường có dùng đến tay.
 đánh cá: dùng chài lưới hoặc các công cụ khác để bắt cá hoặc các loại thủy sản khác như tôm, cua ...
 đánh chén: ăn uống.
Câu 3:
a, Dưới ánh trăng, dòng sông / sáng rực lên.
            TN                CN              VN
b, Khi mẹ về, cơm nước / đã xong xuôi.
        TN            CN                 VN
c, Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà / ngồi trông nồi bánh, chuyện trò đến sáng.
        TN              TN                  CN                 VN                       VN
d, Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, làng bản / chìm trong biển mây mù.
          TN        CN          CN            CN                    VN
Câu 4:
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Chào mào, sáo sậu, sáo đen ... đàn đàn, lũ lũ bay đi, bay về.
Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít ... Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn.
Câu 5:
 "Những em bé lớn trên lưng mẹ" là những em bé được lớn lên trên lưng của người mẹ, trải qua bao nhiêu vất vả
của người mẹ. (1 điểm)
 Học sinh làm rõ được sự vất vả của người mẹ, lời văn có cảm xúc, trình bày mạch lạc, dùng từ chính xác, phù hợp
với nội dung của đoạn thơ cho điểm (6 - 7 điểm)
 Bài trình bày sạch đẹp. (1 điểm)
Lưu ý:
 Không đúng thể loại không cho điểm.
 Các lỗi khác căn cứ vào tình hình thực tế bài làm của học sinh để trừ điểm cho phù hợp.
Gợi ý cho phần cảm thụ:
Người mẹ vất vả khi phải nuôi con nhỏ, sự vất vả đó được nhân lên khi người mẹ yêu nước này tham gia phục
vụ bộ đội kháng chiến. Hai câu đầu là sự vỗ về, là lời ru của người mẹ để đứa con ngủ ngoan để mẹ giã gạo nuôi
bộ đội. Người mẹ làm việc hăng say và đứa con ngủ theo nhịp chày của người mẹ. Mồ hôi của người mẹ chảy
đầm đìa trên vai áo đã hòa vào người con như hòa những nỗi gian nan vất vả từ người mẹ. Nhưng người con
vẫn ngủ ngon lành trên lưng người mẹ như cảm thông, như chia sẻ, như chịu đựng sự vất vả lớn lao đó cùng với
người mẹ.
Qua đó ta thấy người mẹ có tấm lòng thương con, yêu nước vô bờ, sẵn sàng phục vụ bộ đội, phục vụ kháng
chiến dù vất vả khó khăn. Đó là tấm lòng của người mẹ Việt Nam trong mọi thời đạ
Đề kiểm tra chất lượng cuối học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5
I . PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng: (3 điểm)
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Viêt: (7
̣ điểm) (35 phút) Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
CHIM HỌA MI HÓT 
Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà
hót.
Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước
suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong
bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.
Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ
say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày.
Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà
hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn
chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi.
(Theo  Ngọc Giao)
Câu 1: (1 điểm) Con chim họa mi từ đâu bay đến?
A. Từ phương Bắc.             B. Từ phương Nam.
C. Từ trên rừng.                  D. Không rõ từ phương nào.
Câu 2: (0,5 điểm) Những buổi chiều, tiếng hót của chim họa mi như thế nào?
A. Trong trẻo, réo rắt.           B. Êm đềm, rộn rã.
C. Lảnh lót, ngân nga.          D. Buồn bã, nỉ non.
Câu 3: (0,5 điểm) Chú chim họa mi được tác giả ví như ai?
A. Nhạc sĩ tài ba.                   B. Nhạc sĩ giang hồ.
C. Ca sĩ tài ba.                       D. Ca sĩ giang hồ.
Câu 4: (0,5 điểm) Hãy miêu tả lại cách ngủ của chim họa mi?
từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày.
………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
Câu 5: (0,5 điểm) Vì sao buổi sáng con chim họa mi lại kéo dài cổ ra mà hót?
A. Vì nó muốn khoe khoang giọng hót của mình.
B. Vì nó muốn đánh thức muôn loài thức dậy.
C. Vì nó muốn luyện cho giọng hay hơn.
D. Vì nó muốn các bạn xa gần lắng nghe. 
Câu 6: (1 điểm) Nội dung chính của bài văn trên là gì?
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
Câu 7: (0,5 điểm) Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ  tĩnh mịch?
A. im lặng                       B. thanh vắng
C. âm thầm                     D. lạnh lẽo
Câu 8: (1 điểm) Dòng nào dưới đây có các từ in đậm là từ nhiều nghĩa?
A. Nó không biết tự phương nào bay đến/Cậu ấy đánh bay mấy bát cơm.
B. Nó từ từ nhắm hai mắt/Quả na đã mở mắt.
C. Con họa mi ấy lại hót /Bạn Lan đang hót rác ở góc lớp.
D. Nó xù lông rũ hết những giọt sương/Chú mèo nằm ủ rũ ở góc bếp.
Câu 9: (0,5 điểm) Hai câu: “Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài
cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe.”  được liên kết với nhau bằng cách nào?
A. Liên kết bằng cách lặp từ ngữ.
B. Liên kết bằng cách thay thế từ ngữ.
C. Liên kết bằng từ ngữ nối.
Câu 10: (1 điểm) Gạch chân dưới  bộ phận vị ngữ  trong câu văn  sau:
Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm.
TRƯỜNG TIỂU HỌC TẬP NGÃI A
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2017-2018
Môn: Tiếng Việt – lớp 5
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian chép đề)
A. Phần đọc
I. Đọc và trả lời câu hỏi: (5 điểm)
Học sinh đọc thầm bài “Người gác rừng tí hon” sách TV5 Tập I trang 124, khoanh tròn vào ý trước câu trả lời
đúng nhất.
Câu 1: Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ đã phát hiện được điều gì? M1
A. Một đám người lạ mặt.
B. Phát hiện những dấu chân người lớn trên đất, và hơn chục cây to bị chặt
C. Một đoàn khách tham quan.
Câu 2: Khi nhìn thấy hai gã trộm gỗ, bạn nhỏ đã làm gì? M1
A. Tri hô cho mọi người biết.
B. Lén chạy theo đường tắt về gọi điện báo tin cho các chú công an.
C. Tiếp tục quan sát xem bọn trộm làm gì.
Câu 3: Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt bọn trộm gỗ? M1
A. Vì bạn nhỏ làm giúp ba công việc gác rừng.
B. Vì bạn nhỏ yêu rừng, cho rằng việc bảo vệ rừng là trách nhiệm của người công dân.
C. Cả hai ý trên đều đúng.
Câu 4: Em học tập ở bạn nhỏ điều gì? M2
A. Phải thông minh khi đối phó với bọn xấu.
B. Phải dũng cảm không sợ nguy hiểm, khó khăn.
C. Cả hai ý trên đều đúng.
Câu 5: Dãy từ nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa với từ dũng cảm trong câu (Cháu quả là người gác rừng
dũng cảm) M2
A. Thành thật, trung thực, mạnh bạo.
B. Chăm chỉ, nhu nhược, dám nghĩ dám làm
C. Bạo dạn, gan dạ, mạnh bạo.
Câu 6: Dòng nào dưới đây có cặp từ đồng nghĩa? M2
A. thông minh – nhanh trí.
B. chăm chỉ - nết na.
C. thất bại – thất vọng.
Câu 7: Hãy kể 3 động từ trong bài:............................................................................................................. M1
Câu 8: Kể lại một việc làm cho thấy bạn nhỏ thông minh M2
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
................................................
Câu 9: Trong câu sau đây từ nào là động từ: “Lừa khi hai gã mãi cột các khúc gỗ, em lén chạy.” M3
.................................................................................................................................................
Câu 10: Tìm 2 từ trái nghĩa với từ “thông minh” M4
..............................................ngu ngoc, chậm hiểu...................................................................................................
II. Đọc thành tiếng (5 đ)
Hs bốc thăm chọn một trong 3 bài sau:
- Những con sếu bằng giấy (SGK TV 5 Tập I trang 36)
- Chuyện một khu vườn nhỏ (SGK TV 5 Tập I trang 102)
- Chuỗi ngọc lam (SGK TV 5 Tập I trang 1)
B. Phần viết
I. Chính tả (nghe - viết): (5 điểm)
1. Bài viết: “Mùa thảo quả” sách TV lớp 5/1 - trang 113. Viết tựa bài và đoạn:
“Sự sống … đến … từ dưới đáy rừng”. (4 điểm) M3
............................................................................................................................ …
............................................................................................................................ …
............................................................................................................................ …
............................................................................................................................ …
............................................................................................................................ …
............................................................................................................................ …
Bài tập: (1 điểm) M3
Điền tiếng có chứa uô hoặc ua thích hợp với mỗi chỗ chấm trong thành ngữ dưới đây:
- ............... người như một.               - Ngang như …………
- Chậm như …………..                     - Cày sâu …………. bẫm
II. Tập làm văn: (4 điểm) M2
Đề bài:
Em hãy tả một người mà em thường gặp (thầy giáo, cô giáo, người hàng xóm, …).
Đáp án và hướng dẫn chấm đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5
I. Đọc và trả lời câu hỏi: (4 điểm)
Khoanh vào trước câu trả lời đúng đạt 0,5 điểm
Câu 1 2 3 4 5 6
Ô đúng B B C C C A

Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5


Câu 7: Hãy kể 3 động từ trong bài: cột, chạy, còng,........................
Câu 8: Kể lại một việc làm cho thấy bạn nhỏ thông minh: HS trả lời đúng một trong các ý sau:
- Thắc mắc khi thấy dấu chân lạ.
- Lần theo dấu chân để phát hiện ra bọn trộm gỗ.
- Biết gọi điện báo công an.
Câu 9: Trong câu sau đây từ nào là động từ: “Lừa khi hai gã mãi cột các khúc gỗ, em lén chạy.”
Câu 10: tìm 2 từ trái nghĩa với từ “thông minh”: chậm hiểu, ngu ngốc
Mỗi câu trả lời đúng đạt 0.5 điểm
II. Đọc thành tiếng (5 đ)
Đọc đúng tiếng, từ, rõ ràng: 1 đ
Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu, cụm từ… : 1đ
Đọc diễn cảm: 1 đ
Đọc đúng cường độ, tốc đọc: 1 đ
Trả lời được câu hỏi: 1 đ
B. Phần viết
I. Chính tả (nghe- viết): (5 điểm)
1. Bài viết: “Mùa thảo quả” sách TV lớp 5/1 - trang 113. Viết tựa bài và đoạn:
“ Sự sống … đến … từ dưới đáy rừng”. (4 điểm)
- Sai 4 lỗi chính tả trừ 1 điểm.
- Những lỗi giống nhau chỉ trừ 1 lần.
2.Bài tập: (1 điểm) Học sinh điền đúng tiếng đạt 0,25 điểm
(Muôn; rùa; cua; cuốc…)
II. Tập làm văn: (5 điểm)
Đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm:
– Viết được bài văn tả người đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ 15 câu
trở lên.
– Viết đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
– Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 –
1,5 – 1 – 0,5.
Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn bị trừ 1 điểm toàn
bài.
Ngoài ra, các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 5 các môn Toán,
Tiếng Việt, Tiếng Anh theo thông tư 22 qua chuyên mục đề thi học kì 1 và bộ đề thi học kì 1 lớp 5 mới nhất. Những
đề thi này được VnDoc.com sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học
sinh lớp 5 những đề ôn thi học kì 1 chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn
luyện.
Tham khảo thêm

You might also like