You are on page 1of 6

ĐỀ THI KSCL GIỮA HKII

MÔN NGỮ VĂN 9

Phần I
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

Tin sương luống những rày trông mai chờ

Chân trời góc bể bơ vơ

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai

Xót người tựa cửa hôm mai,

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Sân Lai cách mấy nắng mưa,

Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

(Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)

1. Đoạn thơ nằm trong tác phẩm nào? Của ai?

2. Tìm hai điển cố trong đoạn thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật của cách sử dụng điển cố
đó?

3. Trong đoạn thơ trên, tại sao khi nói tới nỗi nhớ của Kiều hướng tới Kim Trọng, tác giả
sử dụng từ “tưởng”, còn khi nói tới nỗi nhớ của Kiều dành cho cha mẹ, nhà thơ lại dùng
từ “xót”

4. Viết một đoạn văn khoảng 12- 15 câu theo phép lập luận quy nạp làm rõ những phẩm
chất của Kiều được thể hiện ở đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu bị động
(gạch dưới câu bị động)

Phần II
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

    … Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối điều gì, hình như chỉ có tình
cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn
tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh
thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.
    - Tôi sẽ mang về trao tận tay cháu.

    Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi.

(Trích Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)

1. Người kể chuyện trong đoạn trích trên là ai? Cách chọn vai kể như vậy có tác dụng gì?

2. Cụm từ “nhắm mắt đi xuôi” trong đoạn văn trên có ý nghĩa gì? Xác định biện pháp tu
từ được sử dụng trong câu văn này.

3. Bằng đoạn văn ngắn, hãy nêu ý nghĩa của hình tượng chiếc lược ngà trong đoạn trích
trên.

-HẾT-

B
(Đề 2)

Phần trắc nghiệm


Câu 1: Nội dung chính của đoạn trích “Cảnh ngày xuân” là gì?

A. Tả lại vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều

B. Tả cảnh mọi người đi lễ hội trong tiết thanh minh

C. Tả lại cảnh chị em Thúy Kiều đi chơi xuân

D. Tả lại cảnh thiên nhiên mùa xuân rực rỡ

Câu 2: Hai câu thơ sau nói lên tâm trạng gì của Thúy Kiều?

    “Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

    Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

A. Nhớ cha mẹ, nhớ quê hương

B. Xót xa cho duyên phận lỡ làng

C. Buồn nhớ người yêu

D. Lo sợ cho cảnh ngộ của mình

Câu 3: Cụm từ “Súng bên súng” trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu” nói lên điều
gì?

A. Tả thực những khẩu súng đặt nằm bên cạnh nhau

B. Nói lên sự đụng độ giữa quân ta và địch.

C. Những người lính cùng chung nhiệm vụ chiến đấu

D. Những người lính đang canh gác trên chiến hào.

Câu 4: Nói giảm nói tránh là phép tu từ liên quan đến phương châm hội thoại nào?

A. Phương châm lịch sự

B. Phương châm về chất


C. Phương châm quan hệ

D. Phương châm cách thức

Câu 5: Trong văn bản tự sự, khi muốn làm cho chi tiết, hành động, cảnh vật con người
và sự việc trở nên sinh động, cần sử dụng kết hợp với yếu tố nào?

A. Biểu cảm

B. Miêu tả

C. Thuyết minh

D. Nghị luận

Phần tự luận
Câu 6: (3 điểm)

a) Nhớ và chép thuộc lòng khổ thơ cuối bài thơ “Ánh trăng” của nhà thơ Nguyễn
Duy. (0,5 điểm)

b) Xác định từ láy và biện pháp tu từ có trong khổ thơ vừa chép. (1,0 điểm)

c) Qua bài thơ “Ánh trăng” của nhà thơ Nguyễn Duy, em rút ra cho mình thái độ sống
như thế nào? (Trình bày bằng một đoạn văn từ 6 đến 8 câu) (1,5 điểm)

Câu 7: (5 điểm)

Tưởng tượng em được gặp gỡ nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của nhà văn
Kim Lân và trò chuyện cùng ông về những ngày tháng đi tản cư. Hãy kể lại cuộc gặp gỡ
đó.
Đề 3

Phần I: Đọc hiểu:

Câu 1 (1 điểm): Chủ đề chính của truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long
là gì?
Câu 2 (1 điểm): Nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy
Cận?
Câu 3 (1 điểm): Nôi dung của văn bản "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng?
Câu 4 (2 điểm): Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:
"Lũ chúng tôi,
Bọn người tứ xứ
Gặp nhau hồi chưa biết chữ
Quen nhau từ buổi "một hai"
Súng bắn chưa quen,
Quân sự mươi bài,
Lòng vẫn cười vui kháng chiến.
Lột sắt đường tàu,
Rèn thêm dao kiếm,
Áo vải chân không,
Đi lùng giặc đánh."
("Nhớ" – Hồng Nguyên)
a. Đoạn thơ trên được làm theo thể thơ nào?
b. Đoạn thơ thể hiện nội dung gì?
c. Từ đoạn thơ em nhớ đến bài thơ nào, của ai mà em đã học trong chương trình Ngữ văn
9?
II. Phần tạo lập văn bản: 5 điểm
Câu 5 (5 điểm): Tưởng tượng em được gặp gỡ nhân vật ông Hai trong truyện ngắn
"Làng" của nhà văn Kim Lân và trò chuyện cùng ông về những ngày tháng đi tản cư. Hãy
kể lại cuộc gặp gỡ đó.

You might also like