You are on page 1of 3

MÙA XUÂN NHO NHỎ

MỞ BÀI:

THÂN BÀI:

KHỔ 1

 Nghệ thuật đảo ngữ làm nổi bật sự trỗi dậy mạnh mẽ của sự sống, gây hiệu ứng đặc biệt về dáng
vẻ của loài hoa mọc trên mặt nước.
 Hai tông màu, một xanh một tím, sắc xanh làm nền, sắc tím trở thành nét chấm phá, tô điểm,
gợi ra bức tranh xuân rực rỡ
 Tiếng hót vang của loài chim đã mang đã mang ta đến một không gian rộng rãi và khoáng đạt
thật sự đi theo cánh chim bay lượn. 
 Là lời ca thán tha thiết của nhà thơ trước sự thay đổi của thiên nhiên, sống dậy trong lòng người
những rung cảm mạnh mẽ, thể hiện tấm lòng yêu thiên nhiên,
 Hình ảnh ẩn dụ “giọt long lanh” tạo nên chuyển đổi cảm giác độc đáo.
 Đều mang dáng dấp và hơi thở của mùa xuân dịu dàng, và chỉ người nghệ sĩ có tấm lòng rộng
mở mới có thể đón nhận và thấm đẫm những thứ tuyệt vời mà tạo hóa đã ban tặng. 
 “Tôi đưa tay tôi hứng”: thái độ trân trọng, yêu thương, nâng niu vẻ đẹp của thiên nhiên, của đất
trời, của mùa xuân bằng tất cả tấm lòng rạo rực, vui sướng.

KHỔ 2:

 Nhà thơ cảm nhận mùa xuân đất nước qua hình ảnh "người cầm súng" và "người ra đồng". Đó là
hai nhiệm vụ chiến lược quan trọng của đất nước ta. 
 Những người chiến sĩ với lớp lá ngụy trang lên lưng tưởng chừng lớp lá ấy như đang nảy mầm
những chòi non mới qua lời kể của tác giả “ Lộc giắt đầy trên lưng”
 Hình ảnh "người ra đồng" đi liền với hình ảnh 'lộc trải dài nương mạ" gợi liên tưởng tới những
cánh đồng lúa màu mỡ, xanh tươi của những bàn tay khéo léo gieo trồng.
 Điệp ngữ "Lộc" không chỉ là hình ảnh tả thực mà còn mang ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng là nhành
non chồi biếc của cỏ cây trong mùa xuân, là sức sống, là tuổi trẻ đầy ước mơ
 Điệp ngữ "tất cả", các từ láy biểu cảm "hối hả", "xôn xao" nhịp thơ nhanh, nhà thơ đã khái quát
được cả một thời đại của dân tộc. Hối hả diễn tả nhịp điệu khẩn trương, tất bật của những con
người Việt Nam trong giai đoạn mới, thời đại mới trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa.
KHỔ 3

Nhà thơ Thanh Hải đã nhắc lại chặng đường 4000 năm của đất nước thông qua hệ thống các tính từ "vất
vả", "gian lao

So sánh đất nước với vì sao tác giả muốn ca ngợi sư trường tồn vĩnh cữu của đất nước

KHỔ 4

 Khổ thơ sử dụng phép điệp từ với từ “ta làm” cùng nhịp thơ nhanh, dồn dập => Thể hiện khát
vọng mãnh liệt được cống hiến của thi nhân.
 Một nốt trầm: một âm trầm, không ồn ào, không nổi bật, không cao điệu, chỉ âm thầm lặng lẽ
nhập vào khúc ca đón mừng xuân về của nhân dân.
 Tác giả sử dụng đại từ “ta” chính là muốn nói đây không phải chỉ là tâm niệm riêng của ông, mà
nó còn là khát vọng chung của một dân tộc.

KHỔ 5

 “Mùa xuân nho nhỏ” là một hình ảnh ẩn dụ cho cuộc đời của mỗi con người, thể hiện cho mỗi
một sự cống hiến thầm lặng
 Từ láy “lặng lẽ”, “nho nhỏ”, đây là một cách nói khiêm tốn và chân thành của nhân cách sống
cao đẹp khi luôn muốn góp vào lợi ích chung của dân tộc.
 Điệp ngữ “dù là” thể hiện thái độ tự tin, cứng cỏi trước mọi khó khăn của cuộc đời.
 “Tuổi hai mươi”, “khi tóc bạc”: sự cống hiến âm thầm bất kể tuổi tác, bất kể thời gian

=>Tác giả đã vượt lên cả bệnh tật, tuổi già bằng một niềm yêu đời tha thiết, mãnh liệt để luôn hướng
mình đến lối sống có ích cho đời

KẾT BÀI

 “Mùa xuân nho nhỏ” đã góp phần làm nên thành công của thơ ca dân tộc.
 Bài thơ vừa thể hiện sự tinh tế cùng những chiêm nghiệm của nhà thơ vừa truyền tình yêu quê
hương, đất nước

You might also like