You are on page 1of 10

ĐỀ 1

Phần I. Đọc hiểu (3.0đ): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Câu chuyện về túi khoai tây


Vào một buổi học, thầy giáo tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to.Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi
khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên những người mình không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một
lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí, có người túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm
theo.

Sau đó thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì
mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải mang theo.

Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây kè kè bên cạnh. Tình
trạng này còn tồi tệ hơn khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy cho quẳng hết chỗ khoai tây
ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng.

Lúc ấy, thầy giáo chúng tôi mới từ tốn nói: “Các em thấy không, lòng oán hận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ
sở! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những
lỗi lầm của người khác như món quà quý giá để ta trao tặng mọi người và dành tặng bản thân mình.”

( Sưu tầm)

Câu 1 (0.5 điểm) Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2 (0.5 điểm) Nêu ngắn gọn nội dung chính của văn bản
Câu 3 (1,0 điểm): Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn sau: “Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm
của người khác như món quà quý giá để ta trao tặng mọi người và dành tặng bản thân mình.”

Câu 4 (1.0 điểm): Qua câu chuyện trên, tác giả muốn nói với chúng ta điều gì?
Phần II. Làm văn ( 7,0đ)
Câu 1 (3,0 điểm):
a) Đặt một câu văn có sử dụng thành ngữ “chậm như rùa”, gạch chân và chú thích rõ.
b) Đặt 01 câu văn có sử dụng biện pháp so sánh và 01 câu văn có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa (gạch chân và chú thích rõ) – chủ
đề tự chọn.
Câu 2 (4,0 điểm): Viết đoạn văn 7 – 10 câu ghi lại cảm nghĩ của em về một bài thơ lục bát hoặc bài thơ có yếu tố miêu tả, tự sự mà em ấn
tượng nhất.
ĐỀ 2
PHẦN I- ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“...Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt
và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có
mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.
Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khỏang
rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông
như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách
kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác
ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc
chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà.
Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như
lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún,
thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu
chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó.
(Trích Nhà mẹ Lê – Thạch Lam)
Câu 1:(0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản chứa đoạn trích trên?
Câu 2:(0,5 điểm) Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích trên.
Câu 3:(1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong câu văn sau: “Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét,
như thịt con trâu chết”.
Câu 4:(1,0 điểm). Thông điệp nhà văn gửi gắm trong câu chuyện?

PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)


Câu 1. (3,0 điểm)
a. Đặt câu văn có sử dụng thành ngữ về tình cảm gia đình. Gạch chân và chú thích rõ.
b. Đặt 01 câu văn có sử dụng biện pháp so sánh và 01 câu văn có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa (gạch chân và chú thích rõ) – chủ đề tự
chọn.
Câu 2. (4,0 điểm)
Viết đoạn văn 7 – 10 câu ghi lại cảm nghĩ của em về một bài thơ lục bát hoặc bài thơ có yếu tố miêu tả, tự sự.
ĐỀ 3
Phần I. Đọc hiểu (3.0đ): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Khi ngồi ở bậc thềm nhà, tôi thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần. Bò được một lúc, con
kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi nghĩ con kiến hoặc là quay lại, hoặc là nó sẽ một mình bò qua vết
nứt đó. Nhưng không, con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia,
con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình. Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến bé nhỏ kia, biến
trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn.
( Hạt giống tâm hồn 5- Ý nghĩa cuộc sống, NXB Tổng hợp TP HCM)
Câu 1 (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
Câu 2 (0.5 điểm) Nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích.
Câu 3 (1,0 điểm): Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn sau: “Chiếc lá lớn hơn con kiến rất nhiều lần”
Câu 4 (1.0 điểm): Qua câu chuyện trên, tác giả muốn gửi tới người đọc điều gì?
Phần II. Làm văn ( 7,0đ)
Câu 1 (3,0 điểm):
c) Đặt một câu văn có sử dụng thành ngữ “được voi đòi tiên”, gạch chân và chú thích rõ
d) Đặt 01 câu văn có sử dụng biện pháp so sánh và 01 câu văn có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa (gạch chân và chú thích rõ) – chủ
đề tự chọn.
Câu 2 (4,0 điểm): Viết đoạn văn 7 – 10 câu ghi lại cảm nghĩ của em về một bài thơ lục bát hoặc bài thơ có yếu tố miêu tả, tự sự mà em ấn
tượng nhất.
ĐỀ 4
Phần I. ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu của tôi trên đảo Thanh Luân một cách thật quá đầy đủ.Tôi dậy từ canh tư.Còn tối đất cô đi mãi trên đá
đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Điều tôi dự đoán thật là không sai. Sau trận bão, chân trời ngấn bể, sạch như tấm
kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả
trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng
hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển
Đông.Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh.”
(Trích Cô Tô – Nguyễn Tuân)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2 (0,5 điểm). Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
Câu 3 (1,0 điểm). Trong hai câu văn sau có biện pháp tu từ nào? Em hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
“Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn.”
Câu 4 (1,0 điểm). Theo em, tác giả đã gửi đến người đọc thông điệp gì qua đoạn trích trên ?
Phần II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
a. Đặt câu văn có sử dụng thành ngữ về tình cảm gia đình. Gạch chân và chú thích rõ.
b. Đặt một câu văn có sử dụng biện pháp so sánh và một câu văn có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa (gạch chân và chú thích rõ) – chủ đề
tự chọn.
Câu 2. (4,0 điểm)
Viết đoạn văn 7 – 10 câu ghi lại cảm nghĩ của em về một bài thơ lục bát hoặc bài thơ có yếu tố miêu tả, tự sự.
ĐỀ 5
Phần I: Đọc - hiểu (3,0điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Gió thổi các ngọn khói bay trên tầng ống khói nhà máy. Gió toả hơi mát của dòng suối ra khắp bờ cây. Gió đưa mùi thơm của hoa
vườn tràn ra đồng cỏ. Bà mẹ ra hiên gọi con về ăn cơm, gió đưa tiếng gọi vang ra xa ngoài cánh đồng, đến tận tai em bé ngồi trên lưng trâu.
Gió thổi bay phấp phới hai dải mũ bác thuỷ thủ, gió ngừng một chút để bác thuỷ thủ châm lửa vào điếu thuốc, rồi lại lồng lộn thổi tiếp. Bác thuỷ
thủ kéo lá cờ lên đỉnh cột buồm, gió thổi lá cờ phần phật. Khắp mặt biển vang lên tiếng còi, tiếng chuông, tiếng xích nhổ neo, tiếng reo hò. Gió
rộng lớn thổi khắp bầu trời mặt đất, nhưng vẫn không quên quay tít cái chong chóng nhỏ sặc sỡ trên tay em bé. Em bé vừa chạy vừa reo lên:
“Gió! Gió! Gió mát quá!”

“A, tên mình đây rồi! - Cô Gió thầm nghĩ - Mình đã tìm thấy tên rồi!”

Cô Gió cất tiếng chào ngọn khói, những bông hoa, những lá cờ, chào những cái chong chóng đang quay và chào những cánh buồm đang căng
mở trên sóng lớn, những con thuyền lướt nhanh trên mặt biển. Cô lại cất tiếng hát:
Tôi là ngọn gió
Ở khắp mọi nơi
Công việc của tôi
Không bao giờ nghỉ…
Cô không có dáng hình, nhưng điều đó chẳng sao, hình dáng của cô là ở người khác, ở sự có ích cho người khác, ở niềm vui của người khác.
Dù không trông thấy cô, người ta nhận ra cô ngay và gọi tên cô: Gió!"
(Trích “Cô gió mất tên” – Xuân Quỳnh)
Câu 1(0,5điểm). Xác định ngôi kể trong đoạn trích.
Câu 2 (0,5điểm). Tại sao dù không trông thấy cô Gió, người ta vẫn nhận ra cô ngay và gọi tên cô: “Gió” ?
Câu 3(1,0 điểm).: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong câu văn sau:
“Cô Gió cất tiếng chào ngọn khói, những bông hoa, những lá cờ, chào những cái chong chóng đang quay và chào những cánh buồm đang căng
mở trên sóng lớn, những con thuyền lướt nhanh trên mặt biển.”
Câu 4 (1,0 điểm). Qua văn bản đọc hiểu, em hãy rút ra một thông điệp cho bản thân và lí giải vì sao em chọn bức thông điệp đó.
Phần II: Làm văn ( 7,0 điểm)
Câu 1: ( 3,0 điểm)
a. Cho thành ngữ: " Uống nước nhớ nguồn"
- Hãy giải thích ý nghĩa của câu thành ngữ trên?
- Đặt câu với thành ngữ đó.
b. Đặt 1 câu văn có sử dụng biện phép tu từ nhân hóa( gạch chân chỉ rõ)
Câu 2 ( 4,0 điểm)
Đề 1. Viết đoạn văn( 7-10 câu) ghi lại cảm nghĩ cuae em về một bài ca dao hoặc một bài thơ đã học.
Đề 2. Viết đoạn văn( 7-10 câu) trình bày ý kiến của em về một vấn đề (học tập, môi trường, tệ nạn xã hội,...) trong đời sống mà em quan tâm.
ĐỀ 6
Phần I. Đọc – hiểu văn bản (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
“Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất…Bên gốc đa, một chú Thỏ
bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ
đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều nhưng đưa chân không tới.
Một chú Nhím vừa đi đến. Thỏ thấy Nhím liền nói:
- Tôi đánh rơi tấm vải khoác!
- Thế thì gay go đấy!Trời rét, không có áo khoác thì chịu sao được.
Nhím nhặt chiếc que khều… Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ:
- Phải may thành một chiếc áo, có thế mới kín được.
- Tôi đã hỏi rồi. Ở đây chẳng có ai may vá gì được.
Nhím ra dáng nghĩ:
- Ừ! Muốn may áo phải có kim. Tôi thiếu gì kim.
Nói xong, Nhím xù lông. Quả nhiên vô số những chiếc kim trên mình nhím dựng lên nhọn hoắt.
Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may. [...]
(“Trích Những chiếc áo ấm, Võ Quảng)
Câu 1. Xác định ngôi kể và nhân vật trong đoạn trích.
Câu 2. Khi thấy Thỏ bị rơi chiếc áo khoác xuống nước, Nhím đã có hành động gì? Hành động của Nhím nói lên điều gì?
Câu 3 : Nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong câu văn sau và nêu tác dụng : “Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình
Thỏ để may.”
Câu 4. Từ đoạn trích trên, em rút ra cho mình những bài học nào?
II. Phần 2 – Làm văn (7 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
a. Đặt câu văn có sử dụng thành ngữ : Khỏe như voi ; gạch chân và chú thích rõ.
b. Đặt 01 câu văn có sử dụng biện pháp so sánh và 01 câu văn có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa (gạch chân và chú thích rõ) – chủ đề
tự chọn.
Câu 2. (4,0 điểm)
Viết đoạn văn 7 – 10 câu ghi lại cảm nghĩ của em về đoạn thơ sau :
“ Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng…”
( Trích “Lượm” – Tố Hữu)
ĐỀ 7
Phần I: Đọc - hiểu (3,0điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
“Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai,
Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời.
Con lại trỏ cánh buồm nói khẽ:
Cha mượn cho con buồm trắng nhé,
Ðể con đi...”
(Những cánh buồm – Hoàng Trung Thông)
Câu 1(0,5điểm). Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 (0,5điểm). Nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn thơ trên.
Câu 3(1,0 điểm). Câu thơ: “Cha mượn cho con buồm trắng nhé/ Ðể con đi...” sử dụng phép tu từ nào? Tác dụng của phép tu từ đó?
Câu 4 (1,0 điểm). Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong đoạn thơ trên là gì?
Phần II. Làm văn (7,0điểm):
Câu 1 (3,0 điểm).
a. Đặt một câu có sử dụng thành ngữ và gạch dưới thành ngữ đó.
b. Đặt một câu có sử dụng biện pháp so sánh, một câu có sử dụng nghệ thuật nhân hóa (gạch dưới phép so sánh và nhân hóa đó).
Câu 2 (4,0 điểm).
Viết một đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về một bài thơ lục bát hoặc bài thơ có yếu tố miểu tả, tự sự.

--------------------Hết--------------------

You might also like