You are on page 1of 10

Tất tần tật về tân ngữ trong tiếng anh – Tổng hợp

17/10/2017
Shares (2)
Comments ()
Thuần thục “tần tần tật” 4 dạng câu hỏi trong tiếng Anh chỉ bằng 1 click!
Chắc hẳn bạn đã quá quen thuộc với thuật ngữ “Tân ngữ”. Tuy nhiên, không phải tất cả các bạn đều hiểu rõ tất cả về “Tân
ngữ”, như “Tân ngữ” là gì? Nó có những cách sử ụng nào? Và vai trò của nó là gì? Trong bài này, Language Link sẽ giúp bạn
tìm hiểu tất cả các vấn đề về “Tân ngữ” mà bạn cần biết một cách ngắn ngọn, dễ hiểu và đầy đủ, hãy cùng tìm hiểu nhé!

1.Tân ngữ là gì?


Tân ngữ (Object) trong tiếng anh là từ hoặc cụm từ đứng sau động từ chỉ hành động (action verb) để chỉ đối tượng bị tác
động bởi chủ ngữ.

2. Phân loại
Có 2 loại tân ngữ là tân ngữ trực tiếp (direct object) và tân ngữ gián tiếp (indirect object)

Có không ít cách để phân biệt hai loại tân ngữ này, dưới đây là một trong những tip nhỏ hiệu quả sẽ giúp bạn dễ dàng thực
hành mà không mất quá nhiều thời gian.

Đây là điều bắt buộc bởi vì Tân ngữ không thể chỉ đứng một mình trong câu được.

Còn nếu trong câu có 2 tân ngữ, bạn dựa vào bí quyết dưới đây để phân loại chúng nhé.

 Trong câu có hai tân ngữ và giữa hai tân ngữ KHÔNG có giới từ. Tân ngữ nào đứng trước là Tân ngữ gián tiếp, tân
ngữ nào đứng sau là Tân ngữ trực tiếp.

Ví dụ: He bought me a phone.


Trong ví dụ trên, ‘me’ và ‘a phone đều là tân ngữ, vì giữa chúng không có giới từ nào nên tân ngữ đứng trước (nghĩa là ‘me’)
sẽ là tân ngữ gián tiếp, ‘a phone’ sẽ là tân ngữ trực tiếp.

 Trong câu có hai tân ngữ, và giữa hai tân ngữ CÓ giới từ. Tân ngữ đi sau giới từ là tân ngữ gián tiếp, tân ngữ đứng
trước là Tân ngữ trực tiếp

Ví dụ: He bought a phone for me.

Vì “me” đứng sau giới từ “for”, nên “me” là tân ngữ gián tiếp; còn “a phone” là tân ngữ đứng trước nên nó là tân ngữ trực
tiếp.

3. Các hình thức tân ngữ trong tiếng Anh (Forms of Object)
 Danh từ (Noun)

Danh từ có thể làm tân ngữ gián tiếp hoặc trực tiếp trong câu

Lưu ý: Bao gồm cả các tính từ dùng như danh từ tập hợp (Adjective used as Noun): the rich (người giàu), the poor (người
nghèo), the old (người già),…

 Đại từ nhân xưng (Personal pronoun)

Đây là các đại từ nhân xưng nhưng chúng không được làm chủ ngữ mà chỉ được làm tân ngữ
hay bổ ngữ.

Đại từ chủ ngữ Đại từ tân ngữ

I Me

You You

He Him

She Her

It It

They Them

 Động từ (Verb)

Động từ nguyên thể làm tân ngữ (to + verb)

Trong bảng là các động từ mà sau nó đòi hỏi tân ngữ là một động từ nguyên thể khác.
agree desire hope plan
strive
attempt expect intend prepare
tend
claim fail learn pretend
want
decide forget need refuse
wish
demand hesitate offer seem

Mẹ của Anna đã hứa sẽ mua cho cô ấy một chiếc đầm nếu cô ấy đạt điểm cao, thế nên Anna “lên kế hoạch để đạt điểm cao”
(Anna plans to get a good mark) vào kỳ thi sắp tới của cô ấy.

Động từ Verb-ing dùng làm tân ngữ (Gerund)

Trong bảng dưới đây là những động từ đòi hỏi tân ngữ theo sau nó phải là một 
V-ing (Danh động từ)

admit enjoy suggest

appreciate finish consider

avoid miss mind

can’t help postpone recall

delay practice risk

deny quit repeat

resist resume resent

4. Tại sao tân ngữ quan trọng?


Tân ngữ quan trọng bởi vì có rất nhiều động từ trong tiếng anh cần tân ngữ để bổ nghĩa cho chúng.

Một số động từ không cần có tân ngữ. Chúng được gọi là các nội động từ (intransitive verbs). Ví dụ như: run, sleep, cry, wait,
die, fall

Một số động từ khác cần có tân ngữ trực tiếp hoặc cả tân ngữ trực tiếp và gián tiếp. Những động từ này được gọi là ngoại động
từ (transitive verbs). Ví dụ như: eat (sth.), break (sth.), cut (sth.), make (sth.), send (s.o) (sth.), give (s.o) (sth.)

Mặc dù “tân ngữ” đã quá quen thuộc nhưng còn nhiều điều bạn chưa biết hết đúng không nào! Hy vọng rằng qua bài viết trên,
các bạn có thể hiểu thêm nhiều về “tân ngữ” và học tập thật hiệu quả nhé!
tiếng Anh hay
Những thành ngữ tiếng Anh thú vị về thời tiết
Chuyên mục: Bài viết tiếng Anh hay | 19/07/2017

Sử dụng thành ngữ tiếng Anh trong giao tiếp sẽ làm câu nói của bạn gần gũi, tự nhiên hơn rất
nhiều. Thời tiết là chủ đề hay được đề cập nhiều hàng ngày nên việc sử dụng thành ngữ về
chủ đề này là rất tốt. Sau đây, mời bạn tìm hiểu những thành ngữ tiếng Anh thú vị về thời tiết
của English4u.
=> Thành ngữ tiếng Anh về hiện tại và tương lai
=> Cách học tiếng Anh qua phim cho người mới bắt đầu hiệu quả
=> 15 thành ngữ tiếng Anh về tình yêu

Những thành ngữ tiếng Anh thú vị về thời tiết


1. As right as rain: cảm thấy rất khỏe khoắn
Ví dụ:
Don’t worry! She will be as right as rain tommorrow.
Đừng lo, ngày mai cô ấy sẽ thấy khỏe khắn tươi tắn ngay thôi.
2. Be a breeze: rất dễ dàng
Ví dụ:
Making this cake is a breeze.
Làm cái bánh này dễ ẹc à.
3. Be snowed under: ngập trong công việc
Ví dụ:
Oh, I’m snowed under at work now. I have no time go shopping with you.
Ôi, tớ đang ngập đầu trong công việc đây. Tớ không có thời gian đi mua sắm với cậu đâu.
4. Break the ice: phá vỡ sự ngại ngần, im lặng trong giao tiếp
Ví dụ:
He smiled and gave me a cup of coffee to break the ice. He’s really friendly.
Anh ấy mỉm cười và đưa tôi một cốc cà phê để làm quen. Anh ấy thật sự rất thân thiện.
5. Calm before the storm: sự yên lặng
Ví dụ:
Oh, enjoy the calm before the storm. Tomorrow the kids will come back and you will be mad
with them.
Ôi, hãy tận hưởng sự bình yên đi trước cơn bão đi. Ngày mai lũ trẻ sẽ về và cậu sẽ phát cáu
với chúng đó.
6. Chase rainbows: theo đuổi ảo mộng, viển vông
Ví dụ:
They told me that I’m chasing rainbows, but I don’t care, I believe myself.
Họ nói tôi đang theo đuổi điều viển vông, nhưng tôi không quan tâm, tôi tin vào chính mình.
7. Come rain or shine: cho dù chuyện gì xảy ra
Ví dụ:
I’ll be there with you come rain or shine, don’t worry.
Tớ sẽ luôn ở đây với cậu cho dù điều gì xảy ra, đừng lo.
8. Every cloud has a silver lining: trong cái rủi có cái may
Ví dụ:
I was laid off from work yesterday, but every cloud has a silver lining and now I can spend
more time writing my book.
Tớ vừa bị sa thải ngày hôm qua, nhưng mà trong cái rủi có cái may và giờ tớ có thể dành
nhiều thời gian hơn để viết sách.
9. Fair-weather friend: bạn cơ hội (người bạn chỉ xuất hiện khi bạn ở điều kiện thuận lợi, còn
khó khăn thì không thấy đâu)
Ví dụ:
Fair-weather friend is not much helpful when you get trouble.
Một người bạn cơ hội không giúp đỡ được gì nhiều khi bạn gặp khó khăn.
10. Get wind of: nghe lỏm được, nghe phong phanh được
Ví dụ:
They got wind of the cutting staffs plan, so they are looking for new jobs.
Họ nghe phong phanh kế hoạch cắt giảm nhân sự, nên họ đang tìm kiếm công việc mới.
11. Have your head in the clouds: để đầu óc ở trên mây, không thực tế
Ví dụ:
She always has her head in the clouds. She has done nothing successful until now.
Đầu óc cô ấy luôn ở trên mây. Cô ấy chưa làm được điều gì thành công.
12. It never rains but it pours: họa vô đơn chí
Ví dụ:
He lost his job and lost love. It never rains but it pours.
Anh ấy mất việc và thất tình. Đúng là họa vô đơn chí.
13. It’s raining cats and dogs: mưa rất to
Ví dụ:
It’s raining cats and dogs. You should not go out now.
Trời đang mưa như trút ấy. Cậu không nên đi ra ngoài bây giờ.
14. On cloud nine: rất sung sướng
Ví dụ:
She’ve just get a big scholarship, so she is now on cloud nine.
Cô ấy vừa mới đạt được một suất học bổng lớn nên cô ấy đang rất sung sướng.
15. Put on ice: trì hoãn một việc gì đó
Ví dụ:
The project has been put on ice until our boss decides what to do next.
Dự án đã bị trì hoãn cho tới khi ông chủ quyết định làm gì tiếp theo.
16. Ray of hope: tia hi vọng
Ví dụ:
Don’t worry too much, there is a ray of hope after all.
Đừng quá lo lắng, cuối cùng thì vẫn còn chút hi vọng.
17. Save for a rainy day: dành dụm phòng khi túng thiếu
Ví dụ:
Don’t spend your entire wage in one night. You should save for a rainy day.
Đừng có tiêu hết tiền lương trong một đêm. Cậu nên tiết kiệm phòng khi túng thiếu.
18. Steal someone thunder: đánh cắp công lao của ai đó, giành hết sự chú ý của mọi người cho
người nào đó
Ví dụ:
A: Aren’t you inviting Amanda to the wedding?
B: No way. She always tries to steal my thunder.
A: Sao cậu không mới Amanda tới dự lễ cưới?
B: Không đời nào. Cô ấy luôn cố gắng chiếm hết sự chú ý của mọi người với tôi.
19. Storm in a teacup: việc bé xé ra to
Ví dụ:
Don’t spend too much time on that argument. It’s just a storm in a teacup.
Đừng có mất nhiều thời gian vào cuộc tranh luận đó, chỉ là việc bé xé ra to mà thôi.
20. Storm is brewing: sắp có chuyện rồi
Ví dụ:
That a storm is brewing. You did broke your mom favorite vase.
Sắp có chuyện rồi. Con đã làm vỡ cái lọ hoa yêu thích nhất của mẹ rồi.
21. Take a rain check: quyết định nhưng chưa làm được ngay
Ví dụ:
I love that dress, but could I can’t buy it now. Could I take a rain check on that?
Tôi thích chiếc váy đó lắm, nhưng tôi không thể mua nó bây giờ. Tôi có thể mua sau được
không?
22. Throw caution to the wind: liều lĩnh, không quan tâm tới lời cảnh báo.
Ví dụ:
Don’t throw caution to the wind. You know you will lose your job if you do that.
Đừng có liều lĩnh thế, cậu biết cậu sẽ mất việc nếu làm thế mà.
23. Under the weather: mệt mỏi
Ví dụ:
She is under the weather, so she will not come to the party.
Cô ấy đang mệt, nên cô ấy sẽ không tới bữa tiệc đâu.
Hy vọng những thành ngữ trên sẽ giúp tiếng Anh của bạn tiến bộ hơn. Bạn có thể xem các bài
viết tiếng Anh haycủa English4u để học tiếng Anh tốt nhất nhé. Chúc bạn học tập đạt kết quả
cao!

 In bài này

Cách đọc năm trong tiếng Anh


Thứ Hai, 06/06/2011, 12:02 CH | Lượt xem: 31108
Năm 1906 đọc như thế nào? “Nineteen six” hay là “nineteen oh six”?
Hôm nay một sinh viên hỏi tôi cách đọc năm 1906. Đọc là “nineteen six” hay “nineteen oh six”? Cậu ta biết trong
tiếng Anh chúng ta thường đọc năm (4 số) theo cặp gồm 2 chữ số một. Theo cậu ta thì “nineteen six” có vẻ
không ổn. Có lẽ do khi học tiếng Anh, cậu ấy được dạy rằng 2:03 đọc là “two oh three”, chứ không phải “two
three”. Do đó khi đọc đến năm, cậu ta mới đặt câu hỏi như vậy.

Tất nhiên tôi trả lời cách đọc thứ hai là chính xác. Bạn cần phải thêm âm “o” khi chữ số hàng chục là chữ số 0.
Cậu ta lại hỏi tiếp: “Vậy năm 804 đọc là eight oh four hay sao?”
“Ừ, thế cũng được, nhưng đọc là ‘eight hundred and four’ cũng đúng.”
“Vậy 1906 đọc là ‘nineteen hundred and six’ được không ạ?”
Và cứ như thế chúng tôi tiếp tục, tôi bắt đầu nhận ra rằng cách chúng ta đọc năm hơi phức tạp một chút. Là một
người bản ngữ, tôi đọc chúng một cách tự nhiên nên chẳng bao giờ tôi nghĩ về điều đó. Nhưng đối với người
nước ngoài học tiếng Anh thì việc đó khá rối rắm và mơ hồ. Sau cuộc nói chuyện với cậu sinh viên đó, tôi cũng
suy nghĩ về việc này và dưới đây là những tổng kết của tôi:
Thuật giải cách đọc năm trong tiếng Anh
1. Nếu không có chữ số hàng nghìn hoặc hàng trăm, đọc như cách đọc số thông thường, ví dụ:
o 54 – “fifty-four”
o 99 – “ninety-nine”
o 0 – “zero”
o 8 – “eight”
2. Nếu có chữ số hàng nghìn nhưng hàng trăm là số 0 (zero), bạn có thể đọc là “n thousand and x”. Nếu
hai chữ số cuối là zero, bạn hãy bỏ phần “and x” đi. Ví dụ:
o 1054 – “one thousand and fifty-four”
o 2007 – “two thousand and seven”
o 1000 – “one thousand”
o 2000 – “two thousand”
3. Nếu chữ số hàng trăm không phải là zero, bạn có thể đọc là “n hundred and x”. Nếu hai chữ số cuối là
zero, bạn hãy bỏ phần “and x” đi. Ví dụ:
o 433 – “four hundred and thirty-three”
o 1492 – “fourteen hundred and ninety-two”
o 1200 – “twelve hundred”
o 600 – “six hundred”
4. Những tên gọi trên cũng hơi cổ và dùng trong trường hợp trang trọng. Bình thường, người ta có thể bỏ
“hundred and” đi. Khi đó, nếu chữ số hàng chục là zero thì bạn phải đọc số zero đó là “oh”. Ví dụ:
o 432 – “four thirty-two”
o 1492 – “fourteen ninety-two”
o 1908 – “nineteen oh eight”
o 1106 – “eleven oh six”
5. Cuối cùng, dù không phổ biến lắm nhưng có thể đọc các năm trong quy tắc số 2 theo quy tắc của số 3
và số 4. Ví dụ:
o 1054 – “ten hundred and fifty-four” (nếu nghe không thuận tai cho lắm thì hãy tưởng tượng
bạn đang xem một phim tài liệu trên kênh history channel và giọng thuyết minh khô cứng bắt đầu: “In the year
ten hundred and fifty-four, Pope Leo IX died.” (Vào năm 1054, Giáo hoàng Leo IX qua đời.))
o 1054 – “ten fifty-four”
o 3026 – “thirty twenty-six”
o 2007 – “twenty oh seven” (nếu nghe không thuận tai cho lắm thì bạn hãy tưởng tượng mình
đang sống ở năm 1972, và bạn đang đọc một cuốn tiểu thuyết khoa học, và cuốn sách bắt đầu: “In the year
twenty oh seven, the world was overrun by blood-thirsty robots.” (Vào năm 2007, bọn robot khát máu giày xéo
trên trái đất)
Với bài viết này, tôi không nghĩ việc đọc năm trong tiếng Anh sẽ ít phức tạp hơn, nhưng hi vọng những thuật giải
trên sẽ có ích cho các bạn. Tôi nghĩ mình đã bao quát đủ các phần cơ bản, nhưng hãy để lại comments nếu tôi
bỏ sót phần nào nhé!

Chia sẻ cách xưng hô chuẩn mực trong tiếng Anh


1. Cách xưng hô trang trọng trong tiếng Anh
Với nữ giới:
- Madam – /ˈmæd.əm/ = Ma’am – /mɑːm/: cách xưng hô rất trang trọng dành
cho phụ nữ đã trưởng thành, thường là người có chức vị hoặc khi ở trong tình
huống mà người xưng hô muốn thể hiện sự khiêm nhường.
- Lady – /ˈleɪ.di/: cách xưng hô trang trọng dành cho phụ nữ ở nhiều trường hợp,
không phân biệt tuổi tác và ngôi thứ.
- Ms – /mɪz/ + họ: người phụ nữ nói chung (ít trang trọng hơn Madam, Ma’m)
- Mrs – /ˈmɪs.ɪz/ + họ: người đã kết hôn (ít trang trọng hơn madam, ma’m)
- Miss – /mɪs/ + họ: dùng cho người chưa kết hôn
Ví dụ:
- Madam Baker is very noble.
=> Bà Baker là một người rất cao quý.
- Mrs Smith is very lenient.
=> Bà Smith là mọt người rất nhân hậu.
Với nam giới:
- Sir – /sɝː/: cách trang trọng nhất dùng cho nam giới ở mọi lứa tuổi.
- Mr – /ˈmɪs.tɚ/ + họ: dùng cho nam giới ở mọi lứa tuổi.
Ví dụ:
- Sir Scott is a true gentleman.
=> Ngài Scott là một quý ông đích thực.
Dùng theo chức danh:
- Dr – /ˈdɑ:k.tɚ/ + họ: bác sĩ
- Professor – /prəˈfes.ɚ/ + họ: giáo sư…
Ví dụ:
- Professor Dunne teaches me Math.
=> Giáo sư Dunne dạy tôi môn toán.
2. Cách xưng hô thông thường, thân mật trong tiếng Anh

Cách xưng hô thông thường, thân mật trong tiếng Anh


Trong các mối quan hệ giữa đồng nghiệp, bạn bè, người thân. Mọi người thường
thể hiện sự gần gũi thân mật:
- Chỉ xưng tên
Ví dụ:
- Mai, could you bring this file to our boss for me?
=> Mai, cậu có thể mang tập hồ sơ này cho sếp hộ tớ được không?
- You should go to bed now Michael.
=> Con nên đi ngủ ngay bây giờ Michael.
- Mrs/Ms/Miss/Mr + tên
Ví dụ:
- Ms Daisy is my teacher.
=> Cô Daisy là cô giáo của tớ.
- Cách xưng hô tình cảm:
- Babe – /beɪb/ = baby – /ˈbeɪ.bi/: em yêu, anh yêu, cưng
- Buddy – /ˈbʌd.i/: cách gọi rất thân mật dành cho bạn bè (thường là bạn thời thơ
ấu, bạn học), người lớn với trẻ con.
- Darling – /ˈdɑːr-/: mình, em yêu, anh yêu ( thường là xưng hô giữa vợ chồng,
người yêu thương)
- Dear – /dɪr/: mình, thân
- Honey – /ˈhʌn.i/: anh yêu, em yêu, con yêu
- Love – /lʌv/: anh yêu, em yêu
- Sweetie – /ˈswiː.t̬ i/: tương tự honey
Ví dụ:
- My dear, could you bring me a cup of tea, please?
=> Em yêu, có thể mang cho anh tách trà được không?
- Hey buddies, will we go to fishing today?
=> Này mấy đứa kia, hôm nay có đi câu không?

You might also like