You are on page 1of 4

TRƯỜNG THCS HƯNG LỘC ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ II

TỔ KHOA HỌCXÃ HỘI MÔN: NGỮ VĂN 9


Năm học: 2022-2023

A. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CẦN ÔN TẬP


I. PHẦN ĐỌC HIỂU:
* Yêu cầu:
- Nhận biết thể thơ, PTBĐ chính, hình ảnh/ chi tiết tiêu biểu của đoạn trích/văn bản .
- Nhận biết các thành phần biệt lập ( tình thái, cảm thán, gọi đáp, phụ chú) hoặc các
phép liên kết ( phép nối, phép lặp, phép thế, phép đổng nghĩa, trái nghĩa…), các biện
pháp tu từ ( so sánh, nhân hóa, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu, ẩn dụ, hoán dụ, chơi chữ…)
có trong đoạn trích/văn bản.
- Hiểu tác dụng của các thành phần biệt lập ( tình thái, cảm thán, gọi đáp, phụ chú) hoặc
các phép liên kết ( phép nối, phép lặp, phép thế, phép đổng nghĩa, trái nghĩa…), các
biện pháp tu từ (so sánh, nhân hóa, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu, ẩn dụ, hoán dụ, chơi
chữ…) có trong đoạn trích/văn bản.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của một hình ảnh chi tiết hoặc của đoạn trích/ văn bản.
- Bày tỏ ý kiến về một vấn đề trong đoạn trích/ văn bản.
II. TẬP LÀM VĂN:
* Nghị luận về một một đoạn thơ/bài thơ:
- Mùa xuân nho nhỏ ( Thanh Hải)
- Viếng lăng Bác ( Viễn Phương)
- Sang thu (Hữu Thỉnh)
B. BÀI TẬP:
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Bài 1:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
CÂU CHUYỆN VỀ CHIM ÉN VÀ DẾ MÈN
Mùa xuân đất trời đẹp. Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con chim Én thấy tội
nghiệp bèn rủ Dế Mèn dao chơi trên trời. Mèn hốt hoảng. Nhưng sáng kiến của Chim
Én rất giản dị : hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô . Mèn ngậm vào giữa .
Thế là cả ba cùng bay lên. Mây nồng nàn, đất trời gợi cảm, cỏ hoa vui tươi. Dế Mèn
say sưa. Sau một hồi lâu miên man, Mèn ta chợt nghĩ bụng :Ơ hay, việc gì ta phải gánh
hai con én này trên vai cho mệt nhỉ. Sao ta không quẳng gánh nợ này đi để dạo chơi
một mình có sướng hơn không ? Nghĩ là làm. Nó bèn há mồm ra. Và nó rơi vèo xuống
đất như một chiếc lá lìa cành.
(Đoàn Công Lê Huy, Mục “Trò chuyện đầu tuần” của báo Hoa học trò )
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính đựơc dùng trong văn bản trên.
Câu 2: Chỉ rõ phép liên kết nào được sử dụng trong văn bản trên. Nêu tác dụng của
phép liên kết đó.
Câu 3: Bài học gì được rút ra từ câu chuyện?

Bài 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:


“Có lẽ chỉ những giấc mơ trở về tuổi thơ mới đem lại cho tôi những cảm giác
ấm áp, bình yên đến thế…Trong mơ…Tôi thấy một tôi rơm rớm nước mắt trong buổi
chia tay. Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả. Đứa khóc thút thít, đứa cười đỏ hoe
mắt, đứa bịn rịn lặng thinh... Tất cả nắm tay tôi thật chặt, ôm tôi thật lâu ... Giấc mơ
tuổi học trò du dương như một bản nhạc Ballad - bản nhạc nhẹ nhàng mà da diết khôn
nguôi. Bản nhạc đó mỗi lần kết thúc lại dấylên trong tôi những bâng khuâng , tiếc
nuối.Nhưng, tôi vẫn thích nghe, thích cảm nhận niềm hạnh phúc hân hoan khi được trở
về những năm tháng tuổi thơ, bên mái trường, bên thầy cô, bên bạn bè và những gì thân
thương nhất. Dù biết rằng đó chỉ là một giấc mơ...”
(“Có những giấc mơ về lại tuổi học trò” – Đăng Tâm)

Câu 1: Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì?
Câu 2: Tìm và chỉ ra các phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn trên . Nêu
tác dụng của phép liên kết đó.

Câu 3: Nêu nội dung đoạn trích.

Bài 3: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:


Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt
qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không
bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp.
Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu
ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với
những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải
nhận ra những giá trị đó.”
(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn...- Phạm Lữ Ân)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2: Chỉ ra thành phần biệt lập có trong câu: “ Chắc chắn, mỗi một người trong
chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn”. Nêu tác dụng của thành phần biệt
lập đó.

Câu 3: Nêu ngắn gọn nội dung đoạn trích.

Bài 4: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Ở Nhật, bạn khó có cơ hội bắt taxi để đi một cuốc đường dài. Vì sao? Các bác tài
sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm, kèm lời hướng dẫn “Hãy đi tàu điện
ngầm cho rẻ”.

Sự trung thực của người Nhật in đậm nét ở những "mini shop không người bán”
tại Osaka. Nhiều vùng ở Nhật không có nông dân. Ban ngày họ vẫn đến công sở, ngoài
giờ làm họ trồng trọt thêm. Sau khi thu hoạch, họ đóng gói sản phẩm, dán giá và để
thùng tiền bên cạnh. Người mua cứ theo giá niêm yết mà tự bỏ tiền vào thùng. Cuối
ngày, trên đường đi làm về, họ ghé đem thùng tiền về nhà. Nhẹ nhàng và đơn giản. Các
con đường mua sắm, các đại siêu thị ở Hokkaido, Sapporo hay Osaka... cũng không nơi
nào bạn phải gửi giỏ, túi xách.
Quầy thanh toán cũng không đặt ngay cổng ra vào. Người Nhật tự hào khẳng
định động từ "ăn cắp vặt" gần như đã biến mất trong từ điển.”

(Dẫn theo “ bốn chuyện lạ" ở đất nước Nhật Bản, theo doanhnhansaigon.vn)

Câu 1: Chỉ ra phép liên kết về hình thức có trong các câu văn sau: “Nhiều vùng ở Nhật
không có nông dân. Ban ngày họ vẫn đến công sở, ngoài giờ làm họ trồng trọt thêm.”
Nêu tác dụng của phép liên kết đó.
Câu 2: Theo bài viết, bài học người Nhật Bản mang lại cho chúng ta là gì?.
Câu 3: Nêu nội dung của văn bản.
Câu 4: Theo em, thông điệp mà văn bản trên muốn gửi gắm đến chúng ta là gì?
HƯỚNG DẪN CHUNG:
- Ôn lại khái niệm thành phần biệt lập và nhớ lại các thành phần biệt lập đã học
( Thành phần tình thái, thành phần gọi đáp, thành phần phụ chú, thành phần cảm
thán).
- Ôn lại các phép liên kết về hình thức: phép nối, phép lặp, phép thế, phép liên
tưởng đồng nghĩa, trái nghĩa, cùng trường từ vựng.
II. PHẦN TẬP LÀM VĂN :
Bài 1: Phân tích đoạn thơ sau:
“ Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
( Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải)
Bài 2: Phân tích đoạn thơ:
“ Mùa xuân người cầm súng Đất nước bốn nghìn năm
Lộc giắt đầy quanh lưng Vất vả và gian lao
Mùa xuân người ra đồng Đất nước như vì sao
Lộc trải dài nương mạ Cứ đi lên phía trước”
Tất cả như hối hả (Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải)
Tất cả như xôn xao
Bài 3: Phân tích hai khổ thơ sau:
Ta làm con chim hót Một mùa xuân nho nhỏ
Ta làm một nhành hoa Lặng lẽ dâng cho đời
Ta nhập vào hòa ca Dù là tuổi hai mươi
Một nốt trầm xao xuyến Dù là khi tóc bạc
(Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải)
Bài 4: Phân tích đoạn thơ:
Bỗng nhận ra hương ổi Sông được lúc dềnh dàng
Phả vào trong gió se Chim bắt đầu vội vã
Sương chùng chình qua ngõ Có đám mây mùa hạ
Hình như thu đã về Vắt nửa mình sang thu”
( Sang thu, Hữu Thỉnh)
Bài 5: Phân tích đoạn thơ sau:
Sông được lúc dềnh dàng Vẫn còn bao nhiêu nắng
Chim bắt đầu vội vã Đã vơi dần cơn mưa
Có đám mây mùa hạ Sấm cũng bớt bất ngờ
Vắt nửa mình sang thu Trên hàng cây đứng tuổi
( Sang thu, Hữu Thỉnh)
Bài 6: Phân tích đoạn thơ sau:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
(Viếng lăng Bác, Viễn Phương)
Bài 7: Phân tích đoạn thơ sau:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Mà sao nghe nhói ở trong tim Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”
(Viếng lăng Bác, Viễn Phương)
HƯỚNG DẪN CHUNG:
- Lập dàn ý cho mỗi bài. Có thể viết thành bài nếu có thời gian
- Hình thành hệ thống luận điểm rõ ràng cho mỗi đề.
- Có thể phân tích theo từng phương diện nội dung, nghệ thuật rồi đánh giá tổng
hợp. Có thế kết hợp cảm nhận cả nội dung nghệ thuật trong cùng một luận điểm.
- Phần mở bài cần nắm rõ và trình bày được kiến thức tác giả, tác phẩm, vấn đề
nghị luận.
- Phần thân bài, ý phụ cần trình bày được vị trí đoạn thơ, nội dung cơ bản và hoàn
cảnh sáng tác.
- Khi phân tích/ cảm nhận cần trích dẫn rõ hình ảnh thơ, câu thơ. Tránh diễn nôm.
- Có thể mở rộng liên hệ với một số tác phẩm đã học nếu có sự tương đồng về nội
dung, ý nghĩa...

CHÚC CÁC EM ÔN THI TỐT, ĐẠT KẾT QUẢ TỐT TRONG KÌ THI !

NHÓM GV VĂN 9.

You might also like