You are on page 1of 23

NÓI VỚI CON

(Y Phương)
I. Giới thiệu tác giả:
- Y Phương tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước (1948) người dân tộc Tày quê Trùng
Khánh, Cao Bằng. Thơ Y Phương thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ, trong sáng,
cách tư duy giàu hình ảnh của người miền núi.
II. Đề tài, thể thơ:
1. Đề tài:
- Bài thơ viết về tình cha con, người cha tâm tình với con về tình cảm gia đình, tình yêu
quê hương.
2. Thể thơ: tự do.
3. Hoàn cảnh sáng tác:
- Nhà thơ Y Phương đã nói về hoàn cảnh sáng tác bài thơ:
“Những năm cuối bảy mươi đầu tám mươi của thế kỉ XX, đời sống tinh thần và
vật chất của nhân dân cả nước nói chung, nhân dân các dân tộc thiểu số ở miền núi nói
riêng, vô cùng khó khăn thiếu thốn. Bởi vì đất nước ta vừa ra khỏi cuộc kháng chiến
chống đế quốc Mĩ lâu dài và cực kì gian khổ. Hiện thực xã hội ấy đã tác động sâu sắc
đến đời sống con người. Đại bộ phận nhân dân ta vẫn kiên trì khắc phục và tìm mọi
cách để vượt qua để duy trì đời sống. Họ vẫn tồn tại và không ngừng sinh trưởng là
không phải nhờ vào phép màu của lực lượng siêu nhiên nào mà chỉ dựa vào sức mạnh
tinh thần của truyền thống văn hóa từ ngàn đời mà ông cha để lại.
Cuối năm 1975, tôi cũng mới từ mặt trận trở về, sau tám năm đánh giặc xa nhà
nay trở về lấy vợ sinh con trong bối cảnh túng thiếu bần hàn chung của toàn xã hội.
Nhìn các con cầm bát cơm ăn không thịt cá mà lòng đau xót khôn tả. Bởi chúng tôi
cũng giống như nhiều gia đình cán bộ khác chỉ sống bằng đồng lương quá ít ỏi. Hàng
hóa khan hiếm, giá cả leo thang từng ngày đến chóng mặt. Bên cạnh cái tốt của người
làm ăn lương thiện, không ít những con người bị tha hóa biến chất. Họ buôn gian bán
lận, lợi dụng kẽ hở của nhà nước móc nối làm ăn phi pháp. Ở miền Nam, một bộ phận
nhỏ công chức dưới thời nguyh quyền Sài Gòn không chịu được đã tìm mọi cách để
vượt biên trốn ra nước ngoài.
Từ hiện thực khó khăn ấy, tôi làm bài thơ này để tâm sự với chính mình, động
viên mình, đồng thời để nhắc nhở con cái sau này.”
III. Phân tích:
Ngợi ca tình quê hương, gia đình không phải là một đề tài mới. Xét về mặt này,
bài thơ “Nói với con” của Y Phương cũng vậy. Tuy nhiên, bài thơ có một sức sống
riêng. Sức sống ấy có được là nhờ cách diễn đạt tình cảm độc đao mang đậm bản sắc
của người dân tộc miền núi. Đúng như nhận định: “Thơ Y Phương như một bức tranh
thổ cẩm đan dệt những màu sắc khác nhau, phong phú và đa dạng, nhưng trong đó có
một màu sắc chủ đạo, một âm điệu chính là bản sắc dân tộc rất đậm nét và độc đáo”(Từ
điển tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam dùng trong nhà trường, sđđ). Bài thơ “Nói với

1
con” thể hiện tình cảm gia đình đầm ấm, yên vui, tình quê hương tha thiết, sâu nặng,
ngợi ca truyền thống nghĩa tình, sức sống mạnh mẽ của người dân tộc miền núi bằng
“ngôn ngữ thổ cẩm” như thế.
Có thể hình dung bố cục bài thơ gồm hai phần. Tình cảm gia đình, quê hương
đầm ấm, yên vui được tác giả thể hiện trong mười một câu thơ đầu. Tình quê hương tha
thiết, sâu nặng, truyền thống nghĩa tình, sức sống mạnh mẽ của người dân tộc miền núi
được tác giả thể hiện trong mười bảy câu thơ tiếp theo.
1. Lòng thương yêu con cái là tình cảm thiêng liêng máu thịt của đấng sinh thành:
- Trong chương trình lớp chín, từ học kì một đến giờ chúng ta đã học rất nhiều văn bản
nói về tình cảm gia đình. Ví dụ như bài thơ: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ,
Con cò - nói về tình cảm của người mẹ với người con; bài văn Mây và sóng nói về tình
cảm của người con đối với mẹ, bài Chiếc lược ngà nói về tình cảm cha con.
- Quả thật công ơn của cha mẹ dành cho con cái như trời bể, không gì sánh bằng, cha
mẹ sẵn sàng hi sinh tất cả để con có được cuộc sống tốt đẹp nhất – tình cảm đó thật ngọt
ngào, nhưng cũng thật thiêng liêng. Chính vì vậy, các nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ, họa
sĩ…đã tìm mọi cách ca ngợi tình cảm mẫu tử, phụ tử thông qua tác phẩm của mình:
Ví dụ như bài thơ mà từ khi chưa đi học chúng ta đã biết:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Hoặc như bài ca dao mà mọi người hay truyền miệng:
Cơm cha, áo mẹ chữ thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao
Hoặc bài thơ rất nổi tiếng trong đạo phật mà nhiều người treo trong nhà như lời nhắc
nhở chính mình và con cái:
Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha
Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ
Mây trời lồng lộng không phủ kín công ch
Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn
Mang cả tấm thân gầy cha che trở đời con
Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc
Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không.
Hoặc như bài hát: “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào….”
- Làm cha làm mẹ, sinh con ra, ai cũng muốn cho con cái mình khỏe mạnh, mau ăn
chóng lớn, giỏi giang, ngoan hiền, thành đạt, nối tiếp truyền thống gia đình, truyền
thống quê hương đất nước, bài thơ “Nói với con” nằm trong mạnh cảm xúc ấy. Nhưng
Y Phương có cách nói của riêng mình, mượn lời tâm tình của người cha nói với con với

2
giọng điệu tha thiết, trìu mến và tin cậy, ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh theo cách nói và
cách nghĩ của người miền núi.
- Bài thơ được chia làm hai phần lớn, nhưng riêng phần một lại được chia làm bốn phần
nhỏ:
2. 11 câu thơ đầu tiên: con lớn lên và trưởng thành trong sự thương yêu của gia
đình, trong cuộc sống lao động của người đồng mình và tình nghĩa quê hương.
a. 4 câu đầu:
“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười”
- Nghĩa đen: Thông qua bốn câu thơ này chúng ta hình dung ra cảnh một gia đình có
mẹ, có cha, có con, có tiếng nói, tiếng cười, có cảnh cha mẹ đang quan tâm, yêu thương,
giúp đỡ, đùm bọc cho con của mình tập những bước đi đầu tiên. Đứa bé này đi chưa
vững nhưng chắc chắn nó sẽ không thể té ngã vì bước một bước đã có mẹ cận kề, bước
hai bước đã có cha ở bên. Rõ ràng đây là một gia đình hạnh phúc, vì ở đâu có sự yêu
thương, chăm sóc cho nhau thì nhất định ở đó sẽ có tiếng cười và niềm hạnh phúc, niềm
hạnh phúc được đong đầy theo từng bước chân của con. Chính nơi đây là chiếc nôi cho
con trưởng thành, là chỗ dựa đáng tin cậy cho con.
- Nghĩa bóng: Nghĩa của bốn câu thơ này không dừng lại ở đây. Thông qua nghệ thuật
ẩn dụ: chân phải, chân trái, một bước, hai bước không chỉ là những bước chân tập đi mà
còn là những bước đi, những bước ngoặt trong cuộc đời của đứa con (bước ngoặt là thời
điểm có những sự việc xảy ra làm thay đổi cuộc đời của con người: ví dụ như bước
ngoặt đầu tiên là khi ta vào mẫu giáo, rồi đến bước ngoặt khi ta vào lớp một, vào cấp
hai, vào cấp ba, vào đại học, lập gia đình…có những bước ngoạt làm cuộc đời của
chúng ta sung sướng, có những bước ngoặt làm cho đời ta lắm nỗi lầm than) nhưng dù
buồn đau hay hạnh phúc, lúc con té ngã, hay khi con thành công thì cha mẹ luôn ở bên
cạnh động viên, chia sẻ, giúp cho con vượt qua những bước ngoặt của cuộc đời. Có thể
cha mẹ không có điều kiện giúp con về mặt vật chất, nhưng luôn là chỗ dựa vững chắc
về mặt tinh thần để con làm điểm tựa. Có những lúc cha mẹ không được ở gần con
nhưng trong trái tim của cha, của mẹ hình bóng con vẫn luôn ngự trị, và con có thể yên
tâm rằng dù Trái đất có sụp đổ thì tình cảm đó cũng không bao giờ thay đổi, luôn luôn
hướng về con. Y Phương nói thật nhẹ nhàng nhưng cũng thật đúng và điều đó đã được
Chế Lan Viên đã khẳng định như một chân lí trong bài thơ Con cò: Dù ở gần con – Dù
ở xa con – Lên rừng xuống bể - Cò sẽ tìm con – Cò mãi yêu con – Con dù lớn vẫn là
con của mẹ - Đi hết đời lòng mẹ vẫn yêu con. Và quả thật không một người nào có thể
phát triển hoàn thiện khi không được lớn lên trong tình yêu thương của gia đình và cha
mẹ. Không gì sung sướng bằng việc con có cả cha và mẹ. Nhà thơ Huy Cận cũng đã
từng có được cảm giác tuyệt vời theo từng bước chân con :
Được tin con tập đi

3
Cha mừng không ngủ được
Cha nằm đếm thầm thì
Từng tiếng chân con bước.
 Con được lớn lên trong tình yêu thương của cha và mẹ.
b. 3 câu thơ tiếp: Con không chỉ lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ và trưởng
thành trong lao động cần cù, chịu thương chịu khó của người đồng mình.
“Người đồng mình thương lắm con ơi”
- Giọng thơ thay đổi từ tự sự chuyển sang lời gọi mang ngữ điệu cảm thán, giọng thiết
tha trìu mến.
- Tại sao không gọi là người quê mình mà lại gọi là người đồng mình, vì quê mình chỉ
có nghĩa hẹp là quê Cao Bằng mà thôi, còn đồng mình, tác giả muốn mở rộng ra không
chỉ là quê hương mà còn là cả dân tộc Việt Nam. Ở đây tác giả đã dùng biện pháp nghệ
thuật biểu cảm trực tiếp thông qua từ “yêu lắm”, không chỉ yêu mà yêu nhiều lắm, cha
yêu nhiều lắm người đồng mình. Vì sao cha lại có tình cảm lớn lao đến vậy chúng ta sẽ
tìm hiểu hai câu thơ tiếp theo.
“Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát”
- Y Phương chọn hai hình ảnh tiêu biểu nhất trong cuộc sống lao động của người đồng
mình:
+ “Đan lờ” để bắt cá, ken vách nhà để trú nắng trú mưa. Đây là những công việc vất vả,
+ Hai động từ “cài” và “ken” đậm sắc thái địa phương, là cách diễn đạt của người miền
núi. Nó vừa diễn tả động tác lao động cụ thể, cuộc sống lao động cần cù tươi vui vừa
nói lên sự gắn bó, quấn quít, yêu thương nhau của người đồng mình, một sự gắn bó giữa
hiện thực và lãng mạn trong đời sống tinh thần của người vùng cao. Chính từ lao động
họ thêm hiểu và yêu nhau hơn. Đến đây chúng ta mới hiểu ở câu thơ thứ năm trong bài
thơ này nhà thơ không bộc lộ tình cảm một chiều mà dường như đây là tình cảm bao
trùm lên tất cả, có trong trái tim tất cả mọi người.
+ Những công việc lao động thường ngày nhưng qua cách liên tưởng của tác giả trở nên
thơ mộng. Lao động không chỉ để tạo ra của cải vật chất để chúng ta sinh tồn mà còn là
sáng tạo nghệ thuật ra thơ ca nhạc họa. Họ vừa lao động vừa hát, tiếng hát thể hiện sự
lạc quan, yêu đời, nhưng tiếng hát còn có một tác dụng rất lớn khác nó làm cho công
việc đỡ nhọc nhằn, mọi người gắn bó với nhau hơn để vượt qua những khó khăn trước
mắt, chính vì vậy chúng ta không ít lần bắt gặp những tiếng hát trong các tác phẩm văn
thơ: ví dụ như tiếng hát của ông Ngư trong văn bản “Lục Vân Tiên gặp nạn”, tiếng hát
của những người dân chài trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”, tiếng hát của ngưởi mẹ
Tà Ôi ru con trong bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” và bài thơ “Con
cò”, tiếng hát của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn
khói lửa trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” – Tại sao họ lại hát? Họ hát để có thể
mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn, để không còn sợ hãi vượt qua những khó khăn gian khổ
nguy hiểm của cuộc đời.

4
- Trong đoạn này người cha không hề nói với con cuộc sống lao động diễn ra như thế
nào, nhưng ta cũng có thể đoán được quả thật nó rất vất vả, có cuộc sống lao động nào
mà không vất vả đâu, đặc biệt là lao động ở miền núi. Để kiếm được miếng cơm để nuôi
con khôn lớn cha mẹ, người đồng mình đã phải đổ bao nhiêu mồ hôi, nước mắt, bán mặt
cho đất, bán lưng cho trời, thậm chí là phải trả giá cả bằng tính mạng của mình để mưu
sinh cho sự sống như hình ảnh con cò trong bài ca dao xưa:
“Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lội cổ xuống ao”
 Và con đã được chứng kiến và lớn lên trong cuộc sống lao động của người đồng
mình như thế đấy.
c. Hai câu thơ tiếp theo: Đứa con lớn lên trong tình nghĩa của quê hương:
“Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng”
- Rừng và con đường là biểu tượng cho quê hương. Quê hương thật thơ mộng và cũng
thật nghĩa tình, “rừng cho hoa”, hoa biểu tượng cho cái đẹp làm cho tâm hồn con người
đồng mình thêm phong phú, hoa còn biểu tượng cho vật chất. “Con đường cho ta những
tấm lòng” cho nghĩa tình; quê hương cho con người tất cả những gì tốt đẹp nhất về cả
vật chất và tinh thần. Không những vậy quê hương còn định hướng cho chúng ta con
đường mà chúng ta sẽ đi.
d. Hai câu tiếp: Cọi nguồn của của niềm hạnh phúc và sinh dưỡng:
“Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”
- Tại sao cha lại nhắc về ngày cưới? Vì ngày đó đối với cha là ngày đặc biệt nhất, ngày
đó là ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời, ngày đó cha tạo dựng được một gia đình mới,
ngày đó là tiền đề là điều kiện để con ra đời, mà con lại là điều quí giá nhất mà cha tạo
ra. Ở đây cha mẹ không yêu cầu con nhớ về ngày cưới mà mượn ngày đó để nhắc con
về cội nguồn sinh dưỡng, cội nguồn sinh dưỡng của con chính là cha là mẹ. Đồng thời
thể hiện tình yêu thương con vô bờ).
- Rừng, hoa và con đường đã từng che chở và nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và
lối sống. Ai nỡ quay lưng lại với quá khứ ân tình sâu nặng ấy? Chỉ có thể là kẻ vong ân
bội nghĩa. Chính quê hương cho con cuộc sống và cũng chính quê hương đã tạo cho cha
mẹ cuộc sống hạnh phúc bền lâu. Và trong cái nôi hạnh phúc ấy, con cái là hoa trái, là
kết quả ngọt ngào của duyên đôi lứa. Con chớ quên cội nguồn của hạnh phúc.
3. Phần còn lại: Những đức tính cao đẹp của người đồng mình và ước muốn của người
cha.
“Người đồng mình thương lắm con ơi”
- Vẫn với giọng điệu thiết tha , trìu mến, nhà thơ dùng lối biểu cảm trực tiếp “thương
lắm con ơi”, khi nào thì ta thương, khi thấy những hoàn cảnh bất hạnh, cơ cực, thế thì
tại sao lại thương người đồng mình: vì cuộc sống của người đồng mình còn cơ cực lắm,
phải ở một nơi vừa cao, vừa xa,“lên thác xuống ghềnh” (Đây là một thành ngữ để chỉ sự

5
vất vả ấy) …đó là cuộc sống thiếu thốn, nghèo khổ, cực nhọc. (Đường đồi núi, thung
lũng ghệp ghềnh khó đi, phải chăng đó cũng là biểu tượng của đường đời mà người
đồng mình trải qua.) Đến đây chúng ta không thể nào không nhớ đến hai câu thơ trong
bài thơ Đồng chí của Chính Hữu:
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”
- “Đất cày lên sỏi đá” chỉ vùng trung du miền núi phía bắc. Đất nước chúng ta 90% làm
nghề nông nghiệp vậy mà cuốc đất lên chẳng thấy màu, thấy mỡ mà chỉ toàn thấy sỏi đá
cũng đủ biết cuộc sống cơ cực vô cùng. Chính vì vậy mà thương, chính vì vậy mà buồn,
nỗi buồn cứ đong đầy theo ngày tháng, nỗi buồn cứ chất cao như như núi: “Cao đo nỗi
buồn” – Nỗi buồn cũng thể hiện người đồng mình là người có tình cảm sâu sắc (Phẩm
chất 1). Nhưng không vì thế mà người đồng mình chán nản, tự ti, bạc nhược mà họ biết
lấy nỗi buồn (nỗi buồn chính là gian khó, thất bại, mất mát, hi sinh, đau thương, thăng
trầm trong cuộc sống) để nuôi chí lớn, để rèn luyện phẩm chất, chí khí kiên cường,
mạnh mẽ (Phẩm chất 2). Cái cao xa ấy chính là cơ hội để con người nuôi dưỡng hoài
bão, phát huy khả năng và đứng vững trên đôi chân của mình cũng như ông bà có câu
“lửa thử vàng, gian nan thử sức”. Tầm vóc của họ chính là tầm vóc của núi cao, rừng
thẳm, của những Đam San, Xinh Nhã… Đúng vậy:
Người đồng mình tuy thô sơ da thịt
Không mấy ai nhỏ bé được đâu con
Người đồng mình thô sơ, mộc mạc, giản dị, thật thà, chất phác (Phẩm chất
3)nhưng không ai nhỏ bé, ai cũng mạnh mẽ đến phi thường, chính vì họ mạnh mẽ nên
họ vẫn bám trụ không rời bỏ quê hương, chính vì mạnh mẽ và yêu quê hương nên họ
không ngại vất vả, gian lao “đục đá” – hình ảnh vừa mang nghĩa đen vừa mang nghĩa
bóng. Đục đá là hình ảnh có thực, thường thấy ở vùng miền núi. Nghĩa bóng, nghĩa ẩn
dụ để nói sự vất vả khó nhọc nhưng dẫu có vất vả khó nhọc vẫn không ngừng đục đá,
bởi người đồng mình luôn có khát khao xây dựng quê hương giàu đẹp chính vì khát
vọng đó nên họ không sợ vất vả. Như vậy chúng ta thấy rằng người đồng mình bằng
chính đôi bàn tay và sức lực của mình không ngại lao động vất vả, cần cù mối ngày để
làm quê hương “thay da đổi thịt”. Người đồng mình không lo cực nhọc, sống gắn bó,
thủy chung với quê hương(Phẩm chất 4). Qua đoạn thơ này chúng ta không chỉ đọc
được ý thức bảo tồn nguồn cội mà còn đọc được tinh thần tự tôn, niềm tự hào của người
cha thông qua lời nói. Tự hào vì người đồng mình mạnh mẽ, khoáng đạt, bền bỉ, gắn bó
với quê hương dẫu ở trong bất cứ hoàn cảnh nào. Ngoài ra người cha còn muốn con ý
thức một điều: Cái vẻ ngoài trông thô sơ và rất đỗi bình thường của người đồng mình lại
chứa đựng một tâm hồn, tầm vóc cao đẹp.
- Còn “quê hương thì cho phong tục”; “phong tục” của quê hương như sợi dây vô hình
níu giữ tình cảm của con người với quê cha đất tổ. Dẫu sống ở phương trời nào vẫn
không thôi nhớ về quê hương.

6
 Tác giả mượn lời người cha nói với con để ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của
người đồng mình. Mỗi lần người cha tâm tình với con bằng lời thơ ngọt ngào, tha thiết
là một lần phẩm chất người đồng mình được hiện ra.
“Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn”
Ngươi cha không hề lấy quyền uy để ép buộc con mà chỉ nói rất nhẹ nhàng như
một lời tâm sự, tâm sự về ước nguyện, một ước nguyện rõ ràng dứt khoát của cha, để
con tự hiểu con tự nhận ra đường đi, suy nghĩ và cách sống của mình, và phải chăng
chính vì lẽ đó mà ở đây từ “sống” được lặp lại đến ba lần để con chú tâm ghi nhớ:
Sống trên đá không chê đá ghệp ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sống như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
+ Người cha muốn con “Sống trên đá không chê đá gập ghềnh – Sống trong thung
không chê thung nghèo đói” nghĩa là phải biết sống như cha anh đã từng sống, không
mặc cảm, tự ti với hoàn cảnh gian nan của dân tộc mình, sống gắn bó, nghĩa tình với
quê hương dù quê hương còn nghèo khó bởi vì quê hương mảnh đất chôn nhau cắt rốn
của mỗi đời người là mảnh đất thiêng liêng. Càng nghèo khó càng phải gắn bó, sẻ chia.
“Đi xa càng muốn về, khổ đau càng muốn về” “Quê hương nếu ai không nhớ sẽ không
lớn nổi thành người” (Đỗ Trung Quân), vì đây là truyền thống của người đồng mình.
Và còn hơn thế nữa quê hương đã cho ta phong tục tập quán, cho ta những gì tốt đẹp
nhất, đã tình nghĩa với ta. Nếu con chê, nếu con muốn ruồng bỏ quê hương mình thì con
chính là kẻ vong ân bội nghĩa, uống nước không nhớ nguồn, ăn quả không nhớ kẻ trồng
cây. Nếu vậy con thật đáng chê trách, nếu vậy con sẽ không thể lớn nổi thành người.
+ Người cha còn muốn con:
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Phải có sức sống mạnh mẽ, khoáng đạt, hồn nhiên như sông, như suối, phải biết
chấp nhận “Lên thác xuống ghềnh”, không ngại vượt qua gian khổ, khó khăn bằng ý
chí, niềm tin của mình.
- Từ «sống » được lặp lại ở câu thơ đến ba lần dường như có dụng ý, phải chăng người
cha muốn nhấn mạnh con người muốn tồn tại là phải biết cách sống, biết hội nhập với
người đồng mình. Thái độ dè bỉu, chê bao không phải là của người sống có nghĩa có
tình, thủy chung với quê hương. 
- “Con ơi” – một lần nữa người cha lại thốt lên với một âm điệu nhẹ nhàng, trìu mến và
tha thiết: “Con ơi tuy thô sơ da thịt” (Người cha nhắc lại thêm một lần nữa để con khắc
cốt ghi tâm)– “Lên đường”, lên đường nghĩa là con sẽ không còn ở đây nữa, sẽ bay đến
một vùng đất xa lạ, sẽ bắt gặp “khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả”, sẽ có
rất nhiều thứ hơn quê hương mình, nhưng con chớ tự ti, chớ chán nản, phải biết mang

7
theo những phẩm chất của người đồng mình, phải biết lấy khó khăn để tôi đúc cho ý chí
của mình lớn lao, mạnh mẽ, cao thượng, tự trọng không được bé nhỏ, tầm thường. Con
hãy nhớ người đồng mình, người dân tộc mình có thể thô sơ da thịt, có thể vóc dáng nhỏ
bé nhưng tâm hồn, nhân cách, trí tuệ, ý chí bản lĩnh thì không được phép bé nhỏ. Phải
lấy quê hương làm nền tảng để sống cho bằng người. Làm như thế có nghĩa là con đang
tiếp nối truyền thống của người đồng mình, làm như thế là con đang góp phần làm rạng
danh cho quê hương. Người cha đã truyền cho con mình vẻ đẹp, sức mạnh của truyền
thống quê hương.
* Mở rộng:
- Như vậy ở phần đầu và phần thứ hai có sự liên kết chặt chẽ với nhau:
+ Con lớn lên trong sự yêu thương của gia đình, của cha mẹ  nên con phải nhớ cội
nguồn của sinh dưỡng đó chính là cha, là mẹ.
+ Con lớn lên trong cuộc sống lao động của người đồng mình  nên con phải nhớ đến
công ơn người đồng mình bằng cách tiếp nối những truyền thống của người đồng mình:
mạnh mẽ, gắn bó với quê hương.
+ Con lớn lên trong tình nghĩa của quê hương  nên con phải biết trân trọng, thủy
chung, làm rạng danh quê hương Cao Bằng.
- Nếu như bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” thể hiện niềm mong ước
của mẹ con ngủ ngoan và sau này khỏe mạnh để giúp mẹ, giúp háng chiến; nếu như bài
thơ “Con cò” người mẹ mong ước con có cuộc sống bình yên, hạnh phúc thì đến bài thơ
này Y Phương lại mong con của mình co một phẩm chất đạo đức cao đẹp, bởi vì phẩm
chất đạo đức cao đẹp là điều quan trong nhất trong cuộc sống, nó là điều kiện để chúng
ta là người. Đúng như Bác Hồ nói:
“Người có tài mà không có đức thì….Người có đức mà không có tài thì làm việc gì
cũng khó”
* Thông qua việc só sánh những mong ước của các bà mẹ và các ông bố trong các bài thơ trên chúng ta thấy ông bà ta nói
thật đúng:
Đàn ông nông nổi giếng khơi
Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu
Thực ra điều này là do cấu tạo tâm sinh lí của con người, phụ nữ thường có xu hướng hướng nội, an phận, còn đàn
ông có xu hướng hướng ngoại, thích khám phá, chính khao khát khám phá đã làm cho học có vốn hiểu biết và sự đánh giá
vấn đề sâu sắc hơn phụ nữ chăng? Hay là tình cờ mà hầu như trong tất cả các lĩnh vực đàn ông đều giỏi hơn phụ nữ, từ nấu
ăn, thời trang đến các lĩnh vực quản lí, lãnh đạo khá. Đương nhiên cũng có những người phụ nữ thành đạt, sâu sắc nhưng
hầu như những phụ nữ đó ít nhiều mang tính cách của đàn ông. Thật thú vị khi ta phát hiện ra rằng A đam chỉ là chiếc
xương sườn của Ê va thôi nhưng hình như đây lại là chiếc xương quan trọng và thông minh nhất.
4. Nghệ thuật:
- Thể thơ tự do, với số câu số chữ không theo khuôn định phù hợp với mạch cảm xúc tự
nhiên.
- Giọng thơ tha thiết, trìu mến, nhịp điệu thơ bay bổng đặc biệt là qua các lời gọi mang
ngữ điệu cảm than “thương lắm con ơi”; “yêu lắm con ơi”; “đâu con” tạo nên lời tâm
tình nhỏ nhẹ.
- Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng.

8
- Cách sử dụng hình ảnh cụ thể theo lối tư duy của người miền núi, cụ thể mà vẫn khái
quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ.
- Bố cục bài thơ: tứ thơ phát triển chặt chẽ hợp lí, con lớn lên trong tình yêu thương của
cha mẹ  Tình yêu thương của quê hương  Người cha muốn con gắn bó ân tình với
quê hương.
* Tổng kết:
Qua việc ca ngợi những đức tính tốt đẹp của người đồng mình, người cha dặn con cần
kế tục, phát huy, xứng đáng truyền thống quê hương.
* Câu hỏi: Người cha, người mẹ trong ba bài: con cò, khúc hát ru những em bé lớn trên
lưng mẹ, nói với con thường mong chừng con mình những điều tốt đẹp nào?
- Bài thơ “Con cò”:
+ Người mẹ lấy những câu ca dao có hình ảnh con cò để ru con mong muốn con được
lớn lên trong sự chở che yêu thương của mẹ.
+ Khi con lớn lên người mẹ muốn con làm thi sĩ để viết tiếp những câu thơ có hình ảnh
con cò.
- Bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”:
+ Người mẹ mong cho con của mình trưởng thành thành chàng trai cường tráng để con
“vung chày lún sân” “phát mười Kalui”.
+ Khi người mẹ chuyển lán đạp rừng mẹ mong cho con được gặp Bác Hồ, làm người tự
do.
- Bài thơ “Nói với con”:
+ Người cha muốn con sống gắn bó với quê hương, với người đồng mình “tuy thô sơ da
thịt những lên đường không bao giờ nhỏ bé được nghe con”.
- Bài thơ:
DẶN CON
Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày ở nhân gian
Con không được cười giễu họ
Dù họ hôi hám úa tàn.

Nhà mình sát đường, họ đến


Có cho thì có là bao
Con không bao giờ được hỏi
Quê hương họ ở nơi nào.

Con chó nhà mình rất hư


Cứ thấy ăn mày là cắn
Con phải răn dạy nó đi
Nếu không thì con đem bán.

9
Mình tạm gọi là no ấm
Ai biết cơ trời vần xoay
Lòng tốt gửi vào thiên hạ
Biết đâu nuôi bố sau này…
(Trần Nhuận Minh, Nhà thơ và hoa cỏ)
 Nhà thơ Trần Nhuận Minh cũng khuyên con phải biết sống yêu thương con người –
đặc biệt là những người cơ cực hơn mình, nhưng ông không dừng lại ở đó, ông còn
muốn khuyên con phải biết trân trọng họ, hãy giữ lại trong họ sự tôn nghiêm cuối cùng
“Con không bao giờ được hỏi - Quê hương họ ở nơi nào.”. Đúng như lời bài hát: “Sống
trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không , để gió cuốn đi…” hãy để
gió cuốn tấm lòng của chúng ta đến tất cả những nơi đang cần có sựu yêu thương, che
chở.
- Bài thơ:
TRẮNG TRONG
Đôi làn môi con
ngậm đầu vú mẹ
Như cây lúa bé
nở từ phù sa
Như hương như hoa
sà theo ngọn gió.

Đôi làn môi con


ngậm đầu vú mẹ
Như búp hoa huệ
ngậm tia nắng trời.

Sữa mẹ trắng trong


con ơi hãy uống
Rồi mai khôn lớn
con ơi hãy nhớ
Những điều trắng trong.
(Lâm Thị Mĩ Dạ, Thơ hay về mẹ)

10
NÓI VỚI CON
(Y Phương)
( Dàn bài cho học sinh ghi)
I. Mở bài :
- Xưa nay thơ ca, nhạc họa viết về tình mẹ con rất nhiều còn viết về tình cha con ít hơn.
Y Phương là một nhà thơ dân tộc, cũng góp phần vào đề tài này qua bài thơ « Nói với
con ». Bài thơ giản dị, mộc mạc trong ngôn từ, hình ảnh nhưng đã đi vào lòng người bởi
cái âm điệu nhẹ nhàng, thiết tha của lời cha nhắn nhủ, tâm tình cùng con về cội nguồn
quê hương.
- Bài thơ là lời ca ngợi truyền thống nghĩa tình, sức sống mạnh mẽ của người dân tộc
miền núi.
II. Thân bài :
1. Lời cha nói với con :
- Mở đầu bài thơ là cách diễn đạt bằng hình ảnh cụ thể, độc đáo, đặc sắc trong cách
nghĩ của con người miền núi.
Chân phải…tiếng cười.
- Chỉ bốn câu thơ nhà thơ đã khéo léo gợi lên cái không khí đầm ấm, yêu thương của
một gia đình. Chính nơi đây là chiếc nôi cho con trưởng thành, là chỗ dựa đáng tin cậy
của con.
- Từng bước chân chập chững, nghiêng ngả của con, từng tiếng cười, tiếng nói được mẹ
nâng niu, dắt dìu. Cha mẹ luôn bước theo từng bước đi của con. Còn gì hạnh phúc hơn
khi cha mẹ luôn theo sát bên con, đỡ nâng con khi con ngã, để rồi sau này con sẽ bước
vững chắc hơn trên đường đời ( Nhà thơ Huy Cận cũng đã từng có được cảm giác tuyệt
vời theo từng bước chân con :
Được tin con tập đi
Cha mừng không ngủ được
Cha nằm đếm thầm thì
Từng tiếng chân con bước.
- Con lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ, con còn trưởng thành trong
cuộc sống lao động, cần cù, chịu thương, chịu khó của cha mẹ, trong khung cảnh thiên
nhiên tươi đẹp của quê hương.
« Người đồng mình…câu hát »

11
- Giọng thơ thay đổi từ tự sự chuyển sang lời gọi mang ngữ điệu cảm thán, giọng thiết
tha trìu mến.
- Các động từ « ken » « cài » đậm sắc thái địa phương là cách diễn đạt của người miền
núi. Nó vừa diễn tả động tác lao động cụ thể, cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của
« người đồng mình », vừa nói lên sự gắn bó, quấn quít của người đồng mình với nhau,
một sụ gắn bó giữa hiện thực và lãng mạn trong đời sống tinh thần của người vùng cao.
Đời sống nên thơ, nên nhạc khiến cho công việc đỡ nhọc nhằn và con người có thêm
niềm vui, niềm tin vào cuộc đời.
- Và sống giữa núi rừng quê hương thơ mộng nghĩa tình, người cha đã nhắc nhở con :
« Rừng cho hoa…trên đời »
- « Rừng », « hoa », « con đường » đã từng che chở nuôi dưỡng con người cả về tâm
hồn và lối sống. Ai nỡ quay lưng lại với quá khứ ân tình sâu nặng ấy ? Chỉ có thể là kẻ
vong ân bội nghĩa. Chính quê hương cho con cuộc sống, cũng chính quê hương đã tạo
cho cha mẹ hạnh phúc bền lâu. Và trong cái nôi hạnh phúc ấy, con cái là hoa trái, là kết
quả ngọt ngào của duyên đôi lứa. Con chớ quê cội nguồn của hạnh phúc.
2. Ước muốn của cha mẹ về con :
- Vẫn là giọng điệu thiết tha, trìu mến như lời tâm tình, người cha bộc lộ những suy
nghĩ và tình cảm chân thành về người đồng mình :
«  Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn »
- Các tính từ « cao », « xa » diễn tả cuộc sống vất vả, cực nhọc, đói nghèo của người
dân miền núi. Đường đồi núi, thung lũng gập ghềnh khó đi, phải chăng đó cũng là biểu
tượng của đường đời mà người đồng mình trải qua.
- Cái « cao », « xa » ấy chính là cơ hội để con người nuôi dưỡng hoài bão, phát huy khả
năng và đứng vững trên đôi chân của mình cũng như ông bà mình có cấu « lửa thử
vàng, gian nan thử sức ».
+ Người cha tự hào về «  người đồng mình » mạnh mẽ, khoáng đạt, bền bỉ gắn bó với
quê hương dẫu ở trong bất cứ hoàn cảnh nào.
- Tự đáy lòng người cha thốt lên ước nguyện thật rõ ràng, dứt khoát :
« Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
….không lo cực nhọc »
+ Cha mong con biết sống như thế hệ cha anh đã từng sống, không tự ti, mặc cảm về
hoàn cảnh gian nan của dân tộc mình.
+ Từ « sống…không chê » được lặp lại ở đầu câu thơ đến ba lần như muốn nhấn mạnh
con người muốn tồn tại phải biết cách sống, biết hội nhập với người đồng mình. Sống
nghĩa tình, thủy chung. Thái độ chê bai, dè bỉu không phải là của người sống có nghĩa
tình, thủy chung với quê hương.

12
+ « Sống như sông như suối », là hình ảnh so sánh cụ thể : hãy sống cuộc đời rộng lớn
tự do, khoáng đạt. Không được tự giam hãm mình trong một phạm vi nhỏ hẹp, cố định.
Không bao giờ được bằng lòng với cuộc sống nhỏ bé, tầm thường.
+ « Lên thác xuống ghềnh » là hình ảnh ẩn dụ kết hợp lời nói thường ngày « không lo
cực nhọc »  khuyên con hãy sẵn sàng đối đầu với thách thức, khó khăn, gian nan của
cuộc đời không được ngại khó. Dòng đời không phải lúc nào cũng yên tĩnh như mặt
nước hồ thu…hãy luôn ngẩng cao đầu, dũng cảm vượt qua mọi chông gai, thử thách
trên đường đời.
- Chân dung người đồng mình lại được khắc sâu qua lời nhắn nhủ ân tình, ấm áp của
người cha :
«  Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục »
+ Hai câu thơ đối ý nhau :
«  Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con »
 Câu thơ mộc mạc nhưng vẫn giàu chất thơ. Người đồng mình mộc mạc, giản dị
nhưng giàu chí khí, niềm tin. Họ thô sơ da thịt nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý
chí, không ai cam chịu số phận hẩm hiu, không ai muốn tự bó mình trong cuộc đời nhỏ
hẹp tầm thường, mà ngược lại mỗi người đều có ước mơ, hoài bão sống cuộc đời rộng
lớn, ai cũng mang trong tim khát vọng vươn lên trong cuộc sống và mong ước xây dựng
quê hương giàu đẹp. Chính những con người như thế bằng sức lao động cần cù, bền bỉ,
mỗi ngày họ làm lên quê hương « thay da đổi thịt ».
+ Cơ sở của sự khẳng định trên chính là những truyền thống tốt đẹp của dân tộc :
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục 
+ Hình ảnh người đồng mình « Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương – Còn
quê hương thì làm phong tục » mới đẹp làm sao. Cách nói bằng hình ảnh thật mộc mạc,
cụ thể mà rất khái quát giàu ý nghĩa :
* Tự : Tự nguyện, tự lập, tự cường.
* Kê cao : Xây đắp quê hương giàu đẹp.
 Bằng nỗ lực của con tim và khối óc, « người đồng mình » sẽ tạo nên một miền đất
mới với biết bao phong tục tập quán, truyền thống đáng tự hào.
+ Người con muốn con ý thức một điều, cái vẻ ngoài trông thô sơ và rất đỗi bình thường
của người đồng mình lại chứa đựng một tâm hồn, tầm vóc cao đẹp.
- Sống giữa một dân tộc như thế, một quê hương nhiều truyền thống hào hùng, tốt đẹp
như thế, cha mong con phải sống cho xứng đáng :
« Con ơi…nghe con »

13
+ Điệp ngữ « Thô sơ da thịt … Không bao giờ nhỏ bé », ý thơ được lặp lại một lần nữa.
Lời nhắn nhủ của người cha càng thêm tha thiết : khi «  lên đường », khi bắt đầu dấn
bước vào hành trình cuộc đời, con hãy luôn sống đúng với phẩm chất đẹp đẽ của dân
tộc. Có thể « Người đồng mình » nghèo đói, cực khổ, lam lũ nhưng luôn mạnh mẽ,
khoáng đạt với chí lớn. Có thể đơn sơ, mộc mạc với ái chàm, khăn phiêu nhưng không
bao giờ được nhỏ bé về tâm hồn và khí phách, không bao giờ bằng lòng với cuộc sống
bó hẹp, tầm thường. Phải biết trân trọng, phải biết giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê
hương, dân tộc và tự tin vững bước vào đời, luôn ngẩng cao đầu, dũng cảm vượt qua
mọi chông gai thửu thách trên đường đời. Qua đoạn thơ, mượn lời người cha , nhà thơ
cũng muốn nhắn nhủ chúng ta hãy biết ơn quê hương, dân tộc và những bài học làm
người sâu sắc.
+ Kết thúc bài thơ chỉ có hai tiếng « Nghe con ». Câu thơ thật chắc gọn như một mệnh
lệnh. Đừng bao giờ chối bỏ cội nguồn dân tộc. Đừng bao giờ quay lưng, phản bội quê
hương. Hãy luôn khắc ghi hình ảnh quê hương vào đáy trái tim mình. Hãy luôn trân
trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đpẹ của dân tộc trong suốt cuộc đời mỗi
người. Lời thơ gián tiếp thể hiện niềm tin tưởng, sự kì vọng của người cha đối với bước
đường tương lai của đứa con yêu quí. Thế hệ tiếp nối sẽ kế tục xứng đnág sự nghiệp của
thế hệ cha anh đi trước.
III. Kết bài :
- « Nói với con » là một bài thơ hay của Y Phương. Với cách dẫn dắt tự nhiên, giọng
điệu thiết tha, trìu mến, thể hiện rõ qua từng từ ngữ, hình ảnh. Bài thơ đã thể hiện được
tình cha yêu con, muốn con nên người nên chỉ dạy con biết yêu quê hương và tự hào về
truyền thống của người đồng mình.
- Hãy luôn nghĩ về tình cảm mà cha mẹ dành cho mình để sống xứng đáng hơn sự yêu
thương và bảo bọc ấy như ca dao đã từng chỉ dạy :
Nuôi con cho được vuông tròn
Mẹ thầy dầu dãi xương mòn gối ong
Con ơi giờ trọn hiếu trung
Sớm hôm chăm chỉ kẻo uổng công mẹ thầy.
(Ca dao)

14
NÓI VỚI CON
(Trúc Nguyên)
I. Mở bài:
Nhà thơ Y Phương là một người con ưu tú của dân tộc Tày. Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ, trong
sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của người miền núi. Bài thơ «  Nói với con » của ông cũng nằm trong mạch nguồn cảm
hứng ấy, thể hiện lòng yêu thương con cái, ước mong thế hệ sau nối tiếp xứng đáng truyền thống của tổ tiên của dân tộc,
của quê hương mình.
II. Thân bài :
1. Cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người :
Mở đầu bài thơ, bằng những lời tâm tình với con, Viễn Phương đã gợi về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con
người : con được lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, trong cuộc sống lao động, trong thien nhiên thơ mộng, nghĩa
tình của quê hương.
a. Hình ảnh gia đình đầm ấm :
Ngay từ bốn câu thơ đầu tiên trong bài, người cha đã gợi ra một hình ảnh đầm ấm của gia đình qua cách nói thật
lạ :
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười.
Nhịp thơ hai, ba, cấu trúc đối xứng, nhiều từ được lặp lại tạo ra âm điệu tươi vui, quấn quýt  : chân phải – chân
trái ; một bước – hai bước ; tiếng nói – tiếng cười. Chúng ta rất dễ hình dung một hình ảnh thật dễ thương thường gặp trong
đời sống. Đứa con đang tập đi, cha mẹ vây quanh mừng vui, hân hoan theo mỗi bước chân con. Từng bước đi, từng tiếng
nói, tiếng cười của con đều được cha mẹc chăm chút, nâng niu, đón nhận. Tuy nhiên ẩn sau lời nói cụ thể đó, tác giả còn
muốn khẳng định một điều lớn hơn là con được sinh ra trong một gia đình hạnh phúc :
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.
Và con lớn lên trong tình yêu thương, trong sự mong chờ, nâng đón của cha mẹ. Những hình ảnh ấm êm bên cạnh
cha và mẹ, những âm thanh vui tươi, ngọt ngào trong tiếng nói, tiếng cười là những biểu hiện của một gia đình tràn đầy
hạnh phúc. Hình ảnh ấm lòng này muôn thủa vẫn là khát vọng của mọi người, sẽ là hành trang quí giá trong tâm hồn con,
trong cả cuộc đời con.
b. Công việc lao động :
Bên cạnh tình cảm gia đình thắm thiết thì cuộc sống lao động trên quê hương cũng giúp con trưởng thành, giúp
tâm hồn con được bồi đắp thêm. Ở ba câu thơ tiếp theo này tác giả sử dụng những cách nói, những hình ảnh của người
miền Núi – nơi sinh dưỡng của chính mình để nói những điều chân thực về quê hương rừng núi :
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát.
Tác giả có cách gọi rất độc đáo về những con người quê hương là « đồng mình », một cách gọi rất gần gũi và thân
thiết. Cách gọi này gắn liền với lời gọi con tha thiết « con ơi ». Người cha có cách lí giải rất cụ thể của người dân tộc, giúp
cho con có thể hiểu người đồng mình đáng yêu như thế nào ! Họ sống đời sống rất đẹp, cuộc sống lao động cần cù, tươi vui
của họ được gợi lên qua các hình ảnh đẹp , đậm sắc màu dân tộc. Họ làm những dụng cụ lao động để bắt cá hàng ngày một
cách nghệ thuật «  Đan lờ cài nan hoa » ; trong nhà họ lúc nào cũng đầy ắp tiếng hát «  vách nhà ken câu hát ». Ba động từ :

15
đan, cài, ken giúp cho chúng ta tưởng tượng ra được những công việc cụ thể của những con người trên quê hương, lại còn
gợi ra sự gắn bó, hòa quyện giữa ocn người và quê hương xứ sở.
c. Quê hương thơ mộng, nghĩa tình :
Sinh hoạt gia đình đầy niềm vui ấy, cuộc sống lao động cần cù ấy được đặt trong cả một quê hương thơ mộng,
giàu đẹp, trữ tình. Quê hương của người đồng mình với hình ảnh «  rừng », hình ảnh gắn liền với cảnh quan miền núi :
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng.
Nếu như hình dung về một vùng núi cụ thể thì chắc chắn mỗi chúng ta có thể gắn nó với những hình ảnh khác
cách nói của Viễn Phương như là thác lũ, là cây bạt ngàn, như là rộn rã tiếng muông thú hoặc có cả tiếng âm thanh : «  Gió
gào ngàn, giọng nguồn thét núi », những bí mật của rừng thiêng ; … nhưng ở đây nhà thơ chỉ chọn một hình ảnh « hoa » để
nói về cảnh quan của rừng. Hình ảnh này có sức gơi rất lớn, gợi về những điều đẹp đẽ nhất, tinh túy nhất. Hoa trong bài thơ
có thể là hoa thật – như một đặc điểm của rừng – khi đặt trong mạch cảm xúc của bài thơ, «   hoa »  là một tín hiệu thẩm mĩ
góp phần diễn đạt điều tác giả đang muốn khái quát : chính những điều tốt đẹp của quê hương đã hun đúc tâm hồn cao đẹp
của con người ở đó. Quê hương là nguồn mạch yêu thương vẫn tha thiết cháy bỏng trong tâm hồn mỗi người bởi vì «   con
đường cho những tấm lòng ». Điệp ngữ «  cho » mang nặng nghĩa tình, thiên nhiên đã che chở, nuôi dưỡng, bồi đắp tâm
hồn và lối sống của mỗi người. Bằng cách nhân hóa rừng và con đường, chúng ta nhận ra lối sống tình nghĩa của người
đồng mình trên quê hương. Quê hương ấy chính là chiếc nôi đưa con vào cuộc sống êm đềm.
2. Lòng tự hào và mong ước của người cha :
Đến khổ thơ thứ hai, với cách nói của người miền núi, nhà thơ đã thể hiện lòng tự hào về những đức tính cao đẹp
mang tính truyền thống của người đồng mình với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ và điều mong ước con hãy kế tục xứng đáng
truyền thống ấy của người cha.
a. Lòng tự hào :
Người đồng mình không chỉ «  yêu lắm » với những hình ảnh đẹp giản dị gợi nhắc cội nguồn sinh dưỡng của mỗi
con người mà người đồng mình còn có những đức tính cao đẹp, đáng tự hào. Trong hương vị ngọt ngào của kỉ niệm về gia
đình và quê hương, người cha đã tha thiết nói với con về những phẩm chất cao đẹp của người quê mình.
a.1. Tự hào về ý chí :
Cụm từ «  người đồng mình » lặp lại ba lần tạo ấn tượng không phai mờ về con người quê hương. Lời gọi con của
cha thật tha thiết, lời nhắn nhủ thật chân thành : Người đồng mình thương lắm con ơi !
Khổ thơ bắt đầu bằng cảm xúc «  thương lắm », một tình thương nồng nàn, sâu đậm. Rồi người cha đã lần lượt
ngợi ca những phẩm chất đáng quí của người đồng mình với cách nói vừa rất cụ thể của người miền núi lại vừa mang sức
khái quát :
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn.
Lấy sự từng trải (nỗi buồn) để đo chiều cao, lấy chí lớn để đánh giá độ xa.
a.2. Tự hào người đồng mình vượt gian khổ :
Những hình ảnh tự nhiên của thiên nhiên như sông, suối, thác, ghềnh được người cha dùng với tính chất biểu trưng
cho khó khăn, gian khổ và sức mạnh để vượt qua tất cả của những người con qu. ;i -ê hương. Họ không sợ gian khổ, nghèo
đói. Họ chấp nhận gian khổ thể hiện qua điệp ngữ « không chê », từ «  không lo » và cách diễn đạt thiết tha « vẫn muốn ».
Ông đã tự ví người đồng mình mạnh mẽ, hồn nhiên như sông như suối qua các hình ảnh đá, thung, thác ghềnh….Dù có lên
thác xuống ghềnh họ vẫn không nhụt ý chí, cặp từ trái nghĩa : lên, xuống làm mạnh hơn sự điễn đạt này. Quê hương có vất
vả, người đồng mình có nhọc nhằn nhưng họ không bao giờ quay lưng lại với nơi mà mình đã chôn nhau cắt rốn, nơi cha
mẹ đã từng cày xới vun trồng. Phải chăng chính cuộc sống nhọc nhằn, làm chí khí lớn thêm, mãnh liệt thêm.
a.3. Tự hào về phầm chất :
Phẩm chất của người đồng mình còn đưỡ người cha ca ngợi qua cách nói đối lập, tương phản giữa hình thức và giá
trị tinh thần nhưng rất đúng với người miền núi :
Người đồng mình tuy thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con.
Họ là những người sống giản dị mà mạnh mẽ, hồn nhiên mà mộc mạc. Da thịt họ thô sơ, có thể họ không biết nói
khéo, không biết nói hay… nhưng suy nghĩ, phẩm chất của họ thì thật cao đẹp. Họ giàu chí khí, giàu niềm tin, tâm hồn của
họ không nhỏ bé, đặc biệt khát vọng xây dựng quê hương luôn nung nấu, thôi thúc họ. Điều này thể hiện rất rõ trong những
câu thơ tiếp theo :
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục.
Việc đục đá là rất khó, rất vất vả đòi hỏi nghị lực, sự khéo léo cần cù, tỉ mỉ nhưng quê hương đã làm, đang làm, sẽ
vẫn làm để làm rạng rỡ quê hương. Chính những đức tính tốt đẹp cùng với sự lao động nhẫn nại hằng ngày đã tạo nên sức
mạnh xây dựng quê hương ngày càng tốt hơn với truyền thống, với phong tục tập quán tốt đẹp. Người cha đã tâm sự với
con về quê hương, nơi con đang sinh sống, cái nôi đang nuôi con khôn lớn và trưởng thành.
b. Mong ước của người cha :
Đến phần kết thúc bài thơ, người cha còn bộc lộ trực tiếp niềm mong ước của mình :
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường không bao giờ bé nhỏ được nghe con.
Lời dặn dò con thật chân tình, trìu mến với tiếng gọi con ơi và lời nhắn nhủ nghe con. Song điều người cha nói với
con tuy ngắn gọn, hàm súc mà sâu sắc, đồng thời lại có chút nghiêm nghị trong lời nói của người cha. Những câu thơ vần
ngắn nhưng lại như khắc sâu, có câu chỉ gồm hai tiếng. Người cha muốn khuyên con – qua cách nhắc lại một phẩm chất
của người đồng mình ở phần trước – phải sống sao cho cao đẹp, phải tự tin mà vững bước trên đường đời để tiếp nối truyền

16
thống tốt đẹp của tổ tiên. Được như vậy, chính là con đã phát huy được truyền thống của người đồng mình, của quê hương
yêu dấu.
3. Nghệ thuật :
Bài thơ có giọng điệu thủ thỉ, tâm tình, thiết tha, trìu mến. Những hình ảnh thơ vừa được xây dựng cụ thể, vừa
mang tính khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ. Bố cục của bài thơ chặt chẽ, cách dẫn dắt tự nhiên dù tác giả là một
nhà thơ người dân tộc.
III. Kết bài :
Bài thơ «  Nói với con » giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp của tình cha con cao cả, xúc động, góp thêm một tiếng nói
yêu thương của cha mẹ đối với con cái cùng những mong muốn thế hệ sau kế tục xứng đáng, phát huy truyền thống quí báu
của quê hương. Bài thơ đã thể hiện độc đáo, thấm thía tình cảm gia đình và tình yêu quê hương xứ sở. Trong lòng chúng ta
như đang ngân lên câu hát : «  Ba sẽ là cánh chim cho con bay thật xa…Ba sẽ là lá chắn che chở suốt đời con…. ».
DC thêm:
Nuôi con cho được vuông tròn
Mẹ thầy dầu dãi xương mòn gối ong
Con ơi giờ trọn hiếu trung
Sớm hôm chăm chỉ kẻo uổng công mẹ thầy. (Ca dao)
Nhà thơ Huy Cận cũng đã từng có được cảm giác tuyệt vời theo từng bước chân con :
Được tin con tập đi
Cha mừng không ngủ được
Cha nằm đếm thầm thì
Từng tiếng chân con bước.

17
NÓI VỚI CON
(Y Phương)
I. Mở bài:
Lời của con hay tiếng sóng thì thầm
Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm?
Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận
Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con
Xưa nay, thơ ca, nhạc họa nới về tình mẹ con rất nhiều, nói về tình cha con ít
hơn. Trên đây là những lời thơ da diết cảu Hoàng Trung Thông trong bài thơ “những
cánh buồm” mang ý nghĩa triết lí sâu sắc nhưng trước hết là một tình cảm của một
người cha thương con sâu nặng làm xúc động lòng người. Cũng với đề tài đó, bài thơ
“Nói với con” của Y Phương, một nhà thơ dân tộc Tày, lại mang một âm hưởng, một
giọng điệu, một nội dung riêng và cũng làm xúc động lòng người không kém. Đó là vì
nó thể hiện tình cảm gia đình êm ấm, tình quê hương tha thiết, ngọt ngào và ca ngợi
truyền thống nghĩa tình, sức sống mạnh mẽ của người dân tộc miền núi.
II. Thân bài:
1. Đề tài
2. Hoàn cảnh sáng tác
3. Bố cục
4. Phân tích:
a. Phần 1:
Cảm nhận đầu tiên trong lời cha nói là hình ảnh con lớn lên trong tình yêu
thương của cha mẹ, sự đùm bọc, che chở của người đồng mình – quê hương. Bài thơ mở
ra với khung cảnh gia đình ấm cúng, đầy ắp giọng cười tiếng nói:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
hai bước tới tiếng cười
Khung cảnh ấy đẹp như một bức tranh: hifnha rnh em bé ngây thơ lầm chẫm tập
đi, bi bô tập nói trong vòng tay, trong tình thương yêu, chăm sóc, nâng niu cảu cha mẹ;
hình ảnh cha mẹ đón chờ, chăm chút từng bước đi, từng nụ cười, tiếng nói của con. Gia
đình chính là cái nôi êm, cái tổ ấm để con sống, lớn khôn và trưởng thành trong niềm
ước mơ của cha mẹ. bên cha, bên mẹ, cha chờ, mẹ đón, cha mẹ thương yêu nhau và yêu
thương con cái. Đó là không khí thường thấy trong các gia đình hạnh phúc. Nhưng cách
diễn đạt ở đây có nét độc đáo riêng cảu người miền núi: nói rằng hình ảnh cụ thể. Điệp

18
ngữ “bước đi”, “bước” và động từ “chạm” dùng rất khéo, làm nổi bật cái hồn của bức
tranh về gia đình hạnh phúc. Và trong tình cảm người cha, không khỏi có niềm sung
sướng, tự hào.
Không chỉ có gia đình, con còn lớn lên, trường thành trong cuộc sống lao động,
trong quê hương sâu nặng nghĩa tình:
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Một cách nói rất riêng, rất ngộ: “người đồng mình”, là người miền mình, người
vùng mình, là những người cùng sống trên một miền đất, cùng quê hương, cùng một
dân tộc. Đó là cách nói mộc mạc, mang tính địa phương của dân tộc Tày nhưng giàu sức
biểu cảm. Tác giả vận dụng lối diễn đạt của người dân tộc miền núi để xây dựng hình
ảnh thơ. Những suy nghĩa, tình cảm, cảm xúc đều được diễn tả trực tiếp bằng hình ảnh.
Đan lờ để bắt cá, dưới bàn tay cảu người tày, nhưng nan trúc, nan tre đã trở thành nan
hoa. Vách nhà không chỉ ken bằng gỗ mà được can bằng “câu hát’. Rừng đâu chỉ cho
nhiều gỗ quí, lâm sản mà còn cho hoa. Ba động từ “đan”, “cài”, “kên” còn thể hiện sự
đoàn kết, gắn bó cảu quê hương. Lao động đã mang đến cho con bao nhiêu điều tốt đẹp,
“người đồng mình” và quê hương ấp ủ, nuôi sống con trong tình thương yếu, trong tình
đàon kết buôn làng. Và con đường đâu chỉ để đi mà còn cho “những tấm lòng” nhân
hậu, bao dung, nghĩa tình. Con đường đó là hình bóng quen thuộc của quê hương, còn
in dấu những bước chân đi xuôi ngược, làm ăn, sinh sống của buôn làng, nên nó có ý
nghĩa thiêng liêng trong quá trình khôn lớn cảu con. Sung sướng nhìn con khôn lớn, nhà
thơ suy ngẫm về tình nghĩa làng bản quê nhà, về cội nguồn hạnh phúc:
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời
b. Phần hai:
Không chỉ gợi cho con về nguồn dinh dưỡng, cha còn nói với con về những đứuc
tính cao đẹp của “người đồng mình” và ước mơ của cha về con. Đó là lòng yêu lao
động, hăng say lao động với tấm lòng. Đó là sức sống bền bỉ, mạnh mẽ vượt qua mọi
khó khăn gian khổ:
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá ghệp ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Trước hết, đó là tình yêu thương, đùm bọc nhau “thương lắm con ơi”. cách nói
mộc mạc mà chứa đựng bao ân tình rất cảm động đó dduwwocj lặp đi lặp lại như một
điệp khúc trong bài ca. Chính tình thương đó là sức mạnh để “người đồng mình” vượt
qua bao gian khổ của cuộc đời. Những câu thơ rút ngắn, đối xứng nhau “cao đo nỗi
buồn – xa nuôi chí lớn” diễn tả thật mạnh mẽ chí khí của người đồng mfinh; sống vất

19
vả, nghèo đói, cực nhọc, lam lũ, có buồn vui nhưng có chí lớn, luôn yêu quí, tự hào và
gắn bó quê hương. Đó là phẩm chất thứ hai. Thứ ba, về cách sống, người cha muốn giáo
dục con sống phải có tình nghĩa, thủy chung với quê hương “không chê…không chê…
không lo…” dù quê hương còn nghèo, còn vất vả. “Người đồng mình” sống khoáng đạt,
hồn nhiên, mạnh mẽ “như sông, như suối lên thác xuống ghềnh không lo cực nhọc”. lời
cha “nói với con” mà cũng là khuyên con về bài học đạo lí làm người. Đoạn thơ rất dồi
dào nhạc điệu, tạo nên bởi điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu và nhịp thơ rất linh hoạt
khi vươn dài, khi rút nagwsn; lwoif thơ giản dị, chắc nịch mà lay động, thấm thía, có tác
dụng truyền cảm mạnh mẽ.
Để nhắc nhở, giáo dục con, người cha nhấn mạnh truyền thống của người đồng
mình:
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì còn phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con
Truyền thống ấy thật đáng tự hào, tuy “thô sơ da thịt”, ăn mặc giản dị áo chàm,
khăn phiêu, cuộc sống mộc mạc, thiếu thốn…nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, ý chí,
nghj lực và đặc biệt là khát vọng xây dựng quê hương. Họ xây dựng quê hương bằng
chính sức lực và sự bền bỉ của mình: “tự đục đá kê cao quê hương”. Họ sáng tọa, lưu
truyền truyền và bảo vệ những phong tục tốt đẹp của mình. Từ đó, người cha mong
muốn con biết tự hào với truyền thống quê hương, dặn dò con cần tự tin, vững bước trên
đường đời, không bao giờ được sống tầm thường nhỏ bé, ích kỉ làm nhục truyền thống
ông cha. Hai tiếng “nghe con” kết thúc bài thơ là cả tấm lòng vừa thương yêu, kỳ vọng,
vừa là lời dặn dò nhắc nhở chí tình đối với đứa con thân yêu.
III. Kết bài:
Tóm lại, bài thơ nói về một đề tài quen thuộc nhưng mới lạ ở phong cách, một
phong cách miền núi với “ngôn ngữ thổ cẩm” rất độc đáo, với cảm xúc cách tư duy rất
riêng. Qua đó, Y Phương đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống
cần cù, sức sống mạnh mẽ cảu quê hương và dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm
sức ống và vẻ đẹp tâm hồn của dân tộc miền núi, gợi nhắc đến tình cảm gắn bó với
truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.

20
Đề bài
Phân tích bà thơ " Nói với con" của Y Phương

Bài làm

"Ba sẽ là cánh chim cho con bay thật xa" khúc hát ngân lên ngọt ngào, đằm thắm như chính tình cảm của người cha
này! Cha tự nguyện là đôi cánh để đưa con đến những chân trời mới những bến bờ xa lạ. Y Phương cũng chạm vào tình
cảm ấy với một màu sắc riêng biệt qua bài thơ "Nói với con". Đến với hồn thơ của ông là đến với hồn thơ tiêu biểu của con
người dân tộc tày. Cũng chính từ đó chúng ta được thấy, được nghe, được thấm thía những lời thủ thỉ tâm tình của người
cha cho con về niềm tin và sức sống, về cội nguồn sinh trưởng của quê hương người đồng mình và niềm tự hào cho những
con người ấy.
Bằng những lời tâm sự rất nhẹ nhàng thấm đẫm tình cha con, người cha nói với con tình yêu thương bao la của cha
mẹ. Con lớn lên trong tình yêu thương ấy trong sự nâng niu chăm sóc của cha mẹ và trong cuộc sống lao động nên thơ của
quê hương.
"Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười"
Gia đình là cái nôi là tổ ấm là nơi che chở, dạy dỗ ta thành người. Trong mái nhà ấm ấy cha mẹ chính là chứng kiến
đầu tiên ta lớn lên, nâng đón bước chân ta, đón nhận những tiếng nói, tiếng cườicủa chúng ta.Ta tưởng như đang một ngắm
bức tranh tứ bình có bốn hình ảnh chân phải, chân trái, tiếng nói, tiếng cười. Đó là những nét phác thảo của một em bé đang
lưnngx chững biết đi và li lô tập nói đang bước đến mà níu lấy ta cha, sà vào lòng mẹ mầ áp mặt vào bầu sữa nóng của mẹ.
Có lẽ, chính điệp từ "bước tới" và động từ "chạm" được nhà thơ sử dụng rất tài tình khéo léo để tôn lên bức tranh tứ bình ấy
của một gia đình hoà thuận, hạnh phúc, đầm ấm quấn quýt bên nhau. Y Phương muốn nhấn mạnh một điều rằng: Cha mẹ
đã dìu dắt, nâng đỡ con từ những bước chân đầu đời cha mẹ luôn ở bên con, là chỗ dựa là nơi con tìm về để tiếp thêm niềm
tin khi gặp những khó khăn vấp ngã cha mẹ chính là nguồn động viên an ủi, cổ vũ lớn lao nhất cho ta khi chúng ta bước
vào đời.
Và cứ thế người con không chỉ lớn lên trong tình cảm gia đình đầm ấm tha thiết mà người con được sống được nuôi
dưỡng cuộc sống quê hương thanh bình, yên ả, nên thơ. Cảnh thiên nhiên diễm lệ ngọt ngào sắc hương hay cuộc sống lao
động của người đồng mình đã cho con sự sống, tâm hồn rộng mở chan chứa trong những vần thơ:
"Người đồng mình yêu lấm con ơi
Đan lờ cài ban hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng".
Con được sống trong sự ấm áp của núi rừng. Người cha muốn con phải yêu thương lấy người đồng mình những con
người cùng miền đất cùng dân tộc vì họ nhiều tỉnh cảm riêng biệt cha mẹ vun đắp hạnh phúc rồi sinh ra con và bây giờ
chính quê hương nuôi dưỡng con từ khi con là một cục máu đặc. Đó là cuộc sống lao động vất vả và cần cù nhưng rất vui
tươi, thể hiện lên sự gắn bó quấn quýt lên nhau. Đột nhiên đan lờ đánh cá bằng nan vữa, nan tre bây giờ bỗng trở thành ban
hoa, mái nhà "ken" bằng những mảnh gỗ thì giờ đây lại ken bằng những câu hát hình ảnh hiện thực lại tràn lãng mạn công
việc của họ tràn đầy những niềm vui, những tiếng hát thử hỏi tại sao"ban hoa" lại đan thành lơ, câu hát lại "ken" được nhà.
Nhưng chính những niềm vui ấy lại hoá giác được tất cả , họ say sưa lăn và cất lên những tiếng hát và tiếng hát đó đã
truyền vào vách nhà hay những nan núa dưới bàn tay họ đã trở thành nan hoa có thể họ đâu có biết rằng niềm vui của họ đã
hoá vai những công việc xung quanh khiến những vất vả mất đi. Có lẽ chính những động từ đan, cài, ken đã tạo nên điều
ấy. Cuộc sống quê hương sẽ đầy những bất chắc nếu không có sự ôm ấp, che chở của núi rừng thiên nhiên rất thơ mộng và
nghĩa tình, chính quê hương đã che chở cho tâm hồn và lối sống con người. Những cánh rừng đâu chỉ cho những lâm sản
quý mà còn cho hoa, những bông hoa rừng rực rỡ sắc hương đó là những gì đẹp đẽ và tinh tuý nhất của núi rừng Việt Bắc.
Con đường cũng vậy đâu chỉ con người đi ngược về xuôi mà nó còn cho những tấm lòng qua phép nhân hoá chúng ta được
thấy rõ tấm lòng nhân hậu bao dung của côn đường tình nghĩa và đó cũng là tấm lòng của quê hương rộng mở, vỗ về còn

21
có thể thấy tình cảm của người cha gửi vào trong thơ thật mãnh liệt và sâu lắng. Người cha muốn con biết rằng những ngày
tháng cả gia đình đầm ấm bên nhau là những ngày tháng hạnh phúc nhất trên đời không gì có thể đánh đổi được:
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời
Cũng có thể là người đồng mình tạo sự hạnh phúc cho gia đình, nâng đỡ bước đường đời của con, vì thế mà người cha
nhắc lại ngày cưới của mình cho con nghe để con thấu hiểu điều đó. Có nhiều cách thể hiện tình yêu thương con nhưng
người cha trong "Nói với con" lại thể hiện một cách giản dị mà sâu lắng vì thế nó chinh phục được nhiều ban đọc, họ biết
đến tình cảm ấy của cha.
Người cha không chỉ tâm sự cho con nghe người đồng mình là những con người tài hoa, cần cù, yêu đời sống tình
nghĩa mà họ còn có biết bao phẩm chất tốt dẹp, đáng thương trong cuộc sống vất vả của người đồng mình qua lời dặn dò,
mong ước của người cha:
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
"Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trên thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc"
Từ trong cuộc sống vất vả của người đồng mình được trải dài theo tháng năm thì người đồng mình đã rèn luyện hun
đúc ý chí và bản lĩnh. Người đồng mình còn nghèo, còn khổ vì thế mà người cha muốn con phải có tấm lòng thương yêu
họ. Cuộc sống lao động dù vất vả gian khó nhưng họ lại rất mạnh mẽ phóng khoáng bền bỉ gắn bó với quê hương. Chỉ khi
của họ là : " Cao đo nỗi buồn - xa nuôi chí lớn" đó là những hình ảnh mang ý tượng trưng thể hiện sự vất vả nhưnng họ có
sức mạnh phi thường, chấp nhận mọi thử thách và vượt lên bằng chính ý chí và nghị lực của mình hai câu thơ bốn chữ đó
đúc kết một thái độ một phương châm ưnngs xử cao quí. Các từ "cao đo""xa nuôi" đã thể hiện một bản lĩnh sống đẹp của
người đồng mình, đó là sự tiếp nối, hun đúc bao nhiêu thé hệ về nghị lực sống của người đồng mình và người cha: Dẫu làm
sao thì cha vẫn muốn" Y Phương sử dụng cẫu "Vẫn" thì để khẳng định một ý nghĩa xuất phát từ đáy lòng người cha, ý
nghĩa mà người cha muốn người con phải
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không che thung nghèo đói
Sống như sônng như suối
Lên thác xuống ghềnh
không lo cực nhọc
Ước nguyện đầu tiên của cha là một ước nguyện giản dị nhưnng chân thành gửi gắm vào người con. Y Phương muốn
khẳng định một điều rằng dù quê hương nghèo khổ đến mấy đi chăng nữa, thì con cũng phải sống tình nghĩa thuỷ chunng
với quê hương. chấp nhận những thử thách, làm thế bản lĩnh sống. Để khẳng định điều đó, điệp từ "Sống" ba lần vang lê tác
giả sử dụng những thành ngữ dân gian, những hình ảnh so sánh "Sống như sông như suối" là một cuộc sống mạnh mẽ
phóng khoáng như thiên nhiên rồi hình ảnh "Lên thác xuống ghềnh" Cũng gợi lên cuộc sống vất vả nhưng mạnh mẽ của
người tày. Những hình ảnh dõi đều chất chứa thấm đẫm tình cha con còn mong ước của người cha dân tộc trong "Nói với
con" cũng là mong ước của nhiều người cha Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở đó người đồng mình còn biết bao những
phẩm chất tốt đẹp.
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Những con người ấy đơn sơ, mộc mạc nhưng họ không hề nỏ bé về ý chí và tinh thần. Y Phương dùng cách nói cụ thể
hình ảnh cụ thể của dân tộc khi "thô sơ da thịt" "chẳng mấy ai nhỏ bé" "tự đục đá kê cao quê hương" để khẳng định và ngợi
ca tinh thần cần cù chịu khó trong lao động , sống thật thà, chất phác, không hề nhỏ bé tầm thường trước người khác.
Chúng ta thấy được sức sống mạnh mẽ và những truyền thống tốt đẹp của quê hương người đồng mình. Nếu ai bán nhỏ
người ấy sẽ nhụt chí trước những khó khăn , gian truân thì họ đã lầm "Người đồng mình" đã vượt qua vất vả làm trụ với
quê hương bằng chính sức mạnh tiềm tàng của mình. Bằng cuộc sống lao động không mệt mỏi họ xây dựng quê hương với
những truyền thống tốt đẹp. Hơn thế nữa người đồng mình còn tự đục đá kê cao quê hương, đó là sự sáng tạo trong làm
việc xuất phát từ những bản làng cuộc sống của người đồng mình họ tự làm việc tự đưa quê hương mình lên cao phát triển
để chống lại cái nghèo, cái khổ. Người cha kể với con với bao niềm tự hào và truyền cho con niềm tự hào đó một lần nữa
cha mong ước con xây dựng quê hương bằng sự lao động cần cù xây dựng những nét truyền thống đẹp đẽ. Lời cuối cùng
nói với con bằng kể nên tha thiết. cha nhắn con:
"Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé đựơc
Nghe con"
Cha mong muốn con lần cuối khi con lên đường đó là những bước đường đời không bao giờ được nhỏ bé - tầm
thường trước thiên hạ tuy mộc mạc đơn sơ ấy nhưng con cũng như tất cả những thế hệ sau của người đồng mình cũng
không được nhỏ bé mà vươn lên, giầu nghị lực hai tiếng "Nghe con" là cả tấm lòng bao la của người cha . Đó cũng là đạo
lý làm người mong con hãy giữ trọn truyền thống tốt đẹp của quê hương người đồng mình. Tình cảm người cha dành cho

22
con là tình cảm thiêng liêng và cao quí vì thế mà nhân dân ta đã đúc kết lại thành câu: "Công cha như núi thái Sơn" công
lao của cha vô cùng to lớn cunngx như ở trong bài "Nói với con" người cha truyền cho con niềm tin và sức sống niềm tự
hào về quê hương dân tộc mình.
Có nhiều tác giả viết những bài thơ vvè tình cảm gia đình, nhưng ít ai viết về tình cảm người cha dành cho con, có lẽ
chính vì điều đó "Nói với con" đã chinh phục được bao độc giả, tác phẩm như gáo nước , cao bằng có thể làm trong làm
mát tâm hồn chúng ta. Tác phẩm "Nói với con" là một thành công lớn trong con đường sự nghiệp của Y Phương, với những
lời nói mộc mạc, giản dị mà tác giả truềyn cho chúng ta biết tình cảm cha con thắm thiết và cao đẹp với những ước muốn
của không chỉ người cha trong bài thơ mà là ước muốn của tất cả các cha dành cho con.

23

You might also like