You are on page 1of 4

BÀI 1: ĐỒNG CHÍ

(Chính Hữu)
Đề bài luyện tập:
Đề 1: Phân tích cơ sở hình thành tình đồng chí được thể hiện trong đoạn thơ
sau:
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí!
(Trích Đồng chí- Chính Hữu, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)
Đề 2: Kết thúc bài thơ Đồng chí, Chính Hữu viết:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
Cảm nhận sâu sắc của em về vẻ đẹp của đoạn thơ trên.
Đề 3: Phân tích bài thơ Đồng Chí của nhà thơ Chính Hữu.

Đề 1: Phân tích cơ sở hình thành tình đồng chí được thể hiện trong đoạn thơ sau:
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí!
(Trích Đồng chí- Chính Hữu, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)
* Gợi ý chung:
- Nội dung: học sinh nhận diện được dạng đề nghị luận văn học, biết kết hợp kiến
thức và kỹ năng để tạo lập văn bản. Học sinh có thể triển khai bài viết theo nhiều
cách xong cần bám sát ngữ liệu, kết hợp các thao tác lập luận.
- Hình thức: Bài viết cần có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc,
không mắc lỗi ngữ pháp, chính tả.
* Yêu cầu cụ thể:
Mở bài:

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………..Làm nên thành công của tác phẩm không thể không kể đến
cơ sở hình thành tình đồng chí, mà tiêu biểu là đoạn trích:
“Quê hương anh nước mặn đồng chua

Đồng chí!”

* Thân bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Dẫn dắt vấn đề nghị luận: cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính
 Đi vào phân tích: Trích 2 câu phân tích
Dẫn dắt trích 2 câu phân tích
(dẫn chứng sáng tạo)
Dẫn dắt trích 2 câu phân tích
(dẫn chứng sáng tạo)
Dẫn dắt trích 2 câu phân tích
(dẫn chứng sáng tạo)
Dẫn dắt trích 1 câu phân tích
- Đánh giá vấn đề:
Hình ảnh tả thực, sóng đôi, ngôn ngữ giản dị đã tái hiện những thiếu
thốn trong buổi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp song chính những khó
khăn ấy đã tạo nên tình đồng chí gắn bó. Lời thơ Chính Hữu viết có sáng tạo,
mang dấu ấn cá nhân. Như vậy, bài thơ sử dụng những chi tiết, hình ảnh, ngôn
ngữ giản dị, chân thực, cô đọng và giàu sức biểu cảm. Đồng thời, giọng điệu tự
nhiên, trầm bổng thể hiện cảm xúc dồn nén, chân thành. Từ đó, bài thơ nói về tình
đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng. Qua đó
còn làm hiện lên hình ảnh chân thực, giản dị mà cao đẹp của anh bộ đội cụ Hồ thời
kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.(0.5 điểm)
- Bài học nhận thức (rút ra bài học) bài thơ gửi gắm đến chúng ta bài học gì
trong cuộc đời  Quả là “Văn học là nhân học” (M.Gorki).
* Kết bài:
a. Cấu trúc: 0.25d
b. Vấn đề nghị luận: 0.5d
c. Nội dung: 3.5---Tác giả+Tác phẩm: 0.5d
----2.5d nội dung
----0.5d đánh giá nghệ thuật
d. Sáng tạo: 0.5d
e. Trình bày: 0.25d

2. Thân bài
- Tình đồng chí bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo
khó:
Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Những chi tiết chân thực: nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi
đá đã gợi ra hoàn cảnh xuất thân của người lính. Họ cùng chung
giai cấp, đều là những người nông dân chân lấm tay bùn, ra đi từ
những vùng quê nghèo khó quanh năm vất vả, nhọc nhằn.
- Tình đồng chí được nảy sinh bởi họ cùng chung mục đích, chung lý tưởng:
Những người lính đến từ mọi miền của Tổ quốc, vốn là những
người xa lạ, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, họ đã nhanh
chóng tập hợp trong đội quân cách mạng và quen nhau, rồi cùng
chung nhiệm vụ, chung chiến hào, đồng lòng đánh giặc.
- Tình đồng chí nảy nở và ngày càng bền chặt cùng chia sẻ ngọt bùi, đồng cam
cộng khổ:
" Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ" . Trong gian khổ thiếu thốn
buổi đầu cách mạng, họ tìm đến bên nhau, chia nhau từng hơi ấm
yêu thương từ tấm chăn mỏng. Mảnh chăn khép lại, tâm tình
người lính mở ra.Đó là mối tình tri kỉ của những người bạn chí cốt
được tác giả biểu hiện bằng những chi tiết hình ảnh thật cụ thể ,
giản dị và hết sức gợi cảm. Các anh thấu hiểu lòng nhau, đồng
cảm với nhau, kết thành đôi tri kỉ rồi trở thành Đồng chí.
Câu thơ" Đồng chí !" được tách riêng ở một dòng thơ rất đặc
biệt, chỉ gồm một từ, hai tiếng và dấu chấm than như một sự phát
hiện, một lời khẳng định,nhấn mạnh tình đồng chí là một tình cảm
mới mẻ nhưng hết sức thiêng liêng cao đẹp, là sự kết tinh của tình
bạn,tình người giữa những người lính nông dân trong buổi đầu
kháng chiến chống Pháp ốp. Câu thơ" Đồng chí" như một bản lề
gắn kết tự nhiên, khéo léo giữa hai phần của bài thơ: khép lại phần
giải thích cội nguồn cao quý thiêng liêng của tình đồng chí và mở
ra những biểu hiện cao đẹp hơn của tình đồng chí.
* Nghệ thuật: Hình ảnh tả thực, sóng đôi, ngôn ngữ giản dị đã tái hiện những
thiếu thốn trong buổi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp song chính những khó
khăn ấy đã tạo nên tình đồng chí gắn bó.Văn viết có sáng tạo, mang dấu ấn cá
nhân.
3. Kết bài Đoạn thơ đã đi sâu khám phá, lí giải cơ sở của tình đồng chí.
Đồng thời tác giả đã cho thấy sự biến đổi kì diệu từ những người
nông dân hoàn toàn xa lạ trở thành những người đồng chí đồng,
đội sống chết có nhau.

You might also like