You are on page 1of 4

ĐỀ :Phân tích bài Mùa xuân nho nhỏ(Thanh Hải)

1/MB: - GT khái quát TG,TP.

-Nêu vị trí, ND khái quát của bài thơ .

( Nếu là khổ thơ : Nêu vị trí,ND khái quát của khổ thơ

Đặc biệt nhất phải kể đến khổ thơ ... của bài thơ là ...

ĐỀ:Phân tích bài Mùa xuân nho nhỏ(Thanh Hải)

1/MB: - GT khái quát TG,TP.

-Nêu vị trí, ND khái quát của khổ thơ .

VD :

Viết về mùa xuân đã có rất nhiều nhà thơ thành công,trong số đó không thể
không kể đến “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. Đặc biệt nhất phải kể đến
khổ thơ ... của bài thơ là ......qua đó bộc lộ tình yêu thiên nhiên,đất nước của
nhà thơ.

2.TB:

* Giới thiệu chung:

- Thanh Hải tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn (1930-1980) quê ở Thừa Thiên-
Huế; thơ ông trong sáng, mượt mà, trữ tình, thiết tha.

- Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” viết tháng 11 năm 1980, không bao lâu trước
khi nhà thơ qua đời, in trong tập “Thơ Việt Nam 1945-1985”.

*Lđ 1:Trước hết,khổ thơ đầu của bài thơ là cảm xúc của tác giả trước mùa
xuân của thiên nhiên đất trời.

*Những câu thơ mở đầu,tác giả đã tái hiện một bức tranh thiên nhiên mùa xuân
tươi đẹp.Chỉ bằng vài nét vẽ đơn sơ,nhà thơ Thanh hải đã tạo nên một bức tranh
mùa xuân tươi thắm:

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Màu sắc của bức tranh thật tươi sáng,hài hòa.Nền của bức tranh là màu xanh của
dòng sông,điểm trên đó là sắc tím của của bông hoa tím biếc đặc trưng của xứ
Huế mộng mơ,quê hương yêu dấu của tác giả.Đặc biệt, động từ “mọc”được đưa
lên đầu câu thơ ,với phép đảo ngữ này đã gợi ra một sức xuân căng đầy.

*Bức tranh xuân trong thơ Thanh Hải không chỉ có màu sắc mà còn rộn rã âm
thanh của tiếng chim chiền chiện:

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Chiền chiện vốn là loài chim khi hót thường bay vút lên cao,tiếng hót ngân
xa,làm cho cảnh không gian mùa xuân càng trở nên tưng bừng,náo nức.Nghe âm
thanh của tiếng chim chiền chiện,tâm hồn thi nhân xao xuyến và cất lên tiếng
gọi hỏi tha thiết với sự thích thú,ngỡ ngàng,đắm say,ngây ngất.

*Trước vẻ đẹp của thiên nhiên mùa xuân,nhà thơ trào dâng cảm xúc.Không chỉ
cảm nhận mùa xuân bằng ánh mắt,bằng đôi tai mà nhà thơ còn lắng nghe mùa
xuân bằng cả trái tim:

Từng giọt long lanh rơi.

Tôi đưa tay tôi hứng

“Giọt” ở đây có thể là giọt sương buổi sớm,là giọt mưa xuân,nhưng thích hợp
nhất hơn cả ở đây là tiếng chim chiền chiện.Tiếng chim lảnh lót,vang vọng và
trong trẻo kết đọng lại như những hạt ngọc long lanh thả rơi vào không gian
trong suốt của mùa xuân.Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác cùng với động
từ “hứng” đã diễn tả niềm đắm say, ngây ngất, sự nâng niu,trân trọng của thi
nhân trước vẻ đẹp của thiên nhiên mùa xuân .

b)Lđ 2 :Những vần thơ trong khổ thơ thứ 2 là cảm xúc của tác giả trước mùa
xuân của đất nước, mùa xuân của cách mạng:

*Trước tiên, mùa xuân của đất nước được tác giả cảm nhận qua hình ảnh
“người cầm súng,người ra đồng”,biểu tượng cho hai nhiệm vụ hàng đầu của
cách mạng Việt Nam.

Mùa xuân người cầm sung

Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ


Người chiến sĩ ra trận với cành lá ngụy trang ở trên lưng họ như đang mang cả
mùa xuân ra trận. Mùa xuân tới người nông dân ra đồng trồng cấy, họ như
mang cả mùa xuân ra cánh đồng bằng bàn tay, bằng sức lao động. Điệp từ “
lộc” cùng từ láy “ hối hả, xôn xao”diễn tả khí thế tưng bừng, khẩn trương của
cả dân tộc khi bước vào mùa xuân .

* Sau khi ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân đất nước,tác giả bộc bạch những suy
ngẫm về đất nước trong lịch sử, hiện tại và tương lai.

Đất nước bốn ngàn năm

Vất vả và gian lao

Ðất nước như vì sao


Cứ đi lên phía trước

Nhân dân ta đã trải qua bao thời kì lúc hưng thịnh, lúc suy vong của bốn ngàn
năm dựng nước và giữ nước. Đất nước lấp lánh những chiến công trong lịch sử
đẹp như những vì sao tinh tú trên bầu trời. Đất nước đang thẳng tiến tới tương
lai bằng sức mạnh bằng bề dày lịch sử bốn nghìn năm Cụm từ “cứ đi lên phía
trước” như khẳng định đầy tự hào của nhà thơ về sự đi lên của đất nước là
không gì ngăn cản được

LĐ 3:Khổ thơ thứ 4 và 5,nhà thơ đã bày tỏ ước nguyện hóa thân, cống hiến,hi
sinh hết mình cho đất nước.

* Trước sắc xuân tươi đẹp của đất trời, tâm hồn thi nhân trào dâng ước
nguyện được cống hiến, hi sinh cho Tổ quốc:

“Ta làm con chim hót


Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến"
Đoạn thơ thể hiện khát vọng được hoà nhập, được cống hiến những điều tốt
đẹp cho cuộc đời chung. Niềm mong ước của ông thật giản dị chân thành được
thể hiện qua những hình ảnh gần gũi, nhỏ bé giữa thiên nhiên, “con chim, cành
hoa, nốt trầm”. Hình ảnh ẩn dụ đặc sắc cho thấy mong ước của tác giả được
cống hiến một phần công sức nhỏ của mình để làm vui, làm đẹp, điểm tô cho
mùa xuân của đất nước. Việc chuyển đổi đại từ “tôi”(ở khổ 1) sang đại từ “ta” ở
đây đã diễn tả ước nguyện đó không còn là riêng của Thanh Hải mà là ước
nguyện chung của mọi người:
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”

Hình ảnh ẩn dụ đặc sắc đầy sáng tạo “ một mùa xuân nho nhỏ” mang tâm niệm
của tác giả: mỗi người hãy là một mùa xuân nhỏ góp phần làm nên mùa xuân
lớn của đất nước. Cống hiến một cách chân thành, tha thiết, không phô trương ,
bền bỉ, dẻo dai dù khi đầu xanh tuổi trẻ hay khi mái tóc pha sương,từng khoảnh
khắc đều thuộc về Tổ quốc. Đặt trong hoàn cảnh ra đời của bài thơ khiến ta
càng trân trọng hơn một tâm hồn thơ tha thiết mến yêu cuộc đời, yêu đất
nước.

LĐ 4:Nghệ thuật:

Với thể thơ 5 chữ âm hưởng giọng điệu ngọt ngào tha thiết mang âm hưởng
dân ca miền Trung,ngôn ngữ mộc mạc,hình ảnh giàu ý nghĩa,các biện pháp tu
từ ẩn dụ,điệp ngữ,đảo ngữ,..khổ thơ.... đã thể hiện ước nguyện cống hiến
chân thành,giản dị, tha thiết của nhà thơ cho đất nước.

3.KB: Dù bài thơ đã ra đời từ rất lâu, nhưng bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của
Thanh Hải vẫn mãi là khúc ca trong sáng,tin yêu cuối cùng mà nhà thơ dành
tặng cho cuộc đời.Bài thơ gieo vào lòng ta tình yêu thiên nhiên,yêu mùa xuân,
nguyện góp phần vào việc xây dựng đất nước quê hương thân yêu của mình.

You might also like