You are on page 1of 7

NGHỊ LUẬN

VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ


1/ Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ củaThanh Hải. Qua
đó nêu suy nghĩ về lẽ sống của tuổi trẻ Việt Nam hiện nay.
Mở bài:
- Dẫn dắt: Mùa xuân- mùa của sự sống sinh sôi nảy nở, mùa ước
mơ, khát vọng – đã trở thành đề tài sáng tác muôn thủa của biết
bao nhà thơ trong đó có Thanh Hải.
- Giới thiệu: Thanh Hải (1930 - 1980), tên khai sinh là Phạm Bá
Ngoãn, quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ông là
một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách
mạng ở miền Nam từ những ngày đầu.
- Khái quát nội dung cảm xúc của bài thơ: Được viết lên trong
những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời, bài thơ Mùa xuân nho
nhỏ của Thanh Hải đã khiến bao người xúc động và cảm phục
trước tình yêu thiên nhiên, cuộc sống và khát vọng được hòa
nhập và cống hiến cho đời trong sáng đến lạ lùng của tác giả.
- C2: Bài thơ được viết vào tháng 11 năm 1980, không bao lâu
trước khi ông qua đời, thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của mùa
xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng được hòa nhập và
cống hiến cho đời thật đẹp đẽ của tg.
Khái quát nội dung cảm xúc của đoạn thơ (nếu đề yc phân
tích đoạn thơ):
VD:
- 1a. Ba khổ thơ đầu là cảm xúc về mùa xuân thiên nhiên và
mùa xuân đất nước:
Mọc giữa dòng sông xanh... phía trước.
- 1b. Khát vọng cao đẹp đó được thể hiện qua khổ thơ:
Ta làm con chim hót
... Dù là khi tóc bạc

Thân bài:
- Mạch cảm xúc: rung động trước vẻ đẹp của mxtn -> mxđn-
>khát vọng đẹp đẽ->lời ca qhđn
- Dẫn: Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời:
- Trích thơ:
Mọc giữa ...trời
- Phân tích: (nội dung và nghệ thuật)
+ Vẻ đẹp của mx tn được khắc họa với hình ảnh “dòng sông
xanh”, bông hoa tím biếc và con chim chiền chiện hót vang
trời.
- Vài nét phác họa về mùa xuân... vẽ ra cả không gian cao rộng,
màu sắc tươi thắm, âm thanh vang vọng, tươi vui.
 Ý nghĩa: Bức tranh mx tn tươi đẹp và tràn đầy sức sống và
khiến ta liên tưởng đến vẻ đẹp của mx xứ Huế.
- Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên đất trời gợi lên trong tâm hồn
tg bao cảm xúc:
Ơi ...Từng giọt... hứng.
- Phân tích: 2 cách hiểu:
+ Giọt long lanh: giọt mưa, giọt sương... long lanh, trong sáng.
+ Nt ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: giọt long lanh chỉ tiếng chim
chiền chiện.
Tiếng chim như những giọt âm thanh rơi rơi trong không trung.
+ Vẻ đẹp đó được nhà thơ nâng niu, trân trọng: Tôi...hứng
 Dù hiểu theo cách nào thì hai câu thơ vẫn biểu hiện niềm
say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên
nhiên, đất trời lúc vào xuân.
 Cảm xúc trước mùa xuân đất nước:
- Dẫn: Từ những rung cảm tuyệt đẹp trước mxtn, nhà thơ cảm
nhận về vẻ đẹp của mxđn:
- Trích thơ: Mùa xuân người cầm súng
Lộc dắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
- Phân tích:
+ Cảm nhận về mùa xuân của đất nước qua hình ảnh người cầm
súng -> người chiến sĩ đang chiến đấu, người ra đồng -> người
lao động. Đó là hai lực lượng chính đang lao động và chiến đấu
để xd và bảo vệ Tổ quốc.
+ H/a sáng tạo: Lộc dắt đầy trên lưng người chiến sĩ, lộc trải đầy
nương mạ trên những con đường ra đồng xanh mơn mởn với lúa,
ngô, khoai sắn...
 Ca ngợi những con người đang lđ và chiến đấu để mang mx
về cho đn.
+ Sức sống của mùa xuân đất nước còn được cảm nhận trong nhịp
điệu hối hả, âm thanh xôn xao của sự sống, của sự cống hiến:
Tất cả như hối hả
Tất cả xôn xao.
+ Cảm nhận về chiều dài lịch sử của đất nước, giọng điệu trầm
xuống...:
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao.
Đất nước trải qua bốn ngàn năm lịch sử luôn phải đối mặt với nạn
xâm lăng...
+ Tin tưởng vào sức sống mãnh liệt, tương lai ngời sáng của đất
nước khi so sánh đn ta như một vì sao sáng trên bầu trời, cứ đi lên
phía trước.
=> Vẻ đẹp của đất nước trong mùa xuân.
*Cảm nhận về đoạn thơ 4, 5 (đề 1b):
- Mạch cảm xúc: rung động trước vẻ đẹp của mxtn -> mxđn-
>khát vọng đẹp đẽ->lời ca qhđn
- Trong mx, mỗi cta thường có những khát khao, hi vọng. Với
Thanh Hải, đó là khát vọng được dâng hiến mùa xuân nho nhỏ của
mình vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
+ Mạch thơ chuyển từ cảm xúc của riêng tg sang cảm xúc chung
của con người nên đại từ xưng hô “tôi” -> “ta” để nói lên ước
nguyện của bao người trong đó có cả nhà thơ.
+ Tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong những
hình ảnh tự nhiên, giản dị mà tuyệt đẹp. Tg nguyện làm con chim
cất vang tiếng hót cùng bao loài chim khác đón mx về; nguyện
làm một cành hoa góp thêm hương sắc vào vườn hoa xuân đn. Và
trong bản hòa ca của bao người đang cống hiến, TH chỉ mong
muốn làm một nốt nhạc tuy trầm lặng nhưng xao xuyến lòng
người. Ước nguyện, khát vọng được hoà nhập vào mùa xuân của
đất nước, được dâng hiến cho cuộc đời. Niềm mong muốn được
sống có ích, cống hiến cho đời như một lẽ tự nhiên như con chim
mang đến tiếng hót, như bông hoa tỏa hương sắc cho đời.
+ Điệp ngữ “ta làm” nhấn mạnh ước nguyện chân thành, tha thiết.
 Đó là khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống của đất
nước, cống hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé nhất của mình
cho cđ chung, cho đất nước.
- Liên hệ với những câu thơ trong bài Một khúc ca xuân của
Tố Hữu:
Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình.
Quan niệm: Sống là cho... Cũng như nhà thơ Tố Hữu, nguyện
ước của nhà thơ Thanh Hải thật đáng trân trọng biết bao nhiêu...
bệnh nặng.
- Nét riêng trong những câu thơ của TH là ở chỗ nó đề cập đến
một vấn đề lớn của nhân sinh quan: ý nghĩa của đời sống cá nhân
trong mối qh với cộng đồng.
- Điều lớn lao đó lại (Ước nguyện đẹp đẽ đó) được thể hiện qua
một hình tượng (h/a ẩn dụ) đầy ý nghĩa: “mùa xuân nho nhỏ”:
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời.

+ Sự sáng tạo đặc sắc nhất cuả TH trong bài thơ là ở hình
tượng này. Cùng với những h/a cành hoa, con chim, nốt nhạc, h/a
mùa xuân nho nhỏ thể hiện ước nguyện chân thành mà khiêm
nhường, bình dị. Mỗi người phải mang đến cho cuộc đời chung
một nét riêng, cái phần tinh túy của mình, dù nhỏ bé. Nhưng hòa
nhập và dâng hiến mà vẫn k mất đi nét riêng của mỗi người, dù
ước nguyện là làm một nốt nhạc trầm trong bản hòa ca nhưng đó
phải là một nốt trầm xao xuyến.
+ Khổ thơ là một lời nhắn nhủ, một tâm niệm thiết tha. Sống là để
cống hiến, cống hiến một cách âm thầm và lặng lẽ, góp một mùa
xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của đất nước.
+ Đó là sự cống hiến không ngừng nghỉ, cho dù là ở độ tuổi căng
tràn sức sống: “Dù là tuổi hay mươi”, hay là khi đã sức tàn lực
kiệt: “Dù là khi tóc bạc”.
=>Khát vọng, mong ước được sống có ý nghĩa, được cống hiến
cho đất nước, cho cuộc đời của tác giả. Có ai lại không rung động
trước ước nguyện chân thành, tha thiết ấy.
*Lời ca quê hương, đất nước qua làn điệu dân ca xứ Huế:
Mùa xuân – ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
+ Lời ca tiếng hát ca ngợi mùa xuân, đất nước vừa ca ngợi cái
đẹp của nước non ngàn dặm, vừa mang cái tình riêng đối với xứ Huế
thân thương.
+ Tiếng hát thiết tha được điểm nhịp bởi tiếng phách tiền giòn giã,
vui tươi.
+ Bài thơ mở đầu với hình ảnh mùa xuân thiên nhiên, kết thúc là
lời ca, tiếng hát ca ngợi vẻ đẹp của quê hương, đất nước.
=> Tình yêu quê hương tha thiết.
*Bài thơ (Khổ thơ) gợi lên cho chúng ta bao suy nghĩ về lẽ
sống của tuổi trẻ Việt Nam hiện nay. (Nếu đề yc)
Chuyển ý:
Mỗi tác phẩm văn học, nghệ thuật thực sự có giá trị, phải có sức
lay động công chúng, độc giả: Tác phẩm văn nghệ chỉ thực sự có
giá trị khi nó làm cho người đọc thấy rung cảm, xúc động và đánh
thức ở họ những tư tưởng, tình cảm cao đẹp.
- Con người ta sinh ra và lớn lên, ai lại không một lần ước mơ, dù
là ước mơ thật bình thường, thật đơn giản và ai cũng có những
khát vọng, có niềm tin và có lý tưởng để sống nhất là đối với tuổi
trẻ của chúng ta. Lứa tuổi người ta cho là đẹp nhất thì ước mơ và
lý tưởng lại bộc lộ rõ nét. Ai cũng biết, tuổi trẻ bao giờ cũng vươn
tới cái hay nhất, cái đẹp nhất. Đứng trước ngưỡng cửa của cuộc
đời, có bao giờ chúng ta tự hỏi về lẽ sống của tuổi trẻ.
-> Sống đẹp.
+ Sống đẹp: Đó là sống có đạo đức trong sáng và bản lĩnh vững
vàng, có lý tưởng đẹp và sống hết mình vì lý tưởng, chỉ khi xác
định được điều đó ta mới sống và làm việc thật sự có ích cho bản
thân, gia đình và xã hội. Chỉ khi xác định được điều đó ta mới
sống và làm việc thật sự có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
- Đặc biệt, trong thời kỳ đất nước đổi mới tiến vào công nghiệp
hóa – hiện đại lẽ sống cao đẹp thể hiện ngay trong cách nghĩ, cách
làm hay nói gần hơn là trong cách ăn nói, ứng xử trong lao động,
công tác, học tập và đời sống thường nhật của mỗi con người.
- Trong chiến tranh, lớp lớp cha anh ta đã sống và cống hiến
quên mình cho nền độc lập dân tộc, “Quyết tử cho Tổ quốc quyết
sinh” khi tuổi đời còn rất trẻ và cống hiến xứng đáng vào sự nghiệp
chung của Tổ quốc. Khi Tổ quốc cần, họ đã tự nguyện ra đi, chiến
đấu và hy sinh anh dũng.
- Khi chiến tranh đã lùi xa, thế hệ trẻ VN hôm nay phải ra sức học
tập, rèn luyện, lao động... đóng chút công sức nhỏ bé của mình
cống hiến cho quê hương, đất nước.
- Phản biện: phê phán những bạn trẻ sống không có lý tưởng, k tu
dưỡng…
- Khẳng định: Tuổi trẻ VN hiện nay cần xác định cho mình một lẽ
sống đẹp.
- Có lẽ vì thế mỗi học sinh chúng ta, ai cũng đều có riêng cho mình
những mục đích sống, những lý tưởng, ước mơ và hoài bão đẹp đẽ
như nhà thơ Thanh Hải: sống để hòa nhập và dâng hiến cho đời.
Kết bài:
- Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ (Tổng kết)
+ Viết theo thể thơ năm chữ nhẹ nhàng, tha thiết, mang âm hưởng
gần gũi với dân ca.
+ Kết hợp hài hòa giữa những hình ảnh thơ tự nhiên, giản dị với
những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng, khái quát.
+ Sử dụng ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, giàu hình ảnh, giàu
cảm xúc với các phép ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ, sử dụng từ xưng
hô, …
+ Ý nghĩa:
1a. Đoạn thơ thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ
đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước. (3 khổ đầu)
1 b. Khát vọng được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời và tình
yêu qhđn. (3 khổ cuối)
- Liên hệ: lẽ sống của tuổi trẻ. (Tuổi trẻ Việt Nam, nếu mỗi chúng
ta đều là một mùa xuân nhỏ nhỏ... thì đất nước VN ta mãi là mùa
xuân bất tận.)

You might also like