You are on page 1of 30

https://nguyenthienhuongvp77.violet.

vn/
UBND TỈNH BẮC NINH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2020-2021
Môn: Ngữ văn - Lớp 9
ĐỀ CHÍNH Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi có 01 trang)
ĐỀ 1
Câu 1 (4,0 điểm).
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Những dấu chân lùi lại phía sau
Dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất
Mười tám hai mươi sắc như cỏ
Dày như cỏ
Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ
Cơn gió lạ một chiều không rõ rệt
Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất
Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên
Hơn một điều bất chợt

Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình


(Nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc)
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?
(Trích Trường ca Những người đi tới biển - Thanh Thảo)
a. Nêu tác dụng của biện pháp so sánh được sử dụng trong các câu thơ:
“Mười tám hai mươi sắc như cỏ
Dày như cỏ
Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ”
b. Anh (Chị) hiểu như thế nào về nội dung câu thơ:
“Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất
Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên”?

Câu 2 (6,0 điểm)


Vết nứt và con kiến
Khi ngồi ở bậc thềm nhà, tôi thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con
kiến gấp nhiều lần.
Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát.
Tôi nghĩ con kiến hoặc là quay lại, hoặc là nó sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Nhưng không, con kiến đặt
chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá. Đến bờ bên
kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình.
Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến bé nhỏ kia, biến trở
ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn.
(Hạt giống tâm hồn - Ý nghĩa cuộc sống, NXB Tổng hợp TP. HCM)
Hãy trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của câu chuyện trên và rút ra bài học cho bản thân.

Câu 3 (10.0 điểm)


Khi bàn về truyện ngắn, nhà văn Nguyễn Minh Châu cho rằng :
“…Những người cầm bút có biệt tài có thể chọn ra trong dòng đời xuôi chảy một khoảnh khắc
thời gian mà ở đó cuộc sống đậm đặc nhất, chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất, một khoảnh khắc cuộc sống…
nhưng bắt buộc con người ở vào một tình thế phải bộc lộ ra cái phần tâm can nhất, cái phần ẩn náu sâu
kín nhất, thậm chí có khi là khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người, một đời nhân loại”.
( Trang giấy trước đèn, NXB KHXH,1994)
Tình thế đặc biệt ấy được thể hiện như thế nào trong văn bản Làng - Kim Lân (Ngữ văn 9, Tập 1).
=====Hết=====

Họ và tên thí sinh:........................................................... Số báo danh ..............................


1
https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS
HÀ NỘI NĂM HỌC 2020-2021
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ văn
ĐỀ 2
Câu 1 (4 điểm):
Chỉ ra và phân tích ngắn gọn tác dụng của các biện pháp tu từ trong các câu thơ sau.
a. Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay.
(Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử)
b. Thuyền ơi có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
(Ca dao)
c. Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào?
(Tương tư – Nguyễn Bính)
d. Đầu xanh có tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Câu 2 (6 điểm):
Bài học giáo dục mà em nhận được từ câu chuyện dưới đây:

Ngọn gió và cây sồi


Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh
vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối
đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang,
không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức ngọn gió lồng lộn, điên
cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn
giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mỏi mệt đành đầu hàng và hỏi:
- Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế?
Cây sồi từ tốn trả lời:
- Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gẫy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám
lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi
tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm
nhất của tôi. Nhưng tôi cũng phải cảm ơn ông ngọn gió ạ! Chính cơn điên cuồng của ông
đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.
(Theo: Hạt giống tâm hồn- Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí
Minh)
Câu 3 (10 điểm):
Cuộc đời là nơi xuất phát và cũng là nơi đi tới của văn học. (Tố Hữu)
Hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua một số truyện ngắn hiện đại Việt Nam được học
trong chương trình Ngữ văn 9.

2
https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH
GIA LAI NĂM HỌC 2020 – 2021
Môn: NGỮ VĂN
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
(Đề thi có 01 trang) Ngày thi: 04/04/2021
ĐỀ 3
Câu 1: Nghị luận xã hội (8,0 điểm)
NƠI DỰA

Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?


Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào…
Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay
hoa hoa một điệu múa kì lạ.
Và cái miệng nhỏ líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.
Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia
sống.
Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?
Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.
Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rẩy.
Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp
nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.
Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia
đi qua những thử thách.
(Nguyễn Đình Thi, Tia nắng)
Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về nơi dựa trong cuộc
sống.
Câu 2. Nghị luận văn học (12,0 điểm)
Trên báo của Văn học Nga có ghi lại lời tâm sự của nhà thơ Raxun Gamzatop như
sau:
“Nền tảng của bất kì tác phẩm nào phải là chân lí được khắc họa bằng tất cả tài
nghệ của nhà văn. Cần phải hát đúng giai điệu của thời đại mình và phải miêu tả nó một
cách trung thực bằng những hình ảnh hấp dẫn, không một chút giả tạo.”
Bằng hiểu biết của mình về hoàn cảnh lịch sử đất nước, con người Việt Nam trong
hai cuộc khắng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mĩ, hãy làm sáng tỏ lời bàn
ấy qua tác phẩm “Đồng chí” của Chính Hữu và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của
Nguyễn Tiến Duật.

………………………………………HẾT…………………………………………..
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị không giải thích gì thêm.)
Họ và tên thí sinh:…………………………….....Số báo danh:……………….Phòng thi:………

3
https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
HUYỆN GIA LỘC NĂM HỌC 2020 - 2021
MÔN: Ngữ văn
ĐỀ CHÍNH Thời gian làm bài: 150 phút
THỨC (Đề thi gồm 02 câu, 01 trang)
ĐỀ 4
Câu 1. (4,0 điểm)
Có một du khách đã đưa ra câu hỏi về dải san hô kéo dài từ New Guinea đến nước
Úc: “Tôi thấy phần san hô phía eo biển trông nhợt nhạt và không có sức sống, trong khi
phần san hô ngoài kia trông nhiều màu sắc và đầy sức sống. Tại sao lại như vậy?”
Hướng dẫn viên du lịch đã trả lời: “Phần san hô phía eo biển nằm trong vùng biển
lặng, không phải chịu một thử thách nào của cuộc sống. Phần san hô nằm phía ngoài thì
luôn luôn phải chịu đựng những thử thách từ sóng gió bão bùng hàng ngày. Khi thay đổi
và thích nghi với môi trường, chúng phát triển tốt hơn, mạnh mẽ hơn và sinh sôi nhanh
hơn.”
(Trích từ "Sự giàu có của tâm hồn" - Steve Goodier)
Hãy bày tỏ suy nghĩ của em về ý nghĩa câu chuyện trên.
Câu 2. (6,0 điểm)
Phản ánh số phận bi kịch của người phụ nữ là một trong những nội dung nổi bật của
văn học trung đại Việt Nam. Tuy nhiên mỗi tác giả lại có cách khám phá và thể hiện riêng.
Qua “Chuyện người con gái Nam Xương” (Nguyễn Dữ) và đoạn trích “Kiều ở lầu
Ngưng Bích” (“Truyện Kiều” - Nguyễn Du), em hãy làm rõ điều đó.
---------------- Hết ----------------
Họ và tên thí sinh: ……………………...……………Số báo danh:……....…......
Chữ ký giám thị 1:...........……........ Chữ ký giám thị 2: ……...................……….
BỘ ĐỀ ĐÁP ÁN HSG MÔN VĂN CẤP HUYỆN, TỈNH FILE WORD Zalo 0946095198
80 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 6 MỚI=70k
190 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 6 CŨ=80k
40 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 7 MỚI=40k
225 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 7 CŨ=80k
250 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 8=100k
20 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9 (2022-2023)=20k
350 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9=150k

4
https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/

UBND THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học 2020 - 2021
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút
ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề bài gồm02 câu, 01 trang)
Ngày thi 05 tháng 12 năm 2020
ĐỀ 5
Câu 1: (8 điểm)
BỌ CẠP VÀ NHÀ SƯ
Thiền sư nhìn thấy một con bọ cạp bị ngộp nước nên định vớt lên. Nhưng khi vớt thì
ông bị cắn. Vì đau, ông phải thả ra nên bọ cạp lại rơi chìm xuống nước. Nhà sư lại cố kéo
lên và lại bị cắn. Chú tiểu đứng nhìn nãy giờ mới lại gần nói: “Lạy Phật, sao sư phụ
“cứng đầu” thế! Sư phụ không biết là hễ cố vớt nó lên là nó lại cắn sư phụ à?”
Nhà sư trả lời: “Tánh của bọ cạp là cắn nhưng nó chẳng thay đổi được cái tánh
giúp đời của ta.” Rồi ông lấy một ngọn lá để vớt con bọ cạp ra.
Theo https://www.vienchuyentu.com/thien-su-va-bo-cap/
*Tánh: Tính (tánh nết: tính nết)
Suy nghĩ của em về bài học cuộc sống được gợi từ câu chuyện trên. Câu
2: (12 điểm)
Về bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật, sách
“Bình giảng văn 9” (Vũ Dương Quý - Lê Bảo) cho rằng: “Sự độc đáo trong việc sáng tạo
hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu góp phần tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm”.

Em hiểu nhận định trên nhƣ thế nào? Hãy làm sáng tỏ bằng việc phân tích “Bài thơ về
tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật).
---------HẾT---------

Họ tên thí sinh: ............................................................................. SBD: ....................


5
https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/

Giám thị 1: .................................................................................................................


Giám thị 2: .................................................................................................................

UBND TỈNH HẢI DƯƠNG KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 THCS
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2020-2021
MÔN THI: NGỮ VĂN
Ngày thi: 27/01/2021
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề
(Đề gồm có: 01 trang)

ĐỀ 6
Câu 1 (4,0 điểm)
Nhiều khi sự im lặng vô cùng quí giá:
- Im lặng để hối lỗi
- Im lặng là đồng tình
- Im lặng để lắng nghe, cảm nhận
...
Hãy trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của sự im lặng.
Câu 2 (6,0 điểm)
Nhận xét về ý nghĩa trong truyện ngắn, có ý kiến cho rằng: “Tình huống là một
khoảnh khắc của dòng chảy đời sống mà qua khoảnh khắc thấy được vĩnh viễn, qua giọt
nước thấy được đại dương.”
Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.
--------- Hết ---------

6
https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/

SỞ GD&ĐT HƯNG YÊN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI


NĂM HỌC 2020-2021
ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI: NGỮ VĂN 9
(Đề thi gồm có 01 trang) Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
ĐỀ 7
Phần I. Đọc hiểu ( 4,0 điểm) Đọc và thực hiện các yêu cầu sau:
Với đôi cánh đẫm nắng trời
Bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa.
Không gian là nẻo đường xa
Thời gian vô tận mở ra sắc màu.
Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu
Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban.
Tìm nơi bờ biển sóng tràn
Hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa.
Tìm nơi quần đảo khơi xa
Có loài hoa nở như là không tên
Bầy ong rong ruổi trăm miền
Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa.
Nối rừng hoang với biển xa
Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào.
Nếu hoa có ở trời cao
Thì bầy ong cũng mang vào mật thơm.
Chắt trong vị ngọt mùi hương
Lặng thầm thay những con đường ong bay.
Trải qua mưa nắng vơi đầy
Men trời đất đủ làm say đất trời.
Bầy ong giữ hộ cho người
Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày.
(“Hành trình của bầy ong”- Nguyễn Đức Mậu, SGK Tiếng Việt 5, tập 1)
Câu 1. (0,5 điểm). Xác định thể thơ của đoạn thơ trên?
Câu 2. (0,5 điểm). Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 3. (0,5 điểm). Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên?
Câu 4. (0,5 điểm). Những chi tiết nào trong khổ thơ đầu nói lên hành trình vô tận của bầy ong?
Câu 5. (1.0 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong hai câu thơ:
"Bầy ong rong ruổi trăm miền
Rủ rì đôi cánh nối liền mùa hoa".
Câu 6. (0,5 điểm).Từ đoạn thơ trên, em rút ra được bài học gì cho
Phần II. Làm văn (6 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Viết đoạn văn theo lối diễn dịch (từ 8 đến 10 câu, trong đó có một câu sử dụng
thành phần biệt lập tình thái, gạch chân dưới thành phần tình thái) với câu chủ đề: “ Lòng biết ơn
là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người”.
Câu 2 (4.0 điểm)

7
https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/
Trình bày cảm nhận của em về nhân vật ông Sáu trong trích đoạn truyện ngắn Chiếc lược ngà của
Nguyễn Quang Sáng. Từ đó, em hãy nhận xét ngắn gọn về tình cảm gia đình của con người Việt
Nam trong hoàn cảnh chiến tranh. file word đề-đáp án Zalo 0946095198. Có phí
-------------HẾT-------------
Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải tích gì thêm
Họ và tên thí sinh.....................................................Số báo danh...............Phòng thi số..........
Họ tên, chữ kí của cán bộ coi thi................................................................................................
UBND QUẬN LÊ CHÂN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUẬN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẤP THCS NĂM HỌC 2020 – 2021

ĐỀ CHÍNH ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 9


THỨC Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm 01 trang) Ngày thi:
ĐỀ 8
Câu 1. (1,0 điểm)
Điểm gặp gỡ và nét riêng của những câu thơ sau:
- “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
( Tây Tiến- Quang Dũng)
- “Tài cao phận thấp chí khí uất
Giang hồ mê chơi quên quê hương”
(Thăm mả cũ bên đường- Tản Đà)
Câu 2. (1,0 điểm)
“Bước vào thế kỉ mới,...nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức đều sẽ cản trở sự
phát triển của đất nước”
(Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, Ngữ văn 9, Tập I, NXB GD 2012, trang
28)
Hãy nêu suy nghĩ của bản thân về “nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức” đối
với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Câu 3. (3,0 điểm)
Từ cảm nhận những câu thơ sau của Nguyễn Khoa Điềm :
‘ Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên đất nước muôn đời..’
( Đất Nước trích trong Mặt đường khát vọng )
Nêu suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề được gợi ra từ đoạn thơ ?
Câu 4. (5,0 điểm)
Bậc thầy truyện ngắn của Nga, A.P.Sê-khốp đã từng khẳng định:
"Nghệ thuật viết văn là nghệ thuật của những chi tiết".
Qua truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, em hãy làm
sáng tỏ nhận định trên.
-------- Hết -------
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

8
https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/
Họ tên thí sinh……………………….………………..Số báo danh…………………………….…
Cán bộ coi thi số 1………………………….………Cán bộ coi thi số 2……….….………….....

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI


NAM ĐỊNH NĂM HỌC 2020 - 2021
Môn: NGỮ VĂN– Lớp:9 THCS
Thời gian làm bài: 150 phút
Đề thi gồm: 02 trang
ĐỀ 9
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
…Bạn có bao giờ để ý là khi bạn cảm thấy vui thì những người xung quanh bỗng
trở nên thật dễ thương không? Làm sao mà họ thay đổi như vậy, bạn không thấy buồn
cười sao?
Thế giới xung quanh là sự phản ánh của chính chúng ta. Khi chúng ta thấy căm
ghét bản thân thì chúng ta ghét cả người khác. Khi chúng ta thích bản thân mình thì thế
giới thật tuyệt vời.
Hình ảnh của chính chúng ta là dấu ấn quyết định cách chúng ta cư xử, đối tượng
chúng ta giao du và cái gì chúng ta sẽ làm và không làm. Tư tưởng và hành động của
chúng ta bắt nguồn từ cách chúng ta nhìn nhận bản thân mình.
Bức tranh về chính chúng ta sẽ được tô màu bởi kinh nghiệm, thành công và thất
bại của chúng ta, suy nghĩ của chúng ta về bản thân và phản ứng của người khác đối với
chúng ta.
Tin hình ảnh này là có thật, chúng ta chỉ sống trong phạm vi các bức tranh này. Vì
thế hình ảnh về bản thân chúng ta sẽ quyết định:
- Chúng ta thích mọi điều xung quanh và thích sống với điều đó đến mức độ nào.
- Mức độ thành công chúng ta đạt được trong cuộc sống.
Chúng ta là người mà chúng ta tin mình sẽ trở thành. Chính vì thế, tiến sĩ Maxwell
Maltz, tác giả cuốn sách bán chạy nhất tên là “Điều khiển học – Tâm lý” đã viết: “Mục
tiêu của tất cả các liệu pháp tâm lí là thay đổi hình ảnh của một cá nhân về chính bản
thân họ”.
(“Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi”- Andrewmathews, NXB Trẻ, 2016)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1 (0,5điểm): Theo tác giả, hình ảnh về bản thân chúng ta sẽ quyết định điều gì?
Câu 2 (1,0 điểm): Em hiểu thế nào về quan niệm “Chúng ta là người mà chúng ta tin
mình sẽ trở thành”?
Câu 3 (1,5điểm): Việc trích dẫn câu nói của tiến sĩ Maxwell Maltz vào cuối văn bản có
tác dụng gì?
Câu 4 (1,0 điểm): Bằng ngôn từ, hãy chia sẻ “bức tranh”của chính bản thân em. Chỉ ra
mặt tích cực, hạn chế của “bứctranh” ấy?
II. PHẦN LÀM VĂN (16,0 điểm)
Câu 1 (6,0 điểm):
Từ phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận về ý nghĩa của thái độ sống
9
https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/
tích cực đối với mỗi người trong cuộcsống.
Câu 2 (10,0 điểm):
Xuân Diệu cho rằng: “Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa”.
Theo em, người đọc có thể tìm thấy hiện thực, cuộc đời và thơ như thế nào khi đến
với bài thơ “Sang thu” của HữuThỉnh? Hãy chia sẻ những bài học cuộc sống em rút ra từ
thi phẩm trên.
------------Hết------------
Họ và tên thí sinh:............................................................................
PHÒNG GD VÀ ĐT NAM TRỰC ĐỀ THU HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
MÔN NGỮ VĂN 9
NĂM HỌC:2020-2021
(Thời gian 150 phút)
(Đề gồm 02 trang)
ĐỀ 10
Phần I.Đọc hiểu (4 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Kim đồng hồ tích tắc,tích tắc
Hai tiếng động nhỏ bé kia
Hơn mọi ầm ào gầm thét
Là tiếng động khủng khiếp nhất đối với con người
Đó là thời gian
Nó báo hiệu mỗi giây phút qua đi không trở lại
Nhắc nhở cái gì đang đợi ta ở cuối
Nhưng anh,anh chẳng sợ nó đâu
Thời gian-đó là chiều dài những ngày ta sống bên nhau
Thời gian-đó là chiều dày những trang ta viết.
(Cho Quỳnh những ngày xa,Di cảo Lưu Quang Vũ,Nxb Trẻ,tr 254)
Câu 1.Hãy chỉ ra thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? (1 Đ)
Câu 2.Đoạn thơ đã giải thích lí do vì sao tiếng kim đồng hồ tích tắc,tích tắc lại trở thành
tiếng động khủng khiếp nhất đới với con người? (1 Đ)
Câu 3.Với hai câu thơ:”Thời gian –đó là chiều dài những ngày ta sống bên nhau/ Thời
gian-đó là chiều dày những trang ta viết”cho thấy tác giả Lưu Quang Vũ đã cảm nhận như
thế nào về thời gian mà không phải sợ nó? (1 Đ)
Câu 4.Cách cảm nhận của Lưu Quang Vũ:” Thời gian –đó là chiều dài những ngày ta sống
bên nhau”có điểm nào tương đồng với Trương Nam Hương qua những câu thơ: (1 Đ)
“Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.”

Phần II.Làm văn (16 Đ)


Câu 1. (6 Đ)
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề:Sống là không chờ đợi.
Câu 2.(10 Đ)
Bàn về thơ,nhà văn,nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Quý cho rằng:”Thơ là sứ giả của tình
yêu”
10
https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/
Em hiểu ý kiến trên như thế nào?Hãy phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”của Thanh
Hải để làm sang tỏ?

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG LỚP 9 CẤP TỈNH
THỊ XÃ NGHI SƠN NĂM HỌC 2020-2021
MÔN: NGỮ VĂN 9 – BÀI SỐ 1
ĐỀ CHÍNH Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
THỨC (Đề thi có 02 trang; gồm 02 phần, 06 câu)
ĐỀ 11
PHẦN I . ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới đây:
Leo lên đỉnh núi không phải để cắm cờ mà là để vượt qua thách thức, tận hưởng bầu không khí và
ngắm nhìn quang cảnh rộng lớn xung quanh. Leo lên đỉnh cao là để các em có thể nhìn ngắm thế giới
chứ không phải để thế giới nhận ra các em. Hãy đến Paris để tận hưởng cảm giác đắm chìm trong Paris
chứ không phải lướt qua đó để ghi Paris vào danh sách các địa điểm các em đã đi qua và tự hào mình là
con người từng trải. Tập luyện những suy nghĩ độc lập, sáng tạo và táo bạo không phải để mang lại sự
thỏa mãn cho bản thân mà là để đem lại lợi ích cho 6,8 tỷ người trên trái đất của chúng ta. Rồi các em sẽ
phát hiện ra sự thật vĩ đại và thú vị mà những kinh nghiệm trong cuộc sống mang lại, đó là lòng vị tha
mới chính là điều tốt đẹp nhất mà các em có thể làm cho bản thân mình. Niềm vui lớn nhất trong cuộc
đời thực ra lại đến vào lúc các em nhận ra các em chẳng có gì đặc biệt cả. Bởi tất cả mọi người đều như
thế.
(Trích Bài phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp trường trung học Wellesley
của thầy Hiệu trưởng David Mc Cullough-Theo, ngày 05/6/2012).
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên.
Câu 2 (1,5 điểm): Em hiểu thế nào về câu nói sau “Leo lên đỉnh núi không phải để cắm cờ mà là
để vượt qua thử thách, tận hưởng bầu không khí và ngắm nhìn quang cảnh rộng lớn xung quanh”.
Câu 3 (2,0 điểm): Theo em, vì sao tác giả cho rằng: “Niềm vui lớn nhất trong cuộc đời thực ra lại
đến vào lúc các em chẳng có gì đặc biệt cả...”
Câu 4 (2,0 điểm): Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với em?

PHẦNII. TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)


Câu 1 (4,0 điểm):
"Nếu tôi thất bại, tôi sẽ thử làm lại, làm lại và làm lại nữa. Nếu bạn thất bại, bạn sẽ cố làm lại
chứ? Tinh thần con người có thể chịu đựng được những điều tệ hơn là chúng ta tưởng. Điều quan trọng
là cách bạn đến đích. Bạn sẽ cán đích một cách mạnh mẽ chứ?"
(Trích “Cuộc sống không giới hạn” - Nick Vujicic )
Hãy trình bày suy nghĩ của em về thông điệp được Nick Vujicic gửi đến qua những lời trên bằng
một đoạn văn (khoảng 200 từ).
Câu 2 (10,0 điểm): Bàn về văn chương, Hoài Thanh viết:
“Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.”
(Trích Ý nghĩa văn chương - SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Bằng việc cảm nhận bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận và liên hệ với đoạn thơ sau:
… “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ


Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.

11
https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/
“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”,
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.”
(Trích: Quê hương - Tế Hanh, Ngữ văn 8, tập 2)
hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Hết
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ tên học sinh: .........................................................................................; Số báo danh:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
PHÚ THỌ LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2020-2021
Môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
ĐỀ 12
Câu 1 (8,0 điểm)
“Một trong những lời khuyên tệ nhất trên đời là: Hãy theo đuổi đam mê. Lời
khuyên đó rất tồi vì thực sự nhiều người không giỏi trong lĩnh vực họ đam mê”. Đây là
quan điểm của ông Mark Cuban- một tỉ phú Mĩ có khối tài sản trị giá hơn 3 tỉ USD, sở
hữu câu lạc bộ bóng rổ Dallas Mavericks và là một ngôi sao chương trình truyền hình
thực tế “Shark Tank”.
Tôi từng đam mê trở thành vận động viên bóng chày. Rồi tôi nhân ra cú ném bóng
nhanh nhất của mình chỉ đạt 70 dặm/ giờ, trong khi các tay bóng chuyên nghiệp đạt vận
tốc trên 90 dặm/ giờ, trong khi các tay bóng chuyên nghiệp đạt vận tốc trên 90 dặm/ giờ.
Ông Cuban đưa ra dẫn chứng từ bản thân.
Có những đam mê chỉ nên dừng lại ở sở thích, một người chỉ thành công khi biết
khai thác thế mạnh của mình. Đừng cố chấp theo đuổi đam mê.
(Tỉ phú Mĩ nói sốc: Theo đuổi đam mê là lời khuyên dối trá” , Phúc Long,Báo tuổi trẻ,
ngày 20/02/2018)
Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy viết bài văn đối thoại với Mark Cuban về việc
theo đuổi đam mê.
Câu 2 (12 điểm)
Xuyên qua ngôn ngữ, người ta có thể khám phá, cảm nhận được hiện thực
(Cao Hành Kiện)
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Làm sáng tỏ ý kiến qua bài thơ Đồng Chí của Chính
Hữu.

12
https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/

UBND HUYỆN QUỲNH NHAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TẠO

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN


NĂM HỌC 2020-2021
MÔN NGỮ VĂN
Ngày thi: 14.01.2021
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi này gồm có 01 trang)
ĐỀ 13
I. ĐỌC - HIỂU: (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Mỗi chúng ta đều giống một đóa hoa. Có những bông hoa lớn và cũng có những
bông hoa nhỏ, có những bông nở sớm và những bông nở muộn, có những đóa hoa rực rỡ
sắc màu được bày bán ở những cửa hàng lớn, cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc
“đời hoa” bên vệ đường.
Sứ mệnh của hoa là nở. Cho dù không có những ưu thế để như nhiều loài hoa khác,
cho dù được đặt ở bất cứ đâu, thì cũng hãy bừng nở rực rỡ, bung ra những nét đẹp mà chỉ
riêng ta mới có thể mang đến cho đời.
[...]
Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu.
(Kazuko Watanabe, Mình là nắng việc của mình là chói chang,
Vũ Thùy Linh dịch, NXB Thế giới, 2018)
Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2: (1 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu văn:
Có những bông hoa lớn và cũng có những bông hoa nhỏ, có những bông nở sớm và những
bông nở muộn, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những cửa hàng lớn,
cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc “đời hoa” bên vệ đường.
Câu 3: (1,5 điểm) Văn bản đã chỉ ra sứ mệnh của hoa là gì? Em hiểu như thế nào
về câu: Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu.
Câu 4: (1,0 điểm) Thông điệp mà em tâm đắc nhất qua văn bản là gì?
II. LÀM VĂN: (16 điểm)
13
https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/
Câu 1: (6,0 điểm)
Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ) với
chủ đề: Tôi là một đóa hoa.
Câu 2: (10,0 điểm)
Mỗi bài thơ của chúng ta
Phải như một ô cửa
Mở tới tình yêu
(Trích Liên tưởng tháng Hai, Lưu Quang Vũ)
Từ những trải nghiệm trong quá trình đọc thơ, hãy viết về một bài thơ “như một ô
cửa/mở tới tình yêu” trong em.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
SÓC TRĂNG Năm học 2020-2021
ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn: Ngữ văn - Lớp 9
(Thời gian làm bài 150 phút, không kể phát đề)
Đề thi này có 01 trang
ĐỀ 14
Câu 1: (8,0 điểm)
Câu chuyện quả táo
Một em bé đáng yêu đang cầm hai quả táo trong tay. Mẹ em bước vào phòng và
mỉm cười hỏi cô con gái nhỏ: “Con yêu, con có thể cho mẹ một quả táo được không?”
Em bé ngước nhìn mẹ trong một vài giây, rồi sau đó lại nhìn xuống từng quả táo trên hai
tay mình. Bất chợt, em cắn một miếng trên quả táo ở tay phải, rồi lại cắn thêm một
miếng trên quả táo bên tay trái.
Nụ cười trên gương mặt bà mẹ bỗng trở nên gượng gạo. Bà cố gắng không để lộ nỗi
thất vọng của mình.
Sau đó, cô gái nhỏ giơ lên một trong hai quả táo vừa bị cắn lúc nãy và rạng rỡ nói:
“Quả táo này dành cho mẹ nhé, nó ngọt hơn đấy ạ!”.
(Theo https://gpcantho.com/tao)
Suy nghĩ của em về câu chuyện trên.
Câu 2: (12,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: Hình tượng con người vô danh trong tác phẩm
thường được các nhà văn xây dựng một cách chỉn chu, có số phận, có cá tính, tâm lý
và đôi khi hội tụ đầy đủ mọi phẩm hạnh. Tuy nhiên nhà văn không định danh, và vì không
định danh nên nhân vật mãi mãi là những ám ảnh day dứt trong tâm hồn bạn đọc.
(Mạc Ngôn – Nhà văn đạt giải Nobel văn học của Trung Quốc,
dẫn theo https://thayhieu.net, ngày 15/6/2020).
Suy nghĩ của em về ý kiến trên và chọn một hoặc hai tác phẩm văn học đã học trong
Chương trình Ngữ văn cấp trung học cơ sở để chứng minh.
--- HẾT ---

14
https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/

Họ tên thí sinh: ........................................................... Số báo danh: .........................


Chữ ký của Cán bộ coi thi 1: ..................; Chữ ký của Cán bộ coi thi 2: ...................

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
HUYỆN THANH HÀ Năm học 2020 - 2021
MÔN: NGỮ VĂN
ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề này gồm có 04 câu, 01 trang)
ĐỀ 15
Câu 1.(4,0 điểm)
Người vá trời lấp bể
Kẻ đắp lũy xây thành
Ta chỉ là chiếc lá
Việc của mình là xanh
(Lá xanh - Nguyễn Sĩ Đại)
Suy nghĩ của em về quan niệm sống được nhà thơ gợi ra trong bài thơ trên.
Câu 2.(6,0 điểm)
“Nghệ thuật miêu tả tâm lí con người là thước đo tài năng người nghệ sĩ.”
Em hiểu như thế nào về vấn đề trên? Hãy làm rõ tài năng miêu tả tâm lí con người của
người nghệ sĩ Nguyễn Du qua đoạn trích“Kiều ở lầu Ngưng Bích” ( SGK Ngữ văn 9 - tập
1, trang 93).

---------- Hết ----------

15
https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/

Họ và tên thí sinh ..................................................Số báo danh..................................

Chữ kí giám thị 1.......... .............................Chữ kí giám thị 2...................................

ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI TP THANH HÓA


NĂM HỌC 2020- 2021
Môn thi: Ngữ văn
Ngày thi: 10/2020
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề thi gồm 02 trang)
ĐỀ 16
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Cha viết cho con từ chính cuộc đời cha.
Những bài học một đời cay đắng.
Cha gửi cho con chút nắng. Hãy giữ giữa tim con.
Để khi con cất bước vào cuộc hành trình đầy gai và cạm bẫy.
Con sẽ bớt thấy đau và đỡ phải tủi hờn.

Đừng hơn thua làm gì với cuộc đời, con ạ.


Hãy để chị, để anh giành lấy phần họ muốn.
Con hãy thong dong dù là người đến muộn.
Dù phần con chẳng ai nhớ để dành!

Hãy hân hoan với điều nhân nghĩa.


Đừng hững hờ trước chuyện bất nhân.
Và hãy tin vào điều có thật:
Con người - sống để yêu thương.
(Trích Gửi con – Bùi Nguyễn Trường Kiên)
Câu 1: (1.0 điểm) Xác định thể thơ của đoạn thơ trên.
Câu 2: 1.0 điểm) Từ “chút nắng” trong câu “Cha gửi cho con chút nắng” có nghĩa là
gì?
Câu 3: (2.0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
“Hãy hân hoan với điều nhân nghĩa.
Đừng hững hờ trước chuyện bất nhân.
Và hãy tin vào điều có thật:
Con người – sống để yêu thương”.
Câu 4:( 2.0 điểm) Em có đồng ý với cách nghĩ của người cha trong đoạn thơ trên
không? Vì sao?
II. TẠO LẬP VĂN BẢN ( 14 điểm)
Câu 1: (4 điểm) Hãy lắng nghe những người lớn tuổi, nên nhớ rằng trước đây họ cũng
16
https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/
trẻ và đã nếm trải những thất vọng của tuổi trẻ.
(L. Ettong, Danh ngôn giáo dục, NXB Thanh Niên)
Ở lứa tuổi thiếu niên, em có đồng ý với lời khuyên trên không? Hãy viết một đoạn văn
(khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của em về ý kiến trên.

Câu 2 ( 10 điểm)
“Trên trang sách, cuộc sống tuyệt vời biết bao nhưng cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp
còn trộn lẫn niềm sầu muộn. Cái nên thơ còn lóng lánh giọt nước mắt ở đời”.
(Theo Nguyễn Văn Thạc - Mãi mãi tuổi 20)
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua tác phẩm “Chuyện Người con gái Nam Xương”
của Nguyễn Dữ (SGK Ngữ văn 9 – tập I, NXBGD 2017) hãy làm sáng rõ ý kiến trên./.

---Hết---

PHÒNG GD&ĐT TP. THANH HÓA ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TP
Đê chính thức NĂM HỌC 2020 -2021
Môn thi: Ngữ văn
Ngày thi 6/10/2020
(Đề thi gồm 01 trang) Thời gian làm bài: 150 phút
ĐỀ 17
I. ĐỌC HIỂU(6.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện những yêu cầu:
“Tôi vẫn còn nhớ mẹ thường hay nói với tôi, khi một ai đó buồn, họ cần rất
nhiềungười để chia sẻ. Nỗi buồn chỉ vơi đi bằng tình thương chứ không có một phương
thuốc nào hết. Khi chia sẻ một nỗi buồn, chúng ta sẽ không buồn hơn, nhưng người khác
lại vui hơn. Và đừng bao giờ quay lưng lại với một con người như vậy. Họ cần những
khuôn mặt hơn là những viên thuốc. Họ cần những bàn tay, những tô cháo, những quả ổi
hái để đầu giường. Họ cần mỗi buổi tối ghé ngồi lại với họ trong im lặng. Họ cần chúng ta
dẫn họ lên đồi cuốc một mảnh vườn và thỉnh thoảng hỏi có thích ăn bắp rang không.
(Nguyễn Ngọc Thuần ,Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, NXB trẻ 2012, tr120)
Câu 1. (1.0 điểm)Xác định câu chủ đề của đoạn trích trên?
Câu 2. (1.0 điểm)Vì sao chúng ta “đừng bao giờ quay lưng lạị” với một người khi
họgặp nỗi buồn?
Câu 3. (2.0 điểm)Chỉ ra và nêu hiệu quả của phép điệp được sử dụng trong đoạn
trích?
Câu 4. (2.0 điểm)Em có đồng tình với quan điểm của tác giả: “Nỗi buồn chỉ vơi
đibằng tình thương chứ không có một phương thuốc nào hết” không? Vì sao?
II. TẠO LẬP VĂN BẢN (14 điểm)
Câu 1. (4.0 điểm)
Từ đoạn trích ở phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn(không quá 200chữ), trình
bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự sẻ chia trong cuộc sống.
Câu 2: ( 10 điểm)
“Cái đẹp trong nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống nhưng quan trọng và trực tiếp hơn
17
https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/
cả là cái đẹp trong chính người nghệ sĩ.”.
Em hiểu ý kiến như thế nào? Cảm nhận bài thơ Quê hương của Tế Hanh (SGK
Ngữ văn 8 – tập I, NXBGD 2017), liên hệ với bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh
(SGK Ngữ văn 7 – tập 1, NXBGD 2017) để làm sáng rõ ý kiến trên./.
------------hết--------------
BỘ ĐỀ ĐÁP ÁN HSG MÔN VĂN CẤP HUYỆN, TỈNH FILE WORD Zalo 0946095198
80 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 6 MỚI=70k
190 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 6 CŨ=80k
40 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 7 MỚI=40k
225 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 7 CŨ=80k
250 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 8=100k
20 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9 (2022-2023)=20k
350 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9=150k
PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KHẢO SÁT ĐỘI DỰ TUYỂN HỌC SINH GIỎI
TRIỆU SƠN Năm học: 2020-2021
MÔN: NGỮ VĂN 9
ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày khảo sát:
Số báo danh Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề gồm 06 câu, 02 trang)
…...............……

ĐỀ 18
I.ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu :
CẢM ƠN ĐẤT NƯỚC
Tôi chưa từng đi qua chiến tranh
Chưa thấy hết sự hy sinh của bao người ngã xuống
Thuở quê hương còn gồng gánh nỗi đau.

Tôi lớn lên từ rẫy mía, bờ ao


Thả cánh diều bay
Lội đồng hái bông súng trắng
Mẹ nuôi tôi dãi dầu mưa nắng
Lặn lội thân cò quãng vắng đồng xa.

Tôi lớn lên từ những khúc dân ca


Khoan nhặt tiếng đờn kìm
Ngân nga sáo trúc
Đêm Trung thu say sưa nghe bà kể
Chú Cuội một mình ngồi gốc cây đa.

Thời gian qua


Xin cám ơn đất nước
Bom đạn mấy mươi năm vẫn lúa reo, sóng hát
Còn vọng vang với những câu Kiều
Trong từng ngần ấy những thương yêu
18
https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/
Tiếng mẹ ru hời
Điệu hò thánh thót
Mang hình bóng quê hương tôi lớn thành người

Đất nước của tôi ơi!


Vẫn sáng ngời như vầng trăng vành vạnh.
( Huỳnh Thanh Hồng)
Câu 1. (1.0 điểm) Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của bài thơ.
Câu 2. (1.0 điểm) Hình bóng quê hương được hiện lên qua những hình ảnh nào? Qua đó
em có nhận xét gì về quê hương trong cảm nhận của tác giả?
Câu 3. (2.0 điểm) Chỉ ra và cho biết tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong
những dòng thơ sau:
Thời gian qua
Xin cám ơn đất nước
Bom đạn mấy mươi năm vẫn lúa reo, sóng hát
Còn vọng vang với những câu Kiều
Trong từng ngần ấy những thương yêu
Tiếng mẹ ru hời
Điệu hò thánh thót
Mang hình bóng quê hương tôi lớn thành người

Đất nước của tôi ơi!


Vẫn sáng ngời như vầng trăng vành vạnh.

Câu 4. (2.0 điểm) Thông điệp nào được gửi gắm trong câu thơ: “Mang hình bóng quê
hương tôi lớn thành người”.
II. LÀM VĂN (14.0 điểm)
Câu 1. (4,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về câu nói:
Phải biến mình thành một ngọn lửa, ta mới có thể làm bừng lên ánh sáng của thành công
(Reggie Leach)
Câu 2. (10.0 điểm)
“Tác phẩm chân chính không kết thúc ở trang cuối cùng, không bao giờ hết khả
năng kể chuyện khi câu chuyện về các nhân vật đã kết thúc” (Chingiz Ajmatov).
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua văn bản Chuyện người con gái Nam Xương
của Nguyễn Dữ (Ngữ văn 9, Tập 1, NXB Giáo dục 2019), liên hệ với văn bản Tức nước
vỡ bờ (Trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Ngữ văn 8, tập 1, NXB Giáo dục, 2019) em hãy làm
sáng tỏ ý kiến trên.

…………….Hết……………

19
https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/

PGD&ĐT HUYỆN TỨ KỲ ĐỀ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI


CẤP HUYỆN LỚP 9
MÔN: NGỮ VĂN
Năm học: 2020 - 2021
Thời gian làm bài: 150 phút
( Đề này gồm: 02 câu, 01 trang)
ĐỀ 19
ĐỀ BÀI
Câu 1 (4,0 điểm)
Trong lời tựa cuốn tiểu thuyết Tiếng chim hót trong bụi mận gai, Colleen
McCullough có viết:
Có một truyền thuyết về con chim chỉ hót có một lần trong đời, nhưng hót hay nhất
thế gian. Có lần nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm cho bằng được mới thôi. Giữa
đám cành gai góc, nó cất tiếng hót bài ca của mình và lao ngực
vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khổ khôn tả, nó vừa hót vừa lịm
dần đi, và tiếng ca hân hoan ấy đáng cho cả sơn ca và họa mi phải ghen tị. Bài ca duy
nhất, có một không hai, bài ca phải đổi bằng tính mạng mới có được. Nhưng cả thế gian
lặng đi lắng nghe, và chính thượng đế trên thiên đình cũng mỉm cười. Bởi vì tất cả những
gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại… Ít ra là
truyền thuyết nói như vậy.
Anh (chị) hãy viết bài văn (khoảng hai trang giấy thi) trình bày cảm nhận, suy nghĩ
của mình về đoạn văn trên.
Câu 2 (6,0 điểm):
Bàn về thơ, có ý kiến cho rằng: “Thơ khởi sự từ tâm hồn, vượt lên bằng tầm nhìn và
20
https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/
đọng lại nhờ tấm lòng người viết.”
Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua các đoạn trích: “Chị em Thúy Kiều”, “Kiều ở
lầu Ngưng Bích” (Trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du).
-------------------- Hết -------------------

PHÒNG GD&ĐT TỨ KỲ ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG I LỚP 9


NĂM HỌC 2020 - 2021
MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề thi gồm 02 câu, 01 trang)
ĐỀ 20
Câu 1 (4,0 điểm)
Chia sẻ suy nghĩ của em về câu chuyện sau:
NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON VƯỢN
Ngày xưa có một người săn bắn rất tài. Nếu con thú rừng nào không may gặp bác ta
thì hôm ấy coi như tận số.
Một hôm, người đi săn xách nỏ vào rừng. Bác thấy một con vượn lông xám đang ngồi
ôm con trên tảng đá. Bác nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng vượn mẹ.
Vượn mẹ giật mình, hết nhìn mũi tên lại nhìn về phía người đi săn bằng con mắt căm
giận, tay không rời con. Máu ở vết thương rỉ ra loang khắp ngực.
Người đi săn đứng im chờ kết quả…
Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó
hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con. Sau đó, vượn mẹ nghiến răng, giật phắt
mũi tên ra, hét lên một tiếng thật to rồi ngã xuống.
Người thợ săn đứng lặng. Hai giọt nước mắt từ từ lăn trên má. Bác cắn môi, bẻ gãy
nỏ và lẳng lặng quay gót ra về.
Từ đấy, bác không bao giờ đi săn nữa.
(Theo Lép Tôn-xtôi – SGK Tiếng Việt lớp 3- NXB GD Việt Nam)
Câu 2 (6,0 điểm)
Nhà văn Lâm Ngữ Đường, người Trung Quốc cho rằng: “Văn chương bất hủ cổ
kim đều viết bằng huyết lệ” (Văn chương giá trị từ xưa đến nay đều được viết bằng máu và
nước mắt).

21
https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/
Em hiểu thế nào về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ qua tác phẩm “Chuyện người con
gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Trích “Truyện
Kiều”) của Nguyễn Du.
--------------------Hết------------------

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ
THÀNH PHỐ TUY HÒA LỚP 9 THCS, NĂM HỌC 2020-2021
Môn thi: NGỮ VĂN
Ngày thi: 11/12/2020
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian phát đề)
ĐỀ 21
Câu1. (8,0 điểm)
Đọc phần trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
Ta hỏi một con chim : ngươi cần gì ?
Chim trả lời ta cần bay
Một con chim được ăn kê béo trong lồng sẻ trở thành một con gà bé bỏng,tội nghiệp và vô
dụng
Ta hỏi dòng sông:ngươi cần gì?
Sông trả lời ta cần chảy.
Nếu một dòng sông không chảy thì chỉ là một vũng nước khô cạn dần và biến mất.
Ta hỏi con tàu: Ngươi cần gì?
Con tàu trả lời ta cần được ra khơi.
Nếu con tàu không ra khơi, nó chỉ là một vật biết nổi trên mặt nước và sẽ chìm dần theo
thời gian.
Ta hỏi một con người: Ngươi cần gì?
Con người này trả lời: “………”
(Dựa theo “Những câu hỏi không lãng mạng”-Nguyễn Quang Thiều)
Là một học sinh, em hãy tìm câu trả lời cho con người từ phần trích dẫn trên và bàn
luận về bài học cuộc sống mà em nhận được.
Câu2. (12,0 điểm)
Một trong những phương diện thể hiện tài năng của người nghệ sĩ ngôn từ là am
22
https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/
hiểu và miêu tả thành công thế giới nội tâm của nhân vật trong các tác phẩmvăn học. Bằng
những kiến thức đã học về đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Trích truyện kiều của
Nguyễn Du), em hãy làm sáng tỏ điều đó.
------------------Hết------------------

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN VÒNG I DỰ THI
…YD HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CÁC MÔN VĂN HÓA CẤP TỈNH
Năm học: 2021 - 2022
Môn thi: Ngữ Văn
ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi này gồm có 01 trang)
ĐỀ 22
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6điểm):
Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu:
“Mảnh hồn làng trong em
Là bà
Là cha, là mẹ
Là ngọt bùi củ sắn, mớ khoai
Là mùi mồ hôi ngai ngái trên vai cha
Là hương sữa lúa đọng trên tà áo mẹ
Là làn da ngăm đen vì nắng gió miền Trung
Là tiếng đặc trưng “mô, tê, răng, rứa...”
Và con luôn thầm hứa
Mãi giữ mảnh hồn làng huyền bí trong tim”
( “Mảnh hồn làng” – Thanh Hoa)
Câu 1 (1điểm):Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 2 (1điểm): Mảnh hồn làng trong con là những gì?
Câu 3 (2điểm): Phân tích tác dụng của những biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong
đoạn thơ?
Câu 4 (2điểm): Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong câu thơ cuối là gì? Em hãy
trình bày bằng một đoạn văn khoảng 7 dòng!
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)

23
https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/
Câu 1 (4,0 điểm): Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em
về câu nói: “Người ta có nhiều nơi để đến nhưng chỉ có một chốn để quay về: gia
đình”
Câu 2 (10 điểm):
Trong bài viết đôi điều về truyện ngắn, nhà văn Nguyễn Minh Châu cho rằng: Cuối
cùng truyện ngắn cũng như tiểu thuyết, điều chính yếu là qua nhân vật mà người viết
đàm luận với người đọc về vai trò và số phận con người sống giữa xã hội và cuộc đời.
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua văn bản Lão Hạc của Nam Cao (Ngữ văn 8,
Tập 1), liên hệ với văn bản Chiếc lá cuối cùng của O. Hen-ri (Ngữ văn 8, tập 1) em hãy
làm sáng tỏ ý kiến trên.

---------------- Hết ---------------


Họ tên thí sinh:.......................................................SBD........................................
Giám thị không giải thích gì thêm

PHÒNGĐỀ
GIÁO DỤCTHỨC
CHÍNH VÀ ĐÀO TẠO THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI DỰ THI TỈNH
NĂM HỌC
( Gồm 01 trang) Môn: Ngữ văn 9
Thời gian: 150 phút
(Không kể thời gian giao đề)

ĐỀ 23
Câu 1: (2,0 điểm)
Vẻ đẹp của hai câu thơ:
“Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.”
(Trích “Truyện Kiều” - Nguyễn Du)
Câu 2: (6,0 điểm)
“Hỏi một câu, chỉ dốt trong chốc lát, không hỏi sẽ dốt nát cả đời”.
Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm trên bằng một bài văn nghị luận xã hội
(không quá 2 trang giấy thi).
Câu 3: (12,0 điểm)
Dựa vào truyện cổ tích “Vợ chàng Trương” nhưng “Chuyện người con gái Nam
Xương” đã khẳng định được những sáng tạo tài hoa của Nguyễn Dữ.
Hãy làm sáng tỏ những sáng tạo của tác giả được thể hiện trong tác phẩm đó.

(Hết)

24
https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/
Họ và tên thí sinh: ...................................................... SBD: ..........

( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2020-2021
MÔN:NGỮ VĂN
THỜI GIAN LÀM BÀI 150 PHÚT
ĐỀ 24
Câu 1: (8,0 điểm) Hãy quan sát bức tranh sau đây:

(Nguồn: internet)

Con người trong xã hội hiện đại đang bị "cầm tù" bởi chính chiếc điện thoại thông minh

của họ?

Em hãy trình bày quan điểm của mình.

Câu 2: (12,0 điểm)

Có ý kiến cho rằng: “ Cùng viết về tình cha con nhưng hai tác phẩm “ Lão Hạc” của Nam

Cao và “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng lại có những khám phá, sáng tạo riêng

độc đáo”.
25
https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/
Bằng cảm nhận của mình về tình cha con trong hai tác phẩm, em hãy làm sáng tỏ nhận

định trên.

……………………………………Hết………………………………………….

MÃ KÍ HIỆU ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS


…………………………….. Năm học: 2020 - 2021
MÔN: Ngữ văn
Thời gian làm bài 150 phút không kể thời gian giao đề
( Đề thi gồm 02 phần 06 câu, 02 trang)
ĐỀ 25
I.Phần I: Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới
HAI HẠT GIỐNG
Có hai hạt giống nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt giống thứ nhất
nói: “Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy
lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên…Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu
hiệu chào đón mùa xuân… Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức
những giọt sương mai đọng trên cành lá.” Và hạt giống thứ nhất được lớn lên như đúng ý
nguyện.
Hạt giống thứ hai bảo: “Tôi sợ lắm! Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên
dưới, tôi không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và nếu như những chồi non của
tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu
những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch
thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã.”
Và rồi hạt giống thứ hai cứ nằm im và chờ đợi. Một ngày nọ, một chú gà đi loanh
quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt giống nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập
tức. (Thảo Nguyên, nguồn: Hạt giống tâm hồn - Từ những điều bình dị
First News và NXB Tổng hợp TPHCM phối hợp ấn hành)
Câu 1(1,0 điểm): Lời nói của hai hạt giống được viết bằng các kiểu câu khác nhau. Em
hãy cho biết xét về mặt cấu tạo thì lời nói của hai hạt giống được viết theo kiểu câu nào?
Nêu ý nghĩa của cách sử dụng các kiểu câu khác nhau đó?
Câu 2(2,5 điểm): Chỉ ra và phân tích hiệu quả của những biện pháp tu từ được sử dụng
trong đoạn văn: Hạt giống thứ nhất nói: “Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ
sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên…Tôi muốn nở
ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân… Tôi muốn cảm nhận sự
ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá.”
26
https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/
Câu 3(1,0 điểm): Thông điệp cuộc sống được gửi gắm qua câu chuyện trên?
Câu 4( 1,5 điểm): Nếu được lựa chọn, em sẽ là hạt giống nào? Giải thích lí do của sự lựa
chọn đó.
Phần II: Tạo lập văn bản(14 điểm)
Câu 1(6,0 điểm): Từ ngữ liệu phần đọc hiểu trên, em hãy viết một bài văn nghị luận
ngắn, trình bày suy nghĩ của em về bài học cuộc sống rút ra từ câu chuyện.
Câu 2(8,0 điểm): Điểm gặp gỡ giữa Chế Lan Viên và Y Phương trong hai đoạn thơ sau:
"Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò Cổng Phủ
Con cò Đồng Đăng..."
Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ
"Con cò ăn đêm
Con cò xa tổ
Cò gặp cành mềm
Cò sợ xáo măng..."
(Con cò – Chế Lan Viên, Ngữ văn 9, tập hai,
NXB Giáo dục, năm 2016)

Người đồng mình thương lắm con ơi


Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
(Nói với con- Y Phương, Ngữ văn 9, tập hai,
NXB Giáo dục, năm 2016)

------------------------------Hết----------------------------

27
https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀOTẠO KÌ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN TỈNH HỌC SINH GIỎI LỚP 9
CẨM THẠCH NĂM HỌC 2020 - 2021
Môn thi: Ngữ văn
Số báo danh Ngày thi: 25 tháng 01 năm 2021
………………. Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ 26
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Thuở nhỏ tôi ra ra cống Na câu cá
Níu váy bà đi chợ Bình Lâm
Bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
Và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần

Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị


Chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng
Mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm
Điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng

Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế


Bà mò cua xúc tép ở đồng Quan
Bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn.
(Đò Lèn – Nguyễn Duy)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ. (1,0 điểm)
Câu 2. Các từ “lảo đảo”, “thập thững” có vai trò gì trong việc thể hiện những hình ảnh
cô đồng và người bà. (1,0 điểm)
Câu 3. Sự vô tâm của người cháu và nỗi cơ cực của người bà thể hiện qua những hồi ức
nào? Người cháu đã bày tỏ nỗi niềm gì qua những hồi ức đó? (2,0 điểm).
Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với em? (2,0 điểm)
28
https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/
II. PHẦN TẬP LÀM VĂN (14,0 điểm)
Câu 1 (4,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) chia sẻ câu trả lời của em cho câu hỏi về hạnh
phúc: "Là đem đến niềm vui cho người khác? Hay chính là sự hài lòng của riêng bản
thân mình?"
Câu 2 (10,0 điểm):
“Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở của cái
đẹp”.
Hãy khám phá “xứ sở của cái đẹp” qua văn bản Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long,
Ngữ văn 9, tập 1) và Sang thu (Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9, tập 2).
------ HẾT------

PHÒNG GD&ĐT THANH OAI ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học 2020 – 2021, môn Ngữ văn
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 25/11/2020
(Đề thi có 01 trang;
Người coi thi không giải thích gì thêm)

ĐỀ 27
Câu 1 (8,0 điểm):

Nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch người Ai-len (Brendan Francis) đã nói “Không có một

ngày hôm qua nào từng bị bỏ phí đối với những người sống trọn vẹn cho ngày hôm

nay”.

Suy nghĩ của em về câu nói trên.

Câu 2 (12,0 điểm);

Nhà thơ Lê Đạt quan niệm:

“Mỗi công dân đều có một dạng vân tay.

Mỗi nhà thơ thứ thiệt có một dạng vân chữ

Không trộn lẫn”.

Em hãy xác định “vân chữ” của nhà thơ Phạm Tiến Duật qua tác phẩm “Bài thơ về

29
https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/
tiểu đội xe không kính”? (Ngữ văn 9, tập 1).

- Hết –

30

You might also like