You are on page 1of 8

ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA GIỮA KÌ II

MÔN NGỮ VĂN 10 - NĂM HỌC 2023 – 2024


Họ tên:………………………………….............Lớp…………………………………………
A. ĐỀ 1
I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm)
LỜI THỀ CỎ MAY
Phạm Công Trứ
Làm sao quên được tuổi thơ
Tuổi vàng, tuổi ngọc - tôi ngờ lời ai.
Thuở ấy tôi mới lên mười
Còn em lên bảy, theo tôi cả ngày.
Quần em dệt kín bông may
Áo tôi đứt cúc, mực dây tím bầm.
Tuổi thơ chân đất đầu trần
Từ trong lấm láp em thầm lớn lên.
Thế rồi xinh đẹp là em
Em ra tỉnh học em quên một người.
Về quê ăn Tết vừa rồi
Em tôi áo chẽn, em tôi quần bò,
Gặp tôi, em hỏi hững hờ
"Anh chưa lấy vợ, còn chờ đợi ai ?".
Em đi để lại chuỗi cười
Trong tôi vỡ ... một khoảng trời pha lê.
Trăng vàng đêm ấy, bờ đê
Có người ngồi gỡ lời thề cỏ may...

II. LÀM VĂN (5,0 điểm)


Hãy viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức
nghệ thuật bài thơ Lời thề cỏ may của Phạm Công Trứ.
.........HẾT........

Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?
- Các phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: Biểu cảm , tự sự
Câu 2: Anh/chị hiểu như thế nào về hai câu thơ:
“Em đi để lại chuỗi cười
Trong tôi vỡ… một khoảng trời pha lê”?
- Sự vô tâm, vô tình của “em”
- Tâm trạng đau xót, nuối tiếc, hụt hẫng, ngỡ ngàng của “tôi” trước sự thay đổi của “em”.
Câu 3: Anh/chị nhận xét như thế nào về hai nhân vật trữ tình “tôi” và “em” trong đoạn
thơ ?
- Nhân vật “Tôi” là người giàu tình cảm, thủy chung, luôn hồn nhiên chờ đợi một tình yêu
mà biết không có kết quả.
+ Nhân vật “Em” là người vô tâm, vô tình, dễ dàng thay đổi và quên đi mối tình hẹn ước
thuở xưa
Câu 4 : Xác định thể thơ của bài thơ trên
Thể thơ : lục bát
Câu 5 : Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ dưới đây:
Về quê ăn Tết vừa rồi
Em tôi áo chẽn, em tôi quần bò
Gặp tôi, em hỏi hững hờ
“Anh chưa lấy vợ, còn chờ đợi ai?”
- Câu hỏi tu từ , điệp từ

Câu 6 : Hãy chỉ ra từ ghép, từ láy có trong đoạn thơ?


Từ láy có trong đoạn thơ là: lấm láp, hững hờ

- Từ ghép có trong đoạn thơ là: quần bò, pha lê

Câu 7 : Em có nhận xét gì về 2 nhân vật trữ tình “em” và “tôi” trong đoạn thơ?
Trong đoạn thơ trên, nhà thơ đã thành công khắc họa tâm lí nhân vật. Qua nhân vật “em” ta
thấy đó là người con gái chất phát, dân dã, là người con của một vùng thôn quê nhưng khi lên
thành phố cô đã có những thay đổi nhanh chóng, cô đã lãng quên đi mối tình hẹn ước thuở
xưa với nhân vật “tôi”. Còn “tôi” lại là chàng trai quê có lòng thủy chung son sắt, mãi nhớ
thương người con gái mình yêu không kể ngày hay đêm.
Câu 8: Nhân vật em trong bài thơ có tuổi thơ như thế nào?
Trong bài thơ, nhân vật “em” có tuổi thơ hồn nhiên, trong trẻo. Là cô gái chất phác, thôn
quê, từ trong lấm láp em thầm lớn lên và có mối tính đẹp với nhân vật “tôi”.
Câu 9: Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ của 4 câu thơ cuối?
Biện pháp tu từ của 4 câu thơ cuối là: Ẩn dụ.

→ Tác dụng: Nhấn mạnh vào sự vô tâm của nhân vật “Em” và sự vụn vỡ của nhân vật “Tôi”
đồng thời làm cho câu văn thêm sinh động hơn.

Câu 10: Theo em tác giả muốn nhắn gửi đến chúng ta thông điệp gì?
Theo em tác giả muốn nhắn gửi đến chúng ta thông điệp: hãy luôn là người chung thủy, tin
tưởng vào tình yêu, đừng vì lý do gì mà thay đổi bản chất của con người.

------HẾT-----
B. ĐỀ 2
I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm)
Tiếng Việt mến yêu
Nguyễn Phan Hách
Năm mươi người con theo cha xuống biển
Năm mươi người con theo mẹ lên rừng
Những người con ngồi đúc trống đồng
Tiếng chim hót phổ vào giọng nói
Mẹ là tiếng đầu tiên trẻ gọi
Nghe dịu dàng âu yếm biết bao
Tiếng Việt ơi, tiếng Việt có từ đâu
Sau tiếng Mẹ là tiếng Yêu thánh thót
Tiếng Nước nghe như rơi từng giọt
Tiếng Đất nghe chắc nịch vững bền
Tiếng Cơm nghe ngạt ngào hương thơm
Người Giao Chỉ lắng nghe tiếng gió
Tiếng dòng sông rì rào sóng vỗ
Tiếng trời xanh lồng lộng mênh mang
Tiếng xôn xao của nắng thu vàng
Tiếng dế đêm trăng thanh vời vợi
Tiếng hổ gầm vang trong hốc núi
Tiếng mây bay vương vấn sắc trời
Tiếng sấm rền và tiếng mưa rơi
Tiếng nhịp đập trái tim thiếu nữ
Tiếng bập bùng nhen trong bếp lửa
Những thanh âm tha thiết bồi hồi
Bật ra thành tiếng Việt trên môi..
(Trích Tiếng Việt mến yêu, Nguyễn Phan Hách)
II. VIẾT (5,0 điểm) áo tết
Hãy viết một bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và một số nét đặc sắc về hình
thức nghệ thuật trong đoạn trích bài thơ “Tiếng Việt mến yêu” của Nguyễn Phan Hách.
…..Hết…….
Câu 1. Xác định biện pháp tu từ trong câu thơ: Tiếng Nước nghe như rơi từng giọt.
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Tiếng Nước nghe như rơi từng giọt.” là So
sánh. Tác dụng của biện pháp so sánh là nhấn mạnh âm thanh tiếng nước nghe như rơi
từng giọt, nhỏ giọt. Đồng thời tạo ấn tượng cho tiếng nước vừa gợi lên độ mềm mại của
nước.
Câu 2. Cảm xúc được gợi lên qua 2 câu thơ sau là gì?
Mẹ là tiếng đầu tiên trẻ gọi
Nghe dịu dàng âu yếm biết bao
- Đó là tình yêu thương của các con dành cho mẹ, tiếng gọi mẹ là tiếng gọi đầu tiên trong
cuộc đời, tiếng gọi ấy thật dịu dàng, âu yếm. Tình mẫu tử thiêng liêng được thể hiện qua
tiếng gọi đầu đời mang nhiều cảm xúc.
Câu 3. Hai câu thơ đầu trong đoạn trích được gợi từ truyện dân gian nào?
- Con Rồng cháu tiên
Câu 4. Hãy nêu tác dụng của phép điệp ngữ trong đoạn thơ sau:
Người Giao Chỉ lắng nghe tiếng gió
Tiếng dòng sông rì rào sóng vỗ
Tiếng trời xanh lồng lộng mênh mang
Tiếng xôn xao của nắng thu vàng
- Đoạn thơ trên sử dụng phép điệp ngữ: “Tiếng”.
- Tác dụng: Gợi hình gợi cảm, tăng sự sinh động cho hình ảnh thơ, tạo nhịp điệu và tăng giá
trị biểu cảm cho đoạn thơ. Đồng thời qua phép điệp ngữ ta thấy được sự đa dạng, phong phú
của Tiếng Việt.

Câu 5. Trách nhiệm của Anh/ Chị trong việc giữ gìn tiếng Việt.

- Mỗi chúng ta phải có tình cảm yêu mến và có ý thức quý trọng tiếng Việt.

- Luôn ý thức và tự hào, trân trọng; gìn giữ và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt.

- Tiếp thu những yếu tố tích cực từ tiếng nước ngoài để làm giàu ngôn ngữ mình.

- Tránh cách nói thô tục, kệch cỡm.

Câu 6. Xác định phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
- Phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên: Nghệ thuật

- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

Câu 9. Cảm nhận về tình cảm của nhà thơ với tiếng Việt được thể hiện trong bài thơ.
Qua bài thơ “Tiếng Việt mến yêu” nhà thơ đã gửi gắm tình cảm yêu thương, trân quý, mến
yêu đối với Tiếng Việt. Tình yêu ấy như dòng chảy xuyên suốt cả bài thơ. Tiếng Việt như hơi
thở, mang sự sống của chúng ta, mỗi tiếng nói cất lên thể hiện tất cả những suy nghĩ, cảm
xúc. Đó là tiếng Mẹ mang tình mẫu tử thiêng liêng, tiếng Yêu là tình thương, tình cảm yêu
mến, trong tiếng Nước mang âm thanh, còn tiếng Đất mang vẻ chắc nịch, vĩnh hằng. Qua bài
thơ ta cũng thấy được tâm huyết mà Huy Cận gửi gắm và dường như tác giả muốn nói với
chúng ta hãy gìn giữ vẻ đẹp trong sáng ấy, mỗi người chúng ta phải có trách nhiệm gìn giữ sự
trong sáng của Tiếng Việt.

Câu 10. Xác định thể thơ của đoạn trích trên.
- Thể thơ tự do
Câu 11. Hãy nêu thông điệp được anh/ chị rút ra từ đoạn trích trên.

- Luôn gìn giữ và trân quý tiếng Việt, hãy tiếp cận và sử dụng tiếng Việt một cách trong sáng
và lành mạnh nhất.
Câu 12. Anh/ chị đã làm gì để góp phần gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt? Trình bày
một số phương thức để gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt.

Em đã tham gia các hoạt động gìn giữu sự trong sáng của tiếng Việt như:
+ Sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn mực

+ Tích cực tham gia các hoạt động giao tiếp bằng tiếng Việt.
+ Tôn trọng các giá trị văn hóa của tiếng Việt

- Một số phương thức để gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt:
+ Mỗi chúng ta phải có tình cảm yêu mến và có ý thức quý trọng tiếng Việt.

+ Tìm hiểu và học tập về tiếng Việt.

+ Luôn ý thức và tự hào, trân trọng; gìn giữ và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt.

+ Tiếp thu những yếu tố tích cực từ tiếng nước ngoài để làm giàu ngôn ngữ mình.

+ Tránh cách nói thô tục, kệch cỡm.

+ Tránh lai tạp yếu tố của các ngôn ngữ khác

Câu 13: Hãy chỉ ra hai hình ảnh thiên nhiên được khắc họa trong bài thơ?
-Trời xanh lồng lộng mênh mang
-Xôn xao của nắng thu vàng
Câu 14. Xác định chủ thể trữ tình trong bài thơ?

- Chủ thể trữ tình : Tiếng Việt


- Vì " tiếng Việt " là cá nhân mà thể hiện niềm yêu mến và tran trọng loại ngôn ngữ
Câu 15.: Chỉ ra và sửa lỗi trật từ trong câu sau
Mẹ là tiếng đầu tiên mẹ trẻ gọi, nghe dịu dàng âu yếm biết bao.

-Lỗi lập từ “ MẸ”, khiến người đọc hiểu sai nghĩa, không hiểu đúng ý nghĩa câu văn.

-Sửa lại: Mẹ là tiếng đầu tiên trẻ gọi, nghe dịu dàng âu yếm biết bao.

Câu 16: Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện cảm xúc của chủ thể trữ tình trong hai câu
thơ sau: Những thanh âm tha thiết bồi hồi
Bật ra thành tiếng Việt trên môi…
-Tác giả sử dụng từ láy: tha thiết ,bồi hồi làm câu thơ giàu tính nhịp điệu, gợi sự sinh động,
tăng giá trị biểu cảm cho câu thơ.
-Thể hiện sự đa dạng, phong phú của tiếng Việt.
Câu 17: Qua bài thơ, tác giả muốn gởi đến thế hệ trẻ thông điệp gì?
- Trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn Tiếng Việt.
- Mỗi người phải tự hào, trân trọng; gìn giữ và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt.

---HẾT----
C. ĐỀ 3
I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm)
Tạm biệt Huế
Thu Bồn

Bởi vì em dắt anh lên những ngôi đền cổ,


Chén ngọc giờ chìm dưới đáy sông sâu.
Những lăng tẩm như hoàng hôn chống lại ngày quên lãng,
Mặt trời vàng và mắt em nâu …
Xin chào Huế một lần anh đến,
Để ngàn lần anh mãi nhớ trong mơ.
Em rất thực nắng thì mờ ảo,
Xin đừng lầm em với cố đô.
Áo trắng hỡi thuở tìm em không thấy,
Nắng minh mang mấy nhịp Tràng Tiền.
Nón rất Huế nhưng đời không phải thế,
Mặt trời lên từ phía nón em nghiêng.
Nhịp cầu cong và con đường thẳng
Một đời anh tìm mãi Huế nơi đâu?
Con sông dùng dằng, con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu!
Tạm biệt Huế với em là vĩnh biệt,
Hải Vân ơi xin Người đừng tắt ngọn sao khuya.
Tạm biệt nhé với chiếc hôn thầm lặng,
Anh trở về hóa đá phía bên kia.
(Tạm biệt Huế, Thu Bồn, 100 bài thơ tình nhờ em đặt tên,
NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, 1992)
II. VIẾT (5,0 điểm)
Hãy viết một bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và một số nét đặc sắc về hình
thức nghệ thuật bài thơ Tạm biệt Huế của Thu Bồn
…..Hết…….
Câu 1. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
Nhân vật “anh” (Có thể là tác giả)

Câu 2. Những hình ảnh về Huế và đặc trưng của Huế được tác giả thể hiện trong bài
thơ là hình ảnh nào?

- Ngôi đền cổ, điện Hòn Chén, lăng tẩm, kinh thành Huế, Tràng Tiền, dòng sông (Hương),
nón, Hải Vân
Câu 3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ sau: “Con sông dùng dằng con
sông không chảy/ Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”

- Biện pháp tu từ nhân hóa . Muốn thể hiện sự quyến luyến của dòng sông Hương với xứ
Huế. Đồng thời thể hiện sự gắn bó giữa sông Hương với xứ Huế trong suốt bao năm qua.
Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng câu hỏi tu từ trong câu thơ:“Một đời anh tìm mãi Huế
nơi đâu?”
-Biện pháp nghệ thuật: câu hỏi tu từ
-Tác dụng: về mặt nghệ thuật, biện pháp này nhằm tăng sức gợi cảm cho câu thơ
về mặt nội dung: biện pháp này giúp nhà thơ thể hiện nỗi băn khoăn, trăn trở, day dứt khi sắp
phải rời xa Huế, đồng thời nó là cái cớ, là lí do để nhà thơ nhấn mạnh cho hai câu thơ tiếp
theo của mình, đẩy cảm xúc dâng lên cao trào
Câu 5. Xác định phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? Bài
thơ trên thuộc thể thơ:
-PTBĐ chính: biểu cảm
-Thể thơ: tự do
-PCNN: nghệ thuật
Câu 6. Cảm xúc chủ đạo của bài thơ trên là:
- Sự nuối tiếc nhớ nhung khi phải xa Huế
Câu 7: Thông qua bài thơ trên, tác giả Thu Bồn muốn gửi gắm những suy nghĩ, tình
cảm gì đối với Huế?
- Thông qua bài thơ trên, tác giả Thu Bồn muốn gửi gắm sự nhớ thương, say mê của mình
đối với Huế. Tình cảm của một người đã yêu mảnh đất, yêu con người nơi đây mà chẳng thể
rời xa.
Câu 8: Anh/chị hiểu từ “minh mang” như thế nào trong câu thơ: “Nắng minh mang
mấy nhịp Tràng Tiền”?

Câu 9: Đối tượng trung tâm được tác giả thể hiện cảm xúc trong bài thơ là?
- Thành phố Huế với các hình tượng tiêu biểu của thành phố
Câu 10: Dòng nào nêu đúng cảm xúc chủ đạo của bài thơ?
- Tình cảm triền miên trong lưu luyến của người sắp xa Huế.
Câu 11: Thái độ cảm xúc của tác giả được thể hiện như thế nào qua đoạn trích

- Tác giả đã thể hiện sự thương nhớ da diết cùng với niềm ngợi cả tự hào của mình về xứ
Huế thông qua những lời thơ đầy xúc cảm. Nhờ thơ đã đưa vào những vẻ đẹp của nơi để
nói thể hiện sự ngợi cả của bản thân đối với mảnh đất này. Cùng với đó là những lời thơ
như lời tâm sự, bộc bạch để thể hiện tâm trạng quyến luyến khi sắp phải xa rời nơi đây.
Câu 12 : Thông điệp ý nghĩa mà anh chị rút ra từ đoạn trích trên

- Vẻ đẹp của quê hương là những điều rất đáng trân trọng. Bản thân chúng ta cần giữ gìn,
phát huy và có thái độ tôn trọng, bảo vệ, phát triển những nét đẹp ấy.

You might also like