You are on page 1of 3

LUYỆN TẬP ĐỌC HIỂU

ĐỀ SỐ 1
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
(1) … Yêu tha thiết, thế vẫn còn chưa đủ;
Phải nói yêu, trăm bận đến nghìn lần;
Phải mặn nồng cho mãi mãi đem xuân,
Đem chim bướm thả trong vườn tình ái.

(2) Em phải nói, phải nói, và phải nói:


Bằng lời riêng nơi cuối mắt, đầu mày,
Bằng nét vui, bằng vẻ thẹn, chiều say,
Bằng đầu ngả, bằng miệng cười, tay riết,
Bằng im lặng, bằng chỉ anh có biết!
Cốt nhất là em chớ lạnh như đông,
Chớ thản nhiên bên một kẻ cháy lòng,
Chớ yên ổn như mặt hồ nước ngủ.

Yêu tha thiết, thế vẫn còn chưa đủ.


(Trích Phải nói, Thơ Xuân Diệu, NXB Văn học, 2019, tr.17)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Trong đoạn thơ (2), theo tác giả, tình yêu nên được biểu hiện như thế nào?
Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về nội dung của ba câu thơ sau:
Cốt nhất là em chớ lạnh như đông,
Chớ thản nhiên bên một kẻ cháy lòng,
Chớ yên ổn như mặt hồ nước ngủ.
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm về tình yêu được nhân vật trữ tình đặt ra
trong đoạn thơ không? Vì sao?

ĐỀ SỐ 2
Đọc đoạn thơ sau:
(1) … Thương nhớ cũ trôi theo ngày tháng mất,
Quá khứ anh, anh không nhắc cùng em.
- Linh hồn ta còn u ẩn hơn đêm,
Ta chưa thấu, nữa là ai thấu rõ.
Kiếm mãi, nghi hoài, hay ghen bóng gió,
Anh muốn vào dò xét giấc em mơ.
Nhưng anh giấu em những mộng không ngờ,
Cũng như em giấu những điều quá thực…

(2) Hãy sát đôi đầu! Hãy kề đôi ngực!


Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài!
Những cánh tay! Hãy quấn riết đôi vai!
Hãy dâng cả tình yêu lên sóng mắt!
Hãy khăng khít những cặp môi cắn chặt
Cho anh nghe đôi hàm ngọc của răng;
Trong say sưa, anh sẽ bảo em rằng:
“Gần hơn nữa! Thế vẫn còn xa lắm!”
(Trích Xa cách, Thơ Xuân Diệu, NXB Văn học, 2019, tr.15)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Trong đoạn thơ (1), nhân vật trữ tình muốn thực hiện việc gì?
Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về nội dung của hai câu thơ sau:
- Linh hồn ta còn u ẩn hơn đêm,
Ta chưa thấu, nữa là ai thấu rõ.
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan điểm:“Gần hơn nữa! Thế vẫn còn xa lắm!”
được nhân vật trữ tình thể hiện trong đoạn thơ không? Vì sao?

ĐỀ SỐ 3
Đọc bài thơ:
GIẤC MƠ ANH LÁI ĐÒ
(Nguyễn Bính)
Năm xưa chở chiếc thuyền này. Thực hiện các yêu cầu sau:
Cho cô sang bãi tước đay chiều Câu 1. Xác định hình tượng nhân vật trữ tình
chiều. trong bài thơ.
Để tôi mơ mãi mơ nhiều: Câu 2. Trong giấc mơ, nhân vật trữ tình đã
“Tước đay xe võng nhuộm điều, ta hình dung ra cảnh tượng nào?
đi. Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về nội dung
Tưng bừng vua mở khoa thi, của hai câu thơ sau?
Tôi đỗ quan Trạng, vinh quy về làng. Lang thang tôi dạm bán thuyền,
Võng anh đi trước võng nàng... Có người giả chín quan tiền lại thôi!
Cả hai chiếc võng cùng sang một Câu 4. Nêu nhận xét của anh/chị về giấc mơ
đò.” của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Đồn rằng đám cưới cô to.


Nhà giai thuê chín chiếc đò đón dâu.
Nhà gái ăn chín nghìn cau,
Tiền cheo tiền cưới chừng đâu chín
nghìn...
Lang thang tôi dạm bán thuyền,
Có người giả chín quan tiền lại thôi!

ĐỀ SỐ 4
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Mau với chứ, vội vàng lên với chứ! Thực hiện các yêu cầu sau:
Em, em ơi, tình non đã già rồi; Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn văn bản trên
Con chim hồng, trái tim nhỏ của tôi, Câu 2. Xác định nhân vật trữ tình trong đoạn
Mau với chứ! Thời gian không đứng đợi. thơ
Tình thổi gió, màu yêu lên phấp phới; Câu 3. Theo văn bản, vì sao nhân vật trữ tình
Nhưng đôi ngày, tình mới đã thành xưa. giục giã ‘Mau với chứ”, “Gấp đi em”?
Nắng mọc chưa tin, hoa rụng không ngờ, Câu 4. Nhân vật trữ tình đã so sánh, ẩn dụ em
Tình yêu đến, tình yêu đi, ai biết… với những hình ảnh nào?
Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt; Câu 5. Em hiểu như thế nào về những câu thơ
Những vườn xưa, nay đoạn tuyệt dấu hài; sau:
Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai; Nhưng đôi ngày, tình mới đã thành xưa.
Đời trôi chảy, lòng ta không vĩnh viễn. Nắng mọc chưa tin, hoa rụng không ngờ,
(Trích Giục giã – Xuân Diệu) Tình yêu đến, tình yêu đi, ai biết…
Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt;

Câu 6. Em có đồng tình với câu thơ Đời trôi


chảy, lòng ta không vĩnh viễn không? Vì sao?

You might also like