You are on page 1of 5

Đảo ngữ ” Mọc “: Từ “mọc” được đưa lên đầu đã tô đậm sức sống mạnh

mẽ của bông hoa tím trên dòng sông, gợi sức sống mãnh liệt, tràn trề của
mùa xuân.

- Nhân hoá “Ơi”: Tiếng gọi “Ơi” đã nhận hóa hình tượng chim chiền chiện
để nhà thơ có thể cất tiếng gọi trìu mến, yêu thương, gắn bó sâu nặng.

- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “Từng giọt long lanh rơi / Tôi đưa tay tôi
hứng”: “giọt long lanh rơi” có thể hiểu là giọt sương, giọt mưa xuân, nhưng
đặt trong mối quan hệ với câu trước, ta có thể hiểu đây là giọt âm thanh
của tiếng chim chiền chiện.

II. KHỔ THƠ THỨ HAI


- Điệp ngữ “mùa xuân”

- Ẩn dụ: “Lộc”: Từ “lộc” vừa mang ý nghĩa tả thực, vừa mang ý nghĩa ẩn
dụ:

+ “Lộc” là chồi non, lá biếc:


 “Lộc giắt đầy trên lưng”: gợi những cành lá ngụy trang của
người chiến sĩ.
 “Lộc trải dài nương mạ”: gợi cánh đồng màu mỡ, xanh tươi của
người nông dân.
+ “Lộc”: mùa xuân, sức sống, thành quả hạnh phúc.

- Điệp ngữ, biện pháp so sánh trong câu thơ “Tất cả như hối hả / Tất cả
như xôn xao”: Điệp từ tạo nhịp điệu tươi vui, rộn rã, nhấn mạnh khí thế và
tinh thần phấn chấn của con
người, của đất nước trong mùa xuân.
III. KHỔ THƠ THỨ TƯ
- Phép điệp cấu trúc: “Ta làm”, “Ta nhập”: thể hiện khát vọng mãnh liệt,
cháy bỏng, mong muốn được cống hiến.

IV. KHỔ THƠ THỨ NĂM


- Hình ảnh ẩn dụ: “mùa xuân nho nhỏ”: Là hình ảnh ẩn dụ, gắn liền với
quan niệm sống và cống hiến cho cộng đồng. Thể hiện ước nguyện chân
thành của nhà thơ muốn đóng góp những gì nhỏ bé nhưng tốt đẹp nhất
vào mùa xuân của đất nước.

- Đảo ngữ “lặng lẽ”: Đảo ngữ “lặng lẽ” nhấn mạnh thái độ cống hiến tự
nguyện, âm thầm.

- Phép điệp “dù là”: Phép điệp “dù là” kết hợp với biện pháp hoán dụ “tuổi
hai mươi” (chỉ tuổi trẻ) - “khi tóc bạc” (chỉ tuổi già) khẳng định ước nguyện
cống hiến suốt cuộc đời, trong mọi hoàn cảnh, mọi điều kiện.

- Hoán dụ “tuổi hai mươi” - “khi tóc bạc”

V. KHỔ THƠ THỨ SÁU


- Điệp ngữ “nước non ngàn dặm”: Tạo một âm hưởng nhẹ nhàng như câu
hò xứ Huế. “Ngàn dặm” ở đây là một con số tượng trưng cho sự rộng lớn,
bao la. Hình ảnh “nước non ngàn dặm” ấy đã trở thành một mênh mông,
vô bờ của tình nghĩa Việt Nam.

Biện pháp tu từ bài Mùa xuân nho nhỏ - Mẫu 2


Bài Mùa Xuân nho nhỏ sử dụng các biện pháp tu từ sau:

Biện pháp đảo ngữ:


"Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc"
+ Động từ "mọc" được đảo lên đầu câu là một dụng ý của tác giả.

+ Nhà thơ muốn khắc sâu ấn tượng về sức sống trỗi dậy và vươn lên
mãnh liệt của mùa xuân.

- “Lặng lẽ dâng cho đời”: nhấn mạnh vào trạng thái thầm lặng khi cống
hiến, khát vọng được hóa thân một cách lặng lẽ, khiêm nhường.

Biện pháp điệp ngữ:


+ Các điệp ngữ “mùa xuân”, “lộc”, “người” như trải rộng khung cảnh hiện
thực gắn với cuộc sống lao động, chiến đấu của nhân dân.

+ Điệp ngữ “ta làm” diễn tả khát vọng muốn được làm những việc hữu ích
dâng hiến cho cuộc đời được bày tỏ qua những hình ảnh tự nhiên, giản dị:
chim, nhành hoa, nốt trầm.

+ Điệp từ “ta” như một lời khẳng định, đó không chỉ là ước nguyện của nhà
thơ mà còn là ước nguyện chung của rất nhiều người.

+ Điệp ngữ “dù là” nhấn mạnh vào sự tha thiết cũng như sức cống hiến
không ngừng nghỉ, có thể nói đây là sự tận hiến của người khát khao sống
có ích cho đời dù là khi trẻ hay già.

+ Nghệ thuật điệp ngữ “tất cả”, các từ láy “hối hả”, “xôn xao” làm nổi bật
không khí náo nức, khẩn trương của đất nước khi bước vào mùa xuân
mới.

Biện pháp ẩn dụ:


+ "Từng giọt long lanh rơi/Tôi đưa tay tôi hứng": "giọt" có thể hiểu là giọt
sương hay giọt mưa xuân, cũng có thể hiểu là "giọt âm thanh" tiếng chim
chiền chiền. Âm thanh vốn tượng cảm nhận bằng thính giác, nay được
cảm nhận bằng thị giác (có hình khối) và xúc giác (có thể đưa tay hứng).

+ Mùa xuân nho nhỏ: biện pháp ẩn dụ đầy sáng tạo thể hiện thiết tha và
cảm động ước mong được cống hiến, sống đẹp và có ích với cuộc đời
chung.

+ Ẩn dụ “Lộc”: tượng trưng cho vẻ đẹp mùa xuân và sức sống mãnh liệt
của đất nước. Người lính khoác trên lưng vành lá ngụy trang xanh biếc
mang theo sức sống của mùa xuân, sức mạnh của dân tộc để bảo vệ Tổ
quốc. Người nông dân đem sức lao động cần cù , nhỏ giọt mồ hôi làm nên
màu xanh của ruộng đồng.

Biện pháp hoán dụ:


"Đất nước bốn ngàn năm": Biểu hiện bề dày truyền thống vẻ vang của dân
tộc ta, một dân tộc cần cù, chịu khó, không chấp nhận dưới sự bóc lột của
đế quốc xâm lăng, sẵn sàng anh dũng chiến đấu, hi sinh để bảo vệ tổ
quốc.

Biện pháp so sánh:


Được nhà thơ sử dụng vô cùng đặc sắc, làm ý thơ hàm súc – “Đất nước
như vì sao”. Sao là nguồn sáng kì diệu của thiên hà, là vẻ đẹp lung linh của
bầu trời đêm, là hiện thân của sự vĩnh hằng trong vũ trụ. So sánh như thế
là tác giả đã ca ngợi đất nước đẹp lung linh tỏa sáng như vì sao với tư thế
đi lên.

Biện pháp nhân hóa:


Đất nước "vất vả và gian lao": Đất nước như con người, như người mẹ tần
tảo, vất vả, gian lao, vượt qua bao thăng trầm để giữ gìn giang sơn, gấm
vóc.

Câu hỏi: Theo em, trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, biện pháp tu từ nào có
vị trí nổi bật nhất? Hãy cho biết tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ
đó.
Trả lời:
- Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ sử dụng nhiều biện pháp tu từ như điệp từ, liệt
kê, ẩn dụ trong đó nổi bật nhất là biện pháp tu từ ẩn dụ.

- Biện pháp ẩn dụ được thể hiện qua các hình ảnh như:
 Con chim, cành hoa, nốt trầm, mùa xuân nho nhỏ đều là những
ẩn dụ cho vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời và cũng là biểu tượng
cho lẽ sống đẹp của con người.
 Giọt long lanh rơi ẩn dụ cho tiếng chim hót du dương, ca ngợi
đất trời.
 Tuổi hai mươi và khi tóc bạc ẩn dụ cho con người lúc tuổi trẻ và
khi tuổi đã cao.
- Biện pháp tu từ ẩn dụ có tác dụng tăng giá trị gợi hình, gợi cảm cho văn
bản đồng thời nhấn mạnh vẻ đẹp của mùa xuân cũng như thể hiện khao
khát cống hiến mãnh liệt của tác giả đối với quê hương, đất nước.

You might also like