You are on page 1of 4

MÙA XUÂN NHO NHỎ

1. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được triển khai theo mạch cảm xúc như sau:
Từ mùa xuân của thiên nhiên, đất trời, mạch cảm xúc và tư tưởng của tác giả dẫn đến mùa xuân của đất nước, của
cách mạng và sau cùng là mùa xuân nho nhỏ của mỗi con người trong mùa xuân lớn của đất nước. Nói một cách
khác, cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước trong lao động và chiến đấu, nghĩ về đất nước vất vả gian
lao nhưng vẫn đi lên phía trước, nhà thơ nêu lên ước nguyện làm một mùa xuân nho nhỏ dâng cho đời, góp vào mùa
xuân lớn của đất nước.
Bài thơ có thể chia làm 4 phần:
- Phần 1 ( khổ thơ đầu): cảm xúc tác giả trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời
- Phần 2 (hai khổ thơ tiếp): hình ảnh mùa xuân qua người cầm súng và người ra đồng
- Phần 3 (hai khổ thơ tiếp): ước nguyện chân thành được cống hiến của tác giả
- Phần cuối (khổ cuối): Tình yêu xứ Huế.
2. - Khổ thơ đầu với sáu dòng thơ đã mở ra khung cảnh mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp:
+ Hình ảnh: con chim hót, một bông hoa, dòng sông
=> Thiên nhiên tươi đẹp, trong veo khi đất trời vào xuân.
+ Màu sắc: tím, xanh, trong
=> Gợi nên không gian khoáng đạt, tinh khôi.
Cảm xúc bồi hồi, rộn ràng của tác giả trước cảnh vật thiên nhiên xứ Huế:
+ Tác giả trân trọng sự sống (tôi đưa tay tôi hứng)
+ Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, các yếu tố hữu hình, cảm nhận bởi nhiều giác quan.
- Khổ thơ thứ hai thể hiện tình yêu với mùa xuân đất nước:
+ Mùa xuân đất nước cụ thể hóa bằng hình ảnh người cầm súng, người ra đồng
+ Suy ngẫm và chiêm nghiệm của tác giả khi nhìn thấy "lộc" từ mùa xuân đất nước
+ Từ láy "hối hả" và "xôn xao" thể hiện nhịp phát triển, thời kì mới của đất nước
+ So sánh đất nước với vì sao: sự trường tồn vững bền của đất nước
⇒ Hình ảnh mùa xuân tự nhiên và đất nước đối sánh với nhau qua lăng kính yêu cuộc đời, khao khát sống của tác
giả.
3. - Khổ thơ thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ:
 Hình ảnh:
+ Con chim hót, một cành hoa: nguyện ước muốn sống có ích và được cống hiến.
+ Nốt trầm: âm thanh nâng đỡ những âm thanh khác, cống hiến thầm lặng.
 Biện pháp nghệ thuật:
+ Điệp ngữ "ta làm" thể hiện khát khao chân thành được hòa nhập vào cuộc sống, góp phần vào cuộc đời chung, của
đất nước.
+ Ẩn dụ: con chim, cành hoa, nốt trầm ẩn dụ cho những điều đẹp đẽ của cuộc đời.
→ Khổ thơ thể hiện ước nguyện cống hiến chân thành của tác giả cho cuộc đời, cho đất nước.
- Cuộc sống của mỗi người: cần biết cống hiến và cho đi để cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn.
4. - Thể thơ ngũ ngôn: gần gũi với các làn điệu dân ca, đặc biệt là dân ca miền Trung, vốn có âm hưởng dìu dặt, nhẹ
nhàng, tha thiết; ở đây, Thanh Hải lại khéo dùng lối gieo vần liền giữa các khổ thơ đã tạo thành sự liền mạch cảm
xúc cho cả bài thơ.
- Hình ảnh: những hình ảnh đẹp của thiên nhiên, những hình ảnh tự nhiên và giản dị giàu ý nghĩa tượng trưng khái
quát để nói lên ước nguyện thiết tha của mình.
- Giọng điệu: giọng điệu bài thơ có sự biến hóa phù hợp đoạn đầu vui tươi say mê, trầm lắng, nghiêm trang ở đoạn
giữa và sôi nổi thiết tha ở đoạn khép lại.
=> Nhìn chung, Mùa xuân nho nhỏ được cấu tứ chặt chẽ với giọng điệu thể hiện đáng trân trọng, cảm xúc chân
thành tha thiết của tác giả.
5. - Đây là một nhan đề độc đáo, mới lạ với sự kết hợp của danh từ "mùa xuân" và tính từ "nho nhỏ".
- Thể hiện vẻ đẹp của đất trời khi nhắc tới mùa xuân.
- Thể hiện ước nguyện chân thành của tác giả: ví mình như là một mùa xuân nhỏ bé để cống hiến cho mùa xuân lớn
của cuộc đời.
VIẾNG LĂNG BÁC
1. - Cảm xúc bao trùm: niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào xen lẫn nỗi xót đau khi tác
giả vào lăng viếng Bác.
- Cảm xúc đó được thể hiện theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác:
+ Cảm xúc về cảnh trước lăng,
+ Cảm xúc khi hòa cùng dòng người vào lăng.
+ Niềm mong ước thiết tha muốn ở mãi bên lăng Bác.
2. Hàng tre là hình ảnh sáng tạo được tác giả lồng ghép khéo léo:
- Hình ảnh thực:
+ Hình ảnh tre là hình ảnh thân thương của làng quê, là nỗi nhớ quen thuộc khi nghĩ về Việt Nam thân yêu.
+ Hàng tre mọc thẳng tắp lên bầu trời cao và không chia cành nhánh.
- Hình ảnh tượng trưng:
+ Hàng tre đứng thẳng hàng chính là sự ngay thẳng của người Việt Nam, trong mọi hoàn cảnh, vẫn hiên ngang.
+ Hình ảnh tre ở cuối bài được nhấn mạnh tính đoàn kết, trung hiếu - phẩm chất tốt đẹp của người Việt.
=> Xây dựng kết cấu đối ứng với hình ảnh tre ở đầu – cuối bài nhằm tạo ấn tượng sâu sắc, và nhấn mạnh cảm xúc tự
hào, yêu mến của tác giả.
3. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
- Hình ảnh ẩn dụ mặt trời - Bác thể hiện sự vĩ đại của Bác, niềm thành kính của nhà thơ và dân tộc việt Nam đối với
Bác.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
- Hình ảnh ẩn dụ "tràng hoa" thể hiện niềm thành kính, xúc động của người dân khi vào lăng viếng Bác.
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
- Hình ảnh Bác đang trong "giấc ngủ bình yên" khiến tả càng thêm xót xa về sự ra đi của Bác. Vầng trăng: hình ảnh
trong thơ ca gắn với cuộc đời Bác, đây còn là biểu tượng cho con đường soi sáng dân tộc.
- Cảm xúc chân thành vỡ òa, đau nhói trong sâu thẳm cõi lòng tác giả:
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim
- Khổ thơ cuối thể hiện ước nguyện của nhà thơ được mãi ở bên Bác: muốn làm con chim, đóa hoa. Đặc biệt ước
nguyện trở thành cây tre trung hiếu ở mãi bên Bác, đây là hình ảnh mang tính kết tinh cao phẩm chất con người Việt
Nam.
→ Nhà thơ và dân tộc Việt Nam luôn dành tình cảm đặc biệt kính trọng, yêu thương đối với Người.
4. - Về đặc điểm nghệ thuật: bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương có những nét nổi bật về giọng điệu, hình ảnh
và thể thơ.
- Giọng điệu: thành kính trang nghiêm. Giọng điệu ấy hợp thành bởi nhiều yếu tố từ thể thơ, nhịp điệu đến từ ngữ và
hình ảnh của bài thơ.
- Về thể thơ và nhịp điệu, nhà thơ sử dụng thể tự do có dòng bảy chữ, nhưng cũng có những dòng tám, chín chữ với
nhịp chậm nhiều dòng ít ngắt nhịp lại gieo vần liền. Bởi thế mà giọng thơ thiết tha, trầm lắng, trang nghiêm thành
kính.
- Về từ ngữ và hình ảnh, nhà thơ sử dụng từ ngữ xưng hô tôn kính (Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác), với các
hình ảnh ẩn dụ vĩnh hằng kì vĩ lớn lao biểu hiện lòng tôn kính chân thành của mình (Mặt trời trong lăng rất đỏ, vầng
trăng sáng dịu hiền, kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân, trời xanh...).
SANG THU
1. - Sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu được cảm nhận tinh tế bắt đầu từ những tín hiệu chuyển mùa:
“Bỗng nhận ra hương ổi, Phả vào trong gió se”. Gió se là ngọn gió nhẹ, khô và hơi lạnh. Trong ngọn gió ấy lúc này,
có mang theo hương ổi, mùi thơm của hương ổi đang vào độ chín.
- Trước thời điểm giao mùa hạ - thu, nhà thơ một thoáng ngỡ ngàng và bâng khuâng vương vấn. Tâm trạng ấy thể
hiện qua các từ bỗng, hình như.
2. Sự biến chuyển trong không gian lúc sang thu được nhà thơ Hữu Thỉnh cảm nhận qua nhiều yếu tố, nhiều giác
quan và sự rung động thật tinh tế:
- Khứu giác và xúc giác: bất chợt nghe mùi thơm của ổi đang vào độ chín phả vào ngọn gió nhẹ, khô và hơi lạnh.
- Thị giác và cảm giác: nơi đường thôn ngõ xóm, sương giăng mắc nhẹ nhàng chuyển động chầm chậm khiến nhà
thơ ngỡ ngàng nhận ra thu đã về.
- Dòng sông thanh thản trôi êm dịu và những cánh chim bắt đầu vội vã như chuẩn bị cho chuyến thiên di tránh rét.
- “Đám mây mùa hạ, vắt nửa mình sang thu” thể hiện thật sinh động cảm giác giao mùa.
- Nắng vẫn còn nhiều nhưng đã vơi dần những cơn mưa.
Sự tinh tế của tác giả thể hiện trong những từ ngừ đầy gợi cảm: bỗng, phả vào, chùng chình, hình như, dềnh dàng,
vắt nửa mình.
3. Học sinh tự chọn câu thơ, hình ảnh mà mình cho là đặc săc để phân tích. Riêng hai dòng thơ cuối bài:
“Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi” có cách diễn tả độc đáo.
+ Sấm là hình ảnh ấn dụ chí vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. hàng cây đứng tuổi cũng là hình
ảnh ẩn dụ chí con người đã từng trải.
+ Hai câu thơ có nhiều cách hiểu: hàng cây đứng tuổi không còn bị bất ngờ, bị giật mình vì tiếng sấm. Hay lúc sang
thu, đã bớt đi những tiếng sấm bất ngờ. Theo tác giả, với hình ảnh có giá trị tả thực về hiện tượng thiên nhiên này,
ông muốn gửi gắm suy ngẫm của mình - khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những bất thường
của ngoại cảnh, của cuộc đời.
NÓI VỚI CON
1. Mượn lời nói với con, nhà thơ gợi về cội nguồn sinh trưởng của mỗi người, gợi về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của
quê hương mình. Bài thơ được bố cục thành hai đoạn:
- Đoạn 1 (từ đầu đến câu “Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời): Con lớn lên trong tình yêu thương, sự đùm bọc, nâng đỡ
của cha mẹ trong cuộc sống lao động tươi đẹp cùa quê hương.
- Đoạn 2 (phẩn còn lại): Tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống cao đẹp của quê hương, ước mong
con sẽ kế tục xứng đáng.
Đúng là bài thơ đã khởi đầu từ tình cảm gia đình mà mở rộng ra tình cảm quê hương từ những kỉ niệm nhỏ bé, gần
gũi thiết tha lên lẽ sống cao đẹp. Bài thơ bộc lộ cảm xúc, chủ đề dẫn dắt ý tưởng một cách tự nhiên có tầm khái quát
mà vẫn sâu xa thấm thía.
2. Đoạn đầu bài thơ là tình yêu thương của cha mẹ và sự đùm bọc che chở của quê hương đối với con.
- Bốn câu thơ đầu là những hình ảnh hết sức cụ thể của một không khí gia đình đầm ấm và quấn quýt:
“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười’’
- Con trẻ đã lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, trong sự mong chờ nâng đón của bậc sinh thành. Từng bước đi
là từng tiếng nói tiếng cười được mẹ cha nâng niu, chăm chút, mừng vui đón nhận từng ngày.
- Không chỉ có tình yêu thương sự che chở đỡ nâng của cha mẹ, con trẻ còn trưởng thành trong cuộc sống lao động,
trong thiên nhiên tươi đẹp và thấm đượm nghĩa tình của quê hương ruột thịt:
“Người đồng mình yêu lắm con ơi!
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con dường cho những tấm lòng...”
- Những hình ảnh tươi đẹp “Đan lờ cài nan hoa/ Vách nhà ken câu hát” gợi lên cuộc sống lao động cần cù vui tươi
của “người đồng mình”. Các động từ cài, ken, không chỉ miêu tả cụ thể mà còn cho thấy một cách sinh động tình
cảm gắn bó, quấn quýt. Ngay cả rừng núi của quê hương tự bao đời rồi vẫn thơ mộng và trữ tình đã che chở, dưỡng
nuôi con người cả về tâm hồn, về lối sống “Rừng cho hoa/ Con đường cho những tấm lòng” là như thế.
3. Đoạn còn lại của bài thơ: qua việc ca ngợi những đức tính cao đẹp của “người đồng mình”, tác giả dặn dò mong
ước con minh sẽ kế tục phát huy một cách xứng đáng với truyền thống cao đẹp đó của quê hương.
- Những đức tính cao đẹp đó là gì?
“Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao do nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói.
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc”
- “Người đồng mình” đó! Những con người sống quanh năm vất vả mà mạnh mẽ, khoáng đạt biết bao nhiêu, những
con người ấy luôn gắn bó với quê hương dẫu còn cực nhọc, đói nghèo.
- Qua những đức tính vừa nói của “người đồng mình”, tác giả mong muốn con mình phải một lòng chung thủy với
quê hương, sẵn sàng chấp nhận gian nan thử thách để vượt qua chúng bằng ý chí, bằng niềm tin của mình.
- “Người đồng mình” còn đức tính gì nữa?
“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người dồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con”
- Tuy mộc mạc nhưng rất giàu chí khí, niềm tin, “người đồng mình” dù “thô sơ da thịt” nhưng nhất định không nhỏ
bé về tâm hồn, về quyết tâm và mơ ước xây dựng quê hương. Chính họ đã làm nên truyền thống, phong tục tập quán
tốt đẹp tự bao đời, đã “tự đục đá kê cao quê hương", còn quê hương thì làm phong tục. Qua các đức tính ấy của
người đồng mình” người cha dặn dò con hãy biết tự hào với truyền thông quê hương để tự tin vững bước trên đường
đi tới.
4. Tình cảm của người cha đối với con trong bài thơ này thật yêu thương, trìu mến, thiết tha và tin tưởng. Điều lớn
lao nhất mà người cha truyền tới được cho con là niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ bển bỉ, với truyền thông cao
đẹp của quẽ hương và niềm tin vững bước vào đời.
5. Cách diễn tả tình cảm và suy nghĩ bằng hình ảnh của nhà thơ thật đặc sắc và độc đáo. Các hình ảnh vừa cụ thể
vừa có tính khái quát tuy mộc mạc, bình dị mà vẫn giàu chất thơ.

You might also like