You are on page 1of 16

Câu 3. (5.

0 điểm)Cảm nhận về hình ảnh người lính trong đoạn thơ sau:
Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí !
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
(Đồng chí, Chính Hữu, Ngữ văn 9, tập một, NXB GDVN, 2014, tr.
128)
HẾT
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh :….....................................Số báo danh :…..............................


Câu 3. (5.0 điểm) Cảm nhận về hình ảnh người lính trong đoạn thơ sau:
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Đêm nay rừng hoang sương muối


Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
. (Đồng chí, Chính Hữu, Ngữ văn 9, tập một, NXB GDVN, 2014, tr. 129)

HẾT
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

MÃ ĐỀ 01
Ý Nội dung Điểm
* Về hình thức kỹ năng: Học sinh xác định đúng và biết cách viết
một bài văn nghị luận về tác phẩm văn học; bố cục hài hòa, lập luận
chặt chẽ, các ý rõ ràng, mạch lạc...
* Yêu cầu kiến thức: Làm nổi bật được vẻ đẹp của người lính cụ Hồ
được khắc họa sinh động qua qua ngòi bút tinh tế, tài hoa của nhà thơ
Chính Hữu trong 10 câu đầu của bài thơ: “Đồng chí”. Sau đây là một số
gợi ý :
1 1. Vài nét về tác giả, tác phẩm và đoạn thơ: 0,25
- Chính Hữu là nhà thơ trưởng thành từ kháng chiến chống Pháp. Hồn
thơ của ông mộc mạc, bình dị nhưng vô cùng tinh tế, hàm súc, sâu lắng,
giàu sức gợi. Bài thơ “Đồng chí” sáng tác năm 1948. Đây là một trong
những tác phẩm tiêu biểu viết về đề tài người lính giai đoạn 1946-1954.
Bài thơ mở ra một góc nhìn mới, hướng khai thác mới về hình ảnh
người lính giản dị, chân thực trong giai đoạn đầu chống Pháp.
- Đoạn thơ nằm ở phần đầu bài thơ, khắc họa chân dung người lính
chống Pháp: hoàn cảnh xuất thân, lí tưởng, tình đồng chí đồng đội…
2 2.Cảm nhận về hình ảnh người lính trong đoạn thơ: 4,25
- Cơ sở hình thành tình đồng chí:
+ Hoàn cảnh xuất thân: xuất thân từ những người nông dân mộc mạc, 0,75
chân chất, bình dị. Ra đi từ những miền quê nghèo, thiên nhiên cỗi cằn
khắc nghiệt qua lời giới thiệu hết sức tự nhiên, cùng các hình ảnh gợi
cảm: “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá”... Đây là cơ sở để
hình thành tình đồng chí sâu nặng, thắm thiết. 0,75
+ Lý tưởng sống cao quý: Người lính ra trận mang theo tình yêu tổ
quốc nồng nàn, cháy bỏng, khát vọng giải phóng quê hương. Chính điều
đó đã nhanh chóng kết nối những con người xa lạ với nhau, xua tan cái
lạ lẫm, bỡ ngỡ ban đầu để trở thành đồng đội kề vai sát cánh bên nhau
trên trận tuyến đánh quân thù với lòng quyết tâm sắt đá, ý chí quyết
chiến, quyết thắng qua điệp từ: “súng”, “đầu”...; giọng thơ rắn rỏi vang
lên chắc nịch. (Có thể liên hệ với hình ảnh người lính trong: “Nhớ” –
Hồng Nguyên: “Lũ chúng tôi bọn người tứ xứ.../Áo vải chân không đi
lùng giặc đánh”).
- Tình đồng chí, đồng đội chân thành, bình dị:
+ Họ trở thành những người bạn tri âm tri kỉ: gắn bó, sẻ chia, trao 0,75
gửi tâm tình, bù đắp cho nhau những khoảng trống thiếu hụt trong tâm
hồn của những người con xa quê hương qua chi tiết rất đỗi đời thường:
“Đêm rét chung chăn”. Họ đến với nhau bằng tình đồng đội chân
thành, giản dị, ấm áp không hề tô vẽ... 0,5
+ Đặc biệt nhà thơ tô đậm vẻ đẹp đó qua từ “Đồng chí!” được tách
ra và đặt trang trọng thành một dòng thơ, thành câu cảm thán như tiếng
gọi đầy trìu mến, thân thương... Nó như một nốt nhấn, một lời khẳng
định, đồng thời như một cái bản lề gắn kết đoạn đầu và đoạn sau bài
thơ: những câu trước hai tiếng ấy là cội nguồn và sự hình thành tình
đồng chí, và những câu tiếp sau là biểu hiện cụ thể và cảm động của
tình đồng chí của những người lính.
- Sự hy sinh cao quý, đáng trân trọng:
+ Ra trận, họ mang theo tình yêu tha thiết dành cho làng quê yêu 0,75
dấu trong nỗi nhớ đầy vơi về “ruộng nương”, “gian nhà không”, “bạn
thân cày”. Họ sẵn sàng hy sinh tài sản quý giá thấm đẫm bao giọt mồ
hôi, gom góp một đời để ra đi; hy sinh hạnh phúc riêng tư vì tiếng gọi
giục giã của non sông. Từ “mặc kệ” lột tả thái độ đầy dứt khoát, hoàn
toàn tự nguyện đó (Khác với hình ảnh người lính thú ngày xưa bị ép
buộc ra trận trong ca dao: “Chân bước xuống thuyền nước mắt như 0,25
mưa”...)
+ Quê hương thân yêu, bến nước gốc đa nhớ thương dõi theo mỗi
bước hành quân của các anh với lối nhân hóa đầy sinh động: “Giếng
nước gốc đa nhớ người ra lính”. Cũng có thể hiểu hình ảnh quê hương
luôn neo đậu, khắc chạm trong thẳm sâu trái tim người lính.
*Nghệ thuật thể hiện: 0,5
- Thể thơ tự do, âm điệu thơ sâu lắng, có sức ngân vang.
- Tác giả khai thác những chi tiết giản dị, chân thực mang hơi thở của
cuộc sống đời thường, gần với thực tế cuộc kháng chiến chống Pháp của
quân và dân ta.
- Ngôn ngữ, hình ảnh thơ mộc mạc, hàm súc, giàu sức gợi, tinh tế.
Cấu trúc câu thơ thay đổi linh hoạt. Kết hợp các biện pháp tu từ đặc sắc:
điệp ngữ, nhân hóa…
3 3. Đánh giá, mở rộng: 0,5
- Tình đồng đội của người lính còn được lột tả (ở đoạn sau) khi họ
truyền cho nhau sức mạnh kì diệu vượt qua những cơn sốt rét rừng kinh
hoàng, những thiếu thốn cơ cực ở chiến trường với niềm tin mãnh liệt,
niềm yêu đời lạc quan phơi phới; nhất là qua hình ảnh lãng mạn, tuyệt
đẹp “Đầu súng trăng treo” nâng bài thơ thăng hoa... để khắc họa trọn
vẹn chân dung người lính chống Pháp hào hùng, lãng mạn.
- Với ngòi bút tinh tế, sáng tạo cùng những trải nghiệm của chính tác
giả, “Đồng chí” là bài ca tuyệt đẹp về hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ trong
kháng chiến chống Pháp; về tình đồng đội bình dị, chân thành, cao quý,
thiêng liêng. Đây chính là vẻ đẹp, cội nguồn sức mạnh vĩ đại của cả một
thế hệ, của thời đại Hồ Chí Minh, của dân tộc Việt Nam trong âm
hưởng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng... (“Chưa có nơi đâu
đẹp tuyệt vời/ Như sông, như núi, như người Việt Nam” - Lê Anh Xuân)
...

Câu 3 - MÃ ĐỀ 02
Ý Nội dung Điểm
* Về hình thức kỹ năng: Học sinh xác định đúng và biết cách viết
một bài văn nghị luận về tác phẩm văn học; bố cục hài hòa, lập luận
chặt chẽ, các ý rõ ràng, mạch lạc...
* Yêu cầu kiến thức: Làm nổi bật được vẻ đẹp của người lính cụ Hồ
được khắc họa sinh động qua qua ngòi bút tinh tế, tài hoa của nhà thơ
Chính Hữu trong 10 câu cuối của bài thơ: “Đồng chí”. Sau đây là một
số gợi ý :
1 1.Vài nét về tác giả, tác phẩm và đoạn thơ: 0,25
- Chính Hữu là nhà thơ trưởng thành từ kháng chiến chống Pháp.
Hồn thơ của ông mộc mạc, bình dị nhưng vô cùng tinh tế, hàm súc, sâu
lắng, giàu sức gợi. Bài thơ “Đồng chí” sáng tác năm 1948. Đây là một
trong những tác phẩm tiêu biểu viết về đề tài người lính giai đoạn
1946-1954. Bài thơ mở ra một góc nhìn mới, hướng khai thác mới về
hình ảnh người lính giản dị, chân thực trong giai đoạn đầu chống Pháp.
- Đoạn thơ nằm ở phần cuối bài thơ, khắc họa được chân dung
người lính chống Pháp: hoàn cảnh sống, chiến đấu; tình đồng chí đồng
đội cao quý; vẻ đẹp tâm hồn…
2 2. Cảm nhận về hình ảnh người lính trong đoạn thơ: 4,25
2.1.Nêu khái quát vài nét về vẻ đẹp hình ảnh người lính trong 10 0,25
câu đầu:
Xuất thân từ những người nông dân mộc mạc, chân chất, bình dị. Ra
đi từ những miền quê nghèo, thiên nhiên cỗi cằn khắc nghiệt. Lý tưởng
sống cao quý gắn với tình yêu tổ quốc nồng nàn cháy bỏng, khát vọng
giải phóng quê hương. Đặc biệt tình đồng đội chân thành, tri âm tri kỉ
sẻ chia, trao gửi tâm tình, bù đắp những khoảng trống thiếu hụt trong
tâm hồn...
2.2 Cảm nhận vẻ đẹp hình ảnh người lính trong 10 câu cuối: 3,5
- Họ phải đối mặt với bao thử thách nghiệt ngã, thiếu thốn cơ cực
của chiến trường: 0,5
+ Những cơn sốt rét rừng kinh hoàng vật vã đã trở thành nỗi ám ảnh
ghê rợn của người lính, từng cướp đi bao sinh mạng của đồng đội, vắt
kiệt sức lực của họ. Điều đó được nhà thơ khắc họa qua các hình ảnh
gợi cảm: “từng cơn ớn lạnh”, “ướt mồ hôi”, “sốt run người”... (gợi
nhớ hình ảnh: “không mọc tóc”, “quân xanh màu lá” trong “Tây
tiến”- Quang Dũng; hình ảnh “Giọt giọt mồ hôi rơi/ Trên má anh 0,5
vàng nghệ” trong thơ Tố Hữu)…
+ Trong giai đoạn đầu chống Pháp đầy gian khổ với bao thiếu thốn
liên tiếp chồng chất, trang phục của người lính còn hiện lên qua những
chi tiết chân thực, giản dị, đời thường, dội vào lòng người đọc một
khoảng lặng rưng rưng: “áo anh rách vai”, quần tôi có vài mảnh vá”,
“chân không giày” …
- Nghị lực phi thường, niềm lạc quan yêu đời phơi phới trong tình
đồng đội ám áp: 0,5
+ Trong tận cùng sự thiếu thốn, thử thách cao độ của chiến trường,
người lính không hề gục ngã, buông xuôi bất lực mà trên gương mặt
xanh xao của họ vẫn lấp lánh, ngời sáng nụ cười yêu đời. Chỉ với hình
ảnh ẩn dụ: “Miệng cười buốt giá” đã đọng lại trong trái tim người đọc
sức mạnh kỳ diệu, niềm lạc quan yêu đời, bản lĩnh phi thường, niềm 0,75
tin mãnh liệt về ngày mai tươi sáng của họ.
+ Sự sóng đôi hai hình ảnh: “anh”, “tôi”, điệp từ: “tay” tô đậm sự
gắn bó keo sơn đến máu thịt, tình yêu thương ấm nồng, chân tình trong
lặng thầm của người lính. Đây chính là cội nguồn sức mạnh, phương
thuốc kỳ diệu để giúp các anh vượt qua mọi trở ngại...
- Tinh thần chiến đấu quả cảm: 0,5
Giữa khu rừng hoang vắng, âm u, trong cái rét tê tái, lạnh đến
thấu xương của “sương muối”, người lính vẫn sát cánh bên nhau giữa
chiến hào không rời vị trí với quyết tâm cao độ, hồi hội chờ đợi giây
phút nã súng vào quân thù.
- Tâm hồn thơ mộng, lãng mạn, tinh tế, chân dung tuyệt đẹp:
Hình ảnh cô đọng, tinh tế, sáng tạo “Đầu súng trăng treo” cuối 0,75
tác phẩm đã nâng bài thơ thăng hoa, mở ra chiều sâu vẻ đẹp về chân
dung của người lính. Chỉ trong phút chốc, khói lửa mịt mù của đạn
bom đã được xóa nhòa, thay vào đó hình ảnh vừa hào hùng vừa lãng
mạn đến bất ngờ. Đó là sự hòa quyện giữa chất chiến sĩ và chất thi sĩ,
giữa chất chiến đấu và chất trữ tình... với rung cảm đầy trong sáng.
Qua đó, khẳng định chân lý: trên nền tàn khốc của chiến tranh, cái đẹp
vẫn chiến thắng và tỏa sáng, thể hiện sức sống tiềm tàng kỳ diệu của
con người Việt Nam.
*Nghệ thuật thể hiện: 0,5
- Thể thơ tự do, âm điệu sâu lắng, có sức ngân vang; cấu trúc câu thơ
thay đổi linh hoạt. Tác giả khai thác những chi tiết giản dị, chân thực
mang hơi thở của cuộc sống đời thường, gần với thực tế cuộc kháng
chiến chống Pháp của quân và dân ta.
- Ngôn ngữ, hình ảnh thơ mộc mạc, hàm súc, giàu sức gợi, tinh tế. Kết
hợp các biện pháp tu từ đặc sắc: điệp ngữ, ẩn dụ... Hình ảnh kết thúc
tác phẩm độc đáo, tài hoa; bút pháp kết hợp giữa hiện thực và lãng
mạn.
3 3. Đánh giá, mở rộng: 0,5
- Cùng với đoạn đầu bài thơ, qua ngòi bút tinh tế, sáng tạo và
những trải nghiệm của chính tác giả, đoạn thơ cuối đã khắc họa trọn
vẹn vẻ đẹp ngời sáng của hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ trong kháng chiến
chống Pháp; là bài ca tuyệt đẹp về tình đồng đội bình dị, chân thành,
cao quý, thiêng liêng.
- Vẻ đẹp của người lính trong bài thơ “Đồng chí” cũng chính là vẻ
đẹp, cội nguồn sức mạnh vĩ đại của cả một thế hệ, của thời đại Hồ Chí
Minh, của dân tộc Việt Nam trong âm hưởng yêu nước, chủ nghĩa anh
hùng cách mạng... (“Nước Việt Nam từ máu lửa/Rũ bùn đứng dậy sáng
lòa” – Nguyễn Đình Thi) ...
Lưu ý: Tùy vào thực tế bài làm của học sinh, giáo viên linh hoạt cho
điểm.

--------------HẾT-------------

3 Cảm nhận của em về đoạn thơ: 5,0


Quê hương anh nước mặn đồng chua
……………………………………..
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi
(Trích Đồng chí, Chính Hữu)
* Yêu cầu về kỹ năng:
Thí sinh biết cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ với
những yêu cầu cụ thể sau:
- Hình thức một bài văn nghị luận về một đoạn thơ: bố cục rõ
ràng, lập luận chặt chẽ, có sự phân tích, bình giá, cảm thụ về
nội dung cảm xúc, các yếu tố nghệ thuật (ngôn từ, hình ảnh,
thể thơ, các biện pháp tu từ…) trong đoạn thơ.
- Diễn đạt rõ ràng, linh hoạt, không mắc các lỗi viết câu, dùng
từ, chính tả).
* Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều
cách khác nhau, song phải đạt được các ý cơ bản sau:
Mở bài
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và đoạn thơ 0,5
 -  Chính Hữu là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến
chống Pháp. Thơ ông mang cảm xúc chân thành, mãnh liệt,
ngôn ngữ giàu hình ảnh, giọng điệu phong phú.
-  Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác vào mùa xuân năm 1948,
được in trong tập “Đầu súng trăng treo” và là một trong những
thi phẩm thành công nhất của Chính Hữu, tiêu biểu cho thơ ca
kháng chiến chống Pháp (1946-1954)
- Đoạn thơ khắc họa vẻ đẹp của tình cảm đồng chí, đồng đội
trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, gian khổ.
Thân bài 4.0
1. Cơ sở của tình đồng chí (7 câu đầu): 2,0
 -   Chung nhau về hoàn cảnh xuất thân (2 câu đầu) 1,0
+ Thủ pháp đối: “quê hương anh” – “làng tôi” cùng thành
ngữ cho thấy sự tương đồng trong lai lịch, cảnh ngộ của
những người lính thời chống Pháp. Họ đều ra đi từ những
miền quê nghèo khó.
+ Gợi lên không khí cách mạng của thời đại và cuộc đổi đời vĩ
đại của giai cấp nông dân. Lần đầu tiên trong lịch sử họ đứng
lên làm chủ đất nước, làm chủ cuộc đời mình.
-   Chung nhau về lí tưởng, lòng yêu nước (2 câu tiếp): 1,0
+ Từ những miền quê xa lạ, họ nhập ngũ và quen nhau trong
quân ngũ.
+ Họ cùng chung một chiến tuyến chống kẻ thù chung.
- Cùng chung nhiệm vụ, chung cuộc đời người lính:
+ “Súng bên súng” -> nhiệm vụ trong cuộc chiến.
+ “Đầu sát bên đầu”, “chung chăn” -> cùng trải qua cuộc
sống gian khổ, chia sẻ cho nhau những tình cảm nồng ấm.
=> Từ đó hình thành tình đồng chí. Đây là cả một quá trình,
từ:
+ “Anh” – “tôi” thành “anh với tôi”  rồi “đôi tri
kỉ” và “đồng chí”.
+ “Bên”, “sát” thành “chung”
-> Từ người xa lạ nhưng cuộc đời người lính với rất nhiều
điểm tương đồng đã khiến tình cảm đượm dần lên để trở
thành tình đồng chí.
- Khép lại đoạn thơ chỉ vẻn vẹn 2 từ “Đồng chí!” đứng tách
riêng thể hiện một cảm xúc dồn nén, chân thành và gợi sự
thiêng liêng, sâu nặng của tình đồng chí.
=> Đoạn thơ vừa lí giải cơ sở của tình đồng chí lại vừa cho
thấy sự biến đổi kì diệu: từ những người nông dân xa lạ họ trở
thành những đồng chí, đồng đội sống chết có nhau.
2. Biểu hiện của tình đồng chí: 2,0
 Là sự thấu hiểu những tâm tư, tình cảm của nhau:
- Nhân vật trữ tình nói về nỗi lòng của đồng đội mà như đang
bộc bạch nỗi lòng của chính mình.
- Thấu hiểu:
+ Cảnh ngộ, nỗi bận lòng về hậu phương.
+ Ý chí lên đường, tình cảm cách mạng mãnh liệt. Khi cần họ
biết hi sinh hạnh phúc cá nhân vì dân tộc. Họ bỏ lại ruộng
vườn, ngôi nhà – là những tài sản quý giá để vào lính.
Từ “mặc kệ” đã nói lên sự lựa chọn dứt khoát ấy.
+ Nỗi nhớ quê nhà đau đáu trong tâm hồn người lính: nhân
hóa, hoán dụ, ẩn dụ…
=> Người lính mạnh mẽ nhưng không vô tâm; quyết liệt, ý chí
nhưng không hề lạnh lùng. Từng giây, từng phút họ đang phải
vượt lên mình, tự nén lại những yêu thương, nhung nhớ để
cống hiến trọn vẹn cho cuộc kháng chiến của toàn dân tộc.*
=> Chính tình đồng chí đồng đội đã nâng đỡ bước chân người
lính và sưởi ấm tâm hồn họ trên mọi nẻo đường chiến đấu.
Kết bài. (0,5 đ)
Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ
 - Nội dung: Đoạn thơ thể hiện chân thực, cảm động một tình
cảm lớn mang tính thời đại, đó là tình đồng chí bền chặt,
thiêng liêng của những người lính cách mạng. Qua đó tác giả
đã khắc họa thành công hình ảnh người lính thời kì đầu chống
Pháp.
-   Nghệ thuật: Lối miêu tả chân thực, tự nhiên; từ ngữ, hình
ảnh giản dị và giàu sức gợi, cảm xúc dồn nén.
Tổng điểm 10
* Lưu ý:
- Giám khảo vận dụng linh hoạt hướng dẫn khi chấm để đánh giá đúng bài làm của thí sinh.
- Giám khảo cho điểm tối đa khi bài viết đảm bảo tốt 2 yêu cầu về kiến thức và kĩ năng làm
bài, cần trân trọng những bài viết sáng tạo, có chất văn.

ĐỪNG SỢ VẤP NGÃ


Bất cứ ai cũng đã từng thất bại, đã từng vấp ngã ít nhất một lần trong đời
như một quy luật bất biến của tự nhiên. Có nhiều người có khả năng vực dậy, đứng
lên rồi nhẹ nhàng bước tiếp như thể chẳng có chuyện gì xảy ra, nhưng cũng có
nhiều người chỉ có thể ngồi một chỗ và vẫn luôn tự hỏi lí do vì sao bản thân lại có
thể dễ dàng “mắc bẫy” đến như thế…
Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học
đáng giá: về một bài toán đã áp dụng cách giải sai, về lòng tốt đã gửi nhầm chủ
nhân hay vẽ một tình yêu lâu dài bỗng phát hiện đã trao nhầm đối tượng,…
Đừng để khỉ tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng
để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi. Thời
gian làm tuổi trẻ đi qua nhanh lắm, không gì là mãi mãi, nên hãy sống hết mình để
không nuối tiếc những gì chỉ còn lại trong quá khứ mà thôi…
(Trích Hãy học cách đứng lên sau vấp ngã, theo
http://www.vietgiaitri.com, 4/6/2015)
a. Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (0,5 điểm)
b. Đoạn văn trên để cập đến nội dung gì? (0,5 điểm)
c. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng “Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống
cũng đểu mang lại cho ta một bài học đáng giá”. (1 điểm)
d. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong hai câu văn sau: “Đừng để khi tia
nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã
tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi”? Hãy phân tích hiệu quả biểu
đạt của biện pháp tu từ đó. (1 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Cho đoạn văn sau:

   “Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà
như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (...). Mặt đất đã kiệt sức
bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu
mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cả
sức sống ứ đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng
cả mùa hoa thơm trái ngọt.”

a) Xác định các biện pháp tu từ từ được dùng trong đoạn văn trên.

b) Chỉ ra phép liên kết trong đoạn văn.

Câu 1 (2,0 điểm).

a)

- Phép nhân hóa: Làm cho các yếu tố thiên nhiên (mưa, đất trời, cây cỏ) trở nên có
sinh khí, có tâm hồn.

- Phép so sánh: "Những hạt mưa như nhảy nhót".

b)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:


"Gia đình là ngôi thánh đường đầu tiên cho tuổi thơ những điều hay lẽ phải, niềm
tin và lí tưởng sống. Đó là nơi chúng ta tìm về để được an ủi, nâng đỡ. Đó là
những món ăn đơn sơ cũng là mĩ vị. Đó là nơi tiền bạc không quý bằng tình yêu.
Đó là nơi ngay cả nước sôi cũng reo lên niềm hạnh phúc".
(Trích Phép màu nhiệm của đời)
a. Nội dung của đoạn văn trên nói về vấn đề gì?
b. Câu văn "Đó là nơi ngay cả nước sôi cũng reo lên niềm hạnh phúc" sử dụng biện
pháp tu từ gì?
c. Chỉ ra phép liên kết có trong đoạn văn.
d. Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu văn sau thuộc kiểu câu gì?: "Đó là nơi chúng ta tìm
về để được an ủi, nâng đỡ".

Câu 1
Căn cứ vào đoạn văn và trả lời các câu hỏi (2,0)
a. Nội dung của đoạn văn trên nói về vai trò, ý nghĩa quan trọng của gia đình trong
cuộc sống mỗi con người. (0,5)
b. Câu văn "Đó là nơi ngay cả nước sôi cũng reo lên niềm hạnh phúc"sử dụng biện
pháp tu từ nhân hóa. (0,5)
c. Phép liên kết có trong đoạn văn: phép lặp: đó là nơi; phép thế: gia đình, đó (0,5)
d Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu văn sau thuộc kiểu câu đơn: Đó là nơi chúng ta tìm
về để được an ủi, nâng đỡ" (0,5)

a. Phương thức biểu đạt chính trong trích đoạn trên là nghị luận. (0,5 điểm)
b. Nội dung đoạn trích (0,5 điểm)
– Hãy đứng lên sau vấp ngã vì mỗi lẩn vấp ngã là một lần ta rút ra được những bài
học cho bản thân.
– Hãy biết yêu thương, sẻ chia, đồng cảm để không phải nuối tiếc khi nhìn lại quá
khứ.
c. Những bài học rút ra: (1 điểm)
– Bài học vể kinh nghiệm sống.
– Bài học về ý chí, nghị lực vươn lên.
– Bài học về giá trị đáng quý của cuộc sống.
d. Đoạn văn sử dụng ba biện pháp tu từ
+ Điệp ngữ (Đừng để khi)
+ Điệp cấu trúc ngữ pháp (lặp cấu trúc ngữ pháp).
+ Đối lập (tia nắng… đã lên >< giọt lệ… rơi).
– Tác dụng:
+ Biện pháp điệp ngữ; điệp cấu trúc ngữ pháp: Tạo âm hưởng nhịp nhàng, cân đối;
nhấn mạnh, khuyến khích mọi người hãy từ bỏ những ưu phiền để sống vui vẻ, hòa
nhịp với thế giới xung quanh…
+ Biện pháp đối lập: Làm nổi bật sự trái ngược giữa ngoại cảnh với tâm trạng con
người, nhằm khích lệ con người từ bỏ những ưu phiền, hướng đến cuộc sống vui
tươi, ý nghĩa.

Vầng trăng quê em

        Vầng trăng vàng thắm đang từ từ nhô lên sau lũy tre làng. Làn gió nồm nam
thổi mát rượi. Trăng óng ánh trên hàm răng, trăng đậu vào đáy mắt. Trăng ôm ấp
mái tóc bạc của các cụ già. Khuya. Làng quê em đã vào giấc ngủ. Chỉ có vầng
trăng vẫn thao thức như canh gác trong đêm.

       (Theo Phan Sĩ Châu, Tiếng Việt 3, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)

a. Hãy cho biết các từ được gạch chân thực hiện phép liên kết gì? (0,5 điểm)

b. Xác định phần trung tâm của cụm từ "mái tóc bạc của các cụ già". Cho biết đây
là cụm danh từ, cụm động từ hay cụm tính từ? (0,5 điểm)

c. Tìm câu đặc biệt. (0,5 điểm)

d. Xác định biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng trong câu (7). (0,5 điểm).
Câu 3. (5 điểm)
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Quê hương anh nước mặn, đồng chua 
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá 
Anh với tôi đôi người xa lạ 
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau. 
Súng bên súng, đầu sát bên đầu 
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ 
Đồng chí! 
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày 
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay 
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. 
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh, 
Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi. 
(Trích Đồng chí, Chính Hữu)

3 Cảm nhận của em về đoạn thơ: 5,0


Quê hương anh nước mặn đồng chua
……………………………………..
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi
(Trích Đồng chí, Chính Hữu)
Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: vận
dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và
dẫn chứng.
HS có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng
cần đảm bảo một số ý cơ bản sau đây:
Mở bài
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và đoạn thơ 0,5
 -  Chính Hữu là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến
chống Pháp. Thơ ông mang cảm xúc chân thành, mãnh liệt,
ngôn ngữ giàu hình ảnh, giọng điệu phong phú.
-  Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác vào mùa xuân năm 1948,
được in trong tập “Đầu súng trăng treo” và là một trong những
thi phẩm thành công nhất của Chính Hữu, tiêu biểu cho thơ ca
kháng chiến chống Pháp (1946-1954)
- Đoạn thơ khắc họa vẻ đẹp của tình cảm đồng chí, đồng đội
trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, gian khổ.
Thân bài 4.0
1. Cơ sở của tình đồng chí 2,0
 -   Chung nhau về hoàn cảnh xuất thân: 1,0
+ Thủ pháp đối: “quê hương anh” – “làng tôi” cùng thành
ngữ cho thấy sự tương đồng trong lai lịch, cảnh ngộ của
những người lính thời chống Pháp. Họ đều ra đi từ những
miền quê nghèo khó.
+ Gợi lên không khí cách mạng của thời đại và cuộc đổi đời vĩ
đại của giai cấp nông dân. Lần đầu tiên trong lịch sử họ đứng
lên làm chủ đất nước, làm chủ cuộc đời mình.
-   Chung nhau về lí tưởng, lòng yêu nước: 1,0
+ Từ những miền quê xa lạ, họ nhập ngũ và quen nhau trong
quân ngũ.
+ Họ cùng chung một chiến tuyến chống kẻ thù chung.
- Cùng chung nhiệm vụ, chung cuộc đời người lính:
+ “Súng bên súng” -> nhiệm vụ trong cuộc chiến.
+ “Đầu sát bên đầu”, “chung chăn” -> cùng trải qua cuộc
sống gian khổ, chia sẻ cho nhau những tình cảm nồng ấm.
=> Từ đó hình thành tình đồng chí. Đây là cả một quá trình,
từ:
+ “Anh” – “tôi” thành “anh với tôi”  rồi “đôi tri
kỉ” và “đồng chí”.
+ “Bên”, “sát” thành “chung”
-> Từ người xa lạ nhưng cuộc đời người lính với rất nhiều
điểm tương đồng đã khiến tình cảm đượm dần lên để trở
thành tình đồng chí.
- Khép lại đoạn thơ chỉ vẻn vẹn 2 từ “Đồng chí!” đứng tách
riêng thể hiện một cảm xúc dồn nén, chân thành và gợi sự
thiêng liêng, sâu nặng của tình đồng chí.
=> Đoạn thơ vừa lí giải cơ sở của tình đồng chí lại vừa cho
thấy sự biến đổi kì diệu: từ những người nông dân xa lạ họ trở
thành những đồng chí, đồng đội sống chết có nhau.
2. Biểu hiện của tình đồng chí: 2,0
 * Là sự thấu hiểu những tâm tư, tình cảm của nhau: 1,0
- Nhân vật trữ tình nói về nỗi lòng của đồng đội mà như đang
bộc bạch nỗi lòng của chính mình.
- Thấu hiểu:
+ Cảnh ngộ, nỗi bận lòng về hậu phương.
+ Ý chí lên đường, tình cảm cách mạng mãnh liệt. Khi cần họ
biết hi sinh hạnh phúc cá nhân vì dân tộc. Họ bỏ lại ruộng
vườn, ngôi nhà – là những tài sản quý giá để vào lính.
Từ “mặc kệ” đã nói lên sự lựa chọn dứt khoát ấy.
+ Nỗi nhớ quê nhà đau đáu trong tâm hồn người lính: nhân
hóa, hoán dụ, ẩn dụ…
=> Người lính mạnh mẽ nhưng không vô tâm; quyết liệt, ý chí
nhưng không hề lạnh lùng. Từng giây, từng phút họ đang phải
vượt lên mình, tự nén lại những yêu thương, nhung nhớ để
cống hiến trọn vẹn cho cuộc kháng chiến của toàn dân tộc.
* Là sự đồng cam, cộng khổ trong cuộc đời người lính: 1,0
- Đó là những cơn sốt rét rừng đã từng cướp đi bao sinh mạng,
từng là nỗi ám ảnh đè nặng lên cuộc đời người lính. Cách
nói “anh với tôi” một lần nữa cho thấy câu thơ không chỉ tả
hình ảnh người lính bị cơn sốt rét rừng hành hạ mà còn gợi
tình cảm đồng chí, đồng đội khi gian khổ đến cùng cực “sốt
run người” vẫn quan tâm, lo lắng cho nhau.
=> Chính tình đồng chí chân thành, cảm động và sâu sắc đã
nâng đỡ bước chân người lính và sưởi ấm tâm hồn họ trên mọi
nẻo đường chiến đấu.
Kết bài. Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ 0,5
 - Nội dung: Đoạn thơ thể hiện chân thực, cảm động một tình
cảm lớn mang tính thời đại, đó là tình đồng chí bền chặt,
thiêng liêng của những người lính cách mạng. Qua đó tác giả
đã khắc họa thành công hình ảnh người lính thời kì đầu chống
Pháp.
-   Nghệ thuật: Lối miêu tả chân thực, tự nhiên; từ ngữ, hình
ảnh giản dị và giàu sức gợi, cảm xúc dồn nén.

Câu 2. (2,0 điểm) Viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) bàn về tính tự lập.
Câu * Yêu cầu chung:
2
Thể hiện kiến thức và kĩ năng viết một đoạn văn nghị luận xã hội
bàn về tính tự lập của mỗi con người. Cách trình bày cần rõ ràng;
lập luận thuyết phục, diễn đạt mạch lạc, liên kết, đúng chính tả, ngữ
pháp; không tách ý xuống dòng.
* Yêu cầu cụ thể: Học sinh nêu suy nghĩ của bản thân về tính tự lập.
Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách. Đây là một hướng triển khai
bài làm:
1. Giải thích: 0.5
- Tự lập là tự đứng một mình, không có sự giúp đỡ của người khác,
tự mình làm lấy mọi việc, không dựa vào người khác.
- Người có tính tự lập là người biết tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống
cho mình mà không ỷ lại, phụ thuộc vào mọi người xung quanh.
2. Bàn luận: 1.0
- Tự lập là đức tính cần có đối với mỗi con người khi bước vào đời.
+ Trong học tập người học sinh có tính tự lập sẽ có thái độ chủ
động, tích cực, có động cơ và mục đích học tập rõ ràng đúng đắn.
Từ đó, nó sẽ giúp cho học sinh tìm được phương pháp học tập tốt,
kiến thức tiếp thu được vững chắc,bản lĩnh được nâng cao.
+Trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng có cha mẹ ở
bên để dìu dắt, giúp đỡ ta mỗi khi gặp khó khăn. Vì vậy, cần phải
tập tính tự lập để có thể tự mình lo liệu cuộc đời bản thân.
+ Người có tính tự lập sẽ dễ đạt được thành công, được mọi người
yêu mến, kính trọng.
- Phản biện: Phê phán những người không có tính tự lập:
- Mở rộng: tự lập không có nghĩa là tự tách mình ra khỏi cộng đồng.
Có những việc chúng ta phải biết đoàn kết và dựa vào đồng loại để
tạo nên sức mạnh tổng hợp.
3 Bài học nhận thức và hành động: 0.5
- Nhận thức được tầm quan trọng của tính tự lập.
- Em làm thế nào để rèn luyện được tính tự lập.

You might also like