You are on page 1of 2

PHIẾU BÀI TẬP TẾT

ĐỀ 1

Phần I: (6,0 điểm)


Cho đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ
ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé
giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. Mỗi
lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ.”
(Trích: Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng)
Câu 1: Nhân vật “anh” và “con bé” trong đoạn trích trên là những ai? Tại sao trong đoạn
trích trên, nhân vật con bé còn “ngơ ngác, lạ lùng” mà đến phần sau của truyện lại “hôn tóc,
hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”?
Câu 2: Gọi tên và chỉ ra một thành phần biệt lập có trong câu văn: Với lòng mong nhớ của
anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.
Câu 3: Theo trình tự cốt truyện thì đoạn trích nằm ở tình huống nào? Ý nghĩa của tình huống
này là gì?
Câu 4: Dựa vào truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của tác giả Nguyễn Quang Sáng, hãy viết
một đoạn văn khoảng 15 câu theo phép lập luận diễn dịch trình bày cảm nghĩ của em về tình
cảm của ông Sáu với bé Thu từ khi ông xa nhà đi kháng chiến đến lúc ông phải chia tay con
về chiến khu. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một khởi ngữ. (Gạch chân, chú
thích rõ câu ghép và khởi ngữ )
Phần II: (4,0 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
“ Một trò chơi truyền thống được phổ biến trong các lễ hội là kéo co, được tổ chức ở sân
đình hay bãi cỏ rộng giữa làng. Những người tham gia chia làm hai phe, đứng thành một
hàng đối nhau, cùng nắm sợi dây thừng, dây chão hay một cây sào tre hoặc người đứng sau
ôm lưng người đứng trước, còn hai người đứng đầu hàng của hai phe thì nắm tay nhau cho
chắc, lấy dấu vạch vôi ở giữa làm mốc được, thua. Bên nào kéo được đối phương sang qua
vạch mốc về phía mình là bên đó thắng. Kéo co thu hút nhiều người, tạo không khí hào
hứng, sôi động, rèn luyện sức khỏe, tính kỉ luật, ý thức tập thể ở mỗi người. Chính vì vậy, kéo
co được đông đảo thanh niên, thiếu niên ưa thích.”
( Trò chơi ngày xuân, SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2019)
Câu 1:Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên và chỉ rõ một phép liên kết
câu trong đoạn văn in đậm?
Câu 2:Theo tác giả, vì sao kéo co lại được đông đảo thanh niên, thiếu niên ưa thích?
Câu 3:Khi tham gia trò chơi kéo co, muốn là đội chiến thắng thì các thành viên trong đội
phải có ý thức tập thể biết đoàn kết, hợp tác với nhau. Bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang
giấy thi, hãy trình bày suy nghĩ của em về vai trò của hợp tác trong cuộc sống.
=============================================
ĐỀ 2
Phần I (6,0 điểm)
Bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh có câu: “Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”. Trong
bài thơ“Đoàn thuyền đánh cá” Huy Cận cũng có một câu thơ tương tự diễn tả tình cảm của
người ngư dân:“Biển cho ta cá như lòng mẹ”.
Câu 1: Em hãy chép chính xác khổ thơ có câu thơ trên trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”
và cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu thơ“Biển cho ta cá
như lòng mẹ”?
Câu 3: Viết một đoạn văn từ 12 đến 15 câu theo cách lập luận tổng – phân –hợp, phân tích
vẻ đẹp của người dân chài trong cảnh kéo lưới bắt cá hào hứng, hăng say ở khổ thơ dưới đây.
Trong đoạn văn có sử dụng câu bị động và một thành phần cảm thán (Gạch chân và chú
thích rõ câu bị động và thành phần cảm thán).
“Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng”
Câu 4: Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có một tác phẩm có hình ảnh đoàn thuyền
đánh cá. Đó là bài thơ nào? Tác giả là ai?
Phần II: (4,0 điểm)
Trong văn bản “Bàn về đọc sách”, tác giả Chu Quang Tiềm viết:
“Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kỹ. Nếu đọc
được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy
mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không
bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán – Thuộc lòng,
ngẫm kỹ một mình hay”, hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc sách. … Đọc ít
mà đọc kỹ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến
mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy
châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm mắt hoa, ý loạn, tay không mà về.”
(Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
Câu 1: Ở phần trích trên, tác giả đã đưa ra lời khuyên gì về việc đọc sách?
Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của một phép tu từ trong câu văn sau: “Nếu đọc được mười
quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần”
Câu 3: Dựa vào đoạn văn trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết đoạn văn nghị luận
khoảng 2/3 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về việc đọc sách của giới trẻ trong hoàn cảnh
thế giới công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay.

=====================Hết=====================

Chúc các con và gia đình đón xuân mới an lành, hạnh phúc! Các con kết hợp vui
xuân và hoàn thành phiếu bài tập ra giấy kiểm tra( Làm riêng mỗi đề một tờ). Cô sẽ thu
bài khi các con đi học trở lại. Trân trọng!

You might also like