You are on page 1of 2

(1) Qua khổ thơ bốn và năm trong bài thơ “Mùa xuân nhỏ nhỏ”, tác giả

Thanh Hải
đã khắc họa thành công ước nguyện cống hiến đáng trân trọng của thi sĩ cũng như cả
dân tộc. (2) Với hồn thơ bình dị mà tha thiết, nhà thơ đã mở ra khổ thơ bằng những
nguyện ước cống hiến giản dị, khiêm nhường mà thiêng liêng vô cùng:
“ Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.”

(3) Tác giả không mơ một giấc mơ cao sang, to lớn, vĩ đại mà chỉ là những mong
muốn đơn sơ bình dị: xin làm một tiếng chim hót trong muôn vạn tiếng chim vào
mừng xuân mới, xin làm một cành hoa nhỏ bé để điểm hương tô sắc cho cuộc sống
thêm tươi đẹp, xin làm một nốt nhạc thanh trầm trong bản đồng ca cảu dân tộc ca ngợi
non sông đất nước trong thời kỳ đổi mới. (4) Có thể thấy, Thanh Hải đã lấy vẻ đẹp
thiên nhiên nhỏ bé, khiêm nhường để thể hiện nguyện ước, đó cũng chính là sự chiếu
ứng của hình ảnh "bông hoa tím biếc" và âm thanh tiếng chim chiền chiện ở khổ thơ
thứ nhất. (5) Nhờ biện pháp nghệ thuật điệp ngữ, lặp từ “Ta làm” hai lần, người đọc
khi ấy như cảm nhận được nhịp thơ hối hả, khẩn trương như nhịp sống của con người
trong giai đoạn đất nước đổi mới, như những ước mong cháy bỏng mà khiêm tốn của
nhà thơ về khát vọng dâng hiến cho cuộc đời. (6) Những mong ước cống hiến thầm
lặng của thi nhân còn được bộc lộ rõ nét qua hai câu thơ đầu của khổ bốn:

“Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời”

(7) Có thể thấy, hình ảnh ẩn dụ “Mùa xuân nho nhỏ” đã biểu lộ một một khát vọng
sống cao đẹp, thống nhất với toàn bộ bài thơ: mỗi người hãy làm một mùa xuân, hãy
đem tất cả những gì tốt đẹp, tinh tuý của đời người góp phần làm nên mùa xuân tươi
đẹp cho đất nước. (8) Cặp từ láy “nho nhỏ” và “lặng lẽ” cũng đã cho ta thấy một
mong ước mãnh liệt, cháy bỏng mà khiêm tốn, thầm lặng trong tâm trí “Ta”. (9) Cũng
như nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ Sapa”, ngày đêm âm thầm đo
nắng đo mưa, vất vả đủ đường nhưng vẫn luôn mang trong mình một quan niệm sống
cống hiến - đó cũng chính là khát vọng của cả một thời đại, là khát vọng của cả một
dân tộc. (10) Và đặc biệt, sang đến hai câu thơ cuối cùng, ta có thể thấy ước nguyện
cống hiến của nhà thơ không chí khiêm nhường mà còn bền bỉ, vượt thời gian.
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”.
(11) Qua hình ảnh thơ đối cùng biệp pháp nghệ thuật hoán dụ “tuổi hai mươi” - “khi
tóc bạc”, người đọc lúc này như cảm nhận chân thực sự cống hiến bền bỉ cả cuộc đời
của tác giả. (12) Bên cạnh đó, phép điệp ngữ “dù là” nhắc lại hai lần còn như tiếng
lòng tự dặn mình đinh ninh: dẫu có ở giai đoạn nào của cuộc đời, tuổi hai mươi tràn
đầy sức trẻ, hay khi đã già, bệnh tật thì vẫn phải sống có ích cho đời, sống làm đẹp
cho đất nước, quả thật vô cùng đáng trân trọng. (13) Việc thay đổi ngôi xưng hô từ
“Tôi” - thể hiện cảm xúc cá nhân của nhà thơ sang “Ta” – ý muốn nói những ước
nguyện của tác giả cũng chính là ước nguyện chung của mọi người cũng đã làm nên
sự hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa cái tôi và cái ta, đồng thời khẳng định về
một mong ước góp sức dựng xây Tổ quốc của tất cả con người Việt Nam. (14) Có thể
nói, khổ bốn và năm đã bàu tỏ suy ngẫm và tâm niệm của Thanh Hải, để lại ấn tượng
sâu sắc cho người đọc.

You might also like