You are on page 1of 18

ÔN TẬP

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I. NĂM HỌC 2023-2024


MÔN NGỮ VĂN 9–ĐỀ A
Thời gian làm bài 90 phút
Họ và tên…………………………………………Lớp………………………
Điểm Nhận xét của cô giáo

Đề bài.
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi
Vị vua và những bông hoa
Một ông vua nọ có tài chăm sóc những cây hoa và ông đang muốn tìm một
người kế vị mình. Ông quyết định để những bông hoa quyết định, vì thế ông đưa
cho tất cả mọi người mỗi người một hạt giống. Người nào trồng được những bông
hoa đẹp nhất từ hạt giống này sẽ được lên ngôi.
Một cô gái tên là Serena cũng muốn tham gia vào cuộc cạnh tranh để trồng
được bông hoa đẹp nhất. Cô gieo hạt giống trong một cái chậu rất đẹp, chăm sóc
nó rất kỹ càng, nhưng đợi mãi mà chẳng thấy hạt giống nảy mầm.
Năm sau, cô thấy mọi người tụ tập tại cung điện với những chậu hoa rất đẹp.
Serena rất thất vọng, nhưng vẫn tới cuộc tụ họp với chậu hoa trống rỗng. Nhà vua
kiểm tra tất cả chậu hoa, rồi dừng lại ở chậu hoa của Serena. Ngài hỏi “Tại sao
chậu hoa của cô không có gì?”. “Thưa điện hạ, tôi đã làm mọi thứ để nó lớn lên
nhưng tôi đã thất bại”- cô gái trả lời.
“Không, cô không thất bại. Những hạt giống mà ta đưa cho mọi người đều
đã được nướng chín, vì thế chúng không thể nảy mầm. Ta không biết những bông
hoa đẹp này ở đâu ra. Cô rất trung thực, vì thế cô xứng đáng có được vương miện.
Cô sẽ là nữ hoàng của vương quốc này”. (Theo Quà tặng cuộc sống
Câu 1(0,5đ). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2(0,5đ). Hãy giải thích vì sao cô Serena lại được nhà vua phong làm nữ
hoàng?
Câu 3(1đ). Chuyển lời dẫn trực tiếp trong câu sau thành lời dẫn gián tiếp?
Nhà vua kiểm tra tất cả chậu hoa, rồi dừng lại ở chậu hoa của Serena. Ngài
hỏi “Tại sao chậu hoa của cô không có gì?”. “Thưa điện hạ, tôi đã làm mọi thứ để
nó lớn lên nhưng tôi đã thất bại”- cô gái trả lời.
Câu 4(1đ). Em hãy rút ra bài học cho bản thân khi đọc xong câu chuyện trên.
II. PHẦN LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2,0đ): Từ văn bản ở phần đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn bàn về đức tính
trung thực? (Học sinh trình bày câu trả lời bằng một đoạn văn 200 chữ)
Câu 2 (5,0đ): Phân tích 8 câu thơ đầu trong đoạn trích chị em Thúy Kiều ( Trích
truyện Kiều của Nguyễn Du ) Ngữ văn 9 tập 1

HƯỚNG DẪN
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I. NĂM HỌC 2023-2024
MÔN NGỮ VĂN 9. ĐỀ A

I. Phần đọc hiểu


Câu 1. Phương thức biểu đạt chính là phương thức tự sự. (0,5 đ)
Câu 2. Cô Serena được phong là nữ hoàng vì cô đã rất trung thực khi trồng đúng
hạt giống mà nhà vua cho. (0,5 đ)
Câu 3. Học sinh chuyển đúng một lời dẫn ghi 0,5 điểm, đúng cả 2 lời ghi 1 điểm
- Nhà vua kiểm tra tất cả chậu hoa, rồi dừng lại ở chậu hoa của Serena. Ngài hỏi
rằng tại sao chậu hoa của Serena không có gì. (0,5 đ)
- Serena trả lời rằng cô ấy đã làm mọi thứ để nó lớn lên nhưng cô ấy đã thất bại.
(0,5 đ)
Câu 4. Con người cần phải sống trung thực, có lòng tin vào sự trung thực của bản
thân. Có lòng trung thực, con người sẽ gặt được nhiều thành công trong cuộc sống.
(1,0 đ)
II. PHẦN LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1: (2,0đ)
* Đảm bảo là một đoạn văn đúng dung lượng, diễn đạt trôi chảy, trình bày sạch
đẹp 0,5 điểm
* Học sinh có thể có những cách trình bày và cảm nhận khác nhau, song cần làm
nổi bật được các ý sau: (1,5 điểm)
- Dẫn dắt, nêu vấn đề cần nghị luận: Đức tính trung thực của con người
- Giải thích:
+ Trung thực là một đức tính tốt đẹp, đó là sự chân thành, ngay thẳng, không gian
dối trong bất kỳ chuyện gì.
- Trong học tập: Học sinh trong giờ kiểm tra nghiêm túc làm bài, không quay cóp,
sử dụng tài liệu.
- Trong cuộc sống: không dối gian, giấu giếm, không đổi trắng thay đen sự thật,
không lừa lọc người khác, luôn đối xử với mọi người một cách chân thành, thẳng
thắn, luôn tôn trọng sự thật, bảo vệ sự thật, lên án sự điêu trá.
- Ý nghĩa của đức tính trung thực:
+ Người trung thực sẽ ngày càng hoàn thiện và trau dồi nhân cách để hoàn thiện
bản thân, trở thành một công dân tốt của xã hội..
+ Người trung thực sẽ được mọi người tin tưởng, yêu mến, tôn trọng
- Phê phán: Cần lên án, phê phán những kẻ dối trá, gian xảo, lừa bịp…(Người dối
gian sẽ bị mọi người quay lưng và lánh, thậm chí họ còn tự tạo thêm cho mình kẻ
thù, chẳng có một mối quan hệ nào tử tế. Người nói dối chính là kẻ cô đơn và đáng
thương nhất trong cuộc đời của họ.)
- Bài học nhận thức và hành động:
- Phải có thói quen trung thực với chính bản thân, biết được vị trí của bản thân,
không ảo tưởng huyễn hoặc.
- Cần ý thức tự giác luôn luôn trau dồi, bồi dưỡng tính trung thực cho bản thân,
góp phần làm cho xã hội trở nên văn minh, tốt đẹp hơn.
Câu 2 (5 điểm)
Hs viết một bài nghị luận văn học, diễn đạt trôi chảy, lưu loát; lập luận chặt chẽ;
đảm bảo các nội dung và bố cục sau:
Câu 2 (5 điểm)
Yêu cầu hình thức : 1 điểm
Hs viết một bài nghị luận văn học, diễn đạt trôi chảy, lưu loát; lập luận chặt chẽ
Bố cục 3 phần
Không mắc lỗi chính tả , diễn đạt
Yêu cầu nội dung : 4 điểm
Đảm bảo các nội dung và bố cục sau:
1. Mở bài: 0,5
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
Đoạn trích đã khắc họa rõ nét chân dung tuyệt mĩ của chị em Thúy Kiều, ca ngợi
vẻ đẹp, tài năng và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh của Thúy Kiều, đây là
biểu hiện cho cảm hứng nhân văn
2.Thân bài :3 điểm
a.Hoàn cảnh sáng tác,vị trí đoạn trích : 0,25đ
b. Chân dung Thúy Vân, Thúy Kiều (4 câu thơ đầu) : 1 đ
– Trước hết, Nguyễn Du giới thiệu chung về hai chị em trong gia đình, lời giời
thiệu cổ điển, trang trọng rằng họ là “tố nga”, đẹp và trong sáng:
“Đầu lòng hai ả tố nga

Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân”.


– Tiếp đến, tác giả miêu tả chung vẻ đẹp của hai chị em trong một nhận xét mang
tính chất lí tưởng hóa, tuyệt đối hóa ( đẹp một cách hoàn thiện):
“Mai cốt cách tuyết tinh thần

Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”.


+ Với bút pháp ước lệ tượng trưng, tác giả đã gợi tả vẻ đẹp duyên dáng, thanh tao,
trong trắng của người thiếu nữ ở hai chị em Thúy Kiều: “Mai cốt cách, tuyết tinh
thần”. Vóc dáng mảnh mai, tao nhã như mai; tâm hồn trắng trong như tuyết. Đó là
vẻ đẹp hài hòa đến độ hoàn mĩ cả hình thức lẫn tâm hồn, cả dung nhan và đức
hạnh.
+ Hai chị em đều tuyệt đẹp, không tì vết “mười phân vẹn mười”, song mỗi người
lại mang nét đẹp riêng khác nhau “mỗi người một vẻ”.
– Bốn câu thơ đầu là bức tranh nền để từ đó tác giả dẫn người đọc lần lượt chiêm
ngưỡng sắc đẹp của từng người.
c. Vẻ đẹp đoan trang, thùy mị của Thúy Vân (4 câu thơ tiếp theo): 1 điểm
– Câu thơ mở đầu: “Vân xem trang trọng khác vời” đã giới thiệu khái quát vẻ đẹp
của Thúy Vân: một vẻ đẹp cao sang, quí phái.
– Bút pháp ước lệ tượng trưng, phép ẩn dụ, nhân hoá: “khuôn trăng”, “nét ngài”,
“hoa cười ngọc thốt, “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”
– Vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu; tính cách thì đoan trang, thùy
mị: khuôn mặt đầy đặn, tươi sáng như trăng đêm rằm;lông mày sắc nét như mày
ngài; miệng cười tươi thắm như hoa; giọng nói trong trẻo thốt ra từ hàm răng ngọc
ngà là những lời đoan trang, thùy mị. Mái tóc của nàng đen mượt hơn mây, da
trắng mịn màng hơn tuyết.
– Vân đẹp hơn những gì mỹ lệ của thiên nhiên – một vẻ đẹp tạo sự hòa hợp, êm
đềm với xung quanh. Cũng là hương sắc của tạo hóa, báu vật của nhân gian. Điều
đó ngầm dự báo về một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.
d.Đánh giá : 0,75
Nội dung:0.25
Đoạn trích đã khắc họa rõ nét chân dung tuyệt mĩ của chị em Thúy Kiều, ca ngợi
vẻ đẹp, tài năng và dự cảm về số phận của Thúy Vân , đây là biểu hiện cho cảm
hứng nhân văn của Nguyễn Du
Nghệ thuật:0.5
Nghệ thuật nổi bật của đoạn trích là nghệ thuật khắc họa nhân vật lí tưởng bằng bút
pháp ước lệ tượng trưng – lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm nổi bật vẻ đẹp của con
người
Thể thơ : lục bát
Ngôn ngữ : điêu luyện
Nghệ thuật : Miêu tả người
Kết bài : 0,5
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I. NĂM HỌC 2023-2024
MÔN NGỮ VĂN 9–ĐỀ B
Thời gian làm bài 90 phút
Họ và tên…………………………………………Lớp………………………
Điểm Nhận xét của cô giáo

Đề bài.
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi
Có một người duy nhất sống sót trong một tai nạn đắm tàu và trôi dạt trên
một hoang đảo nhỏ. Kiệt sức, nhưng cuối cùng anh đã gom được những mẩu gỗ
trôi dạt và tạo cho mình một túp lều nhỏ để trú ẩn và cất giữ một vài đồ đạc còn sót
lại. Ngày ngày anh nhìn về chân trời cầu mong được cứu thoát, nhưng dường như
vô ích.
Thế rồi một ngày, như thường lệ anh rời khỏi chòi để tìm thức ăn trong khi
bếp lửa trong lều vẫn cháy. Khi anh trở về thì túp lều đã ngập trong lửa, khói cuộn
bốc lên trời cao, Điều tồi tệ nhất đã xảy đến. Mọi thứ đều tiêu tan thành tro bụi.
Anh chết lặng trong sự tuyệt vọng: “ Sao mọi việc thế này lại xảy đến với tôi hả
trời!”.
Thế nhưng, rạng sáng hôm sau anh bị đánh thức bởi âm thanh của một chiếc
tàu đang tiến đến gần đảo. Người ta đã đến để cứu anh. “Làm sao các anh biết
được tôi ở đây?” – Anh hỏi những người cứu mình. Họ trả lời: “Chúng tôi thấy tín
hiệu khói của anh”.
(Nguồn: Internet)
Câu 1(0,5đ). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2(0,5đ). Tìm những chi tiết kể về việc làm của anh sau khi dạt vào hòn đảo?
Câu 3(1đ). Chuyển lời dẫn trực tiếp trong câu sau thành lời dẫn gián tiếp?
Người ta đã đến để cứu anh. “Làm sao các anh biết được tôi ở đây?” – Anh
hỏi những người cứu mình. Họ trả lời: “Chúng tôi thấy tín hiệu khói của anh”.
Câu 4(1đ). Qua văn bản trên, tác giả gửi đến chúng ta thông điệp gì?
II. PHẦN LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2,0đ): Từ văn bản ở phần đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn bàn về niềm hy
vọng của con người trong cuộc sống? (Học sinh trình bày câu trả lời bằng một
đoạn văn 200 chữ)
Câu 2 (5,0đ): Phân tích 8 câu thơ cuối trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
( Trích truyện Kiều của Nguyễn Du ) Ngữ văn 9 tập 1
HƯỚNG DẪN LÀM BÀi
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I. NĂM HỌC 2023-2024
MÔN NGỮ VĂN 9. ĐỀ B

I. Phần đọc hiểu


Câu 1. Phương thức biểu đạt chính là phương thức tự sự. (0,5 đ)
Câu 2(0,5đ). Những chi tiết kể về việc làm của anh sau khi dạt vào hòn đảo:
“anh đã gom được những mẩu gỗ trôi dạt và tạo cho mình một túp lều nhỏ để trú
ẩn và cất giữ một vài đồ đạc còn sót lại. Ngày ngày anh nhìn về chân trời cầu
mong được cứu thoát”
Câu 3(1đ). Học sinh chuyển đúng một lời dẫn ghi 0,5 điểm, đúng cả 2 lời ghi 1
điểm
Người ta đã đến để cứu anh. Anh hỏi những người cứu mình rằng làm sao họ biết
được anh ở đây?”
Họ trả lời rằng họ thấy tín hiệu khói của anh.
Câu 4(1đ). Qua văn bản trên, tác giả gửi đến chúng ta thông điệp:
Cuộc sống dù có khó khăn thì cũng đừng mất đi niềm hi vọng, hi vọng sẽ tiếp thêm
cho ta sức mạnh để giúp ta vượt qua khó khăn, khắc nghiệt. Mất hi vọng là mất đi
nghị lực để vươn lên trong cuộc sống, là mất đi tương lai tốt đẹp…
II. PHẦN LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1: (2,0đ)
* Đảm bảo là một đoạn văn đúng dung lượng, diễn đạt trôi chảy, trình bày sạch
đẹp 0,5 điểm
* Học sinh có thể có những cách trình bày và cảm nhận khác nhau, song cần làm
nổi bật được các ý sau: (1,5 điểm)
- Dẫn dắt, nêu vấn đề cần nghị luận: niềm hy vọng của con người trong cuộc sống
- Giải thích: Hi vọng là tin tưởng vào những điều tốt đẹp sẽ xảy đến trong tương
lai; hi vọng là sự lạc quan, lòng tin vào bản thân
- Vai trò, ý nghĩa
+ Có niềm tin vào cuộc sống
+ Vươn lên mọi khó khăn thử thách của cuộc sống, phấn đấu trở thành chính mình
+ từ đó tạo nguồn động lực để vượt qua khó khăn, gian khổ trước mắt
+ tìm được chính mình, luôn thành công trong cuộc sống.
+ có tầm nhìn xa, định hướng được cho bản thân đi theo con đường đúng đắn
- Phản đề: Nếu không có hi vọng cuộc đời trở nên vô nghĩa, không có sự nỗ lực;
cần phê phán những người dễ buông xuôi, bi quan
- Bài học nhận thức và hành động:
+ + Niềm hi vọng có thể biến cái không thể thành có thể, biến những điều tưởng
chừng vô vọng trở thành hiện thực
+ Xây dựng lối sống văn hóa khoa học, luôn trau dồi bản thân, nỗ lực phấn đấu.
Câu 2 (5 điểm)
Yêu cầu hình thức : 1 điểm
Hs viết một bài nghị luận văn học, diễn đạt trôi chảy, lưu loát; lập luận chặt chẽ
Bố cục 3 phần
Không mắc lỗi chính tả , diễn đạt
Yêu cầu nội dung : 4 điểm
Đảm bảo các nội dung và bố cục sau:
1. Mở bài: 0,5
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Nội dung đoạn trích
Thân bài :
a.Hoàn cảnh sáng tác,vị trí đoạn trích : 0,25đ
b.Bút pháp tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du trong 8 câu cuối “Kiều ở lầu
Ngưng Bích”
– Đoạn thơ này được xem là kiểu mẫu của lối thơ tả cảnh ngụ tình trong văn
chương cổ điển. Để diễn tả tâm trạng Kiều – Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp tả
cảnh ngụ tình “tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này” để khắc hoạ tâm trọng của
Kiều lúc bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích:
Cảnh 1: Nỗi buồn nhớ da diết về gia đình, quê hương : 0,5đ
“Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.”


+ “Mênh mông cửa bể chiều hôm”: Giữa không gian bao la mênh mông Kiều cảm
thấy nhớ quê hương, một nỗi buồn trào dâng da diết. Hình ảnh “con thuyền” gợi sự
cô đơn, Kiều đang nhớ gia đình, không biết bao giờ mới được trở về. Cánh buồm
thấp thoáng lúc ẩn lúc hiện nơi cửa bể chiều hôm gợi hành trình lưu lạc mờ mịt
không biết đâu là bến bờ.
+ Một cánh buồm thấp thoáng nơi cửa biển là một hình ảnh rất đắt để thể hiện nội
tâm nàng Kiều. Một cánh buồm nhỏ nhoi, đơn độc giữa biển nước mênh mông
Con thuyền gần như mất hút, vẫn còn lênh đênh giữa dòng đời, biết bao giờ mới
được trở về sum họp, đoàn tụ với những người thân yêu.
Cảnh 2: Nàng nghĩ về thân phận của mình : 0,5đ
“Buồn trông ngọn nước mới ra,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?”


+ “Buồn trông”: gợi âm điệu buồn mênh mang, nỗi buồn nhân lên khi nàng nhìn
thấy cánh hoa trôi lênh đênh vô định. Từ “trôi”: chỉ sự vận động nhưng ở thế bị
động. Cánh hoa trôi man mác trên ngọn nước mới sa gợi thân phận nhỏ bé, mỏng
manh, lênh đênh trôi dạt trên dòng đời vô định không biết đi đâu về đâu.
+ Những cánh hoa tàn lụi trôi man mác trên ngọn nước mới xa khi Kiều càng buồn
hơn bởi nàng như nhìn thấy trong đó thân phận mình lênh đênh, vô định, ba chìm
bảy nổi giữa sóng nước cuộc đời, không biết rồi sẽ trôi dạt đi đâu, sẽ bị dập vùi ra
sao.
Cảnh 3: Tương lai mù mịt của nàng : 0,5đ
“Buồn trông ngọn cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.”


+ Từ “rầu rầu” được nhân hóa chỉ màu sắc của cỏ ⇒ thiên nhiên như nhuốm màu
tâm trạng ⇒ bút pháp tả cảnh ngụ tình. Màu xanh nhợt nhạt héo hắt của cảnh vật
chính là ẩn dụ cho tương lai mờ mịt vô vọng của Kiều. Nội cỏ rầu rầu trải rộng nơi
chân mây mặt đất gợi cuộc sống úa tàn, bi thương, vô vọng kéo dài không biết đến
bao giờ. Kiều tuyệt vọng, mất phương hướng, đây vừa là tâm trạng vừa là cảnh ngộ
của Thúy Kiều.
+ Nội cỏ “rầu rầu”, “xanh xanh” – sắc xanh héo úa, mù mịt, nhạt nhoà trải dài từ
chân mây đến mặt đất, còn đâu cái “xanh tận chân trời” như sác cỏ trong tiết Thanh
minh khi Kiều còn trong cảnh đầm ấm. Màu xanh này gợi cho Kiều một nỗi chán
ngán, vô vọng vì cuộc sống cô quạnh và những chuỗi ngày vô vị, tẻ nhạt không
biết kéo dài đến bao giờ.
Cảnh 4: Nỗi kinh hoàng,hoảng sợ : 0,5đ
“Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.”


+ Hình ảnh dữ dội xuất hiện: “gió cuốn mặt duềnh”: ước ệ cho sóng gió cuộc đời
đang bủa vây, cuốn lấy Kiều, những tai ương sắp ập đến đời nàng. Nhân hóa “sóng
kêu”: gợi hình dung Kiều chới với giữa cái bất tận sục sôi trong lòng Kiều và
quanh Kiều. “Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”: Trong lòng Kiều là tiếng
sóng của buồn đau sợ hãi, dự cảm sóng gió dường như đang tiến đến rất gần Kiều.
Câu thơ thể hiện dự cảm của Thúy Kiều về cuộc đời mình nhiều gian truân sóng
gió
+ Một cơn “gió cuốn mặt duềnh” làm cho tiếng sóng bỗng nổi lên ầm ầm như vây
quanh ghế Kiều ngồi. Cái âm thanh “ầm ầm tiếng sóng” ấy chính là âm thanh dữ
dội của cuộc đời phong ba bão táp đã, đang ập đổ xuống đời nàng và còn tiếp tục
đè nặng lên kiếp người nhỏ bé ấy trong xã hội phong kiến cổ hủ, bất công. Tất cả
là đợt sóng đang gầm thét, rì rào trong lòng nàng. Lúc này Kiều không chỉ buồn
mà còn lo sợ, kinh hãi như rơi dần vào vực thẳm một cách bất lực. Nỗi buồn ấy đã
dâng đến tột đỉnh, khiến Kiều thực sự tuyệt vọng.
– Đây là 8 câu thơ thực cảnh mà cũng là tâm cảnh. Mỗi biểu hiện của cảnh đồng
thời là một ẩn dụ về tâm trạng của người – mỗi một cảnh lại khơi gợi ở Kiều
những nỗi buồn khác nhau, với những lý do buồn khác nhau trong khi nỗi buồn đã
đầy ắp tâm trạng để rồi tình buồn lại tác động vào cảnh, khiến cảnh mỗi lúc lại
buồn hơn, nỗi buồn mỗi lúc một ghê gớm, mãnh liệt hơn.
– Cách sử dụng ngôn ngữ độc thoại, điệp ngữ. Bốn bức tranh, bốn nỗi buồn đều
được tác giả khắc hoạ qua điệp từ “buồn trông” đứng đầu mỗi câu có nghĩa là buồn
mà trông ra bốn phía, trông ngáng một cái gì mơ hồ sẽ đến làm thay đổi hiện tại,
nhưng trông mà vô vọng. “Buồn trông” có cái thảng thốt lo âu, có cái xa lạ bút tầm
nhìn, có cả dự cảm hãi hùng của người con gái ngây thơ lần đầu lại bước giữa cuộc
đời ngang ngược. Điệp ngữ “buồn trông” kết hợp với các hình ảnh đứng sau đã
diễn tả nỗi buồn với nhiều sắc độ khác nhau. Điệp ngữ lại được kết hợp với các từ
láy chủ yếu là những từ láy tượng hình, dồn dập, chỉ có một từ láy tượng thanh ở
câu cuối tạo nên nhịp điệu, diễn tả nỗi buồn ngày một tăng, dâng lên lớp lớp, nỗi
buồn vô vọng, vô tận. Điệp ngữ tạo âm hưởng trầm buồn, trở thành điệp khúc của
đoạn thơ cũng là điệp khúc của tâm trạng.
– Thiên nhiên chân thực, sinh động nhưng cũng rất ảo. Đó là cảnh được nhìn qua
tâm trạng theo quy luật “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu – Người buồn cảnh có vui
đâu bao giờ”.
– Cảnh được miêu tả từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến
động để diễn đạt nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ, dồn đến bão
táp nội tâm cực điểm của cảm xúc trong lòng Kiều. Tờt cả là hình ảnh về sự vô
định, mong manh, sự dạt trôi bế tắc, sự chao đảo, nghiêng đổ dữ dội. Lúc này Kiều
trở nên tuyệt vọng, yếu đuối nhất. Cũng vì thế mà nàng đã mắc lừa Sở Khanh để
rồi dấn thân vào cuộc đời “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”.

– Bằng nghệ thuật ẩn dụ, hệ thống câu hỏi tu từ, các từ láy “thấp thoáng”, “xa xa”,
“man mác”,“rầu rầu”,”xanh xanh”,”ầm ầm”… góp phần làm nổi bật nỗi buồn
nhiều bề trong tâm trạng Kiều. Tác giả lấy ngoại cảnh để bộc lộ tâm cảnh. Cảnh
được miêu tả từ xa đến gần; màu sắc từ nhạt đến đậm; âm thanh từ tĩnh đến động;
nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ, dồn đến cơn bão táp của nội
tâm, cực điểm của cảm xúc trong lòng Kiều. Toàn là hình ảnh về sự vô định, mong
manh, sự dạt trôi, bế tắc, sự chao đảo nghiêng đổ dữ dội. Lúc này, Kiều trở nên
tuyệt vọng,yếu đuối nhất, vì thế nàng đã mắc lừa Sở Khanh để rồi dấn thân vào
cuộc đời ô nhục.
Đánh giá : 0,75
1. Nội dung : 0,25
Đoạn trích đã miêu tả tâm trạng buồn, cô đơn, buồn tủi, đáng thương của Thúy
Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích
2. Nghệ thuật: 0,5
– Thể thơ lục bát cổ truyền, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình tinh tế kết hợp các biện
pháp tu từ quen thuộc, điệp ngữ “buồn trông”…
– Đoạn trích thành công ở nghệ thuật miêu tả nội tâm đặc sắc với bút pháp tả cảnh
ngụ tình được coi là đặc sắc nhất trong Truyện Kiều.
Kết bài : 0,5
ĐỀ THI
ĐỀ SỐ 03 Môn NGỮ VĂN
Thời gian: 90 phút
I.PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đang gây ra tác động tới mọi khía cạnh của
cuộc sống, của tất cả mọi sinh vật trên Trái Đất này. Những sinh vật có sức chống
trả càng yếu, sẽ càng sớm trở thành nạn nhân, và chịu ảnh hưởng càng nặng nề.
Rồi loài người sẽ là những nạn nhân tiếp theo nếu chúng ta không cùng nhau tạo
ra thay đổi. Tế hệ tương lai sẽ trả giá, hay biết ơn là hệ quả của chính những gì
chúng ta làm ngày hôm nay. Tôi tin rằng, nếu đã đọc đến đây, bạn sẽ trở thành
đồng đội của tôi, của tác giả, của những người đang cố gắng để làm cho Trái Đất
này trở thành một nơi tốt đẹp hơn.
(Theo Hoàng Thảo – Lời giới thiệu, Sống xanh không khó - Nam Kha, NXB Dân
trí, 2020)
Câu 1. (0,5 điểm). Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. (0,5 điểm). Theo đoạn trích, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đang gây
ra tác động tới những đối tượng nào?
Câu 3. (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 4. (1,0 điểm). Em có đồng tình với ý kiến: Thế hệ tương lai sẽ trả giá, hay biết
ơn là hệ quả của chính những gì chúng ta làm ngày hôm nay không? Vì sao?
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn
(khoảng 15 – 20 dòng) chia sẻ về những việc em có thể làm để Trái Đất này trở
nên tốt đẹp hơn.
Câu 2 (5,0 điểm). Phân tích hình tượng người lính trong đoạn thơ sau:
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,
Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
(Trích Đồng chí - Chính Hữu, SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2020)
ĐÁP ÁN THAM KHẢO
PHẦN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
I 1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận 0,5 điểm
2 Theo đoạn trích, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường 0,5 điểm
đang gây ra tác động tới tất cả mọi sinh vật trên Trái Đất
này.
3 Nội dung chính của đoạn trích: 1,0 điểm
Gợi ý
- Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đang tác động
nghiêm trọng tới cuộc sống chúng ta
- Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và con người phải
hành động
4 Học sinh có thể trình bày theo quan điểm cá nhân, diễn 1,0 điểm
giải hợp lý.
Gợi ý: Đồng tình
Lý giải: Những việc làm của chúng ta ngày hôm nay sẽ
gây tác động đến môi trường mà thế hệ sau chính là đối
tượng trực tiếp chịu ảnh hưởng từ hệ quả đó. Vì vậy nếu
hôm nay chúng ta cùng nhau thay đổi để có môi trường
xanh thì tương lai thế hệ sau của chúng ta sẽ được sống
trong một cuộc sống trong lành, Trái đất trở thành một
nơi tốt đẹp hơn và ngược lại.
II 1 a. Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận xã hội 2,0 điểm
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
c. Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn : Vận dụng tốt các
thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn
chứng.
Có thể viết đoạn văn như sau:
1.Mở đoạn: Bảo vệ Trái đất chính là vấn đề cấp thiết
hiện nay.
2. Thân đoạn: Bàn luận vấn đề:
- Nếu thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay:
+ Trái đất ngày càng nóng lên
+ Không khí chứa nhiều thành phần gây hại hơn
+ Nồng độ chì đã và đang tăng lên
+ Ô nhiễm từ các loại xe cộ...
- Những việc cần làm để trái đất trở nên tốt đẹp hơn:
+ Cần có ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường
+ Có lối sống bền vững
+ Tiết kiệm nguồn điện, nguồn nước
+ Ít sử dụng hóa chất
+ Ngăn chặn chặt phá và khai thác rừng,...
+ Bảo vệ các loài động vật quý hiếm...
+ Cần có sự quản lý chặt chẽ của người nhà nước trong
việc xử lý những doanh nghiệp, cá nhân vi phạm.
+ Tăng cường tuyên truyền để cho nâng cao nhận thức
của người dân trong việc bảo vệ môi trường, hiểu rõ tác
hại của ô nhiễm môi trường đối với hệ sinh thái, sức khỏe
con người...
+ Tái chế rác thải, tái sử dụng giấy
+ Giảm thiểu chất thải và tác động của môi trường
- Bài học nhận thức và hành động
+ Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của vấn đề môi
trường và bảo vệ môi trường.
+ Hiểu rằng bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống
của mình, của tất cả những người quanh mình, của toàn
xã hội.
* Bài học cho bản thân:
3.Kết đoạn:
- Khái quát lại vấn đề vừa bàn luận.
d. Sáng tạo : Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng,
mới mẻ, phù hợp với vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu : Đảm bảo chuẩn xác chính
tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp.
2 a.Đảm bảo hình thức bài văn nghị luận văn học 5,0 điểm
b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
c.Triển khai vấn nghị luận : Vận dụng tốt các thao tác
lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng, thể
hiện sự cảm nhận sâu sắc.
Có thể viết bài văn theo định hướng sau :
1. Mở bài:
- Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ Đồng chí và tác giả
Chính Hữu
- Dẫn dắt vào đoạn trích: Bài thơ Đồng chí được nhà thơ
Chính Hữu xây dựng hình tượng người lính hiện lên thật
chân thực, giản dị với tình đồng chí cao đẹp. Đặc biệt là
qua đoạn trích: "..."
2. Thân bài
* Vẻ đẹp đời sống tâm hồn, tình cảm của những người
lính
- Là sự thấu hiểu những tâm tư, nỗi lòng của nhau, cùng
chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người
lính, đùm bọc nhau trong những giây phút ốm đau, bệnh
tật:
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi
- Là sự đoàn kết, thương yêu, kề vai sát cánh bên nhau
cùng nhau chiến đấu chống lại quân thù tạo nên bức
tượng đài bất diệt về hình ảnh người lính trong kháng
chiến chống Pháp.
- Tình cảm gắn bó thầm lặng mà cảm động của người
lính: “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.
"Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!"
- Tuy có những khó khăn, thiếu thốn nhưng dưới ngòi bút
của nhà thơ Chính Hữu hình ảnh người lính hiện lên đôi
khi mang đầy vẻ đẹp lãng mạn. Những điều này đã được
tác giả miêu tả bằng những hình ảnh gợi nhiều liên tưởng
phong phú và sinh động:
"Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo."
3. Kết bài
- Khẳng định vẻ đẹp của hình tượng người lính trong
kháng chiến chống Pháp.
d.Sáng tạo : Cách diễn đat độc đáo, có suy nghĩ riêng,
mới mẻ, phù hợp với vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu : Đảm bảo chuẩn xác chính
tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp.
ĐỀ THI
ĐỀ SỐ 05 Môn NGỮ VĂN
Thời gian: 90 phút
I.PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
“Đố kị nghĩa là bực tức, khó chịu trước những may mắn và thành công của
người khác. Trong khi người thành công luôn nhìn thấy và học hỏi những đức tính
tốt đẹp của người khác thì kẻ thất bại lại không làm được điều đó. Họ không muốn
nhắc đến thành công của người khác, đồng thời luôn tìm cách chê bai, hạ thấp họ.
Họ để mặc cho lòng tỵ hiềm, thói ganh tỵ, cảm giác tự ti gặm nhấm tâm trí ngày
qua ngày.
Đố kị không những khiến con người cảm thấy mệt mỏi mà còn hạn chế sự phát
triển của mỗi người. Thói đố kị khiến chúng ta lãng phí thời gian và không thể tận
dụng hết năng lực để đạt được điều mình mong muốn. Ganh tị với sự thành công
của người khác sẽ khiến chúng ta đánh mất cơ hội thành công của chính mình.
(George Matthew Adams, Không gì là không thể, Thu Hằng địch, NXB Tổng hợp
TP. Hồ Chí Minh, 2017, tr.,44)
Câu 1. (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?
Câu 2. (0,5 điểm) Xác định một phép liên kết và chỉ ra từ ngữ thực hiện phép liên
kết ây trong đoạn văn: “Họ không muốn nhắc đến thành công của người khác
(...) Họ để mặc cho lòng tỵ hiềm, thói ganh tỵ, cảm giác tự ti gặm nhấm tâm trí
ngày qua ngày."
Câu 3. (1,0 điểm) Theo em, vì sao người có tính đố kị thường “không muốn nhắc
đến thành công của người khác"?
Câu 4. (1,0 điểm) Em có đồng ý với ý kiến: "Ganh tị với sự thành công của người
khác sẽ khiến chúng ta đánh mất cơ hội thành công của chính mình” không? Vì
sao?
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn
(từ 1 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về vẻ đẹp của lối sống không có sự
đố kị
Câu 2. (5,0 điểm)
Phân tích nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của
Nguyễn Dữ. Từ đó, nhận xét về tình cảm của tác giả dành cho người phụ nữ trong
xã hội phong kiến.
ĐÁP ÁN THAM KHẢO

PHẦN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM


I 1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận 0,5 điểm
2 Phép liên kết: Phép lặp:"họ" 0,5 điểm
3 Người có tính đố kị thường không muốn nhắc đến thành 1,0 điểm
công của người khác vì họ cảm thấy ganh ghét, bản thân
mình thua kém trước thành công đó.
4 Trình bày quan điểm của bản thân, lý giải hợp lý. 1,0 điểm
Gợi ý: Đồng ý
- Lý giải:
- Ganh tị với người khác khiến cho bản thân tốn nhiều
thời gian để khó chịu, mặc cảm, tự tin, - Đố kị khiến con
người ngày càng kém cỏi, lãng phí thời gian để hoàn thiện
bản thân, tích lũy những kiến thức cần thiết cho sự phát
triển bản thân của mình,
II 1 a. Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận xã hội 2,0 điểm
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
c. Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn : Vận dụng tốt các
thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn
chứng.
Có thể viết đoạn văn như sau:
1.Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề:
2.Thân đoạn: Sử dụng các thao tác lập luận như: giải
thích, chứng minh, phân tích, bình luận.
– Giải thích:
+ Đố kị nghĩa là bực tức, khó chịu trước những may mắn
và thành công của người khác. Đố kị là sự ghen ghét,
không công nhận, thậm chí có suy nghĩ, hành động bài trừ
đối với những thành tựu của người khác.
+ Lối sống không có sự đố kị là người có lối sống lành
mạnh, phong phú; sống có lý tưởng, sống phù hợp với
thời đại và hoàn cảnh.
– Một số tác hại của đố kị:
+ Làm nảy sinh nhiều trạng thái tâm lý tiêu cực, khiến
cho bản thân người có lòng đố kị luôn căng thẳng, bức
bối, không thoải mái, thậm chí là đau đớn. Bởi kẻ đố kị
không chấp nhận thực tế người khác hơn mình.
+ Động cơ kích thích phấn đấu giảm sút, mà ý muốn hạ
thấp, hãm hại người khác để thỏa lòng ích kỷ tăng lên. Kẻ
đố kị luôn chán nản, bỏ cuộc dẫn đến liên tục thất bại.
+ Thói ghen ghét, đố kị làm cho con người trở nên ti tiện,
nhỏ nhen, tầm thường, ích kỷ, tự hạ thấp giá trị bản thân
mình.
- Vẻ đẹp của lối sống không có sự đố kị.
+ Người có lối sống không có sự đố kị là người có đức hi
sinh, có đạo đức, có ý chí, lòng quả cảm, sống trung thực,
có tấm lòng vị tha, khoan dung, độ lượng... khiến những
người xung quanh tin tưởng và yên mến.
+ Người có lối sống không có sự đố kị sẽ tạo nên sức
mạnh làm thay đổi bộ mặt xã hội, tất cả đều hướng thiện,
hướng về chân lí, lẽ phải, cái tốt, cái đẹp; làm cho cái xấu,
cái ác không có chỗ nương thân…
- Ý nghĩa của lối sống không có sự đố kị:
+ Được mọi người yêu quý
+ Làm cho chúng ta cảm thấy yêu đời và thoải mái hơn
+ Giúp cuộc sống và xã hội tươi đẹp hơn
– Bình luận: Đố kị là một thói xấu bạn cần phải loại bỏ ra
khỏi bản thân để con người trở nên cao thượng. Phải biết
thi đua, phấn đấu và luôn biết kích thích tinh thần của
mình để đạt được thành công như người khác.
3. Kết đoạn: Khẳng định vấn đề: Từ bỏ thói đố kị, thành
công nhất định sẽ tìm đến với bạn.
d. Sáng tạo : Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng,
mới mẻ, phù hợp với vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu : Đảm bảo chuẩn xác chính
tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp.
2 a.Đảm bảo hình thức bài văn nghị luận văn học 5,0 điểm
b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
c.Triển khai vấn nghị luận : Vận dụng tốt các thao tác
lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng, thể
hiện sự cảm nhận sâu sắc.
Có thể viết bài văn theo định hướng sau :
I.Mở bài:
- Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Dữ và
truyện Chuyện người con gái Nam Xương:
+ Nguyễn Dữ là một trong những nhà văn nổi tiếng của
thế kỉ thứ 15 với thể loại truyện truyền kì.
+ "Chuyện người con gái Nam Xương" là tác phẩm được
rút trong tập truyện Truyền kì mạn lục nổi tiếng của
ông, viết về phẩm chất và số phận của người phụ nữ trong
xã hội phong kiến xưa, đồng thời lên án, tố cáo lễ giáo
phong kiến hà khắc.
- Giới thiệu khái quát nhân vật Vũ Nương: là hiện thân
của lòng vị tha và vẻ đẹp người phụ nữ nhưng phải chịu
bi kịch bất hạnh của chế độ phong kiến.
II.Thân bài
1. Khái quát về truyện Chuyện người con gái Nam
Xương
- Hoàn cảnh ra đời: Chuyện người con gái Nam Xương là
truyện thứ 16 trong 20 truyện trong sách Truyền kỳ mạn
lục (ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu
truyền) của Nguyễn Dữ được viết vào thế kỉ XVI. Truyện
có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian “Vợ chàng Trương”.
- Cốt truyện: Truyện kể về người con gái tên Vũ
Nương thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp, người vợ hiền con
thảo nhưng bị hàm oan phải tự tử để bảo vệ danh tiết.
2. Phân tích nhân vật Vũ Nương
a. Hoàn cảnh sống:
+ Hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ: chiến tranh phong kiến
xảy ra, xã hội trọng nam khinh nữ
+ Hoàn cảnh gia đình: Hôn nhân không có sự bình đẳng
về giai cấp, vợ chồng vì chiến tranh mà phải sống xa
nhau, tính cách vợ chồng trái ngược nhau.
b. Vũ Nương, người phụ nữ có nhiều phẩm chất tốt
đẹp
- Là người con gái thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp
- Người vợ một mực thủy chung với chồng, thấu hiểu nỗi
khổ và nguy hiểm mà chồng phải đối mặt nơi chiến tuyến,
chờ đợi chồng
+ Biết Trương Sinh vốn có tính đa nghi, nên nàng luôn
“giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng
phải đến thất hòa” => một người vợ hiền thục, khôn
khéo, nết na đúng mực.
+ Khi chồng đi lính: Vũ Nương rót chén rượu đầy, dặn dò
chồng những lời tình nghĩa, đằm thắm, thiết tha: “Chàng
đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn phong
hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang
theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”.
=> Chồng đi xa vẫn một lòng chung thủy, thương nhớ
chồng khôn nguôi, mong chồng trở về bình yên vô sự,
ngày qua tháng lại một mình vò võ nuôi con.
- Người con dâu hiếu thảo:
+ Thay chồng chăm lo phụng dưỡng mẹ chồng
+ Khi mẹ chồng ốm thì thuốc thang chạy chữa, lễ bái thần
phật và lấy những lời khôn khéo để khuyên lơn để cho mẹ
có thể vơi bớt đi nỗi nhớ thương và mong ngóng con.
+ Lo ma chay, tế lễ chu đáo khi mẹ chồng mất.
- Người mẹ thương con hết mực:
+ Khi chồng đi lính chưa được bao lâu thì Vũ Nương sinh
bé Đản và một mình gánh vác hết việc nhà chồng nhưng
nàng chứ bao giờ chểnh mảng chuyện con cái.
+ Để con trai bớt đi cảm giác thiếu vắng tình cảm của
người cha, nàng chỉ bóng mình trên vách và bảo đó là cha
Đản.
-> Vũ Nương là một người phụ nữ lý tưởng đầy đủ phẩm
chất công – dung – ngôn – hạnh.
=> Nguyễn Dữ đã dành thái độ yêu mến, trân trọng đối
với nhân vật qua từng trang truyện, khắc họa hình tượng
người phụ nữ với đầy đủ phẩm chất tốt đẹp.
c. Bi kịch số phận bất hạnh, hẩm hiu:
- Nàng là nạn nhân của chế độ nam quyền, một xã hội mà
hôn nhân không có tình yêu và tự do: Trương Sinh xin mẹ
trăm lạng vàng để cưới Vũ Nương.
- Là nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa:
+ Cuộc sống hôn nhân với Trương Sinh chưa được bao
lâu thì chàng phải đi lính, để lại mình Vũ Nương với mẹ
già và đứa con còn chưa ra đời.
+ Trong ba năm chồng đi lính, nàng phải thay chồng cáng
đáng việc gia đình, chăm sóc con cái, phụng dưỡng mẹ
già
+ Sự xa cách do chiến tranh đã tạo điều kiện nảy sinh
hiểu lầm.
- Nỗi đau, oan khuất:
+ Người chồng đa nghi vì nghe lời con trẻ ngây thơ nên
nghi oan, cho rằng nàng đã thất tiết, mắng nhiếc, đánh và
đuổi nàng đi mặc nàng đau khổ, khóc lóc bày tỏ nỗi oan.
+ Không thể thanh minh được, nàng tìm đến cái chết để tỏ
bày nỗi oan ức, bảo toàn danh dự.
+ Dù ở thủy cung luôn nhớ về nhân gian nhưng không thể
trở về được
-> Vũ Nương có những phẩm chất tâm hồn đáng quý
nhưng phải chịu một số phận cay đắng, oan nghiệt.
=> Tố cáo xã hội phong kiến bất công phi lí đương thời rẻ
rúng, chà đạp lên hạnh phúc của con người nhất là người
phụ nữ.
3.Đánh giá đặc sắc nghệ thuật
- Tạo dựng tình huống để thử thách nhân vật
- Khắc họa nhân vật qua ngoại hình, hành động, đối
thoại... kết hợp với yếu tố kì ảo có thực
- Bút pháp miêu tả nhân vật sinh động
4.Tình cảm của tác giả dành cho người phụ nữ trong
xã hội phong kiến
- Nguyễn Dữ đã xây dựng được một hình tượng nhân vật
người phụ nữ hội tụ những vẻ đẹp đáng quý nhất và cũng
là đầy đủ những gì đau khổ, tủi nhục nhất của con người.
Vũ Nương cũng là đại diện tiêu biểu của hình ảnh người
phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ.
- Qua đó, tác giả đã đứng trên lập trường nhân sinh để
bênh vực cho họ, đồng thời lên tiếng tố cáo gay gắt với
các thể lực đã gây ra nỗi đau khổ cho họ.
- Liên hệ với cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội
hiện đại.
III. Kết bài: Khái quát và khẳng định lại vẻ đẹp của
nhân vật Vũ Nương.
d.Sáng tạo : Cách diễn đat độc đáo, có suy nghĩ riêng,
mới mẻ, phù hợp với vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu : Đảm bảo chuẩn xác chính
tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp.

You might also like