You are on page 1of 5

BÀI TẬP ĐỌC - HIỂU

NGỮ VĂN 6
- Ngữ liệu lấy các đoạn văn: Trong các văn bản đã học ở bài 6 và 7.
- Các câu hỏi xoay quanh đoạn văn được trích ra.
Đề 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
“Bạn bè tuổi thơ tôi có thằng Lợi. Lợi là thằng “trùm sò” nổi tiếng
trong lớp tôi. Lúc nào nó cũng nghĩ đến chuyện “thu vén cá nhân”. Đứa
nào nhờ nó chuyện gì nó cũng làm nhưng phải trả công nó đàng hoàng.
Nó ra giá nghiêm chỉnh. Chép bài giùm là hai viên bi. Giữ dép trong giờ
chơi thì một viên bi. Lợi “làm giàu” bằng cách đó.
Vậy mà một hôm tình cờ bắt được con dế lửa, Lợi quý lắm, ai đổi gì
cũng không đổi. Tui bạn gạ đổi mười viên bi, hai chục viên bi, Lợi vẫn từ
chối. Tôi nhịn ăn sáng một tuần, đem năm đồng bạc nan nỉ nó bán con dế
lửa cho tôi, nó vẫn nghênh nghênh lắc đầu thấy ghét.”
(Ngữ văn 6, tập 2, trang 13, NXBGD VN, năm 2021)
Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
- Đoạn văn bản trên Trích từ văn bản Tuổi thơ tôi. Tác giả
Nguyễn Nhật Ánh
Câu 2. Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của đoạn văn
trên.
- Thể loại: Bút kí
- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
Câu 3. Người kể chuyện trong đoạn văn trên là ai? Hãy chỉ ra 04 cụm từ
mà người kể chuyện dùng để nói về tính cách của nhân vật Lợi trong
đoạn văn.
- Người kể chuyện trong đoạn văn trên là tác giả
- 4 cụm từ mà người kể chuyện dùng để nói về tính cách Lợi là:
trùm sò, thu vén cá nhân, làm giàu, trả công.
Câu 4. Hãy nêu nghĩa thông thường và nghĩa theo dụng ý của tác giả của
từ ngữ được đặt trong dấu ngoặc kép trong câu văn sau: Lợi là thằng
“trùm sò” nổi tiếng trong lớp tôi.
- Nghĩa thông thường của trùm sò" ích kỉ, chỉ biết thu lợi cho bản
thân.
- Nghĩa theo dụng ý của tác giả: keo tính toán.
ĐỀ 2: Cho đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Lợi khóc rưng rức khi đón cái hộp diêm méo mó từ thầy. Tôi nhớ
gương mặt thầy Phu lúc đó trông áy náy ghê lắm, thầy có xin lỗi đứa học
trò nhưng Lợi không nghe thấy. Nó mải khóc, cặp mắt đỏ hoe, nước mắt
nước mũi chảy thành dòng.
Tất cả bọn tôi đều thấy lòng chùng xuống. Chẳng đứa nào sung
sướng vì “trả thù” được Lợi nữa. Chẳng ai muốn thấy một “cao thủ dế”
qua đời bằng cách đó. Bọn tôi chỉ ghét Lợi thôi chứ không ghét con dế
lửa của nó. Mà ngay cả Lợi, khi nhìn thấy nó khóc như mưa như bấc, bọn
tôi cũng tan nát cõi lòng, chẳng còn tâm trạng nào mà ghét nó nữa.
(Ngữ văn 6, tập 2, NXB GDVN, năm 2021)
Câu 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
- Đoạn văn trên Trích trên văn bản: Tuổi thơ tôi. Tác giả Nguyễn
Nhật Ánh
Câu 2. Khi biết dế lửa chết, Lợi đã phản ứng như thế nào? Vì sao?
- Khi biết dế lửa chết, Lợi khóc rưng rức vì Lợi đã mất đi con
chiến mã thắng ở mọi đối thủ và Lợi cũng thương con dế lửa.
Câu 3. Em hãy cho biết công dụng dấu ngoặc kép trong đoạn văn trên
dùng để làm gì?
- Em hãy cho biết công dụng dấu ngoặc trong đoạn văn trên
dùng để: đánh dấu cách hiểu một từ ngữ không theo nghĩa thông
thường.
Câu 4. Từ câu chuyện trong văn bản trên, em rút ra được bài học gì về
cách ứng xử trong cuộc sống?
- Từ câu chuyện trong văn bản trên em rút ra bài học được về
cách ứng xử trong cuộc sống là: cần có sự cảm thông, chia sẻ, thấu
hiểu và bao dung.
Đề 3: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Cha lại dắt con đi trên cát mịn,
Ánh nắng chảy đầy vai,
Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời,
Con lại trỏ cánh buồm xa nói khẽ:
“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,
Để con đi ...”

Lời của con hay tiếng sóng thầm thì


Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thắm
Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận
Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.
(Ngữ văn 6, tập 2, NXB GDVN, năm 2021)
Câu 1. Đoạn thơ trên được trích trong văn bản nào? Xác định thể thơ của
của đoạn thơ trên?
- Đoạn thơ trên Trích trong bài thơ" Những cánh buồm" thể thơ tự
do
Câu 2. Từ “đi” trong câu hai câu thơ “Cha lại dắt con đi trên cát mịn” và
“Để con đi … “là từ nào nghĩa gốc, từ nào nghĩa chuyển?
- Từ đi trong câu thơ" cha dắt con đi trên cát mịn" là nghĩa gốc
còn từ đi trong câu để con đi là nghĩa chuyển.
Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.
- Nội dung chính của đoạn thơ trên là bài thơ nói về mơ ước của
cha và con. Đứng trước biển thấy những cánh buồm kiêu hãnh
ngoài biển khơi, người con muốn có một cánh buồm trắng, sẽ đi
thật xa để khám phá. Đó cũng là mơ ước thuở bé của người cha.
Câu 4. Tình cảm hai cha con dành cho nhau được thể hiện như thế nào
trong văn bản trên? Điều ấy gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm gia đình?
- Tình cảm hai cha con dành cho nhau được thể hiện một cách
đầy chân thật qua những câu hỏi ngây ngô của cậu bé và những câu
trả lời với tiết tấu chậm của người cha. Người cha ko hề tỏ ra ngạc
nhiên trước những câu hỏi của con mà khẽ mỉm cười giảng dạy,
từng bước nâng đỡ ước mơ con.
- Điều đó khiến em hiểu tình cảm gia đình thật thiêng liêng, nó
chấp chứa sự yêu thương vô bờ bến của cha mẹ dành cho con.
Đề 4: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Hiên là đứa con gái bên hàng xóm, bạn với Lan và Duyên. Sơn thấy
chị gọi nó không lại, bước đến gần, trông thấy con bé co ro đứng bên cột
quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hờ cả lưng và tay. Chị Lan cũng
đến hỏi:
- Sao áo của mày rách thế Hiên? Áo lành đâu không mặc? Con bé
bịu xịu nói:
- Hết áo rồi, chỉ còn cái này.
- Sao không bảo u mày may cho?
Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề
đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy
động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên
ngày trước vẫn chơi cùng với Hiên đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ
tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm:
- Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ.
- Ừ, phải đấy. Để chị về lấy.
Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo.
Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp, vui vui...
(Ngữ văn 6, tập 2, trang 9, NXB GD VN, năm 2021)
Câu 1. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
- Đoạn thơ trên được trích trong văn bản Gió lạnh đầu mùa. Tác
giả là Thạch Lam.
Câu 2. Xác định ngôi kể và nêu tên thể loại của văn bản chứa đoạn văn
trên.
- Ngôi kể thứ 1 xưng tôi, thể loại truyện ngắn.
Câu 3. Tại sao khi chị Lan về lấy áo cho Hiên, Sơn lại thấy lòng ấm áp,
vui vui? Từ đó, em nhận thấy Sơn là cậu bé như thế nào?
- Tại vì: Khi làm một việc tốt ai cũng thấy ấm lòng và vui vẻ vì
mình vừa làm một việc tốt, việc có ích cho mọi người. Từ đó em
nhận thấy sơn là người sống tình cảm, giàu lòng trắc ẩn, biết quan
tâm và yêu thương người thân, bạn bè.
Câu 4. Từ “lành” trong câu “Áo lành đâu không mặc?” có nghĩa là gì? So
sánh với nghĩa của từ “lành” trong câu “Tay chân lành lặn.”, sau đó em
hãy rút ra kết luận từ “lành” là từ đa nghĩa hay từ đồng âm.
- ………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
Đề 5: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi
mò cua bắt ốc thì lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động
lòng cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước
vẫn chơi cùng với Hiên, đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng
thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm:
- Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ.
- Ừ, phải đấy. Để chị về lấy.
Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Sơn
đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp, vui vui.
(Ngữ Văn 6, Tập 2, NXB GD VN, năm 2021)
Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả? Văn bản thuộc chủ
đề gì?
- Đoạn văn trên Trích từ văn bản Gió lạnh đầu mùa. Tác giả Thạch
Lam. Chủ đề: Thể hiện tình yêu thương. Sự cảm thông chia sẻ, giúp
đỡ lẫn nhau giữa người với người trong cuộc sống.
Câu 2. Nhân vật Sơn đã có ý nghĩ, cảm xúc gì trong đoạn văn trên? Từ ý
nghĩ, cảm xúc đó thể hiện tính cách gì của nhân vật?
- ………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
Câu 3. Đặt hai câu có sử dụng từ đồng âm: “bàn”
- Buổi sinh hoạt lớp em bàn về vấn đề bảo vệ môi trường.
- Em vừa được mẹ mua cho một chiếc bàn mới.
Câu 4. Em hiểu “điểm tựa tinh thần” là gì? Theo em, chiếc áo khoác của
Duyên trong truyện có phải là điểm tựa tinh thần cho mẹ của Sơn hay
không? Vì sao?
- Em hiểu "điểm tựa tinh thần'' là nơi để mỗi người nương tựa, là
nơi tiếp cho họ sức mạnh, niềm tin, động lực sống, nơi mang lại
cảm giác ấm áp, bình yên.
- ………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
Đề 6: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Cha lại dắt con đi trên cát min,
Ánh nắng chảy đầy vai,
Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời,
Con lại trỏ cánh buồm xa nói khẽ:
“Cha mượn cho con buồm trắng nhé,
Để con đi…”

Lời của con hay tiếng dế thì thầm


Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm
Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận
Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.
(Ngữ Văn 6, tập 2, NXB GDVN, năm 2021)
Câu 1: Đoạn thơ trên trích từ văn bản nào? Tác giả?
- Đoạn thơ trên Trích từ bài thơ Những cánh buồm. Tác giả Hoàng
Trung Thông.
Câu 2. Văn bản thuộc chủ đề gì?
- Gia đình thương yêu
Câu 3. Câu thơ “Cha mượn cho con buồm trắng nhé/ Để con đi…” thể
hiện mong ước gì của người con?
- Thể hiện khao khát được đi xa để tìm hiểu, khám phá vùng đất
mới của con.
Câu 4. Em hãy chỉ ra từ đa nghĩa trong câu thơ sau: Cha trầm ngâm nhìn
mãi cuối chân trời và xác định từ đó thuộc nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
- Từ đa nghĩa là từ chân thuộc nghĩa chuyển

You might also like