You are on page 1of 2

Mùa xuân nho nhỏ

Mùa xuân là mùa của thiên nhiên đất trời, mùa của sinh sôi, nảy nở. Văn học Việt
Nam có rất nhiều bài thơ thể hiện tình cảm rạo rực, háo hức của mùa xuân như: “Mùa xuân
chin” của Hàn Mặc Tử, “Mùa xuân xanh” của Nguyễn Bính. Ta không thể không kể đến
“Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải được ra đời vào năm 1980. Bài thơ thể hiện tình yêu
thiên nhiên, tình yêu nước thiết tha nguyện dâng hiến cả đời mình cho quê hương, đất nước
của tác giả. Đặc biệt, hai khổ thơ bốn và khổ thơ năm của bài thơ đã thể hiện khát vọng được
sống, được cống hiến cho quê hương dất nước của tác giả.
Từ vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên đất trời khi vào xuân và vẻ đẹp của của đất nước,
của cách mạng trong một khí thơ tưng bừng, rạo rực, Tác giả đã bộc lộ quan niệm sống: sống
là cống hiến cho quê hương, cho cuộc đời, cho Tổ quốc.
Mở đầu đoạn thơ là ước nguyện thiết tha, chân thành của tác giả:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến”
Bốn câu thơ giản dị, khiêm nhường, mộc mạc mở ra bằng nghệ thuật điệp ngữ: “Ta
làm” cùng với việc sử dụng phép liệt kê: con chim, cành hoa, hoà ca, nốt trầm. Qua đó, ông
đã thể hiẹn ước nguyện cháy bỏng: “Ta làm con chim hót”. Hơn thế nữa, còn là một nốt trầm
để hoà vào nốt ca thánh thót của cuộc đời. Với một sự sáng tạo rất tài tình của tác giả, Hình
ảnh thơ đã lặp lại hình ảnh thơ ở khổ thơ ban đầu “bông hoa”, “con chim” tạo sự hài hoà cho
mạch cảm xúc của đoạn thơ nhằm nhấn mạnh ước nguyện của nhà thơ.
Tôi thấy thắc mắc: “Tại sao tác giả chỉ muốn làm con chim mà không muốn làm một
cánh chim đại bàng tung hoành vạn dặm?”, “Tại sao ông chỉ muốn là một bông hoa mà không
muốn làm một vườn hoa khoe sắc” hay “Vì sao nhà thơ chỉ muốn làm một nốt trầm mà không
muốn làm một nốt cao nổi bật”. Từ đây ta mới thấy  những ước nguyện của tác giả thật chân
thành và tha thiết. Không ồn ào, không cao giọng, cũng chẳng nổi bật, ông chỉ muốn làm một
nốt trầm xao xuyến để góp vào cùng bản hòa ca chung của nhân dân. Đó chính là tâm niệm
được đem một phần nhỏ bé của mình để góp vào công cuộc đổi mới của đất nước. Thật cao
đẹp và khiêm tốn cho một tâm hồn mang lẽ sống đáng quý!
Mặt khác, tác giả đã sử dụng đại từ xưng hô rất linh hoạt. Ông không sử dụng từ “tôi”
mà dung từ “ta” để không chỉ nói môt ước nguyện mà còn là ước nguyện của rất nhiều người,
không chỉ có mình ông mong muôn cống hiến cho đất nước mà ngoài kia cũng rất nhiều
người đang âm thầm hiến dâng hết mình cho đất nước.
Từ những ước nguyện thiết tha, chân thành đã mở ra tác giả một khát vọng sống cống
hiến hết mình:
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời”
Câu thơ như một lời nhắn nhủ “Một mùa xuân nho nhỏ”. Cùng với hỉnh ảnh ẩn dụ
sáng tạo, độc đáo bản than nhà thơ cũng giống như bạn đọc cũng muốn trở thành một mùa
xuân nho nhỏ đề hoà vào mùa xuân rộng lớn của đất nước. “Mùa xuân” không hề phô trương
mà lặng lẽ dâng cho đời qua việc sử dụng từ láy, đảo ngữ đã gây ấn tượng và làm tang sức
biểu cảm cho ý thơ. Tác giả muốn đóng góp công sức của mình cho quê hương, đất nước bằng
một thái độ kiên trì, không phô trương, lặng lẽ, âm thầm nhưng hết long, hết sức toàn tâm
toàn ý đem tâm hồn, trí tuệ, sức lực và sự sống của mình cho đất nước.
Tác giả cũng đã dặn long mình:
“Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
Điệp ngữ “dù là” được lặp lại hai lần trong ý thơ kết hợp cách nói hoán dụ “tuổi hai
mươi” và “khi tóc bạc”, âm điệu câu thơ nhanh, gấp gáp, ý thơ càng them sâu sắc và càng
them nhấn mạnh hơn. Thể hiện sự tự tin, bất chấp về thời gian và tuổi tác một long thuỷ
chung son sắc đem cuộc đời của mình để cống hiến cho đất nước. Dù là tuổi hai mươi tràn
đầy nhiệt huyết, dù là tuổi già tóc bạc nhưng trách nhiệm đối với đất nước không hề thay đổi.
Như vậy, với giọng thơ nhẹ nhàng, trầm lắng, tha thiết. Hình ảnh thơ mộc mạc, giản
dị, gần gũi. Tác giả đã vận dụng thành công các phép liệt kê, hoán dụ. Đặc biệt là phép đảo
ngữ sáng tạo, linh hoạt. Hai khổ thơ là chiêm nghiệm từ chính cuộc đời nhà thơ. Oong cố
gắng không biết mệt mỏi để mà chống chọi với bệnh tật vì ông vẫn khát khao được sống,
được cống hiến cho đất nước, cho quê hương. Một lần nữa, nhà thơ muốn nhắn nhủ chúng ta:
“sống không chỉ là cho riêng mình”
Tóm lại, bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” nói chung và đoạn thơ nói riêng đã làm vấn
vương tâm hồn ta bởi chất nhạc trong thơ, bởi chất trữ tìn. Đó là tình yêu cuộc sống cới ước
nguyện chân thành của nhà thơ. Nguyện ước chân thành là một mùa xuân nho nhỏ không chỉ
riêng một mình nhà thơ Thanh Hải mà đẫ trở thành tiếng long của nhiều bạn đọc chúng ta.
Mỗi cuộc đời hãy là xuân của đất nước, mỗi cuộc đời sẽ là một bông hoa tươi đẹp của mùa
xuân.

You might also like