You are on page 1of 4

Họ và tên: lớp 9A….

CĐ: Thơ hiện đại Việt Nam- Mùa xuân nho nhỏ - Thanh
Hải

MÙA XUÂN NHO NHỎ


Thanh Hải
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. Khái quát về tác giả, tác phẩm:
1. Tác giả
- Thanh Hải (1930 – 1980), quê ở Thừa Thiên – Huế, là một nhà thơ cách mạng.
- Thơ của ông có giọng điệu trong sáng, cảm xúc chân thành, lắng đọng.
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh: tháng 11/1980, khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh (không đầy 1
tháng trước khi ông qua đời). Lúc này, đất nước đã hòa bình, thống nhất nhưng vẫn
còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn.
b. Chủ đề: Bài thơ thể hiện niềm yêu mến tha thiết với cuộc sống, với đất nước và
ước nguyện của nhà thơ.
c. Bố cục - Mạch cảm xúc
+ Khổ 1 (gồm 6 dòng thơ): Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên.
+ Khổ 2, 3: Cảm xúc về mùa xuân đất nước.
+ Khổ 4, 5: Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ .
+ Khổ 6: Lời ngợi ca quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.
d. Ý nghĩa nhan đề
- “ Mùa xuân nho nhỏ” được cấu tao jb[ỉ một cụm danh từ, là một sáng tạo độc đáo,
một phát hiện mới mẻ của nhà thơ. Mùa xuân là một khái niệm chỉ thời gian, từ nho
nhỏ lại làm hình ảnh mùa xuân hiện lên có hình khối rõ ràng, cụ thể, gợi một mùa
xuân với vẻ đẹp riêng.
- Hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ đẹp, là biểu tượng cho những gì tinh
tuý, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người.
- Thể hiện sự thống nhất giữa cái riêng với cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng.
- Thể hiện nguyện ước của nhà thơ muốn làm một mùa xuân - nghĩa là sống đẹp, sống
với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng lại rất khiêm nhường chỉ là một mùa xuân
nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời chung.
II. Phân tích tác phẩm
1. Hình ảnh mùa xuân thiên nhiên qua cảm xúc của nhà thơ
- Bức tranh thiên nhiên mùa xuân được hiện lên qua những hình ảnh chọn lọc
- Dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, chim chiền chiện hót → những hình ảnh giản
dị, tươi đẹp mang đặc trưng của xứ Huế.
- Bức tranh màu sắc thật hài hòa, âm thanh tươi vui, rộn rã với không gian cao rộng.
- Động từ “mọc” + đảo ngữ → sức sống mãnh liệt của bông hoa giữa mênh mông
sông nước → sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng của tác giả trước mùa xuân.
- Phép nhân hóa → chim chiền chiện trở nên gần gũi, thân thiết như một người bạn →
trìu mến, thiết tha
- Giọt long lanh: hiểu theo hai nghĩa → giọt sương hay là giọt mưa xuân long lanh
trong ánh sáng mặt trời → âm thanh của tiếng chim chiền chiện (ẩn dụ chuyển đổi
cảm giác) →Âm thanh của tiếng chim lúc đầu được tác giả cảm nhận bằng thính giác
(hót vang trời) sau đó chuyển sang thị giác (từng giọt long lanh rơi) và cuối cùng là
Họ và tên: lớp 9A…. CĐ: Thơ hiện đại Việt Nam- Mùa xuân nho nhỏ - Thanh
Hải

xúc giác (tôi đưa tay tôi hứng) → thể hiện niềm trân trọng và say sưa ngây ngất của
tác giả trước cảnh đất trời vào xuân.
2. Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân đất nước
- Hình ảnh sóng đôi “người cầm súng” và “người ra đồng” biểu trưng cho hai nhiệm
vụ bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
- Hình ảnh trùng điệp “lộc giắt đầy”, “lộc trải dài” → mùa xuân đất trời trải dài trong
màu xanh bất tận.
- “Lộc”: chồi non, cành biếc của mùa xuân → ẩn dụ chỉ những thành quả, hạnh phúc,
là những may mắn tốt lành,….→ mùa xuân đã tiếp thêm khí thế, nghị lực cho con
người hay chính họ đã đem mùa xuân đến mọi miền đất nước?
- “Tất cả như hối hả/ Tất cả như xôn xao”: Điệp ngữ và từ láy tạo nhịp điệu vui tươi,
mạnh mẽ, khẩn trương đầy phấn chấn → con người dạt dào niềm tin yêu, hòa vào
nhịp sống của dân tộc.
- Nhân hóa đất nước “vất vả và gian lao” gợi hình ảnh một người mẹ tần tảo → cái
nhìn sâu sắc và tự hào về Tổ quốc.
- So sánh “Đất nước như vì sao/ Cứ đi lên phía trước”→ ngợi ca vẻ đẹp và sự trường
tồn của đất nước đang hướng về tương lai; từ “cứ” thể hiện ý chí, quyết tâm sắt đá
góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước.
=>Tác giả thể hiện niềm cảm phục, tự hào, tin tưởng mãnh liệt vào sức sống bền bỉ,
vững vàng của đất nước, vào khí thế đi lên của dân tộc.
3. Tâm nguyện của nhà thơ
- Tâm nguyện của nhà thơ là khát vọng hòa nhập và dâng hiến cho đời.
- Những hình ảnh “một con chim - một cành hoa” được lặp lại→ tạo nên sự ứng đối
chặt chẽ thể hiện ước nguyện được cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên.
- “Một nốt trầm xao xuyến” trong bản hòa ca đất nước là hình ảnh ẩn dụ gợi sự dâng
hiến khiêm nhường nhưng không làm mất đi nét riêng của mỗi người.
- Điệp ngữ “ta làm”→ ước nguyện được cống hiến chân thành và tha thiết.
- Đại từ “ta” tạo được sắc thái trang trọng, thiêng liêng, thể hiện nguyện ước cống
hiến đó là khát vọng chung của nhiều người → thể hiện sự chuyển biến trong mạch
cảm xúc của bài thơ
- “Một mùa xuân nho nhỏ”: ẩn dụ - biểu tượng cho những gì tinh tuý, đẹp đẽ nhất của
sự sống và cuộc đời mỗi con người→ thể hiện nguyện ước của nhà thơ muốn làm một
mùa xuân - nghĩa là sống đẹp, với sức sống, sự tươi trẻ của mình nhưng lại rất khiêm
nhường, chỉ là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước.
- Đảo ngữ “lặng lẽ dâng” cho thấy cách cống hiến không ồn ào, khoa trương mà âm
thầm, bền bỉ.
- Hình ảnh hoán dụ và điệp ngữ “dù là” → cống hiến trọn đời, bất chấp thời gian và
tuổi tác
=> Dù nhà thơ đang ở những ngày cuối cùng của cuộc đời vẫn khao khát, vẫn tha thiết
được sống đẹp, được cống hiến cho đất nước.
4. Lời ngợi ca quê hương đất nước
- Bài thơ kết thúc bằng một âm điệu dân ca xứ Huê mênh mang và thiết tha, biểu lộ
niềm tin yêu của tác giả vào cuộc đời, vào đất nước: “Câu Nam ai Nam bình”→ trong
Họ và tên: lớp 9A…. CĐ: Thơ hiện đại Việt Nam- Mùa xuân nho nhỏ - Thanh
Hải

câu ca dịu dàng, trìu mến vẫn có cả man mác buồn thương nhưng trào dâng lên là một
cảm xúc tin yêu thiết tha.
- Điệp ngữ “nước non ngàn dặm” đã khẳng định sự bao la, rộng lớn của đất nước, vẻ
đẹp nên thơ và tình người đằm thắm của quê hương xứ Huế.
- Nhịp thơ chậm dần sâu lắng → ý nguyện của người con tha thiết với vẻ đẹp quê
hương đất nước mình.
=> “Mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với
cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho Tổ quốc,
góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của đất nước.
B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Bài tập 1: Cho câu thơ sau:
Mọc giữa dòng sông xanh
1. Chép nối tiếp 5 câu thơ tiếp theo. Đoạn thơ vừa chép nằm trong bài thơ nào? Trình
bày vài nét về tác giả và hoàn cảnh sáng tác?
2. Nội dung của đoạn thơ em vừa chép là gì ?
3. Vì sao đoạn thơ không dùng từ “xuân” nhưng người đọc vẫn cảm nhận được khung
cảnh mùa xuân thiên nhiên xứ Huế tươi sáng, thơ mộng, giàu sức sống ? Hãy tìm các
tín hiệu mùa xuân để lí giải điều đó.
4. Hai câu đầu trong đoạn thơ trên gợi em nhớ tới hai câu thơ nào đã học cũng viết về
mùa xuân ? Hãy so sánh để chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt giữa các câu thơ đó.
5. Viết 1 đoạn văn (12 câu, diễn dịch, 1câu bị động, 1 khởi ngữ) phân tích đoạn thơ đã
chép.
Bài tập 2: Cho câu thơ :
Mùa xuân người cầm súng
1. Chép chính xác 5 câu thơ nối tiếp câu thơ trên.
2. Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ vừa chép.
3. Từ “lộc” trong đoạn thơ vừa chép được hiểu như thế nào? Vì sao hình ảnh “người
cầm súng” lại được tác giả miêu tả là “lộc giắt đầy trên lưng”?
4. Viết một đoạn văn (12 câu, quy nạp, 1 câu ghép + 1 phép nối) phân tích đoạn thơ
vừa chép.
Bài tập 3: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải có hai câu thơ :
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
1. Chép chính xác 6 câu thơ trước hai câu thơ trên và cho biết hoàn cảnh ra đời của
bài thơ?
2. Trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, hình ảnh mùa xuân có những ý nghĩa biểu
tượng nào? Nêu mối quan hệ giữa các hình ảnh ấy.
3. Trong phần đầu bài thơ, tác giả dùng đại từ “tôi” sang phần sau lại dùng đại từ “ta”.
Sự thay đổi cách xưng hô như vậy có ý nghĩa gì?
4. Viết một đoạn văn (12 câu, TPH, 1 câu ghép + 1 phép nối) phân tích đoạn thơ vừa
chép.
Họ và tên: lớp 9A…. CĐ: Thơ hiện đại Việt Nam- Mùa xuân nho nhỏ - Thanh
Hải

Bài tập 4: Đã có rất nhiều nhà thơ sáng tạo nên những hình ảnh đất nước rất
đẹp. Thế nhưng nếu đọc “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, ta không thể quên
khổ thơ:
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước
1. Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ trên và phân tích tác
dụng của chúng.
2. Viết 1 đoạn văn (12 câu, quy nạp, 1 phép lặp và 1 câu hỏi tu từ) để phân tích khổ
thơ trên.

Bài tập 5: Trong “Mùa xuân nho nhỏ”, nhà thơ Thanh Hải nguyện làm một con
chim, một cành hoa và một nốt nhạc trầm để kết thành:
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
1. Nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ” được cấu tạo bởi những từ loại nào? Việc kết hợp
các từ loại ấy có tác dụng gì ?
2. Nốt nhạc trầm trong bài thơ có nét riêng gì ? Điều đó góp phần thể hiện ước nguyện
nào của tác giả?
3. Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn (12 câu, TPH, có sử dụng 1 câu phủ
định và phép thế) để làm rõ tâm niệm của nhà thơ.

You might also like