You are on page 1of 11

MÙA XUÂN NHO NHỎ

- Cảm xúc của tác giả về bức tranh thiên nhiên


- Cảm xúc của tác giả về mùa xuân của đất nước
- Ước nguyện cống hiến :
+ Những ước nguyện đẹp như mùa xuân
+ Những ước nguyện cống hiến khiêm nhường
- Lời ca ngợi quê hương đất nước

I. Mở bài :
- Nếu phải chọn ra ý nghĩa nhân văn nhất của thơ ca trong
đời sống thì đó là việc thơ ca đã cống hiến cho đời những
tiếng lòng đẹp đẽ, những mảng sáng trong tâm hồn nghệ
sĩ.
- «Mùa xuân nho nhỏ » của Thanh Hải mang ý nghĩa cao
đẹp ấy. bài thơ thể hiện ước nguyện chân thành : cống
hiến cho đất nước cho nhân dân.
II. Thân bài :
1. Khái quát tác giả, tác phẩm :
- Tác giả : giọng thơ nhẹ nhàng, sâu lắng
- Tác phẩm :
+ 11- 1980
+ tác giả đang điều trị một căn bệnh hiểm nghèo,
không lâu sau đó ông qua đời
+Bài thơ là tâm nguyện cống hiến, là tiếng lòng
đầy cảm động của nhà thơ
2. Phân tích :
a. Luận điểm 1 :
* Bốn câu đầu :
- Sông xanh, hoa tím biếc, tiếng chim vang trời->
hình ảnh đặc trưng của xứ Huế, đó là không gian thoáng
đãng, cao, rộng, đầy chất thơ-> bức tranh được mở ra
bằng chiều dài dòng sông, chiều cao của bầu trời và chiều
sâu của tâm trạng
- Mọc-> đảo ngữ nhấn mạnh sự xuất hiện đột ngột,
bất ngờ cùng với sức sống mạnh mẽ căng tràn của sức
xuân.
- Ơi con chim- hót chi-> nhân hóa dường như tác
giả đang vui thú lắng nghe tiếng chim, tác giả đang đứng
giữa không gian tràn ngập âm thanh, ông đang mở rộng
vòng tay, mở rộng tấm lòng để đón lấy những âm thanh
đó
* Hai câu thơ tiếp :
- Giọt-> ÂD chuyển đổi cảm giác :
+ Tiếng chim vang ra không tan biến mà tuôn thành
tiếng rõ ràng, kết thành giọt
+ tác giả không chỉ nghe mà còn nhìn thấy và chạm
vào âm thanh, chạm vào mùa xuân
 Tác giả đang chạm vào mùa xuân bằng tấm lòng rộng
mở-> Thể hiện tình yêu mùa xuân, tình yêu sự sống
mãnh liệt của tác giả
b. Luận điểm 2 :
* Bốn câu thơ đầu :
- Mùa xuân-> điệp từ
+ Người cầm súng
+ Người ra đồng
 + Nhấn mạnh hình ảnh của những con
người làm nên mùa xuân của đất nước.
+ Đó là hình ảnh của những con người gieo
mầm xuân
- Lộc -> từ đa nghĩa : mầm xanh, sức xuân đang nảy
nở mãnh liệt khắp đất trời, sức xuân của đất nước
- Tất cả : hối hả, xôn xao-> từ láy : cả dân tộc đang
bừng lên sức sống mới, cũng chính là sự chuyển
biến trong tâm hồn mỗi con người.
* Bốn câu tiếp :
- Đất nước bốn nghìn năm-> câu thơ tổng kết chiều dài
lịch sử dân tộc với bao vất vả, gian lao
- Đất nước như vì sao-> so sánh : đẹp và tỏa sáng->
niềm tự hào
=> niềm tin vào sức sống mãnh liệt của đất nước, của
cuộc đời
c. Luận điểm 3 :
* Những ước nguyện đẹp như mùa xuân :
- Con chim hót
- một cành hoa
- Một nốt trầm
->+ hình ảnh lặp lại khổ thơ đầu: đó là những tín hiệu
làm nên mùa xuân
+ Tác giả ước làm một tiếng chim trong muôn triệu
tiếng chim để gọi xuân về; một bông hoa trong
muôn triệu đóa hoa để tô điểm cho mùa xuân; là
một nốt trầm trong bản hòa ca
+ Ý thức rõ dù chỉ là những vật nhỏ bé nhưng không
thể thiếu để tạo nên mùa xuân
- Ta làm-> điệp ngữ, thay đổi đại từ xưng hô: ước
muốn của tác giả là cống hiến những gì đẹp nhất, tinh
túy nhất cho cuộc đời, đó cũng là ước nguyện chung.
Điều đó tác động đến tất cả mọi người.
* Ước nguyện cống hiến khiêm nhường
- Một mùa xuân nho nhỏ-> Đẹp, lắng đọng vào lòng
người
-> Thể hiện quan niệm
đúng đắn về mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, giữa
mỗi một con người với cuộc đời chung
- lặng lẽ - dâng:
+ Cách sống, cách cống hiến không phô trương
+ trân trọng dâng lên cho cuộc đời chung
-Tuổi hai mươi- tóc bạc-> hoán dụ: cống hiến miệt
mài, không mệt mỏi từ lúc còn trẻ đến khi về già
- Khổ thơ bỏ trống lời xưng hô, là lời cho riêng mình,
cũng là mở rộng đến tất cả mọi người, lay động người
đọc cùng chung ý nghĩ
 Khát vọng sống đẹp của tác giả
d. Luận điểm 4:
- Câu hát thiết tha: câu Nam ai, Nam bình
- Nhịp phách tiền
+ Lời ca vang vọng mở ra cái tình nhỏ bé trong cái lớn lao
+ gợi mở một cái rất riêng, rất Huế nhưng lại hòa vào cái
chung
-Mở đầu là tiếng chim vang vọng, kết thúc là tiếng đàn,
tiếng hát
=> Khúc ca xuân
3. Khái quát nghệ thuật:
- Thể thơ năm chữ, gần với làn điệu dân ca-> bài thơ có
âm hưởng nhẹ nhàng, sâu lắng.
- Hình ảnh thơ vừa tự nhiên, gần gũi lại vừa có ý nghĩa
tượng trưng-> lời thơ sâu sắc
- Giọng điệu thay đổi theo từng mạch cảm xúc: lúc vui vẻ,
sôi nổi, lúc trầm lắng thiết tha-> lắng đọng vào lòng người
* Bài học nhận thức:
- Bài thơ là những rung động sâu xa của tác giả, là tiếng
lòng tha thiết yêu cuộc đời, ước muốn cống hiến không
mệt mỏi của tác giả
- Tác động mạnh mẽ đến người đọc. Hướng người đọc đến
với cái Chân- Thiện- Mỹ
III. Kết bài:
- “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải chính là
tiếng lòng đẹp đẽ của ông
- Cảm ơn tiếng lòng của tác giả để từ đó chúng ta
có cách sống đẹp cho bản thân mình.
VIẾNG LĂNG BÁC
- Cảm giác gần gũi, thân thuộc khi đứng trước
lăng Bác
- Niềm thành kính thiêng liêng trước lăng Bác
- Niềm xúc động pha lẫn xót xa khi vào lăng viếng
Bác
- Ước nguyện được ở lại bên Bác
I. Mở bài:
- “Thơ là tiếng lòng của nghệ sĩ”, đúng như vậy,
Viễn Phương khi đến bên lăng Bác, ông đã gửi
đến Bác tiếng lòng thành kính thiêng liêng với vị
Cha già kính yêu của dân tộc.
- Tiếng lòng của Viễn Phương cũng là trái tim của
cả dân tộc- “Viếng lăng Bác”.-
II. Thân bài:
1. Khái quát về tác giả, tác phẩm;
- Tác giả: giọng thơ nhẹ nhàng, tình cảm
- Tác phẩm:
+ ra đời 1976, khi lăng Bác vừa khánh thành,
Viễn Phương được từ miền Nam ra viếng lăng Bác.
+ bài thơ thể hiện lòng thành kính thiêng liêng
của tác giả, cũng là tình cảm của người dân miền Nam
dâng lên Bác.
2. Phân tích:
a. Luận điểm 1:
- Con- Bác-> xưng hô thân mật, gần gũi; thể hiện
lòng kính yêu với Bác ( với riêng miền Nam, Bác có nhiều
nỗi nặng lòng, “Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà”-> Viễn
Phương khi đến bên Bác là đem theo trái tim của cả miền
Nam.
- Hàng tre-> hình ảnh thân thuộc của làng quê,
của đất nước
 Cảm giác gần gũi, thân thuộc
- Hàng tre xanh xanh-> ẩn dụ: là biểu tượng của
dân tộc kiên cường, bất khuất
Bão táp mưa sa thẳng hàng-> ẩn dụ cho những
giông tố của thời đại
 Cả dân tộc đang bên Bác và giữ yên giấc
ngủ cho Người.
- Thăm -> nói giảm nói tránh nhằm tránh cảm
giác đau lòng, để chúng ta có cảm giác: Bác luôn
ở bên ta
 Cảm giác gần gũi, thân thuộc của Viễn Phương cũng là
cảm giác của tất cả những người con được đến bên
lăng Bác.
b. Luận điểm 2:
- Mặt trời: mặt trời vĩ đại của thiên nhiên, đem lại
sự sống cho nhân loại; Mặt trời vĩ đại ấy cũng
nghiêng mình trước mặt trời riêng của dân tộc
- Mặt trời(2)-> ẩn dụ
+ Bác của chúng ta vô cùng vĩ đại, Người đã đem
lại ánh sáng, sự sống cho dân tộc
+ Tác giả thể hiện lòng kính yêu, lòng tự hào
ngợi ca Bác
 Cảm ơn Viễn Phương đã thay mặt toàn dân
dâng lên Bác tình yêu và lòng tôn kính
- Dòng người- kết tràng hoa-> ẩn dụ
+ Thực: nhiều sắc tộc, nhiều màu áo
+ Những bông hoa trong mọi lĩnh vực
- Bảy mươi chín mùa xuân-> ẩn dụ
 Đó là những bông hoa được sinh ra từ mùa
xuân cuộc đời Bác
- Ngày ngày-> lặp lại
+ Khẳng định sự bất tử của Bác
+ Câu thơ cuối chín tiếng phá luật làm nhịp thơ
dài ra khẳng định tình cảm của thiên nhiên của
con người dâng lên Bác kéo dài bất tận
 Niềm kính yêu, thành kính với cảm xúc dâng
trào
c. Luận điểm 3:
- Giấc ngủ bình yên-> nói giảm nói tránh
+ Giảm nỗi đau mất Bác
+ Ta nghĩ đến cả cuộc đời với nhiều đêm không
ngủ của Bác
+ Giấc ngủ bình yên sau cả cuộc đời dài sống
nhiệt huyết, hiến dâng trọn vẹn cho non sông
Vầng trăng sáng dịu hiền-> ẩn dụ:
+ Gợi không gian yên tĩnh, trong trẻo trong lăng
Bác
+ Gợi ta nhớ đến những vần thơ trăng của Bác
+ Gợi đến nhân cách cao đẹp, gần gũi của Người
 Không gian thơ lắng đọng
- Vẫn biết trời xanh là mãi mãi-> ẩn dụ
+ Đương nhiên biết là như thế
+ Bác và sự nghiệp của người hóa thân vào non
sông, trường tồn cùng dân tộc
- Nhói-> động từ: mặc dù tác giả đã gọi Bác bằng
các biện pháp tu từ ẩn dụ, nói giảm nói tránh để
thấy Bác vẫn bên ta, Bác trường tồn cùng dân
tộc nhưng nỗi đau mất Bác quá lớn nên tác giả
trực tiếp giãi bày nỗi đau ấy
 Khổ thơ diễn tả những cảm xúc thành kính
pha lẫn xót xa.
d. Luận điểm 4:
- Thương trào nước mắt-> tiếng khóc, là sự thổn
thức được diễn tả trực tiếp, tình cảm dồn nén
bây giờ tuôn trào
- Muốn làm-> điệp ngữ
+ Con chim hót
+ đóa hoa tỏa hương
+ cây tre trung hiếu
 Nhấn mạnh khao khát được đem những gì
đẹp nhất của cuộc đời mình dâng lên Bác
3. Nghệ thuật:
- Thể thơ 8 chữ, nhịp điệu thơ tha thiết thể hiện
tình cảm của Viễn Phương dâng lên Bác.
- Sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ làm cho hình ảnh
thơ cũng như tình cảm của tác giả càng trở nên
sâu sắc
4. Bài học nhận thức:
- Bài thơ tác động sâu sắc đến ta khiến ta kính yêu
lãnh tụ hơn, biết yêu cuộc đời hơn
- Bài thơ hướng ta đến với cái Chân- Thiện – Mỹ
III. Kết bài:
- “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương thực sự là
bài thơ hay
- Bài thơ là tiếng lòng của Viễn Phương dâng lên
Bác
- Tiếng lòng ấy chạm đến trái tim người đọc, để lại
trong ta ấn tượng sâu sắc

SANG THU
- Từ câu 1-11-> những rung động tinh tế của tác
giả trước sự chuyển biến của đất trời
- Từ câu 11- 12-> những chiêm nghiệm của tác giả
I. Mở bài:
- “ Thơ là tiếng lòng của nghệ sĩ”, người nghệ sĩ
khi sáng tác là gửi gắm vào trong tấc phẩm
những rung động tinh tế của mình .
- Hữu Thỉnh đã gửi gắm sự rung động của mình
trước sự chuyển biến của đất trời phút giao
mùa- Sang thu
- Bài thơ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người
II. Thân bài:
1. Tác giả, Tác phẩm:
*tác giả
- Nhà thơ quân đội
- Viết nhiều và viết hay về mùa thu
*Tác phẩm:
- Mùa thu 1977
- Bài thơ là những cảm nhận tinh tế của Hữu
Thỉnh về sự chuyển mình của đất trời qua những
từ ngữ giàu tính biểu cảm
2. Phân tích:
a. Luận điểm 1:
* Khổ thơ 1: Nhà thơ chợt nhận ra tín hiệu của phút
giao mùa:
- Bỗng-> bất ngờ, bất chợt, đặt đầu bài thơ khiến tất
cả các giác quan của ta được đánh động để ta phải
giật mình mà đón nhận sự biến chuyển của đất trời
- Hương ổi- phả-> động từ mạnh
+ Hương thơm nồng nàn, lan tỏa, quyện vào không
gian
+ gợi một góc vườn quê, không gian bình yên
- Gió se-> tín hiệu của thu-> nhè nhẹ, gai gai trên da
người
- Sương chùng chình-> nhân hóa, từ láy tượng hình:
làn sương cố tình chậm lại dùng dằng nửa muốn ở,
nửa muốn đi-> giao mùa
- Hình như thu đã về-> thành phần tình thái chỉ độ
tin cậy chưa cao:
+ Không biết thu đã đến thật chưa mà dấu hiệu của
thu thì đã rõ
+ Diễn tả tâm trạng ngỡ ngàng , sự băn khoăn rất
tinh tế của tác giả.
* Khổ thơ thứ hai:
- Sông được lúc dềnh dàng-> nhân hóa, từ láy
+ Cố tình chậm lại, đón đợi bước chân của thu, để tự
mình chứng kiến thu sang
+ Tất cả trở nên nhẹ nhàng, êm đềm
- Chim bắt đầu vội vã-> dùng từ độc dáo
+ Nếu là vội vã thì đã là mùa thu, nhưng đây mới chỉ
là “bắt đầu”
+ Nhà thơ đã nắm bắt được cái khoảnh khắc bắt đầu
vội vã ấy
- Đám mây mùa hạ- vắt- nửa mình- sang thu-> nhân
hóa:
+ Cái tư thế “vắt nửa mình” là một sự lưu luyến, giao
hòa, níu kéo, dùng dằng
+ Đó chính là phút giao mùa giữa hạ và thu
 Phải có tâm hồn rất tinh tế, rất nhạy cảm thì
mới nhận ra những thứ đó
* Ba câu đầu khổ thơ cuối:
- Vẫn còn, đã vơi dần, bớt-> từ gay gắt chuyển thành
dịu êm
- nắng, mưa, sấm chớp-> hạ vẫn còn
-> Nhạy cảm của tác giả trước sự chuyển biến của đất
trời: tất cả đều là khúc giao mùa
b. Luận điểm 2:
- Sấm cũng bớt bất ngờ- hàng cây đứng tuổi:
+ Hình ảnh thực
+ Ẩn dụ: Đời người đã bước sang trang mới khiến ta chín
chắn, vững vàng hơn trước những tác động bất thường
của cuộc đời; Riêng đối với tác giả: ông là người bước ra
khỏi cuộc chiến thì sẵn sàng đối mặt với những thay đôi,
những tác đông của cuộc đời.
3. Nghệ thuật:
- Bài thơ 5 chữ nhẹ nhàng
- Hình ảnh được sử dụng đẹp, tinh tế
- Biện pháp nghệ thuật nhân hóa, từ láy góp phần
là nên vẻ đẹp của bài thơ, của mùa thu
III. Kết bài:
- “ Sang thu” của Hữu Thỉnh là một bài thơ rất
độc đáo. Hữu Thỉnh đã đem đến cho làng thơ thu
một khúc giao mùa- sang thu.
- Bài thơ cho ta biết yêu hơn …..
- Cảm ơn Hữu Thỉnh, cảm ơn “Sang thu”

You might also like