You are on page 1of 2

Mùa xuân nho nhỏ

Thanh Hải

I. Tìm hiểu chung:

 Tác giả: nhà thơ Thanh Hải (1930-1980)


 Quê ông ở Thừa Thiên Huế. Thanh Hải hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng
chiến chống Pháp. Trong thời kỳ chống Mỹ, Thanh Hải ở lại quê hương hoạt động và là
một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học Cách mạng ở miền Nam từ
những ngày đầu.
 Đặc điểm thơ: ngôn ngữ trong sáng, giàu âm điệu, cảm xúc thiết tha, chân thành.
 Tác phẩm:
 Hòa cảnh sáng tác: tháng 11/ 1980, khi nhà thơ đang lâm bệnh nặng, không bao lâu thì
qua đời. Đây cũng là những năm tháng đất nước bước ra khỏi chiến tranh, phải đối diện
nhiều khó khăn, thử thách.
 Thể thơ: 5 chữ.
 Mạch cảm xúc: cảm xúc hồn nhiên trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước và
con người -> bộc lộ suy nghĩ, ước nguyện muốn cống hiến cho đời và sự tự hào về quê
hương qua điệu dân ca xứ Huế.

II. Đọc hiểu văn bản:

1. Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên và đất nước:

 Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên:


 Đảo từ “mọc” lên đầu câu thơ -> tâm trạng ngạc nhiên, hân hoan đón chào của Thanh Hải
trước tín hiệu đầu tiên của mùa xuân.
 “Mọc giữa dòng sông xanh/ Một bông hoa tím biếc” -> gợi khung cảnh đậm chất Huế:
thiên nhiên tươi tắn một cách lạ kỳ với màu xanh của dòng sông và sắc tím của bông hoa.
 Từ cảm thán "ơi" trong "Ơi con chim chiền chiện" -> niềm vui ngây ngất của Thanh Hải
khi nghe tiếng chim hót.
 Nghệ thuật Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong cụm "giọt long lanh rơi" -> giọt mưa xuân
đọng trên kẽ lá, giọt âm thanh của tiếng chim vang lên trong đất trời, giọt sức sống của
mùa xuân.
 "Tôi đưa tay tôi hứng" -> sự trân trọng, nâng niu trước vẻ đẹp của đất trời.
 Cảm xúc trước mùa xuân đất nước:
 "Lộc" (hoán dụ) -> chồi non mơn mởn của mùa xuân, vẻ đẹp mãnh liệt của đất nước,
niềm hy vọng vào tương lai tốt đẹp.
 Hình ảnh gắn với con người: "người cầm súng", "người ra đồng" -> người lính mang theo
niềm tin để sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc. Người lao động mang niềm hy vọng về
vụ mùa bội thu, sự phát triển của đất nước.
 Điệp ngữ "tất cả" + động từ mạnh mẽ -> không khí khẩn trương, náo nhiệt của đất nước.
 Suy ngẫm về đất nước:
 Thanh Hải thể hiện niềm xót thương, cái nhìn xuyên suốt lịch sử 4000 năm của đất nước:
"vất vả", "gian lao".
 So sánh "Đất nước như vì sao" + nhân hóa đất nước "đi lên phía trước" + phó từ "cứ"->
vẻ đẹp trường tồn, sức sống vươn lên bền bỉ của đất nước và niềm tin về tương lai tốt
đẹp.
1. Ước nguyện của nhà thơ:
 Khát vọng được hóa thân:
 Thanh Hải muốn hóa thân thành những sự vật nhỏ bé "con chim", "cành hoa", "nốt trầm
xao xuyến" -> làm hay, làm đẹp, làm nên khúc ca mùa xuân bất tuyệt của đất nước.
 Điệp cấu trúc "ta làm" -> nhấn mạnh khát vọng được hòa nhập, cống hiến dù chỉ nhỏ bé
của bản thân.
 Đại từ "ta" -> cái tôi hòa nhập với cuộc đời, niềm ước nguyện chung của nhiều con người
Việt Nam.
 Ước nguyện của nhà thơ:
 Hình ảnh "mùa xuân nho nhỏ" (ẩn dụ) -> mỗi cuộc đời, mỗi con người là mùa xuân nho
nhỏ làm nên mùa xuân lớn của đất nước.
 Hoán dụ "tuổi hai mươi", "khi tóc bạc" -> hai độ tuổi của con người: khi còn trẻ, khi về
già.
 Điệp cấu trúc "dù là" -> sự bất chấp khó khăn, độ tuổi, bệnh tật để cống hiến cho đất
nước.
 Niềm tự hào trước lời hát quê hương với điệu dân ca xứ Huế:
 Nhà thơ tự nguyện cất lên tiếng hát "Nam Ai", "Nam Bình" để chào mừng mùa xuân.
 Lời hát thiết tha "ngàn dặm mình", "ngàn dặm tình" -> tình yêu đời, yêu xứ sở, sự lạc
quan trước bệnh tật.

III. Đánh giá chung:

 Bài thơ cho thấy những cảm xúc và ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên
con người -> đánh thức ý thức trách nhiệm của mỗi người với đất nước.
 Bài thơ gieo vần liền gợi sự liền mạch trong cảm xúc, câu thơ giàu hình ảnh cùng giọng
điệu tha thiết.

You might also like