You are on page 1of 44

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN…………..

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1


TRƯỜNG THPT …………………...... MÔN: NGỮ VĂN 11
NĂM HỌC: 2021 – 2022
ĐỀ SỐ 1
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4,0 điểm )


Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi
buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn
than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.
Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài
đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve.
Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần
và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị: Liên
không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày
tàn.
   (Trích Hai đứa trẻ,Thạch Lam )

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt được tác giả kết hợp trong đoạn trích?
Câu 2: Những màu sắc và âm thanh nào được nhắc đến khi miêu tả bức tranh cảnh
chiều tàn?
Câu 3: Câu văn: “Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng
như hòn than sắp tàn.” Hãy xác định biện pháp tu từ được sử dụng và nêu hiệu quả
nghệ thuật của biện pháp tu từ đó?
Câu 4: Tâm trạng của Liên khi chứng kiến cảnh chiều tàn?
PHẦN II. LÀM VĂN (6 điểm)
Hãy phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo (tác phẩm Chí Phèo – Nam
Cao) khi nhận được sự quan tâm của thị Nở.

--------------------HẾT--------------------
Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

ĐỀ SỐ 1 ĐÁP ÁN

Phần I: Đọc hiểu (4đ)


Câu 1: Phương thức biểu đạt của văn bản: Tự sự, miêu tả,biểu cảm

Câu 2:
- Màu sắc rực rỡ nhưng héo úa:
   + Đỏ rực như lửa cháy
   + Đám mây ánh hồng
   + Dãy tre làng đen lại
- Âm thanh nhỏ bé, tĩnh lặng:
   + Tiếng trống thu không
   + Tiếng ếch nhái kêu ran
   + Tiếng muỗi vo ve
Câu 3: 
- Câu văn sử dụng biện pháp: So sánh ( như lửa cháy…như hòn than)
- Tác dụng: Gợi những màu sắc vụt sáng lên trước khi sắp tắt. Sự vật đang chuyển
dần trạng thái, đang tự nó mất dần đi ánh sáng, sức sống, đang tàn tạ dần trong
chiều muộn. Nhà văn đã vẽ nên những hình ảnh vừa tinh tế vừa thân thuộc, gần gũi
với những tâm hồn quê.
Câu 4: Tâm trạng của Liên: Đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần. Cái buồn của
buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị. Liên không hiểu sao,
nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.

PHẦN II: LÀM VĂN (6đ)


- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
- Tái hiện hoàn cảnh trước khi xảy ra sự việc: tỉnh rượu, nhớ lại ao ước thời trai trẻ,
lòng nao nao buồn; nhận ra cảnh ngộ cô độc của bản thân…
- Diễn biến tâm trạng khi nhận được sự quan tâm chăm sóc của thị Nở:
   + ngạc nhiên, xúc động, bâng khuâng, vừa vui vừa buồn, ăn năn; cảm nhận thấm
thía giá trị của tình yêu thương…
   + trở nên hiền lành, muốn làm nũng với thị Nở; lo cho tương lai của mình khi
không còn sức mà giật cướp, dọa nạt.
   + Thèm lương thiện, muốn làm hòa với mọi người; giãi bày mong muốn chung
sống cùng thị Nở…
- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật và ý nghĩa của việc
miêu tả đó.
- Nêu cảm nghĩ về nhân vật và tấm lòng nhân đạo của nhà văn.
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN………….. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
TRƯỜNG THPT …………………...... MÔN: NGỮ VĂN 11
NĂM HỌC: 2021 – 2022
ĐỀ SỐ 2
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4,0 điểm )


Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Hôm nay là ngày đầu tiên thầy giáo mới vào dạy môn Toán. Vừa vào lớp, thầy cho
cả lớp làm bài kiểm tra đầu năm . Cả lớp ngạc nhiên khi thầy phát cho ba loại đề
khác nhau rồi nói :
- Đề thứ nhất gồm những câu hỏi vừa dễ vừa khó , nếu làm hết các em sẽ được
điểm 10 . Đề thứ hai có số điểm cao nhất là 8 với những câu hỏi tương đối dễ . Đề
thứ ba có số điểm tối đa là 6 với những câu hỏi rất dễ . Các em được quyền chọn
đề cho mình .
Thầy chỉ cho làm bài trong 15 phút nên ai cũng chọn đề thứ 2 cho chắc ăn .
Một tuần sau, thầy trả bài kiểm tra . Cả lớp lại càng ngạc nhiên hơn khi biết ai chọn
đề nào thì được tổng số điểm của đề đó, bất kể làm đúng hay sai . Lớp trưởng hỏi
thầy :
- Thưa thầy tại sao lại như thế a.?
Thầy cười nghiêm nghị trả lời :
- Với bài kiểm tra này thầy chỉ muốn thử thách ...
   ( Trích “ Hạt giống tâm hồn” )
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản .
Câu 2: Tại sao cả lớp lại ngạc nhiên khi thầy giáo trả bài kiểm tra ?
Câu 3: Hãy viết tiếp câu nói của thầy với cả lớp sao cho phù hợp với mạch nội
dung của câu chuyện trên ( tối đa 4 dòng )
Câu 4: Bài kiểm tra kì lạ của người thầy trong câu chuyện trên đã dạy cho chúng
ta bài học gì ? Trình bày suy nghĩ bằng một đoạn văn ( 7 - 10 dòng )

PHẦN II. LÀM VĂN (6 điểm)


Vì sao đêm đêm chị em Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam lại cố
thức chờ đợi đoàn tàu chạy qua nơi phố huyện? Hãy phân tích ý nghĩa của việc chờ
đợi tàu của chị em Liên.

--------------------HẾT--------------------
Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

ĐỀ SỐ 2 ĐÁP ÁN

Phần I: Đọc hiểu (4đ)


Câu 1: Phương thức biểu đạt : tự sự
Câu 2: Cả lớp ngạc nhiên khi thầy giáo trả bài kiểm tra vì ai chọn đề nào thì sẽ
được tổng số điểm của đề đó.
Câu 3: Viết tiếp lời thầy: Nói về lòng tự tin , dám đối đầu với thử thách để biến
ước mơ thành sự thật ( viết không quá 4 dòng)
Câu 4: Bài kiểm tra kì lạ của thầy đã dạy cho chúng ta một bài học:
“ Có những việc thoạt nhìn tưởng như rất khó khăn nên dễ làm chúng ta nản chí ,
không tin là mình có thể làm được. Nhưng nếu không tự tin đối đầu với thử thách
thì chúng ta chẳng biết khả năng của mình đến đâu và cũng khó vươn tới đỉnh cao
của sự thành công. Vì thế mỗi chúng ta cần rèn luyện cho mình sự tự tin để chiến
thắng chính mình, vững vàng trước khó khăn thử thách , trưởng thành hơn trong
cuộc sống và vươn tới thành công.

Phần II: Làm văn (6đ)


Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
- Thạch Lam là nhà văn có sở trường ở thể loại truyện ngắn.Ông thường viết về
những người dân nghèo sống mòn mỏi, bế tắc ở những phố huyện nghèo nàn xơ
xác bằng sự cảm thương sâu sắc.
- Đọc truyện “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, chúng ta không thể quên cảnh chị em
Liên đêm đêm thức đợi đoàn tàu chạy qua phố huyện.

Khái quát về hai đứa trẻ trong truyện ngắn:


- Hai đứa trẻ là nhân vật trung tâm của tác phẩm. Toàn bộ bức tranh cảnh vật thiên
nhiên và cuộc sống con người nơi phố huyện được miêu tả qua cái nhìn và cảm
nhận của Liên.
- Cũng giống như những người dân nơi phố huyện, hai đứa trẻ không được nhà văn
miêu tả ngoại hình. Những con người đáng thương tội nghiệp nơi đó bị bóng tối
che khuất cuộc đời.
+ Liên là kiểu nhân vật tâm trạng trong sáng tác Thạch Lam, nhân vật ít hành
động mà đầy ắp suy tư rung cảm.
+ Đặc biệt trong đoạn cuối cùng của tác phẩm, hai chị em Liên đã chờ đợi
chuyến tàu qua phố huyện nghèo với nhiều ý nghĩa.
Ý nghĩa:
- Ánh sáng đoàn tàu vụt qua phố huyện với “các toa đèn sáng trưng” là nỗi khát
khao chờ đợi của Liên.
+ Đó là ánh sáng của khát vọng,của ước mơ về một cuộc sống tươi mới hơn, đẹp
đẽ hơn, ánh sáng của nhu cầu tinh thần được sống dù trong một khoảnh khắc.
+ Đó cũng là tình cảm nhân đạo sâu sắc của Thạch Lam, nhà văn luôn tin tưởng
vào khả năng vươn dậy của con người.

Đánh giá:
- Liên là một nhân vật vừa đậm chất hiện thực vừa đậm chất trữ tình được xây
dựng qua ngòi bút tài hoa của Thạch Lam.
+ Thể hiện khả năng đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật, gợi tả những xúc
động, những biến thái mơ hồ, mong manh tinh tế trong tâm hồn con người.
+ Nhân vật hầu như ít hành động mà đầy ắp suy tư rung cảm.
- Hai đứa trẻ thực sự như một bài thơ để lại cảm xúc vấn vương, man mác trong
lòng người đọc
- Trong hoàn cảnh xã hội đầy rẫy những bất công, mâu thuẫn, ngòi bút Thạch Lam
vẫn biết nâng niu, trân trọng những vẻ đẹp tinh tế trong tâm hồn con người. Điều
đó chứng tỏ Thạch Lam là một tâm hồn giàu yêu thương, giàu lòng nhân hậu với
con người.
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN………….. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
TRƯỜNG THPT …………………...... MÔN: NGỮ VĂN 11
NĂM HỌC: 2021 – 2022
ĐỀ SỐ 3
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4,0 điểm )


Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi đã cho:
Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một
người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một
quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười
một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.
Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà
khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu,
có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con
cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối
với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng
còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng
ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở
dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người
mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và
mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng
đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió
bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc
gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà
con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt
chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ
rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó.
   (Trích Nhà mẹ Lê – Thạch Lam)
Câu 1: Văn bản trên có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào? Tác dụng
của việc kết hợp đó là gì?
Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản trên?
Câu 3: Nhân vật chính trong văn bản trên là ai? Anh/chị cảm nhận như thế nào về
nhân vật đó?
Câu 4: Tìm và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ bất kì được tác giả sử
dụng trong văn bản trên.
Câu 5: Theo anh/chị, nhà văn đã thể hiện tình cảm gì đối với nhân vật? Anh/chị
hãy nhận xét về tình cảm đó.
Phần II. Làm văn (6 điểm)
Cảm nhận về hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương.

ĐỀ SỐ 3 ĐÁP ÁN

Đáp án và thang điểm


Phần I: Đọc hiểu (4đ)
Câu 1: VB sử dụng kết hợp phương thức biểu đạt tự sự và miêu tả để khắc họa
một cách chân thực và làm nổi bật gia cảnh nhà mẹ Lê.
Câu 2: Nội dung văn bản: Gia cảnh nghèo túng, đói khổ của nhà mẹ Lê.
Câu 3: Nhân vật chính trong văn bản là bác Lê. Đó là một người phụ nữ cực khổ
[đông con, nghèo đói, phải đi làm thuê làm mướn] song giàu tình thương con, chịu
thương chịu khó [dậy sớm đi làm thuê suốt 4 mùa, bất kể nắng mưa, rét mướt; ủ
ấm cho đàn con].
Câu 4: BPTT so sánh “Dưới manh áo nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như
thịt con trâu chết” [so sánh con người với con vật, lại là con vật chết] → Đây là 1
hình ảnh đầy ám ảnh, khắc sâu sự nghèo khổ, tội nghiệp, đáng thương của nhà bác
Lê.
Câu 5: Tình cảm của nhà văn: Yêu thương, xót xa, ái ngại cho cảnh ngộ nghèo khổ
của nhà bác Lê. Đó là tình cảm nhân đạo sâu sắc.

Phần II: Làm văn (6đ)


* Giới thiệu chung:
- Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận.
* Phân tích một vẻ đẹp của hình tượng bà Tú trong bài thơ qua 4 câu thơ đầu
- Hai từ "quanh năm" và "mom sông", một từ chỉ thời gian, một từ chỉ không gian
hoạt động của nhân vật, thế mà cũng đủ để nêu bật toàn bộ cái công việc lam lũ
của người vợ thảo hiền.
- Hai câu thực gợi tả cụ thể hơn cuộc sống tảo tần gắn với việc buôn bán ngược
xuôi của bà Tú. Thấm thía nỗi vất vả, gian lao của vợ, nhà thơ đã mượn hình ảnh
con cò trong ca dao để nói về bà Tú:
   Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
   Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
- Ba từ "khi quãng vắng" đã nói lên không gian heo hút, vắng lặng chứa đầy những
lo âu, nguy hiểm.
- Câu thơ dùng phép đảo ngữ (đưa từ "lặn lội" lên đầu câu) và dùng từ "thân cò"
thay cho từ "con cò" càng làm tăng thêm nỗi vất vả gian truân của bà Tú. Không
những thế, từ "thân cò" còn gợi nỗi ngậm ngùi về thân phận nữa. Lời thơ, vì thế,
mà cũng sâu sắc hơn, thấm thìa hơn.
- Câu thứ tư làm rõ sự vật lộn với cuộc sống đầy gian nan của bà Tú:
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Câu thơ gợi tả cảnh chen chúc, bươn trải trên sông nước của những người làm
nghề buôn bán nhỏ. Hơn thế nữa "buổi đò đông" còn hàm chứa không phải ít
những lo âu, nguy hiểm "khi quãng vắng".
=> Bốn câu thơ đầu thực tả cảnh công việc và thân phận của bà Tú, cũng đồng thời
cho ta thấy tấm lòng xót thương da diết của Tú Xương.

2/ Đức tính cao đẹp của bà Tú.


- Vẻ đẹp của bà Tú trước hết được cảm nhận ở sự đảm đang, tháo vát, chu toàn với
chồng con. Từ "đủ" trong "nuôi đủ" vừa nói số lượng, vừa nói chất lượng. Oái oăm
hơn, câu thơ chia làm hai vế thì vế bên này (một chồng) lại cân xứng với tất cả
gánh nặng ớ vế bên kia (năm con). Câu thơ là một sự thật, bởi nuôi ông Tú đâu chỉ
cơm hai bữa mà còn tiền chè, tiền rượu,.. Tú Xương ý thức rõ nỗi lo của vợ và cả
sự khiếm khuyết của mình. Câu thơ nén một nỗi xót xa, cay đắng.
- Ở bà Tú, sự đảm đang tháo vát đi liền với đức hi sinh. Đức hi sinh vì chồng vì
con của bà Tú trước hết thể hiện ở việc bất chấp gian khó, chạy vạy bán buôn để
nuôi gia đình. Nếu chỉ có thế thôi thì cũng đủ để nhà thơ cảm thương và trân trọng
lắm rồi. Song dường như những lời thơ miêu tả còn chưa đủ, Tú Xương còn bình
luận tiếp:
    Năm nắng mười mưa dám quản công.
Thành ngữ "năm nắng mười mưa" vốn đã hàm nghĩa chỉ sự gian lao, vất vả nay
được dùng trong trường hợp của bà Tú nó còn thể hiện được nổi bật đức tính chịu
thương, chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú nữa.

3/ Ý nghĩa lời "chửi" trong hai câu thơ cuối


Câu thơ cuối là lời Tú Xương, Tú Xương tự rủa mát mình, cũng là lời tự phán xét,
tự lên án:
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.
Tiếng "chửi" thói đời bạc, sự hờ hững của chồng tưởng là của bà vợ, nhưng thực
chất là lời tác giả tự trách mình, tự phê phán mình, một cách thể hiện tình cảm rất
đặc biệt của nhà thơ với vợ.

4/ Nỗi lòng thương vợ của nhà thơ


- Thương vợ dựng lên hai bức chân dung: Bức chân dung hiện thực của bà Tú và
bức chân dung tinh thần của Tú Xương. Trong những bài thơ viết về vợ của Tú
Xương, dường như bao giờ người ta cũng gặp hai hình ảnh song hành: Bà Tú hiện
lên phía trước và ông Tú khuất lấp ở phía sau.
- Ở bài thơ Thương vợ cũng vậy, ông Tú không xuất hiện trực tiếp nhưng vẫn hiển
hiện trong từng câu thơ. Đằng sau cốt cách khôi hài, trào phúng là cả một tấm lòng,
không chỉ là thương mà còn là biết ơn đối với người vợ.

* Đánh giá :
- Yêu thương, quý trọng, tri ân với vợ, đó là những điều làm nên nhân cách của Tú
Xương. Ông Tú không dựa vào duyên số để trút bỏ trách nhiệm. Bà Tú lấy ông Tú
là do "duyên" nhưng "duyên" một mà "nợ" hai. Tú Xương tự coi mình là cái nợ đời
mà bà Tú phải gánh chịu. Vậy là thiệt thòi cho bà Tú. Duyên ít mà nợ nhiều. Có lẽ
cũng chính bởi điều đó mà ở trong câu thơ cuối, Tú Xương đã tự rủa mát mình:
"Có chồng hờ hững cũng như không".
- Điều lạ là dù xuất thân Nho học, song Tú Xương không nhìn nhận theo những
quan điểm của nhà nho:
+ Quan điểm "trọng nam khinh nữ", "xuất giá tòng phu" (lấy chồng theo chồng),
"phu xướng, phụ tuỳ" (chồng nói vợ theo) mà lại rất công bằng.
+ Tú Xương dám sòng phẳng với bản thân, với cuộc đời, dám nhìn nhận ra những
khuyết thiếu của mình để mà day dứt, đó là một nhân cách đẹp.

--------------------HẾT--------------------
Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN………….. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
TRƯỜNG THPT …………………...... MÔN: NGỮ VĂN 11
NĂM HỌC: 2021 – 2022
ĐỀ SỐ 4
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4,0 điểm )


Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua
bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao
giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn
không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho bố và nấu ăn rất
ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị
có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những
giá trị đó.”
(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn...- Phạm Lữ Ân)

Câu 1: Gọi tên phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích và xác
định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn?
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích?
Câu 3: Chỉ ra điểm giống nhau về cách lập luận trong 4 câu đầu của đoạn văn.

PHẦN II. LÀM VĂN (6 điểm)


Kết thúc tác phẩm “ Chí Phèo” của Nam Cao là chi tiết:
...“ Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và
vắng người lại qua...”
Suy nghĩ của anh/ chị về chi tiết kết thúc trên?

ĐỀ SỐ 4 ĐÁP ÁN

Gợi ý
Phần I: Đọc hiểu (4đ)
Câu 1
- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận/Phương thức nghị luận
- Câu chủ đề: “Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với
những giá trị có sẵn”

Câu 2: 
Nội dung: Mỗi người đều có giá trị riêng và cần biết trân trọng những giá trị đó.

Câu 3
Điểm giống nhau về cách lập luận:
+ Lập luận theo hình thức đưa ra giả định về sự không có mặt của yếu tố thứ nhất
để từ đó khẳng định, nhấn mạnh sự có mặt mang tính chất thay thế của yếu tố thứ
hai.

Phần II: Làm văn (6đ)


Mở bài :
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận
Thân bài:
- Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm, nêu vị trí chi tiết “ cái lò gạch bỏ không” là một ám
ảnh về nỗi buồn nhân sinh của Nam Cao.
- Kết thúc mở với kết cấu vòng tròn gợi cho người đọc nhiều suy ngẫm, gửi gắm
triết lý của nhà văn (Dẫn chứng- Phân tích)
- Nếu không thay đổi thực tại, sẽ tiếp tục những bi kịch quẩn quanh không lối thoát
của con người, sẽ có một Chí Phèo con ra đời, thị Nở sẽ lặp lại bi kịch chửa
hoang…(Dẫn chứng- Phân tích)
- Kết thúc có tính chất dự báo: những cảnh “quần ngư tranh thực”, tình trạng tha
hóa lưu manh hóa sẽ còn tiếp diễn. (Dẫn chứng- Phân tích)
- Cái chết của Chí Phèo: bi kịch bị đẩy đến đường cùng của con người, phải lựa
chọn giữa sự sống lương thiện và cái chết. Đó là kết cục tất yếu cho những con
người muốn làm lại cuộc đời như Chí Phèo. (Dẫn chứng- Phân tích)

Kết bài:
* Đánh giá chung:
- Giá trị phản ánh hiện thực và tư tưởng nhân đạo
   + Không né tránh những mặt xấu của hiện thực mà vạch trần, phơi bày tất cả
   + Miêu tả c/s con người lưu manh, tha hóa, nhà văn luôn có cái nhìn đau đáu, lo
lắng và day dứt cho số phận con người
   + Cố gắng tìm ra “con người trong con người”, khơi dậy những nét nhân văn,
nhân bản nhất từ những con người ở đáy cùng xã hội.
- Hạn chế: Cái chết của Chí Phèo là sự bế tắc, quẩn quanh đến cùng cực, nhà văn
chưa tìm ra lối thoát trước hiện thực tăm tối.
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN………….. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
TRƯỜNG THPT …………………...... MÔN: NGỮ VĂN 11
NĂM HỌC: 2021 – 2022
ĐỀ SỐ 5
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

I. Đọc - hiểu (3,0 điểm)


Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Vũ trụ nội mạc phi phận sự,
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.
Lúc bình Tây, cờ đại tướng,
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.”
(Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục)

1) Văn bản trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai ? (1,0 điểm)
2) Vì sao biết rằng việc làm quan là gò bó, mất tự do (vào lồng) nhưng Nguyễn
Công Trứ vẫn ra làm quan ? (1,0 điểm)
3) Chỉ ra và cho biết tác dụng của những biện pháp tu từ được sử dụng trong văn
bản (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)


Phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương.
ĐỀ SỐ 5 ĐÁP ÁN

Phần Đáp án Điểm


1/ Văn bản trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai?
Văn bản trên được trích trong tác phẩm Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn
1,0
Công Trứ.
2/ Vì sao biết rằng việc làm quan là gò bó, mất tự do (vào lồng)
nhưng Nguyễn Công Trứ vẫn ra làm quan?
Biết rằng việc làm quan là gò bó, mất tự do nhưng Nguyễn Công Trứ
vẫn ra làm quan vì đó là cách tốt nhất giúp ông thể hiện tài năng và thực 1,0
hiện lí tưởng (trí quân trạch dân) của mình.
Đọc hiểu
3/ Chỉ ra và cho biết tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng
trong văn bản?
Những biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản:
- Liệt kê những danh vị, chức vụ: Thủ khoa, Tham tán, Tổng đốc, đại
1,0
tướng, Phủ doãn.
- Điệp từ “khi”
- Tác dụng: Thể hiện niềm tự hào của tác gỉa vì ông đã tạo dựng được
một sự nghiệp lẫy lừng, hơn đời.
Làm văn Phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ 7,0
1/ Yêu cầu về kĩ năng
- Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học, phân tích hình ảnh một
nhân vật trong tác phẩm thơ
- Bài có bố cục 3 phần rõ rệt; diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt chẽ;
không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu; trình bày bài sạch sẽ, chữ viết
rõ ràng.
2/ Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Trần Tế Xương và bài thơ Thương vợ,
học sinh có thể trình bày vấn đề theo nhiều cách khác nhau nhưng cần
đảm bảo được các ý sau:

a/ Mở bài: Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận.
0,5
b/ Thân bài
* Phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ:
- Hình ảnh người phụ nữ với gánh nặng gia đình trên vai. (Học sinh 4,0
phân tích hai câu đề và hai câu thực để thấy được công việc làm ăn
nhọc nhằn, vất vả, đầy hiểm nguy và gánh nặng mà bà Tú phải đảm
đương để mưu sinh)
- Hình ảnh người phụ nữ với số kiếp vất vả và món nợ tình phải trả
trong cuộc đời. (Học sinh phân tích các hình ảnh lặn lội thân cò, eo sèo
mặt nước, thành ngữ một duyên hai nợ, năm nắng mười mưa để thấy
được điều đó)
- Hình ảnh người phụ nữ đức hạnh vẹn toàn: Chịu thương chịu khó,
đảm đang tháo vát, trọn vẹn trách nhiệm làm vợ làm mẹ; cam chịu,
chấp nhận, không một lời oán thán, chì chiết.(Học sinh phân tích các từ
ngữ nuôi đủ, âu đành phận, dám quản công…để thấy được đức hạnh và
vẻ đẹp tâm hồn của bà Tú.
* Nhận xét, đánh giá:
- Hình ảnh bà Tú hiện lên qua cảm nhận của người chồng là nhà thơ
Trần Tế Xương nên rất khách quan, sinh động. Tú Xương đã khắc hoạ
hình tượng người vợ của mình bằng sự thấu hiểu, lòng yêu thương chân
thành, sâu sắc và bằng cả tài năng của một người nghệ sĩ tài hoa. 2,0
- Bà Tú là một trong những hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho hình ảnh người
phụ nữ Việt Nam thời trung đại, tiếp nối đề tài quen thuộc của văn học
dân gian và trở thành tiền đề để đề tài này tiếp tục phát triển trong văn
học hiện đại.
c/ Kết bài: Khẳng định hình ảnh bà Tú là một hình ảnh đẹp, để lại trong
0,5
lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc về người phụ nữ Việt Nam.
- Chỉ cho điểm tối đa khi HS đạt được cả yêu cầu về kỹ năng và kiến
thức.
Lưu ý
- Giáo viên cần vận dụng linh hoạt biểu điểm cho phù hợp với thực tế
làm bài của học sinh.
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN………….. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
TRƯỜNG THPT …………………...... MÔN: NGỮ VĂN 11
NĂM HỌC: 2021 – 2022
ĐỀ SỐ 6
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
I. Đọc hiểu (5.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Tuổi trẻ không là khái niệm chỉ một giai đoạn trong đời người, mà chỉ một trạng
thái tâm hồn. Tuổi trẻ không nhất thiết phải gắn liền với sức khỏe và vẻ tráng kiện
bên ngoài, mà lại gắn với ý chí mạnh mẽ, trí tưởng tượng phong phú, sự mãnh liệt
của tình cảm và cảm nhận phấn khởi với suối nguồn cuộc sống.
Tuổi trẻ thể hiện ở lòng can đảm chứ không phải tính nhút nhát, ở sở thích phiêu
lưu trải nghiệm hơn là ở sự tìm kiếm an nhàn[…]. Không ai già đi vì tuổi tác,
chúng ta chỉ già đi khi để tâm hồn mình héo hon. Thời gian hình thành tuổi tác,
thái độ tạo nên tâm hồn. Năm tháng in hằn những vết nhăn trên da thịt, còn sự thờ
ơ với cuộc sống sẽ tạo ra những vết nhăn trong tâm hồn chúng ta.
(Mac Anderson, Điều kì diệu của thái độ sống, Nxb Tổng hợp TP.HCM, 2008,
trang 68)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt và phong cách chức năng ngôn ngữ của văn
bản. (1.0 điểm)
Câu 2. Trong vế câu “Sự thờ ơ với cuộc sống sẽ tạo ra những vết nhăn trong tâm
hồn”, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Nêu cách hiểu ngắn gọn của anh chị về
nghĩa của từ đó. (1.0 điểm)
Câu 3. Văn bản gửi đến anh/chị thông điệp gì (trả lời ngắn gọn)? (1.0 điểm)
Câu 4. Viết đoạn văn (từ 15 đến 20 dòng) làm rõ ý: “Tuổi trẻ thể hiện ở lòng can
đảm chứ không phải tính nhút nhát, ở sở thích phiêu lưu trải nghiệm hơn là ở sự
tìm kiếm an nhàn”. (2.0 điểm)

II. Làm văn (5.0 điểm)


Cảm nhận tâm sự của Tú Xương gửi gắm trong bài thơ Thương vợ.

ĐỀ SỐ 6 ĐÁP ÁN

NỘI DUNG ĐIỂM


I. ĐỌC HIỂU 5.0
1. Xác định phương thức biểu đạt và phong cách chức năng ngôn ngữ của
văn bản. 0.5
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận 0.5
- Phong cách ngôn ngữ chính luận
2. Từ chuyển nghĩa
0.5
- Từ “vết nhăn” được dùng theo nghĩa chuyển.
0.5
- Ý nghĩa: Biểu thị sự già nua, chai sạn trong tâm hồn
3. Văn bản gửi đến thông điệp:
- Đừng để tâm hồn trở nên già nua.
1.0
- Hãy giữ cho tâm hồn luôn tươi trẻ bằng cách sống mạnh mẽ, lạc quan, can đảm,
yêu thương.
4. Viết đoạn văn
* Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách viết đoạn văn; đoạn văn hoàn chỉnh theo lối diễn
dịch, chặt chẽ; diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả; đảm bảo
dung lượng như yêu cầu đề.
* Yêu cầu về kiến thức:
- Giải thích: Câu nói bàn về những biểu hiện của tuổi trẻ.
- Bàn luận:
+ Tuổi trẻ thể hiện ở lòng can đảm chứ không phải tính nhút nhát: sống dũng 0.5
cảm, dám nói, dám làm, thể hiện bản lĩnh cá nhân. 1.5
+ Tuổi trẻ thể hiện ở sở thích phiêu lưu trải nghiệm hơn là ở sự tìm kiếm an
nhàn: sống tích cực, nhiệt huyết, luôn muốn thử thách bản thân, tìm kiếm điều
mới mẻ.
- Bài học: Hãy sống dũng cảm và nhiệt huyết để không phí hoài tuổi trẻ và đời
người.
Thí sinh có thể trình bày bài làm theo những cách khác, nhưng phải nhưng
phải hợp lí, thuyết phục; Giáo viên linh hoạt trong đánh giá.
II. LÀM VĂN: Cảm nhận tâm sự của Tú Xương gửi gắm trong bài thơ
5.0
Thương vợ
a. 1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển 0.5
khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. 2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: tâm sự của Trần Tế Xương gửi gắm 0.5
trong bài thơ “Thương vợ”
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu
sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn 3.0
chứng.
- Giới thiệu tác giả Trần Tế Xương, tác phẩm “Thương vợ”, vấn đề nghị luận:
Tâm sự của nhà thơ, dẫn thơ.
- Cảm nhận tâm sự của Tú Xương:
+ Thấu hiểu, yêu thương, quý trọng, tri ân vợ
+ Tự trách mình, nhận ra sự bất lực của bản thân trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy
0.5
giờ.
2.0
+ Chửi đời, lên án xã hội bạc bẽo, bất công.
0.5
- - Đánh giá:
+ Lời thơ giản dị, sâu sắc, kết hợp giữa trữ tình và trào phúng, sử dụng sáng tạo
thi liệu dân gian.
+ Tấm lòng sâu nặng với vợ, nhân cách cao đẹp và thái độ bất mãn trước thời đại
của Tú Xương.
c. 4. Sáng tạo
- Liên hệ tác phẩm khác 0.5
- Ý mới mẻ, sâu sắc
d. 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0.5
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN………….. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
TRƯỜNG THPT …………………...... MÔN: NGỮ VĂN 11
NĂM HỌC: 2021 – 2022
ĐỀ SỐ 8
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1. (3,0 điểm)


Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi dưới đây:
“ Trước đây thời thế suy vi, Trung châu gặp nhiều biến cố, kẻ sĩ phải ở ẩn trong
ngòi khe, trốn tránh việc đời, những bậc tinh anh trong triều đường phải kiêng dè
không dám lên tiếng. Cũng có kẻ gõ mõ canh cửa, cũng có kẻ ra biển vào sông,
chết đuối trên cạn mà không biết, dường như muốn lẩn tránh suốt đời. Nay trẫm
đang ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi, nhưng những người học rộng tài
cao chưa thấy có ai tìm đến. Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? Hay
đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng?” (Trích Chiếu cầu hiền -
Ngô Thì Nhậm)
a. Nội dung chính của đoạn văn trên? (1,0 điểm)
b. Những từ ngữ in đậm trong đoạn văn trên có tên gọi chung là gì? Nó thể hiện
đặc điểm nào về mặt nghệ thuật của văn học trung đại? (1,0 điểm)
c. Tư thế “ Ghé chiếu” của vua Quang Trung có hiệu quả thuyết phục như thế nào
với sĩ phu Bắc Hà? (1,0 điểm)

Câu 2. (7,0 điểm)


Phân tích bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương. Qua số phận người phụ nữ trong
xã hội xưa, anh (chị) có suy nghĩ gì về cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội
ngày nay?
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!

ĐỀ SỐ 8 ĐÁP ÁN

Câu 1. (3,0 điểm)


a. Nội dung của đoạn văn trên là:
- Cách ứng xử của hiền tài Bắc Hà khi Quang Trung ra Bắc phù Lê diệt Trịnh là
vẫn còn e dè, nghi ngại, giữ mình là chính, thậm chí ẩn dật uổng phí tài năng. (0,5
điểm)
- Thái độ khiêm tốn, sẵn sàng chờ đợi và trọng dụng người tài của người xuống
chiếu. (0,5 điểm)
b. Phần in đậm là những điển tích điển cố, thể hiện đặc điểm của văn học trung đại
là lối tư duy theo kiểu mẫu đã có sẵn, hướng về cái đẹp trong quá khứ, ưa sử dụng
những điển tích điển cố, những thi liệu Hán học. (1,0 điểm)
c. Tư thế “ghé chiếu” là một điển tích vừa cho thấy thái độ khiêm tốn sẵn sàng chờ
đợi và trọng dụng hiền tài của Quang Trung vừa thể hiện vốn hiểu biết uyên thâm,
tài văn chương của tác giả. Người nghe vì thế thêm nể trọng vì những điều đã được
viết ra. (1,0 điểm)
Câu 2. (7,0 điểm)
1. Yêu cầu về kỹ năng
Làm đúng kiểu bài phân tích, cảm thụ thơ trữ tình.
- Khi viết bài, người viết có thể vận dụng nhiều thao tác nghị luận như phân tích,
giải thích, chứng minh, nêu cảm nghĩ…
2. Yêu cầu về kiến thức
a. Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Xuân Hương, tác phẩm Tự tình II. 0,5
b. Cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của bài thơ;
- Hai câu đề: Tình cảnh cô đơn của người phụ nữ trong đêm khuya thanh vắng xót
xa thấm thía cho sự rẻ rúng, bẽ bàng duyên phận. (1,0 điểm)
- Hai câu thực: Tìm đến rượu để quên đời, nhưng không quên được; tìm đến vầng
trăng để mong tìm tri âm, chia sẻ nhưng chỉ thấy đêm tàn, trăng khuyết, tuổi xuân
trôi qua mà tình duyên không trọn vẹn. (1,0 điểm)
- Hai câu luận: Tả cảnh thiên nhiên kỳ lạ phi thường, đầy sức sóng: Muốn phá
phách, tung hoành
=> Cá tính Hồ Xuân Hương: Mạnh mẽ, quyết liệt, tìm mọi cách vượt lên số phận.
- Phép đảo ngữ và nghệ thuật đối: Sự phẫn uất, phản kháng của tâm trạng nhân vật
trữ tình. (1,0 điểm)
- Hai câu kết: Tâm trạng chán chường, buồn tủi mà cháy bỏng khát vọng hạnh
phúc cũng là nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. (1,0 điểm)
- Nghệ thuật: Sử dụng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn; tả cảnh sinh động; đưa ngôn ngữ
đời thường vào thơ. (0,5 điểm)
c. Suy nghĩ của bản thân về cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội ngày nay.
(1,5 điểm)
- Quan niệm về người phụ nữ trong xã hội xưa: Phần lớn phụ nữ Việt Nam thời
xưa không được coi trọng, không có được những địa vị xứng đáng trong gia đình,
xã hội, phải chịu nhiều sự áp đặt, bất công, tư tưởng trọng nam khinh nữ
- Quan niệm về người phụ nữ trong xã hội ngày nay:
+ Vẫn có trách nhiệm tề gia nội trợ, vẫn giữ được nét dịu dàng, khiêm nhường của
người phụ nữ truyền thống.
+ Là những công dân bình đẳng trong cộng đồng xã hội. Không còn phải cam chịu
số phận, không còn phải phụ thuộc hoàn toàn vào người đàn ông như phụ nữ xưa.
Họ có quyền được học hành, làm việc, cống hiến cho sự phát triển của xã hội.
d. Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của bài thơ. (0,5 điểm)
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN………….. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
TRƯỜNG THPT …………………...... MÔN: NGỮ VĂN 11
NĂM HỌC: 2021 – 2022
ĐỀ SỐ 9
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

Phần 1: Đọc  - hiểu (3 điểm)


Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
... Với một tốc độ truyền tải như vũ bão, Internet nói chung, Facebook nói riêng
hàm chứa nhiều thông tin không được kiểm chứng, sai sự thật, thậm chí độc hại.
Vì thế, nó cực kì nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng xấu đến chính trị, kinh tế, đạo
đức ... và nhiều mặt của đời sống, có thể gây nguy hại cho quốc gia, tập thể hay
các cá nhân. Do được sáng tạo trong môi trường ảo, thậm chí nặc danh nên nhiều
"ngôn ngữ mạng" trở nên vô trách nhiệm, vô văn hóa... Không ít kẻ tung lên
Facebook những ngôn ngữ tục tĩu, bẩn thỉu nhằm nói xấu, đả kích, thóa mạ người
khác. Chưa kể đến những hiện tượng xuyên tạc tiếng Việt, viết tắt, kí hiệu đến kì
quặc, tùy tiện đưa vào văn bản những chữ z, f, w vốn không có trong hệ thống chữ
cái tiếng Việt, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt...
(Trích Bàn về Facebook với học sinh, Lomonoxop.Edu.vn)

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên. Nêu phương thức biểu đạt
chính của văn bản
Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản.
Câu 3: Chỉ ra biện pháp tu từ chính được sử dụng trong văn bản. Nêu tác dụng của
biện pháp tu từ đó.
Câu 4: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu) trình bày suy nghĩ của anh/chị về
tác hại của Facebook đối với giới trẻ ngày nay.

PHẦN II: LÀM VĂN (7 điểm)


Phân tích bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương để thấy được tấm lòng yêu
thương, quý trọng vợ và nhân cách cao đẹp của nhà thơ.

ĐỀ SỐ 9 ĐÁP ÁN

Phần I: Đọc – hiểu


Câu 1:
- Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận
- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
Câu 2:
- Nội dung chính: Bàn về tác hại của facebook/ Facebook và sự ảnh hưởng của nó
đến các mặt đời sống xã hội.
Câu 3:
- Biện pháp tu từ: liệt kê
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh những ảnh hưởng của facebook
+ Đoạn văn nhịp nhàng, cân đối, giàu sức diễn đạt.
Câu 4:
- Yêu cầu HS nắm vững kĩ năng viết đoạn văn ngắn đảm bảo về hình thức, nội
dung, không sai ngữ pháp, dùng từ, đặt câu
- Một số tác hại: Tốn thời gian; ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập; dễ bị lừa đảo;
bị ăn cắp thông tin cá nhân…

Phần II: Làm văn


1. Mở bài:
- Giới thiệu đôi nét về nhà thơ Trần Tế Xương, hay còn gọi là Tú Xương hay Tú
Mỡ, là một trong những nhà thơ có cách viết trào phúng, hài hước.
- Giới thiệu về bài thơ "Thương vợ".
2. Thân bài:
a. Hình ảnh bà Tú
* Hai câu thực:
                                    “Quanh năm buôn bán ở mom sông
                                     Nuôi đủ năm con với một chồng” 
- Công việc: buôn bán
- Thời gian: quanh năm=> từ ngày này qua ngày khác, từ tháng này qua tháng
khác, không có một ngày được nghỉ ngơi.
- Địa điểm: mom sông ( phần đất ở bờ sông nhô ra phía lòng sông, nơi người làng
chài thường hay tụ tập mua bán)=> hai chữ “mom sông” gợi tả một cuộc đời nhiều
mưa nắng, một cuộc đời lắm cơ cực, phải vật lộn để kiếm sống.
- “Nuôi đủ năm con với một chồng”: Gánh nặng gia đình đang đè nặng lên đôi vai
người mẹ, người vợ.
+ Cách đếm con, chồng => ẩn chứa nỗi niềm chua chát về một gia đình gặp nhiều
khó khăn: đông con, còn người chồng đang phải “ăn lương vợ”
=> Hai câu thực gợi tả cụ thể hơn cuộc sống tảo tần gắn với việc buôn bán ngược
xuôi của bà Tú.
* Hai câu đề:
                               “Lặn lội thân cò khi quãng vắng
                               Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
- Thấm thía nỗi vất vả, gian lao của vợ, Tế Xương đã mượn hình ảnh con cò trong
ca dao để nói về bà Tú: thân cò lầm lũi gợi liên tưởng về  thân phận vất vả, cực
khổ, của bà Tú cũng như những người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ
- Ba từ "khi quãng vắng" đã nói lên không gian heo hút, vắng lặng chứa đầy những
lo âu, nguy hiểm.
- Câu thơ dùng phép đảo ngữ (đưa từ "lặn lội" lên đầu câu) và dùng từ "thân cò"
thay cho từ "con cò" càng làm tăng thêm nỗi vất vả gian truân của bà Tú. Không
những thế, từ "thân cò" còn gợi nỗi ngậm ngùi về thân phận nữa. Lời thơ, vì thế,
mà cũng sâu sắc hơn, thấm thìa hơn.
- Câu thứ tư làm rõ sự vật lộn với cuộc sống đầy gian nan của bà Tú: “Eo sèo mặt
nước buổi đò đông.”
+ Eo sèo: là từ láy tượng thanh ý chỉ sự kì kèo, kêu ca phàn nàn một cách khó chịu
=> gợi tả cảnh tranh bán, cãi vã nơi “mặt nước”
+ Câu thơ gợi tả cảnh chen chúc, bươn trải trên sông nước của những người làm
nghề buôn bán nhỏ.
+ “Buổi đò đông”  hàm chứa không phải ít những lo âu, nguy hiểm "khi quãng
vắng".
+ Nghệ thuật đối đặc sắc đã làm nổi bật cảnh kiếm ăn nhiều cơ cực. Bát cơm,
manh áo mà bà Tú kiếm được để “nuôi đủ năm con với một chồng” phải lặn lội
trong nắng mưa, phải giành giật, phải trả giá bằng mồ hôi, nước mắt trong thời
buổi khó khăn.
* Hai câu luận
                              “Một duyên hai nợ, âu đành phận,
                              Năm nắng, mười mưa dám quản công.”
- Tú Xương vận dụng rất sáng tạo hai thành ngữ: “một duyên hai nợ” và “năm
nắng mười mưa”, đối xứng nhau hài hòa, màu sắc dân gian đậm đà trong cảm nhận
và ngôn ngữ biểu đạt:
+ “Duyên” là duyên số, duyên phận, là cái “nợ” đời mà bà Tú phải cam phận, chịu
đựng.
+ “Nắng”, “mưa” tượng trưng cho mọi vất vả, khổ cực.
+ Các số từ trong câu thơ tăng dần lên: “một… hai… năm… mười… làm nổi rõ
đức hi sinh thầm lặng của bà Tú, một người phụ nữ chịu thương, chịu khó vì sự ấm
no, hạnh phúc của chồng con và gia đình.
+ “Âu đành phận”, … “dám quản công” … giọng thơ nhiều xót xa, thương cảm,
thương mình, thương gia cảnh nhiều éo le.
=> Tóm lại, sáu câu thơ đầu bằng tấm lòng biết ơn và cảm phục, Tú Xương đã
phác họa một vài nét rất chân thực và cảm động về hình ảnh bà Tú, người vợ hiền
thảo của mình với bao đức tính đáng quý: đảm đang, tần tảo, chịu thương chịu khó,
thầm lăng hi sinh cho hạnh phúc gia đình.
b. Nỗi lòng của tác giả
- Hai câu kết, Tú Xương sử dụng từ ngữ thông tục, lấy tiếng chửi nơi “mom sông”
lúc “buổi đò đông” đưa vào thơ rất tự nhiên, bình dị:
                          “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
                         Có chồng hờ hững cũng như không.”
+ Ý nghĩa của lời chửi là tác giả thầm trách bản thân mình một cách thẳng thắn,
nhận ra sự vô dụng của bản thân mình. Nhưng đó lại là một lẽ thường tình trong xã
hội phong kiến trọng nam khinh nữ. Tú Xương dám thừa nhận mình là “quan ăn
lương vợ”, dám tự nhận khuyết điểm của mình. Từ đó cho thấy ông là một người
có nhân cách đẹp.
=> Hai câu kết là cả một nỗi niềm tâm sự và thế sự đầy buồn thương, là tiếng nói
của một trí thức giàu nhân cách, nặng tình đời, thương vợ con, thương gia cảnh
nghèo. Tú Xương thương vợ cũng chính là thương mình vậy: nỗi đau thất thế của
nhà thơ khi cảnh đời thay đổi.
3. Kết bài:
- Cảm nhận chung về giá trị của bài thơ.

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN………….. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1


TRƯỜNG THPT …………………...... MÔN: NGỮ VĂN 11
NĂM HỌC: 2021 – 2022
ĐỀ SỐ 10
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

I. Phần đọc hiểu (3,0 điểm)


Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:
"… (1) Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn
vách/ Có mấy cũng không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái
đạo” đọc sách cũng dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà
xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt . Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng
tủ ... rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt
động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại.
...(2) Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có
thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên
cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus... Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi
người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v... càng khiến
chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay
vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết,
không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay...”
(Trích “Suy nghĩ về đọc sách” – Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục & Thời đại, Thứ
hai ngày 13.4.2015)
Câu 1. Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,5 điểm)
Câu 2. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên. (1,0 điểm)
Câu 3. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: “cuộc sống hiện nay dường như
“cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha”? (1,0 điểm)
Câu 4. Có ý kiến cho rằng: Thời nay, đọc sách là lạc hậu. Sống trong thời đại công
nghệ thông tin thì phải lên mạng đọc vừa nhanh, vừa dễ, vừa đỡ tốn kém. Anh/ chị
có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao? (0,5 điểm)

II. Phần làm văn (7,0 điểm)


Câu 1 (2,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến: Một cuốn sách tốt
là một người bạn hiền.
Câu 2 (5,0 điểm)
Anh/ chị hãy cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến qua bài thơ Câu cá
mùa thu.
ĐỀ SỐ 10 ĐÁP ÁN

Lời giải chi tiết


I. Phần đọc hiểu
Câu 1
- Thao tác lập luận so sánh/ Thao tác so sánh
Câu 2:
- Câu văn khái quát chủ đề: Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong
cuộc sống phẳng hiện nay.
Câu 3:
- Tác giả cho rằng “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần
phôi pha” vì ở thời đại công nghệ số, con người chỉ cần gõ bàn phím máy tính hoặc
điện thoại di động đã có thể tiếp cận thông tin ở nhiều phương diện của đời sống,
tại bất cứ nơi đâu, trong bất kì thời gian nào, nên việc đọc sách đã dần trở nên phôi
pha.
Câu 4:
- Học sinh có thể đồng tình hoặc không đồng tình, lí giải hợp lí, thuyết phục, hợp
lí.
II. Phần làm văn
Câu 1:
* Có thể trình bày theo định hướng sau:
- Giải thích:
+ Sách tốt là loại sách mở ra cho ta chân trời mới, giúp ta mở mang kiến thức về
nhiều mặt: cuộc sống, con người, trong nước, thế giới, đời xưa, đời nay, thậm chí
cả những dự định tương lai, khoa học viễn tưởng...
+ Bạn hiền đó là người bạn có thể giúp ta chia sẻ những nỗi niềm trong cuộc sống,
giúp ta vươn lên trong học tập, cuộc sống. Do tác dụng tốt đẹp như nhau mà có
nhận định ví von "Một quyển sách tốt là một người bạn hiền".
- Bàn luận:
+ Sách tốt là người bạn hiển kể cho ta bao điều thương, bao kiếp người điêu linh
đói khổ mà vẫn giữ trọn vẹn nghĩa tình (dẫn chứng qua các tác phẩm VH).
+ Sách cho ta hiểu và cảm thông với bao kiếp người, với những mảnh đời ở những
nơi xa xôi, giúp ta vươn tới chân trời của ước mơ, ước mơ một xã hội tốt đẹp.
+ Sách giúp ta chia sẻ, an ủi những lúc buồn chán: Truyện cổ tích, thần thoại,...
+ Khi đọc sách cần chọn lựa sách hay, giàu ý nghĩa, bổ ích cho người đọc...
+ Phê phán những quan điểm lệch lạc về việc đọc sách, chọn sách ở một số người..
- Liên hệ bản thân
Câu 2:
Có thể trình bày theo định hướng sau:
* Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nêu vấn đề nghị luận:
- Nguyễn Khuyến là nhà nho tài năng, có cốt cách thanh cao, một trong những đại
diện xuất sắc cuối cùng của VHTĐ Viêt Nam.
- Câu cá mùa thu là bài thơ đặc sắc trong Chùm thơ thu, đằng sau bức tranh cảnh
thu là vẻ đẹp tâm hồn thi nhân.
* Giải thích: Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến trong bài thơ là tình yêu thiên nhiên
gắn liền với tình yêu quê hương, đất nước và tâm trạng thời thế của một tâm hồn
thanh cao.
* Phân tích, chứng minh: Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu quê hương đất
nước:
- Thơ viết về thiên nhiên trước hết là bộc lộ tình yêu thiên nhiên của tác giả: thiên
nhiên được cảm nhận bằng nhiều giác quan (thị giác, thính giác, xúc giác...).Bức
tranh thiên nhiên với màu sắc, đường nét, âm thanh... đẹp, tĩnh lặng, đượm buồn,
điển hình cho cảnh sắc mùa thu làng quê ở đồng bằng Bắc bộ.
- Thơ viết về thiên nhiên còn phản ánh tình yêu quê hương, đất nước vì đó là thiên
nhiên của quê hương mình, tổ quốc mình: Là người gắn bó sâu sắc và thiết tha với
quê hương, Nguyễn Khuyến đã cảm nhận vẻ đẹp riêng của cảnh sắc quê hương,
đồng thời thể hiện vẻ đẹp ấy bằng nét bút vừa chân thực, vừa tinh tế. Bức tranh
Câu cá mùa thu mang được cái hồn dân tộc, vượt khỏi những công thức, ước lệ
không chỉ bởi tài thơ mà còn bởi tình yêu thiên nhiên đất nước của tác giả.
- Tâm trạng thời thế của một tâm hồn thanh cao:
Người đi câu hờ hững với việc câu cá bởi đang nặng lòng trước thế sự. Tâm trạng
u hoài bộc lộ qua bức tranh thiên nhiên tĩnh lặng, vắng người, vắng tiếng. Nỗi u
hoài từ tâm cảnh lan tỏa ra ngoại cảnh phủ lên cảnh vật vẻ thanh sơ đến hiu hắt.
Không gian tĩnh lặng đem đến cảm nhận về nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn
thi nhân.Tìm đến thú vui câu cá để nhàn thân nhưng tâm không nhàn, không câu cá
mà “câu thanh, câu vắng” bởi nặng lòng trước thời thế và vận mệnh đất nước.
=> Qua tâm trạng thời thế của ông ta thấy một tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng
không kém phần sâu sắc.
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN………….. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
TRƯỜNG THPT …………………...... MÔN: NGỮ VĂN 11
NĂM HỌC: 2021 – 2022
ĐỀ SỐ 11
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3, 0 điểm )

CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA


 Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những
hạt lúa tốt đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên
cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng.
Ta không muốn cả thân hình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả
chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó
chọn một góc khuất trong kho lửa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm
mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu
một cuộc đời mới.
 Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận
được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì nên nó
chết dần chết mòn. Trong khi đó hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đấy nhưng từ
thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt
lúa mới…
Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ sự nguyên vẹn vô
nghĩa của bản thân mà hãy can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan để góp cho
cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ – đó là sự lựa chọn của hạt giống thứ hai”.
(Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Trẻ, 2004)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản
Câu 2: Dựa vào văn bản, hãy cho biết vì sao hạt lúa thứ hai “ngày đêm mong được
ông chủ gieo xuống đất”
Câu 3: Hình ảnh 2 hạt lúa có ý nghĩa tượng trưng cho những kiểu người nào trong
xã hội?
Câu 4: Thông điệp sâu sắc nhất mà anh chị rút ra từ văn bản trên?

PHẦN II. LÀM VĂN (7 điểm)


Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Chí Phèo từ khi gặp Thị Nở cho đến
trước khi bị Thị Nở từ chối trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao.
ĐỀ SỐ 11 ĐÁP ÁN

I. Đọc hiểu
Câu 1:
- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
Câu 2:
- Hạt lúa thứ hai ngày đêm mong được ông chủ gieo xuống đất bởi vì nó mong đợi
được bắt đầu một cuộc đời mới.
Câu 3:
- Hình ảnh hai hạt lúa tượng trưng cho 2 kiểu người:
+ Hạt lúa thứ nhất: kiểu người sống trong mức an toàn, không dám làm gì mạo
hiểm.
+ Hạt lúa thứ hai: kiểu người dám sống khác, dám đương đầu với thử thách.
Câu 4:
- Anh/chị có thể tự rút ra thông điệp có ý nghĩa cho bản thân mình từ câu chuyện.
Có thể thông điệp: Mỗi người hãy dám dấn thân mình, sống một cuộc đời có ý
nghĩa.
II. Làm văn
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Nam Cao là cây nút xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. “Đến Nam Cao,
chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam từ 1930 đến 1945 mới thực sự tự giác
đầy đủ về những nguyên tắc sáng tác của nó”. Những sáng tác của ông xoay quanh
hai đối tượng chính là người nông dân nghèo và người trí thức nghèo.
- Chí Phèo thuộc thể loại truyện ngắn nhưng có dung lượng của tiểu thuyết. Tác
phẩm này đã đưa Nam Cao lên vị trí là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc
nhất trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
2. Giới thiệu nhân vật
- Xuất thân: là đứa trẻ mồ côi bị bỏ rơi ở lò gạch cũ, được anh đi thả ống lươn nhặt
được, mang về cho một bà góa mù, bà góa mù bán cho bác phó cối không con, bác
phó cối mất đi thì sống trong sự đùm bọc của dân làng.
=> Mồ côi, bị trao qua đổi lại, lớn lên trong sự cưu mang của cộng đồng.
- Khi lớn lên (20 tuổi): Chí Phèo làm canh điền cho nhà lí Kiến, lành như đất ->
lương thiện đích thực:
+ Cày cấy thuê để kiếm sống.
+ Khi bị bà ba gọi vào bóp chân, Chí chỉ thấy nhục -> có lòng tự trọng.
+ Mơ ước về mái ấm hạnh phúc, giản dị: chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải…
=> Là một người lương thiện.
Diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở:
* Mối quan hệ Thị Nở và Chí Phèo: Là quan hệ trực tiếp thể hiện phần nhân tính
chìm khuất cũng như bi kịch bị từ chối quyền làm người của Chí.
 - Sự xuất hiện của Thị Nở có một ý nghĩa khá đặc biệt trong việc thể hiện số phận,
tính cách nhân vật Chí.
     + Dưới mắt người dân làng Vũ Đại, thị Nở nghèo, xấu, dở hơi, là dòng dõi của
nhà “có ma hủi”. Nhưng với Chí thì thị Nở là người “có duyên”. Bởi vì thị không
chỉ là người mà còn là ước mơ hạnh phúc của Chí, thị đã giúp Chí phát hiện lại
chính mình.
     + Nhưng thị cũng là nỗi đau sâu thẳm của Chí. Nghèo xấu, dở hơi…thế mà Chí
vẫn không “xứng đôi” với thị => Tô đậm cái bi đát, hẩm hiu trong số phận Chí.
* Việc gặp Thị Nở như một bước ngoặc trong cuộc đời Chí. Tình yêu của Thị Nở
dành cho Chí đã thức tỉnh linh hồn của Chí, kéo Chí từ thú vật trở lại làm người
- Chí có sự thay đổi về tâm lí:
     + Hắn thấy hằn già mà vẫn cô độc.
     +  Đói rét, bệnh tật hắn có thể chịu được nhưng hắn sợ nhất là sự cô độc.
- Chí cảm nhận được âm vang cuộc sống chung quanh mình:
     + Tiếng chim hót trong lành buổi sáng.
     + Tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá ven sông.
     + Tiếng người cười nói đi chợ về.
- Chí hồi tưởng về quá khứ và hi vọng trong tương lai.
     + Có một thời hắn mơ ước có cuộc sống gia đình “Chồng cày thuê…làm”.
     + Thị sẽ mở đường cho Chí trở lại cuộc sống lương thiện.
* Khi bị thị Nở dứt tình thì tâm trạng của Chí có nhiều thay đổi: Chí ngạc nhiên
sau đó Chí chợt hiểu. Quá trình diễn biến tâm lí đầy phức tạp: thức tỉnh – hi vọng –
thất vọng, đau đớn – phẫn uất – tuyệt vọng.
     + Chí thức tỉnh và muốn làm người lương thiện. Chí không thể đập phá, rạch
mặt ăn vạ được nữa.
     + Nhưng ai cho Chí lương thiện.
     + Kẻ thù của Chí không phải một mình bá Kiến mà là cả xã hội đương thời thối
nát và độc ác.
     + Dưới con mắt của mọi người, của xã hội ấy, Chí Phèo chỉ có thể là con quỷ
dữ không thể là người. Vì thế một người tập trung tất cả cái xấu như thị Nở đã phũ
phàng cự tuyệt chí.
     + Chí vô cùng đau đớn tuyệt vọng “ôm mặt khóc rưng rức”. Chí dùng dao đâm
chết kẻ thù và tự sát. Chí đã chết trên ngưỡng cửa lương thiện => Bi kịch bị cự
tuyệt quyền làm người.
3. Tổng kết
- Chí Phèo là một nhân vật điển hình bất hủ của văn xuôi Việt Nam hiện đại. “Hiện
tượng Chí Phèo” in đậm dấu ấn của thời kì Tiền khởi nghĩa 1940 – 1945.
- Nam Cao đã rất thành công trong việc tạo dựng hình tượng nhân vật Chí Phèo
thông qua bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo, giọng kể độc đáo, có sự kết
hợp giữa lời trực tiếp với lời nửa trực tiếp.

You might also like