You are on page 1of 5

Peter Marshall – thượng nghị viện Mỹ từng nói: “Thước đo của đời người không phải thời gian

mà là sự cống hiến”. Cống hiến là đóng góp công sức của mình cho xã hội, là góp phần xây dựng
thế giới ngày càng tốt đẹp hơn. Thế giới luôn không đủ, vì vậy, cống hiến của mỗi con người là
để lấp đầy những khoảng trống đó để tạo nên những điều giá trị. Mỗi con người chúng ta cần
phải hướng đến lối sống cống hiến, sống có ích, dùng tài năng sức lực để góp phần phát triển đất
nước. Lối sống tốt đẹp ấy như là một chân lý, đặc biệt được thể hiện sâu sắc qua nhiều tác phẩm,
mà tiêu biểu chính là qua tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ” của tác giả Thanh Hải. Thanh Hải là
một nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Là con người tài hoa, giàu sức sống nghệ
thuật và lắng nghe được nhiều âm thanh của cuộc sống, Thanh Hải đã dâng cho đời nhiều áng
thơ có giá trị. Ngòi bút của ông đã góp phần xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ
những ngày đầu.
      Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tâm sự của ông trong những ngày cuối của cuộc đời. Tình cảm
dạt dào và suy nghĩ sâu lắng trong tâm tư của ông đã gởi gắm vào bài thơ. Đó là tình yêu đất
nước bao la, niềm yêu mến thiết tha đối với cuộc sống đang bước vào thời kì xây dựng. “Mùa
xuân nhỏ nhỏ” là khúc ca cuối cùng của nhà thơ Thanh Hải để lại cho cuộc đời. Từ cảm hứng về
vẻ đẹp và thiên nhiên của xứ huế, nhà thơ liên tưởng đến mùa xuân vĩnh hằng của đất nước, đồng
thời thể hiện khát vọng dân hiến mùa xuân cuộc đời cho mùa xuân lớn của đất nước. Tình cảm
ấy được thể hiện chân thành và cảm động qua khổ 4 và 5 của bài thơ.
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến”.
 Bài thơ được viết vào tháng 11/1980, không bao lâu trước khi nhà thơ nằm trên giường bệnh,
thể hiện niềm yêu mến cuộc sống đất nước thiết tha và ước nguyện của tác giả. “Mùa xuân nho
nhỏ” là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện
chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình
vào mùa xuân lớn của dân tộc.
Xứ Huế mộng mơ dệt nên những tình cảm mến yêu tha thiết trong lòng nhà thơ. Từ những cảm
xúc về mùa xuân trong suy tưởng, tác giả đã chuyển mạch thơ một cách tự nhiên sang bày tỏ
những suy ngẫm và tâm niệm của mình về lẽ sống, về ý nghĩa giá trị của cuộc đời mỗi con
người:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến”.
Để bày tỏ lẽ sống của mình, ngay từ những câu thơ mở đầu đoạn, Thanh Hải đã đem đến cho
người đọc cái giai điệu ngọt ngào, êm ái của những thanh bằng liên tiếp “ta”-“hoa”-“ca”. Điệp từ
“ta” được lặp đi lặp lại thể hiện một ước nguyện chân thành, thiết tha. Động từ “làm”-“nhập” ở
vai trò vị ngữ biểu lộ sự hoá thân đến diệu kỳ – hoá thân để sống đẹp, sống có ích.
Nhà thơ đã lựa chọn những hình ảnh đẹp của thiên nhiên,của cuộc sống để bày tỏ ước nguyện:
“con chim”, “một cành hoa”, “một nốt trầm”. Còn gì đẹp hơn khi làm một cành hoa đem sắc
hương tô điểm cho mùa xuân đất mẹ! Còn gì vui hơn khi được làm con chim nhỏ cất tiếng hót
rộn rã làm vui cho đời!
Các hình ảnh bông hoa, tiếng chim đã xuất hiện trong cảm xúc của thi nhân về mùa xuân thiên
nhiên tươi đẹp, giờ lại được sử dụng để thể hiện lẽ sống của mình. Một ý nghĩa mới đã mở ra, đó
là mong muốn được sống có ích, sống làm đẹp cho đời là lẽ thường tình.
Cái “tôi”của thi nhân trong phần đầu bài thơ giờ chuyển hoá thành cái “ta”. Có cả cái riêng và
chung trong cái “ta” ấy. Với cách sử dụng đại từ này, nhà thơ đã khẳng định giữa cá nhân và
cộng đồng, giữa cái riêng và cái chung.
Hình ảnh “nốt trầm”và lặp lại số từ “một” tác giả cho thấy ước muốn tha thiết, chân thành của
mình. Không ồn ào, cao giọng, nhà thơ chỉ muốn làm “một nốt trầm” nhưng phải là“một nốt
trầm xao xuyến” để góp vào bản hoà ca chung. Nghĩa là nhà thơ muốn đem phần nhỏ bé của
riêng mình để góp vào công cuộc đổi mới và đi lên của đất nước. Đọc đoạn thơ, ta xúc động
trước ước nguyện của nhà thơ xứ Huế và cũng là ước nguyện của nhiều người.
Lẽ sống của Thanh Hải còn được thể hiện trong những vần thơ sâu lắng:
“Một mùa xuân nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.”
Cách sử dụng ngôn từ của nhà thơ Thanh Hải rất chính xác, tinh tế và gợi cảm. Làm cành hoa,
làm con chim, làm nốt trầm và làm một mùa xuân nho nhỏ để lặng lẽ dâng hiến cho cuộc đời.
“Mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ đầy sáng tạo, biểu lộ một cuộc đời đáng yêu, một khát vọng
sống cao đẹp. Mỗi người hãy làm một mùa xuân,hãy đem tất cả những gì tốt đẹp, tinh tuý của
mình, dẫu có nhỏ bé để góp vào làm đẹp cho mùa xuân đất nước.
Cặp từ láy “nho nhỏ”, “lặng lẽ” cho thấy một thái độ chân thành, khiêm nhường, lấy tình thương
làm chuẩn mực cho lẽ sống đẹp, sống để cống hiến đem tài năng phục vụ đất nước, phục vụ nhân
dân.
Không khoe khoang, cao điệu mà chỉ lặng lẽ âm thầm dâng hiến. Ý thơ thể hiện một ước nguyện,
một khát vọng, một mục đích sống.Biết lặng lẽ dâng đời, biết sống vì mọi người cũng là cách
sống mà nhà thơ Tố Hữu đã viết:
“Nếu là con chim chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh,
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”.

Thanh Hải trước khi về với thế giới “người hiền” cũng đã ước nguyện:
“Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”.
Lời ước nguyện thật thuỷ chung, son sắt. Sử dụng điệp ngữ “dù là” nhắc lại hai lần như tiếng
lòng tự dặn mình đinh ninh: dẫu có ở giai đoạn nào của cuộc đời, tuổi hai mươi tràn đầy sức trẻ,
hay khi đã già,bệnh tật thì vẫn phải sống có ích cho đời, sống làm đẹp cho đất nước.
Đây là một vấn đề nhân sinh quan nhưng đã được chuyển tải bằng những hình ảnh thơ sáng đẹp,
bằng giọng thơ nhẹ nhàng thiết tha, mang lại sức lan toả vô cùng lớn.
Nếu với Thanh Hải xúc cảm trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời đến mùa xuân của mỗi con
người trong mùa xuân lớn của đất nước, thể hiện khát vọng được dâng hiến "mùa xuân nho nhỏ"
của mình vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung, thì với tác phẩm “Viếng lăng Bắc” của nhà thơ
Viễn Phương, ta thấy niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào xen lẫn nỗi
đau xót khi tác giả Viễn Phương vào lăng viếng Bác được thể hiện qua giọng điệu vừa tha thiết,
vừa trang nghiêm của nhà thơ . “Viếng lăng Bác”, bài thơ gây một xúc cảm đặc biệt. Viễn
Phương bằng một ngôn ngữ tinh tế, giàu cảm xúc sâu lắng đã diễn tả niềm kính yêu, sự xót
thương và lòng biết ơn vô hạn của nhà thơ đối với lãnh tụ. Từ tình cảm thành kính, ngưỡng mộ
mà toàn dân tộc Việt Nam dành cho Bác nhà thơ đã truyền cảm xúc của mình đến với người đọc
khi nguyện làm tiếng chim hót , làm bông hoa đẹp, làm cây tre trung hiếu và sẵn sàng làm muôn
ngàn công việc tốt để kính dâng Người:

Mai về miền Nam, thương trào nước mắt


Muốn làm con chim hót quanh lăng
Muốn làm bông hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
Mặc dù hiện tại nhà thơ đang đứng bên lăng Người, trong lăng Người nhưng khi nghĩ đến những
ngày phải rời miền Bắc, ngày xa Bác Viễn Phương thấy bịn rịn không muốn rời. Tình cảm trong
những ngày được sống bên Bác luôn luôn sâu lắng từng giây từng phút. Tác giả không thể nào
ngăn được nữa những dòng nước mắt trào dâng và tha thiết.

Mai về miền Nam thương trào nước mắt


Câu thơ thật bình dị nhưng chứa chan tình thương ấp ủ sâu lắng tận đáy lòng làm cho mỗi chúng
ta khi đọc lên cảm thấy vô cùng xúc động. Đây là một cách nói không hoa mỹ mà là một cách
nói rất chân thành của người dân Nam Bộ nhưng lại lắng đọng trong lòng người không gì có thể
nói và tả được. Cũng xuất phát từ tình cảm đó cho nên nhà thơ có ước nguyện thành kính và đây
có thể là ước vọng chung của tất cả mọi người đã một lần hoặc chưa một lần gặp Bác.

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác


Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
Điệp ngữ “Muốn làm” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong đoạn thơ thể hiện ước nguyện muốn
tự nguyện tự giác của Viễn Phương. Nhà thơ muốn làm con chim hót dâng tiếng hót vui. Muốn
làm bông hoa dâng hương thơm và sắc đẹp. muốn làm cây tre trung hiếu canh giữ cho lăng Bác
ngày đêm. Hình ảnh cây tre lại xuất hiện ở đoạn cuối bài thơ làm nhiệm vụ khép lại bài thơ một
cách khéo léo, tạo cho người đọc một ấn tượng mạnh mẽ khó phai mờ. Hình tượng tre được
chuyển hóa: “Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”. Nghĩa là muốn hóa thân thành một cây tre
trong hàng tre kia để luôn được ở bên Bác, bộc lộ một tình cảm quyến luyến. Đó là tấm lòng yêu
mến và sự tôn kính đối với Bác Hồ.
Hai tác phẩm thể hiện sâu sắc lối sống cao đẹp của người Việt Nam, lối sống cống hiến và có
ích, bằng những câu từ, áng văn tha thiết giàu cảm xúc. Cả hai tác giả đều mượn những hình ảnh
thiên nhiên tươi đẹp là biểu tượng để thể hiện ước nguyện của mình. Đó là ước nguyện chân
thành, tha thiết được hoà nhập, cống hiến cho đất nước. Ước nguyện của họ rất đỗi cao quý
nhưng cũng khiêm nhường và bình dị, muốn được góp phần dù nhỏ bé nhưng quý giá cho cuộc
sống, vào cuộc đời chung, hướng người đọc đến tâm nguyện sống cống hiến, truyền tải lối sống
cống hiến, sống đẹp cho đời qua từng vần thơ.

Cùng là hai tác phẩm thể hiện lối sống cống hiến cao đẹp, song hai tác giả vẫn có những nét
riêng độc đáo của bản thân để thể hiện, bộc lộ khát vọng cống hiến của chính mình. Ở khổ 4, 5
của bài “Mùa xuân nho nhỏ” viết bởi Thanh Hải, tác giả sử dụng giọng điệu nhẹ nhàng, trầm
lắng để thể hiện khát vọng cống hiến của mình, ông nguyện đem mùa xuân nhỏ của mình góp
vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời chung. Còn Viễn Phương, bằng giọng điệu trang
trọng, dạt dào cảm xúc, ông đã thể hiện niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng chân thành của
mình và sự biết ơn đối với Bác, đồng thời thể hiện ước nguyện hoá thân hoà nhập cao đẹp để
cống hiến, tiếp nối sự nghiệp cách mạng của Bác qua những vần thơ đầy xúc động tha thiết, chan
chứa cảm xúc với tấm lòng thành kính sâu sắc chân thành.

Kết hợp với cách gieo vần linh hoạt, gieo vần liền giữa các khổ thơ tạo nên sự liền mạch cảm xúc
cho tác phẩm. Ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, tự nhiên, giản dị, trong sáng mà cũng hàm chứa
nhiều ý nghĩa sâu xa. Cảm xúc, giọng điệu nhà thơ chân thành, tha thiết, Bài thơ đã tái hiện thành
công vẻ đẹp của mùa xuân đất nước tươi sáng, tràn đầy nhựa sống bằng giọng văn tha thiết, đầy
tự hào. Nhưng đằng sau những câu thơ ấy còn cho thấy lẽ sống đẹp đẽ, cao cả của nhà thơ:
nguyện cống hiến tất cả cuộc đời mình cho đất nước, quê hương. Tấm lòng, tình cảm ấy thật
đáng ngưỡng mộ và trân trọng. Bản thân em sẽ cố gắng học tập, noi theo lối sống cống hiến có
ích cao đẹp ấy, ra sức rèn luyện bản thân để có thể góp phần phát triển đất nước giàu mạnh và
tươi đẹp

You might also like