You are on page 1of 4

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 1:

Phần I (6,0 điểm):


Trong truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ có đoạn:
“- Ngắn dài có số, tươi héo bởi trời. Mẹ không phải không muốn đợi chồng con về, mà
không gắng ăn miếng cơm, miếng cháo đặng cùng vui sum họp. Song lòng tham vô cùng mà
vận trời khó tránh. Nước hết chuông rền, số cùng khí kiệt. Một tấm thân tàn, nguy trong sớm
tối, việc sống chết không khỏi phiền đến con. Chồng con nơi xa xôi chưa biết sống chết thế
nào, không thể về đền ơn được. Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi
tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ.
Bà cụ nói xong thì mất. Nàng hết lòng thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như
đối với cha mẹ đẻ mình.”
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam – 2019)
1. Cho biết xuất xứ của văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”? Giải nghĩa nhan
đề tác phẩm đó.
2. Chỉ ra một câu văn biền ngẫu có trong đoạn ngữ liệu trên. Kể tên một văn bản khác có
trong chương trình Ngữ văn lớp 8 cũng sử dụng kiểu câu văn này, nêu rõ tên tác giả.
3. Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp để làm rõ những phẩm chất
tốt đẹp của Vũ Nương trong tác phẩm, trong đoạn có ít nhất một trợ từ và một câu cảm thán
(gạch chân, chú thích).
Phần II (4,0 điểm):
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị, nhất là phù hợp với môi trường.
Người có văn hóa, biết ứng xử chính là người biết tự hòa mình vào cộng đồng như thế, không
kể hình thức còn phải đi với nội dung, tức là con người phải có trình độ, có hiểu biết. Một nhà
văn đã nói: “Nếu có cô gái khen tôi chỉ vì bộ quần áo đẹp mà không khen tôi có bộ óc thông
minh thì tôi chẳng có gì đáng hãnh diện”. Chí lí thay!’’
(Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam , tr.9)
1. Theo tác giả, thế nào là “người có văn hóa”?
2. Xét theo mục đích nói, câu cuối đoạn trích thuộc kiểu câu gì? Nêu tác dụng của câu
văn đó.
3. Từ nội dung đoạn trích trên và những hiểu biết về xã hội, trình bày suy nghĩ của em
(khoảng 2/3 trang giấy) về ý kiến: Cái đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị.
--- Hết ---
ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 02

Phần I (6,0 điểm):


Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Vua Quang Trung lại truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm làm một bức,
bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, tất cả là hai mươi bức. Đoạn kén hạng lính khỏe mạnh, cứ
mười người khênh một bức, lưng giắt dao ngắn, hai mươi người khác đều cầm binh khí theo
sau, dàn thành trận chữ “nhất”, vua Quang Trung cưỡi voi đi đốc thúc, mờ sáng ngày mồng 5
tiến sát đồn Ngọc Hồi…
Vua Quang Trung liền gấp rút sai đội khiêng ván vừa che vừa xông thẳng lên trước. Khi
gươm giáo của hai bên đã chạm nhau thì quăng ván xuống đất, ai nấy cầm dao ngắn chém bừa,
những người cầm binh khí theo sau cũng nhất tề xông tới mà đánh .”
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam – 2019, tr.68)
1. Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Của ai? Giải thích nhan đề văn bản đó.
2. Xét theo mục đích nói câu văn sau thuộc kiểu câu gì, cho biết tác dụng của kiểu câu
đó trong việc biểu đạt nội dung:
“Đoạn kén hạng lính khỏe mạnh, cứ mười người khênh một bức, lưng giắt dao ngắn, hai
mươi người khác đều cầm binh khí theo sau, dàn thành trận chữ “nhất”, vua Quang Trung cưỡi
voi đi đốc thúc, mờ sáng ngày mồng 5 tiến sát đồn Ngọc Hồi.”
3. Dựa vào nội dung đoạn trích đã dẫn ở trên và những hiểu biết về văn bản, viết đoạn
văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp nêu cảm nhận của em về
hình tượng người anh hùng áo vải Quang Trung - một vị vua oai phong lẫm liệt trong chiến
trận; trong đó sử dụng câu bị động và trợ từ (gạch chân, chú thích rõ câu bị động và trợ từ).
Phần II (4,0 điểm):
Cho đoạn văn sau:
“Người ta kể rằng, có một máy phát điện cỡ lớn của công ti Pho bị hỏng. Một hội đồng
gồm nhiều kĩ sư họp 3 tháng liền tìm không ra nguyên nhân. Người ta phải mời đến chuyên gia
Xten-mét-xơ. Ông xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại. Công ti phải trả cho ông 10 000
đô la. Nhiều người cho Xten-mét-xơ là tham, bắt bí để lấy tiền. Nhưng trong giấy biên nhận,
Xten-mét-xơ ghi: “Tiền vạch một đường thẳng là 1 đô la. Tiền để tìm ra chỗ để vạch đúng
đường ấy giá: 9999 đô la”. Rõ ràng, người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà
nhiều người khác không làm nổi.”
(Theo Hương Tâm, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr.35-36)
1. Đoạn văn bản trên có những phương thức biểu đạt nào?
2. Em hiểu thế nào về câu nói của Xten-mét-xơ: “Tiền vạch một đường thẳng là 1
đô la. Tiền để tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá: 9999 đôla.”?
3. Em hãy viết đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi), trình bày suy nghĩ về vấn đề:
Sức mạnh của tri thức.
--- Hết ---
ĐỀ LUYỆN THI SỐ 03
Phần I (6,0 điểm):
Đoạn thơ Chị em Thúy Kiều đã ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp
người tài hoa bạc mệnh là biểu hiện của cảm hứng nhân văn ở Nguyễn Du:
Câu 1. Nêu xuất xứ của đoạn thơ Chị em Thúy Kiều.
Câu 2. Xác định và nêu tác dụng của thành ngữ có trong câu thơ: “Mỗi người một vẻ mười
phân vẹn mười.”.
Câu 3. Khi gợi tả Thúy Vân, nhà thơ Nguyễn Du viết:
“Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.”
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam – 2019, tr.81)
Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp,
em hãy làm rõ vẻ đẹp của Thúy Vân được tác giả gợi tả trong đoạn trích trên; trong đó sử dụng
câu phủ định và thán từ (gạch chân, chú thích rõ câu phủ định và thán từ).
Phần II (4,0 điểm):
Đọc truyện sau và thực hiện các yêu cầu:
NGƯỜI ĂN
XIN
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt,
áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết.
Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của
ông:
- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy, tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.
(Theo Tuốc-ghê-nhép
Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam – 2019, tr.22)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của truyện trên.
Câu 2. “Cái gì đó” mà nhân vật “tôi” nhận được là cái gì? Nêu bài học em rút ra từ câu
chuyện.
Câu 3. Từ cách ứng xử của cậu bé với người ăn xin trong câu chuyện trên, kết hợp với
hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy) về sức mạnh của tình yêu
thương trong cuộc sống.
ĐỀ LUYỆN THI SỐ 04
Phần I (6,0 điểm):
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sướng luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lao cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.”
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam – 2019)
1. Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Của ai? Cho biết hình thức ngôn ngữ của đoạn thơ?
2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng”
3. Dựa vào hiểu biết của em về văn bản, viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng
hợp – phân tích – tổng hợp cảm nhận đoạn trích trên; đoạn văn có sử dụng câu bị động và thán
từ (gạch chân, chú thích rõ câu bị động và thán từ).
4. Kể tên một văn bản khác đã học trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở cũng nói về số
phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến (nêu rõ tên tác giả).
Phần II (4,0 điểm): Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Sống một cuộc đời cũng như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn
vẽ, nếu bạn dự định được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất
liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ
là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải phải bạn.
Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó
đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức.”
(Trích Nếu bạn biết trăm năm là hữu hạn – Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn 2012)
1, Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích trên.
2, Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong câu văn: Sống một cuộc đời cũng
như vẽ một bức tranh vậy .
3, Như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức, ước mơ cháy bỏng đang nằm nơi sâu thẳm
trái time m. Hãy bằng một văn bản nghị luận khoảng 2/3 trang giấy, trình bày suy nghĩ của em
về chủ đề: Đánh thức ước mơ.

You might also like