You are on page 1of 5

HỆ THỐNG ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ NGỮ VĂN 11

NĂM HỌC 2021-2022

ĐỀ 1:
PHẦN I:ĐỌC HIỂU(3 điểm):Đọc văn bản sau:
Chiếc bách buồn vì phận nổi nênh ,  
Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh.   
Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,   
Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.
Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến, 
Giong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh. 
Ấy ai thăm ván cam lòng vậy, 
Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh.
(Tự tình III – Hồ Xuân Hương)
Thực hiện yêu cầu:
Câu 1. Xác định luật thơ của bài thơ trên (Luật B-T, niêm, vần, đối, nhịp, kết cấu)?
Câu 2. Hình ảnh “Chiếc bách buồn vì phận nổi nênh, Giữa dòng ngao ngán nỗi
lênh đênh” gợi về thân phận của ai trong xã hội phong kiến? Từ đó chỉ ra biện
pháp tu từ được tác giả sử dụng trong câu thơ trên?
Câu 3. Cách gieo vần ênh ở cuối các câu thơ (nổi nênh, lênh đênh, bập bềnh, tấp
tênh) có tác dụng gì trong việc thể hiện thân phận của người phụ nữ?
Câu 4. Câu Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh gợi cho em nhớ tới câu thơ nào của
Hồ Xuân Hương mà em đã được học? Cảm xúc chung của 2 câu thơ là gì?

PHẦN II. LÀM VĂN (7 điểm)


Câu 1 ( 2 điểm) Có ý kiến cho rằng: Khát vọng tình yêu, hạnh phúc là mưu cầu
chính đáng của người phụ nữ ở mọi thời đại.
Anh/chị hãy viết một đoạn nghị luận khoảng 150 chữ trình bày suy nghĩ về quan
điểm trên.
Câu 2 ( 5 điểm) Cảm nhận bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương.
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng mười mưa, dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:
Có chồng hờ hững cũng như không.

……………………………….HẾT…………………………………………………
ĐỀ 2:
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3 điểm): Đọc văn bản sau:
Cũng cờ, cũng biển cũng cân đai,
Cũng gọi ông nghè có kém ai.
Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,
Nét son điểm rõ mặt văn khôi.
Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ,
Cái giá khoa danh ấy mới hời.
Ghế chéo lọng xanh ngồi bảnh chọe,
Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi?
(Tiến sĩ giấy- Nguyễn Khuyến)
Thực hiện yêu cầu:
Câu 1: Bài thơ được viết theo thể loại gì? Nêu bố cục của bài thơ.
Câu 2: Hãy chỉ ra cách hài thanh( phối hợp thanh điệu) của tác giả trong bài thơ
trên.
Câu 3: Nhận xét về thái độ tình cảm của tác giả thể hiện qua hai câu thơ:
Ghế chéo lọng xanh ngồi bảnh chọe,
Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi?
PHẦN II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 ( 2 điểm): Viết đoạn nghị luận khoảng 150 chữ trình bày suy nghĩ của anh/
chị về hiện tượng học không thực chất, gian lận trong thi cử.
Có thể nói, hiện tượng học không thực chất, gian lận trong thi cử đang vẫn
diễn ra dù đã có những cảnh báo về vấn đề này. Trước những bài kiểm tra quan
trọng, để đạt được điểm cao mà không phải bỏ nhiều công sức ôn tập, nhiều bạn
học sinh đã lựa chọn phương pháp “học tủ”. Nhưng nếu suy nghĩ kĩ thì cái “lợi”
trước mắt sẽ là cái hại lâu dài cho bản thân chúng ta. Việc quay cóp khiến chúng ta
có thói quen ỷ lại vào người khác trong học tập, thụ động, không tư duy sáng tạo.
Nó tạo cho ta những lỗ hổng kiến thức vô cùng nghiêm trọng khó có thể bù đắp, nó
làm cho ta trở nên mục nát.
Câu 2 ( 5 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn,
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám.
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!
( Trích Tự tình II-Hồ Xuân Hương, Ngữ Văn 11, tập một NXB Giáo dục, trang19)
…………………………HẾT…………………………………..
ĐỀ 3:
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3 điểm): Đọc văn bản sau:
Thế sự đua nhau nói dại khôn,
Biết ai là dại, biết ai khôn.
Khôn nghề cờ bạc là khôn dại,
Dại chốn văn chương, ấy dại khôn.
Này kẻ nên khôn đều có dại,
Làm người có dại mới nên khôn.
Cái khôn ai cũng khôn là thế,
Mới biết trần gian kẻ dại khôn.
( Dại khôn – Trần Tế Xương)

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Nội dung chính của bài thơ.
Câu 2: Hãy chỉ ra cách hài thanh( phối hợp thanh điệu) của tác giả trong bài thơ
trên.
Câu 3: Xác định những biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ trên và phân
tích tác dụng của chúng.
Câu 4: Hai câu thơ:Dại chốn văn chương, ấy dại khôn / Này kẻ nên khôn đều có
dại khiến anh/chị liên tưởng đến hai câu thơ nào đã học? Điểm gặp gỡ trong quan
điểm, tư tưởng của hai nhà thơ?
PHẦN II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 ( 2 điểm): Viết đoạn nghị luận khoảng 150 chữ trình bày suy nghĩ của anh/
chị về quan điểm dại và khôn trong cuộc sống.
Câu 2 ( 5 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về bài thơ Câu cá mùa thu ( Thu điếu) của Nguyễn
Khuyến

…………………………HẾT……………………………………………………….

ĐỀ 4:
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3 điểm): Đọc văn bản sau:
Tháng chạp hai mươi bốn chợ Đồng,
Năm nay chợ họp có đông không?
Dở trời, mưa bụi còn hơi rét.
Nếm rượu, tường đền được mấy ông?
Hàng quán người về nghe xáo xác,
Nợ nần năm hết hỏi lung tung.
Dăm ba ngày nữa tin xuân tới.
Pháo trúc nhà ai một tiếng đùng.
(Chợ đồng- Nguyễn Khuyến)

Thực hiện yêu cầu:


Câu 1. Xác định luật thơ của bài thơ trên (Luật B-T, niêm, vần, đối, nhịp, kết cấu)?
Câu 2. Nội dung chính của bài thơ?
Câu 3. Câu thơ: Hàng quán người về nghe xáo xác/ Nợ nần năm hết hỏi lung tung
cho ta hình dung như thế nào về cuộc sống của người dân quê?
Câu 4. Kể tên ít nhất một tác phẩm thơ cùng đề tài với bài thơ mà anh/chị biết.

PHẦN II. LÀM VĂN (7 điểm)


Câu 1 ( 2 điểm): Viết đoạn nghị luận khoảng 150 chữ trình bày suy nghĩ của anh/
chị về ý nghĩa của Tết cổ truyền trong văn hóa Việt.

Câu 2 (5 điểm): Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hình ảnh ông ngất ngưởng
trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ.
…………………………HẾT…………………………………..

ĐỀ 5:
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3 điểm): Đọc văn bản sau:
Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu. 
Nước biếc trông như tầng khói phủ, 
Song thưa để mặc bóng trăng vào. 
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái, 
Một tiếng trên không ngỗng nước nào? 
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút, 
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.
(Thu vịnh – Nguyễn Khuyễn)
Thực hiện yêu cầu:
Câu 1: Hãy phân tích luật thơ thơ Nôm Đường luật được thể hiện trong bài thơ
trên.
Câu 2: Chỉ ra 02 biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ và nêu hiệu quả nghệ
thuật.
Câu 3: Đọc hai câu thơ cuối anh/ chị liên tưởng đến “nỗi thẹn” trong tác phẩm nào
đã học? “Nỗi thẹn” đó gợi cho anh/ chị những suy nghĩ gì?

PHẦN II. LÀM VĂN (7 điểm)


Câu 1 ( 2 điểm): Viết đoạn nghị luận khoảng 150 chữ trình bày suy nghĩ của anh/
chị về sự cần thiết phải có thái độ sống rõ ràng.
Câu 2 (5 điểm): Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh người đi trên cát trong bài thơ
Sa hành đoản ca ( Bài ca ngắn đi trên bãi cát) của Cao Bá Quát.

…………………………HẾT…………………………………..

You might also like