You are on page 1of 21

Mùa xuân nho nhỏ

Thời gian này đang là tháng giêng, chúng ta đang sống ở thời điểm đẹp nhất của mùa xuân, mùa vốn là
một đề tài quen thuộc của thi ca nhạc họa. Cái tiết trời ấm áp, thiên nhiên tươi sang, vạn vật sinh sôi,
muôn hoa đua nở là nguồn thi hứng bất tận của thơ ca một cách tự nhiên. Thơ Việt Nam đã từng có
Mùa xuân xanh của Nguyễn Bính, Mùa xuân chín của | Hàm Mạc Tử, Một nhành xuân của Tô Hữu ... và
trong không khí rộn ràng đầy sắc xuân chúng ta không thể không kể đến màu mùa xuân khiêm nhường,
cảm động trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải . Bài thơ bày tỏ khát vọng dâng hiến tài năng
và sức lực của mình cho công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước

MB:Trái tim con người có sức mạnh phi thường và kì diệu. Ngạn ngữ Pháp có câu: “Mọi điều xuất phát
từ trái tim”. Trước khi rỏ từng giọt tâm hồn ra ngòi bút để viết nên những câu chữ đẹp đẽ tinh khôi, mỗi
nhà văn/thơ luôn để dòng tư tưởng thấm xuyên qua con tim thổn thức để viết nên những câu chữ đẹp.
Và với sự nghiệp sáng tác của … (ghi tên tác giả) ….thì ….(bà/ông)…. đã hướng cái nhìn sâu sắc của mình
về con người, cuộc sống thật thấu đáo. Có thể thấy rằng, kiệt tác ….. (ghi tên tác phẩm) ……. là một tác
phẩm thể hiện …. (ghi sơ lược ND bài thơ/ đoạn thơ) ….. Và đoạn trích/ bài thơ dưới đây sẽ minh chứng
rất rõ điều đó:

“Dẫn câu đầu

[…..]

Dẫn câu cuối”

Mùa xuân, mùa của yêu thương, hạnh phúc. Mùa xuân bao giờ cũng đem lại cho thiên nhiên sức sống
mới. Và cứ mỗi độ xuân về Tết đến, trong mỗi chúng ta trào dâng bao cảm xúc, hân hoan. Còn đối với
nhà văn, nhà thơ mùa xuân luôn là đề tài hấp dẫn. Say sưa với cảnh xuân đến, Thanh Hải đã sáng tác bài
thơ “Mùa xuân nho nhỏ” trong lúc nằm trên giường bệnh và ít lâu sau ông đã qua đời.

thi nhân từ xưa đến nay luôn có những cảm xúc nồng nàn, có những vần thơ tuyệt cú về mùa xuân,
mượn hình ảnh xuân, qua hình ảnh xuân mà gửi gắm tâm hồn hoặc triết lí sống của mình và mùa xuân
thường hiện lên qua sắc hoa đào, hoa mai rực rỡ.

Còn Thanh Hải với bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” lại cho ta thấy được mùa xuân của thiên nhiên và đất
nước cùng với những khát vọng, mong ước của nhà thơ với những hình ảnh rất mới lạ, độc đáo. Vậy cụ
thể những nội dung đó được đề cập trong tác phẩm như thế nào ta cùng tìm hiểu bài thơ để thấy được.

Tìm hiểu chung


Tác giả.

- Thanh Hải (1930-1980) tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn, quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Là nhà thơ CM Ông sinh ra, lớn lên, sống, chiến đấu và gắn bó trọn đời với mảnh đất Thừa Thiên

Ông tham gia hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống Pháp. . - Trong hai cuộc
kháng chiến kể cả những thời kì đen tốinhất ông bám trụ ờ quê hương, (vùng TTH) cất lên
tiếng thơ ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, ca ngợi sự hi sinh của nhân dân
miền Nam và khẳngđịnh niềm tin vào chiến thắng của cách mạng. Có thể nói cuộc
đời ông đã cốnghiến trọn vẹn cho đất nước, cho quê hương.
-trong tk k /c chống Mĩ ,ông đã cầm súng, cầm bút và có công xây dựng văn học cách mạng miền nam từ
những ngày đầu

.Thanh Hải từng là một người lính trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ với tư cách là
một nhà văn.

- Trong thời kì chống Mĩ cứu nước, Thanh Hải ở lại quê hương hoạt động và là một trong những cây bút
có công xây dựng cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu

Thơ Thanh Hải bình dị, trong sáng, sâu lắng và rất chân thành: Đối với nền thơ chống Mĩ của
miền Nam,Thanh Hải làmột trong những cây bút có nhiều đóng góp”.

- Các tác phẩm chính: Các tập thơ “Những đồng chí trung kiên” (1962), Huế mùa xuân (hai tập 1970 và
1975), Dấu võng Trường Sơn (1977)

- Năm 1965, được tặng giải thưởng văn học Nguyễn Đình Chiểu.

- Thanh Hải là một nhà thơ cách mạng, tham gia hai cuộc kháng chiến, bám trụ ở quê hương ông-vùng
Thừa Thiên Huế, cả trong những năm tháng khó khăn nhất của cách mạng ở Miền Nam. Cũng chính
trong thời gian ấy, những bài thơ của Thanh Hải, như “mồ anh hoa nở”, “cháu nhơ Bác Hồ” đã cùng với
những tiếng thơ khác của văn học cách mạng miền Nam vượt lên sự khủng bố tàn bạo của kẻ thù, khẳng
định niềm tin vào chiến trường của cách mạng và nhân dân. Sau ngày giải phóng, Thanh Hải vẫn gắn bó
với quê hương xứ Huế, sống và sáng tác ở đó cho đến lúc qua đời

2. Tác phẩm.

* Hoàn cảnh sáng tác:Bài thơ “mùa xuân nho nhỏ” ra đời tháng 11 năm 1980, khi nhà thơ đang nằm trên
giường bệnh và đc điều trị tại bv trung ương Huế,bài thơ được viết không bao lâu trước khi nhà thơ qua
đời, Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh đất nước ta mới thống nhất lại đang phải đối mặt với nhiều khó khăn
và thử thách gay gắt.bài thơ thể hiện niềm yêu mến thiết tha cuộc sống, đất nước và ước nguyện của tác
giả. Vì vậy, bài thơ được coi là những dòng chữ cuối cùng Thanh Hải để lại cho đời vừa là lời tổng kết
cuộc đời ông trước khi về cõi vĩnh hằng,như một lời tâm niệm chân thành, lời gửi gắm tha thiết của nhà
thơ để lại với cho đời. Hiểu hoàn cảnh sáng tác như vậy, người đọc sẽ càng thấu hiểu và trân trọng tình
cảm, tư tưởng của tác giả luôn tha thiết với csong, với quê hương,đất nước

-Sáng tác k bao lâu khi đang nằm trên giường bệnh

- Khổ thơ trên nằm ở phần đầu thi phẩm. Với những rung động dạt dào, niềm say sưa ngây ngất trước
vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời nhà thơ đã vẽ lên một bức tranh mùa xuân xứ Huế tươi đẹp, tràn đầy
nhựa sống. Bức tranh ấy là sự hòa quyện tuyệt đẹp giữa chất thơ chất họa và chất nhạc.

- Thể thơ 5 chữ của bài thường không ngắt nhịp trong từng câu và các khổ thơ cũng không đều đặn.
Nhịp điệu và giọng điệu của bài có biến đổi theo mạch cảm xúcsay xưa,trìu mến ở phần đầu khi diễn tả
cảm xúc về mùa xuân đất trời; nhịp nhanh, hối hả, phấn chấn khi nói về mùa xuân đất nước; giọng tha
thiết, trầm lắng khi bày tỏ suy nghĩ và ước nguyện được đóng góp “mùa xuân nho nhỏ” của đời mình
vào “mùa xuân lớn” của đất nước.

- Mạch cảm xúc: Cảm xúc của bài thơ được khơi nguồn nảy nở từ những cảm xúc trực tiếp hồn
nhiên, trongtrẻo trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân thiên nhiên, , từ đó mở
rộng cảm nghĩ về mùa xuân đất nước., cách mạng. Từ mùa xuân lớn của thiên nhiên
đất nước mà liên tưởngtới mùa xuân của mỗi cuộc đời – một mùa xuân nho nhỏ
góp vào mùa xuân lớn ,Cảm xúc lắng đọng dần vào suy tư, ước nguyện muốn nhập vào bản hòa ca
vĩ đại của cuộc đời bằng một nốt trầm xao xuyến của riêng mình, góp vào mùa xuân chung lớn lao “một
mùa xuân nho nhỏ”. Bài thơ khép lại với những cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương, đất nước, qua
làn điệu dân ca xứ Huế.

=> Mạch cảm xúc phát triển theo lối “tức cảnh sinh tình”đặc trưng nổi bật của thơ
ca.

-Ý nghĩa nhan đề:Nhan đề là một sáng tạo độc đáo, một phát hiện mới mẻ của nhà thơ. Nó thể hiện về
sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cái cá nhân và cộng đồng. - Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ
là biếu tương cho những gì tinh túy nhất, đẹp đẽ nhất của sự sống và của cuộc đời mỗi con người.Nó
còn thể hiện nguyện vọng chân thành của nhà thơ muốn sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của
minh, muốn cống hiến những gì tinh túy nhất, tốt đẹp nhất của mình cho cuộc đời chung.

* Bố cục:

Khổ 1 (gồm 6 dòng thơ): Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời

+ Khổ 2,3: Cảm xúc về mùa xuân đất nước.

+ Khổ 4,5: Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân đất nước.

+ Khổ cuối: Lời ca ngợi quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.
=> Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh mùa xuân: mùa xuân của thiên nhiên, mùa
xuân của đất nước và “mùaxuân nho nhỏ” của mỗi người.

*ND: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời;
thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho
nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.

II. Đọc – hiểu văn bản.


Thanh Hải là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam.Thơ ông thường có giọng điệu nhẹ
nhàng, trong sáng, thiết tha. Mùa xuân nho nhỏ là một trong số những bài thơ như thế. Đây là khúc ca
xuân sâu lắng, thiết tha về tình yêu thiên nhiên, đất nước con người và khát vọng sống cống hiến cao
đẹp của nhà thơ. Đến với 6 câu thơ đầu của bài thơ, ta sẽ được chiêm ngưỡng một bức tranh mùa xuân
tươi đẹp tràn đầy sức sống qua những rung cảm tinh tế của thi nhân:

1. Mùa xuân của thiên nhiên và đất nước (10’).

a. Cảm xúc về mùa xuân của thiên nhiên, đất trời.

Khác với bức tranh thiên nhiên mùa xuân rực rỡ sắc màu, rạo rực tình ái trong thi
phẩm “Vội vàng” của Xuân Diệu, với:
Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phấtp
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi…
Không mang một sắc xanh tràn ngập không gian như trong bài thơ “Mùa xuân
xanh” của Nguyễn Bính với:
Mùa xuân là cả một mùa xanh
Giời ở trên cao, lá ở cành
Lúa ở đồng anh và lúa ở
đồng nàng và lúa ở đồng quanh
Cũng không được khoác lên tấm áo mơ màng, tình tứ như trong bài thơ “Mùa xuân
chín” của Hàn Mặc Tử, với:
Trong làn nắng ửng khói mơ tan
Đôi má nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang
Bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải đ ược v ẽ
bằngnhững hình ảnh, màu sắc, âm thanh hài hòa, sống động, tràn đầy sức sống:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.

Mở đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, Thanh Hải viết :

Mọc giữa dòng sông xanh.

Một bông hoa tím biếc.

->Là một mùa xuân đầy sức sống

-Với không gian cao rộng (dòng sông, mặt đất, bầu trời bao la)

-Màu sắc hài hòa tươi thắm (sông xanh, hoa tím biếc).

-Âm thanh tươi vui, rộn ràng vang động cả đất trời

Mọc giữa dông .. xanh - dòng sông xanh chứ ko phải là "dòng sông đỏ nặng phù sa" của NĐT, cũng ko
phải "Dòng sông trong mát ” của Hoài Vũ. Đây là màu nức của sông Hồng hay tín hiệu báo xuấn về? Màu
xanh lam của dòng sông hoà cùng màu tím biếc của bông hoa - mẫu tím giản dị, thuỷ chung, quyến rũ -
màu sắc đặc trưng của xứ Huế. Nếu trớc đô thị sĩ Hàn Mặc Tử đã về lên 1 bức tranh xuân với sóng cỏ
xanh tới và một họ gian khoáng đạt thì Thanh Hải - chỉ bằng 1 vài nét phác hoạ đã vẽ ra cả 1 ko gian cao
rộng; đồng sông, mặt đất, bầu trời, cả sắc màu tới thăm của MX. Ngang nhìn bầu trời nhà thơ làng tai
nghe tiếng chim chiền chiện hát báo hiệu mùa xuân về. Các từ cảm thán “ơi, hót chỉ biểu lộ cảm xúc
thiết tha của con ngồi với tạo vật. Tiếng chim ngân vang, rung động đất trời đem đến bao niềm vui. Trên
nền xanh xuất hiện 1 bông hoa tìm biếc cùng với tiếng hót của chim chiến chiện => Một bức tranh mùa
xuân trong sáng, bình dị đó là vẻ đẹp hài hoà, đầy sức sống của mùa xuân.

- >Hai câu thơ đầu đã vẽ lên một không gian mùa xuân rộng mở tươi tắn, trẻ trung và tràn đầy sức sống
voi một Dòng sông xanhchảy hiền hòa: gợi lên liên tưởng tới dòng sông Hương thơ mộng uốn lượn
quanh kinh thành Huế. Mùa xanh của dòng sông mang vẻ đẹp thơ mộng yên bình. Cái màu xanh ấy
phản ánh được màu xanh của bầu trời, của cây cối haibên bờ, cái màu xanh quen
thuộc mà ta có thể gặp ở bất kì một con sông nào ởdải đất miền Trung.
Đây là một nét đẹp thân thương của xứ Huế - quê hương của nhà thơ.

Nổi bật trên nền xanh lơ của dòng sông là hình ảnh “mộtbông hoa tím biếc”, một
hình ảnh thân thuộc của cánh lục bình hay bông súng,bông trang mà ta th ường
gặp ở các ao hồ sông nước của làng quê: Màu tím biếc ấy không lẫn vào
đâuđược với sắc màu tím Huế thân thương- vốn là nét đặc trưng của những cô gái
đấtkinh kỳ với sông Hương núi Ngự.
-> Màu xanh của nước hài hoà với màu tím biếc của bônghoa tạo nên một nét
chấm phá nhẹ nhàng mà sống động, đem lại một vẻ đẹp tựnhiên, hài hòa, một màu
sắc đặc trưng của xứ Huế.
Nghệ thuật: Bức tranh xuân ấy hiện lên rất ít chi tiết nhưng vẫn đẹp, một vẻ đẹp hoàn thiện với đầy đủ
sắc màu, âm thanh và đường nét. Bằng hình ảnh giản dị từ “một dòng sông xanh” hiền hòa, “bông
hoa”sắc tím cùng tiếng“chim chiền chiện” đã tạo nên cảm giác tươi vui, rộn rã, không kém phần tươi
đẹp, bình dị. Bông hoa tím biếc: lại là hình ảnh trung tâm của bức tranh,bông hoa như nhuộm tím cả bầu
trời xuân. Sắc tím của bông hoa còn được nhà thơ miêu tả thật tinh tế bằng nghệ thuật đảo ngữ.

mùa xuân của tác giả không mang màu đỏ của hoa đào,không mang sắc vàng của hoa mai,mà lại mang
màu tím của hoa lục bình trên nền sông xanh bởi lẽ Bằng cách sử dụng hình ảnh bông hoa tím, nhà thơ
đã tái hiện thành công bức tranh thiên nhiên của xứ Huế-quê hương ông,màu tím là màu đặc trưng của
nơi đây với hình ảnh những người con gái mặc tà áo dài tím trang nhã cùng gắn liền với dòng sông
Hương trong xanh,thơ mộng. Qua tất cả những chi tiết trong 6 câu thơ, ta có thể thấy được một nét đẹp
tinh tế, thanh nhã của mùa xuân xứ Huế qua cái nhìn của Thanh Hải, đồng thời có thể nhìn thấy được
tấm lòng yêu quê hương tha thiết, chân thành của tác giả”

Bên cạnh đó, ngay hai câu mở đầu đã gặp một cách viết khác lạ. Không viết như bình thường: “một bông
hoa tím biếc mọc giữa dòng sông xanh” mà đảo lại: “Mọc giữa dòng sông xanh. Một bông hoa tím biếc”
Tác giả đã sử dụng từ “mọc” chứ không phải một động từ khác để miêu tả cái sự sinh sôi đâm chồi nảy
lộc của mùa xuân, và biện pháp đảo ngữĐộng từ “mọc” đặt ở đầu khổ thơ của bài thơ là một dụng ý
nghệ thuật của tác giả nhằm khắc sâu ấn tượng về sức sống trỗi dậy và vươn lên của mùa xuân. ,
Tưởng như bông hoa tím biếc kia đang từ từ, lồ lộmọc lên, vươn lên, xòe nở trên
mặt nước xanh của dòng sông xuân.làm cho cái sự sinh sôi nảy nở đầy càng mạnh mẽ hơn cả
Nét nghệ thuật này vừa làm nổi bật sức sống mãnh liệt, dồi dào của mùa xuân vừa thể hiện cảm xúc
ngạc nhiên, ngỡ ngàng, thích thú của nhà thơ trước sự xuất hiện đột ngột của bông hoa tím đồng nội.
. Hình ảnh dòng sông xanh biêng biếc, phản ánh sắc trời xuân xanh trong, những tia nắng vàng nhẹ dịu
dàng bỏ lại đằng sau một mùa đông lạnh giá, ủ ấm. “xanh” của dòng sông hay chính là xanh của thiên
nhiên, của cây cõi hoa lá đang vươn mình đâm chồi non lộc biếc, tất cả đã tạo nên một màu xanh của
thiên nhiên đất trờixuân.Tạo nên một bức tranh....

=> "Mọc" là vươn lên để đón lấy những nắng gió cuộc đời, là sự trỗi dậy, sự thức tỉnh sau một giấc ngủ
đông. Bằng việc vận dụng nghệ thuật đảo ngữ, từ "mọc" đặt ở đầu câu thơ càng tô đậm sức sống mãnh
liệt đến bất ngờ của thiên nhiên, tạo vật khi khoác lên mình chiếc áo của sự khởi đầu và hứng lấy những
tinh chất quý giá của ngày xuân. Cũng góp vào thi đàn hồn thơ nàng xuân, Chế Lan Viên đã viết "Xuân
Về", về trên màu xanh của tà áo chuối non, màu đỏ của những chùm pháo trước nhà và sắc hồng dịu
dàng của hoa đào. Còn Thanh Hải, ông chọn cho mình những gam màu dịu dàng, nên thơ và rất đặc
trưng của Huế. Đó là khúc sông uốn lượn tựa như tấm lụa đào thướt tha của dải đất miền Trung quanh
co. Phải chăng đó chính là dòng Hương Giang êm đềm, hiền từ ? Dòng sông đó đã hoà nhập với bầu trời
xanh thẳm bên trên để biến thân thành một "dòng sông xanh". Chấm phá trên phông nền xanh xanh ấy
là hình ảnh "một bông hoa tím biếc". Xuân miền Nam là hoa mai nhuộm màu vàng rạo rực của nắng.
Xuân miền Bắc là cành đào e thẹn nép sau chiếc váy màu hồng nhạt. Còn mùa xuân của Huế, mùa xuân
của Thanh Hải là một màu tím biếc. Chẳng biết tự bao giờ, mỗi lần nhắc đến tên gọi của vùng đất Thần
Kinh thương nhớ, người ta lại mường tượng ra một sắc tím thủy chung ôm trọn cả bầu trời. Đến với hồn
thơ của Thanh Hải, ta lại thấy sắc tím bình dị thắp thoảng giữa dòng Hương như một biểu tượng ngàn
năm của xứ Huế trầm tư, cổ kính.

=>Như vậy chỉ với hai câu thơ đầu, nhà thơ đã đem đến cho người đọc một bức tranh mùa xuân tươi
tắn, trẻ trung, tràn đầy sức sống nhưng cũng rất tự nhiên, rất riêng, rất Huế.
- Nội dung: Bông hoa ấy mọc từ giữa dòng sông như tâm điểm của một bức tranh đầy ấn tượng. Bông
hoa ấy như phát sinh, khởi nguồn từ cái sức sống dồi dào, bất tận của dòng sông xanh để không ngừng
vươn lên bất tử.

Bức tranh ấy càng sống động hơn bởi âm thanh của tiếng chim chiền chiện quen thuộc của quê hương
miền trung:

“Ơi con chim chiền chiện.

Hót chi mà vang trời”

Nhà thơ gọi “ơi” nghe sao mà tha thiết thế! Lời gọi ấykhông cất lên từ tiếng nói mà
cất lên từ sâu thẳm tình yêu thiên nhiên, cất lêntừ tấm lòng của nhà thơ trước mùa
xuân tươi đẹp với những âm thanh rộn rã.
+ Lời gọi ấy mới đầu nhen nhóm ở một góc trái tim, nhưng conngười nhà thơ và
những cảnh sắc, âm thanh kia như đã hòa vào làm một, cảm xúctừ đó mà òa ra
thành lời, thật ngỡ ngàng, thật thích thú.
+ Cảm xúc của nhà thơ đã trào dâng thực sự qua câu hỏi tutừ: “Hót chi mà vang
trời”. Thứ âm thanh không thể thiếu ấy làm sống dậy cảkhông gian cao rộng,
khoáng đạt, làm sống dậy, vực dậy cả một tâm hồn con ngườiđang phải đối mặt với
những bóng đen ú ám của bệnh tật, của cái chết rình rập.
-> Dòng sông êm trôi, bông hoa lững lờ, tiếng chim rộnrã… bức tranh mùa xuân x ứ
Huế bao giờ cũng đẹp, nhẹ nhàng, và mơ mộng như thế!

- Tiếng chim chiền chiện: Không gian mùa xuân được mở ra thật thoáng đãng với những ảnh bầu trời và
âm thanh trong trẻo của tiếng chim chiền chiện. Nét tài hoa của Thanh Hải là đã lấy kích thước của đất
trời, vũ trụ để đo độ cao, độ vang, độ xa của tiếng chim đồng nội. Trong niềm rung cảm của nhà thơ, âm
thanh của tiếng chim như một bản nhạc của đất trời không chỉ làm xao xuyến tâm hồn nhà thơ mà còn
làm xao động cả không gian. Vì thế Thanh Hải đã cất lên tiếng gọi tha thiết “Ơi con chim chiền chiện/ Hót
chi mà vang trời”. Câu hỏi tu từ kết hợp với từ chi đã đem đến cho câu thơ một giọng điệu ngọt ngào,
thân thương rất Huế. Phải chăng, chất nhạc trong tâm hồn nhà thơ đã hòa quyện với chất nhạc của
thiên nhiên đất trời để ra để rồi ngân nga một khúc nhạc xuân say đắm.

- Nghệ thuật: Nhạc điệu của câu thơ như giai điệu của mùa xuân tươi vui và rạo rực. Các từ than gọi “ơi,
chi”, biện pháp nhân hóa, tác giả như đang trò chuyện với thiên nhiên, chim chiền chiện, mang chất
giọng ngọt ngào đáng yêu của người xứ Huế thân thương, gần gũi. Câu thơ cứ như câu nói tự nhiên
không trau chuốt từ ngữ nhưng vẫn mang âm hưởng thi ca. Câu hỏi tu từ “hót chi” thể hiện tâm trạng
đùa vui, ngỡ ngàng, thích thú của tác giả trước giai điệu của mùa xuân.

- Nội dung: Quả thật, thiên nhiên nhất là mùa xuân vốn hào phóng, sẵn sàng trao tặng con người mọi vẻ
đẹp nếu con người biết mở rộng tấm lòng. Thanh Hải đã thực sự đón nhận mùa xuân với tất cả sự tài
hoa của ngòi bút, sự thăng hoa của tâm hồn. Tiếng chim ấy hót vang bên trời cao, tiếng hót trong trẻo,
ngân nga, rộn ràng có độ lan tỏa không dứt, làm cho không khí của mùa xuân trở nên náo nức lạ thường.

Chỉ bằng vài nét phác hoạ, tác giả đã vẽ ra được cả một không gian cao rộng (dòng sông, mặt đất, bầu
trời), cả màu sắc tươi thắm của mùa xuân (sông xanh, hoa tím biếc - màu sắc đặc trưng của xứ Huế) và
cả âm thanh vang vọng, tươi vui của tiếng chim hót. Đây là một bức tranh thiên nhiên mùa xuân thật
đẹp, tràn đầy sức sống

=>Nhà thơ lặng ngắm, lặng nghe bằng cả trái tim xao động, bằng trí tưởng tượng, liên tưởng độc đáo:

- Thiên nhiên, nhất là mùa xuân vốn hào phóng, sẵn sàng traot ặng con ng ười m ọi
vẻ đẹp nếu con người biết mở rộng tấm lòng. Thanh Hải đãthực sự đón nhận mùa
xuân với tất cả sự tài hoa của ngòi bút, sự thăng hoa củatâm hồn. Nhà thơ lặng
ngắm, lặng nghe bằng cả trái tim xao động, bằng trí tưởngtượng, liên tưởng độc
đáo:
Từng giọt long lanhrơi
Tôi đư a tay tôi hứ ng.
.
+ Giọt ở đây là giọt mưa xuân long lanh ánh sáng của mùa xuân.

+ Giọt âm thanh vang lên nhưng không tan loãng mà lắng đọng thành từng giọt long lanh,mang dấu ấn
của mùa xuân, sự tưởng tượng phong phú của nhà thơ, thể hiện niềm vui hân hoan được kích thích từ
buổi sáng mùa xuân trên quê mình.

- Giọt long lanh: giọt mùa xuân được kết đọng bởi âm thanh của con chim và đất trời vào xuân hoà
quyện.

-> Cụm từ “ giọt long lanh” gợi lên những liên tưởng phongphú và đầy thi vị. Nó có
thể là giọt sương lấp lánh qua kẽ lá trong buổi sớmmùa xuân tươi đẹp, có thể là
giọt nắng rọi sáng bên thềm, có thể giọt mưa xuânđang rơi…Theo mạch cảm xúc
của nhà thơ thì có lẽ đây là giọt âm thanh của tiếngchim ngân vang, đọng lại thành
từng giọt niềm vui, rơi xuống cõi lòng rộng mởcủa thi sĩ, thấm vào tâm hồn đang
rạo rực tình xuân.

=> Tóm lại khổ thơ đầu vừa phác hoạ được cảnh mùa xuân tươi vui, vừa thể hiện được cảm xúc say sưa
ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời lúc vào xuân

Hình ảnh giọt long lanh: Hành động đưa tay hứng cho ta thấy tác giả như mở lòng đón nhận vẻ đẹp kì
diệu của mùa xuân và đồng thời thể hiện Niềm say sưa, ngây ngất, sự nâng niu trân trọng của nhà thơ
trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời lúc với xuân với cảmxúc say sưa, xốn xang, rạo rực.
Nhà thơ như muốn ôm trọn vào lòng tất cả sứcsống của mùa xuân, của cuộc đời.
Vẻ đẹp ấy được thể hiện qua hình ảnh thơ độc đáo Từng giọt long lanh rơi. Giọt long lanh có thể hiểu là
giọt mưa xuân, giọt sương sớm. Xong gắn hình ảnh thơ này với hai câu thơ miêu tả tiếng chim chiền
chiện ta sẽ có một cách hiểu thật thú vị. Phải chăng giọt long lanh mà Thanh Hải đưa tay ra hứng chính là
giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện. Tiếng chim vô hình bỗng biến thành hữu hình.

- Ở đây Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác được vận dụng một cách tàihoa, tinh tế qua
trí tưởng tượng của nhà thơ đó là sự chuyển đổi thần tình từ thính giác, sang thị giác và xúc giác;
từ vô hình sang hữu hình. Trong rung cảm của nhà thơ xứ Huế những những giọt âm thanh ấy là sự kết
tinh vẻ đẹp tinh túy của đất trời. Nó là giọt sống lấp lánh sắc màu, là giọt hạnh phúc của cuộc đời mà nhà
thơ đưa tay đón nhận với tất cả sự trân trọng và nâng niu.

=> Phải là người yêu thiên nhiên, yêu quê hương xứ sở tha thiết đến nhường nào Thanh Hải với vẽ lên
một bức tranh xuân tươi đẹp đến thế.

- Nghệ thuật: Về hai câu thơ trên, với hình ảnh độc đáo “giọt long lanh”, ta có hai cách hiểu

+ từng giọt ở đây là giọt mưa xuân long lanh trong ánh sáng của trời xuân nhưng cũng còn có thể hiểu
hai câu này gắn với hai câu trước:

+ Tiếng chim đang vang xa bỗng gần lại, rõ ràng, tròn trịa như kết thành những giọt sương óng ánh sắc
màu, rơi rơi, rơi mãi tưởng chừng không dứt và nhà thơ đưa tay hứng từng giọt âm thanh ấy. , Nếu hiểu
là “giọt mưa xuân” cũng có chỗ hợp lí: nét quen thuộc của khung cảnh mùa xuân và dễ gợi cảm xúc xôn
xao trong lòng người. Nhưng có chỗ chưa thật hợp lí: mưa xuân thường nhẹ và ấm …(Bữa ấy mưa xuân
phơi phới bay - Nguyễn Bính), chứ không thể tạo thành giọt.

- Cách hiểu thứ hai hợp lí hơn:

+ Liền mạch với câu thơ trước

+ NT ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Nhà thơ đưa tay hứng từng giọt âm thanh tiếng chim (chuyển đổi cảm
giác). Tiếng chim từ chỗ là âm thanh, chuyển thành từng giọt, từng giọt ấy lại long lanh ánh sáng và màu
sắc, có thể cảm nhận bằng xúc giác.

+ nhà thơ đưa tay hứng từng giọt âm thanh tiếng chim hiểu theo cách thứ hai thỉ ở đây có sự chuyển đổi
cảm giác Như vậy từ một hình tượng, một sự vật, tác giả đã dùng bút pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác,
trước hết cảm nhận bằng âm thanh (thính giác), tác giả đã chuyển đổi biến nó thành một sự vật có thể
nhìn được bằng mắt (thị giác) bởi nó có hình khối, màu sắc rồi lại được như cảm nhận nó bằng da thịt,
bằng sự tiếp xúc (xúc giác). Nghệ thuật ví ngầm, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác này quả đã đạt tới mức tinh
tế đáng khâm phục. Hiểu theo cách nào thì hai câu thơ vẫn biểu hiện niềm say sưa, ngây ngất của nhà
thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, trời đất lúc vào xuân.

->Say sưa, ngây ngất trước cảnh thiên nhiên mùa xuân khoáng đạt, tươi thắm, rộn rã
- Nội dung: Hai câu thơ đã biểu hiện niềm say sưa, ngây ngất, xốn xang, rạo rực của nhà thơ trước vẻ
đẹp của thiên nhiên, đất trời lúc vào xuân. Chắc hẳn trong lòng thi sĩ đang dạt dào tình yêu quê hương,
đất nước, tình yêu cuộc đời.

=>Nhà thơ Say sưa, ngây ngất trước cảnh thiên nhiên mùa xuân khoáng đạt, tươi thắm, rộn rã thưởng
thức mùa xuân một cách trọn vẹn trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời xứ Huế.

=> Khổ thơ mở đầuđã mở ra một bức tranh xứ Huế thật đẹp: có hình ảnh, có màu
sắc, âm thanh đượchọa lên từ những vần thơ có nhạc…
=> Bài thơ đượcviết vào tháng 11 năm 1980, khi ấy đang là mùa đông giá rét. Nh ư
vậy, hình ảnhmùa xuân được miêu tả ở đây là mùa xuân trong tâm tưởng của nhà
thơ. Đối mặtvới bệnh tật, thậm chí phải đối mặt với cả cái chết, vậy mà nhà thơ vẫn
hướngđến mùa xuân tươi trẻ, tràn đầy sức sống, thể hiện một tâm hồn lạc quan
yêuđời, một niềm khát khao cuộc sống vô bờ.
=> Đọc những vầnthơ của ông, người đọc trân trọng hơn, yêu hơn một tâm hồn
nghệ sĩ, một tìnhyêu quê hương, đất nước đến vô ngần.

b. Cảm xúc về mùa xuân của đất nước.

Từ mùa xuân của thiên nhiên đất trời, cảm hứng thơ chuyển sang cảm nhận về mùa xuân của đất nước
một cách tự nhiên.

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạn

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao…

Khi xưa, trong đêm đen của kiếp sống nô lệ, nhà thơ Tố Hữu –một người con xứ
Huế đã từng viết:
Tôi nện gót trên đườngphố Huế
Dửng dưng không mộtcảm tình chi
Không gian sặc sụa mùiô uế
Như nước dòng Hươngmải cuốn đi
Đó là Huế trong quá khứ nô lệ đen tối, lầm than. Thời nay,trong hiện tại, Huế đã đổi
khác, đang hối hả nhịp chiến đấu, xây dựng cùng đấtnước:
Mùa xuân người cầmsúng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao…
nói đến MX là nói đến những lễ hội dân gian truyền thống của dân tộc - tục ngữ có
câu Tháng giêng là tháng ăn chơi". Hay Nguyễn Du đã từng viết * Thanh minh
trong tiết tháng 3
- Không phải ngẫu nhiên trong khổ thơ lại xuất hiện hình ảnh“người cầm súng” và
“người ra đồng”. Họ là những con người cụ thể, những conngười làm nên lịch sử với
hai nhiệm vụ cơ bản của đất nước ta trong suốt quátrình phát triển lâu dài: chiến
đấu và sản xuất, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.

Đất nước và con người cũng mang vẻ đẹp của sức sống vô tận, rộn ràng bước vào một mùa xuân mới.
Lộc xuân theo người cầm súng, lộc xuân trải dài nương mạ.

Từ mùa xuân của thiên nhiên, đất trời, nhà thơ chuyển sang cảm nhận về mùa xuân của đất nước. Đất
nước và con người cũng mang vẻ đẹp của sức sống vô tận, rộn ràng bước vào một mùa xuân mới. Lộc
xuân theo người cầm súng, lộc xuân trải dài nương mạ. Hình ảnh “người cầm súng” và “người ra đồng”
là hai hình ảnh hoán dụ, biểu trưng cho hai nhiệm vụ chiến đấu và lao động dựng xây đất nước

. - Mùa xuân không những chắp thêm đôi cánh sức mạnh cho conngười mà còn
chuẩn bị cho con người những “lộc” non tươi mới, căng tràn nhựasống

Âm hưởng thơ hối hả, khẩn trương với nhiều điệp từ, điệp ngữ láy lại ở đầu câu.
Câu thơ vừa tả thực, vừa tượng trưng, hàm chứa nhiều ý nghĩa trong hình ảnh người lính và người nông
dân với từ “lộc” nhiều nghĩa. “Lộc” là chồi non, cành biếc non,lá non mơn mởn nhưng lộc còn tượng
trưng cho vẻ đẹp của mùa xuân và sứcsống mãnh liệt của đất nước là thành quả hạnh phúc. Từ “lộc”
khiến sắc xanh như tràn ngập khắp đất trời, sắc xanh hay sắc xuân bao phủ lên đất nước. Người cầm
súng giắt lộc để nguỵ trang ra trận như mang theo sức xuân vào trận đánh bc tổ quốc người nông dân
đem mồ hôi và sức lao động cần củ làm xanh những cánh đồng ,như gieo mùa xuân trên từng nương
mạ. “lộc” ở đây là những mầm xuân tươi non trải dài trên ruộng đồng bát ngát, báo
hiệu một mùa bộithu. Nhưng đặc biệt hơn cả, “lộc” là sức sống, là tuổi trẻ,
sứcthanh xuân tươi mới đầy mơ ước, lí tưởng, đầy những hoài bão và khát vọng
cốnghiến của tuổi trẻ, sôi nổi trong mỗi tâm hồn con người – tâm hồn của người
línhdũng cảm, kiên cường nơi lửa đạn bom rơi – tâm hồn của người nông dân cần
cù,hăng say tăng gia sản xuất. “Lộc” chính là thành quả hôm nay và niềm tin,
hivọng ngày mai.

Ý thơ vô cùng sâu sắc máu và mồ hôi của nhân dân ta góp phần tô điểm và giữ lấy mùa xuân mãi mãi

- >Mùa xuân đến mang đến tiếng gọi của những cố gắng mới vàhi vọng mới, mang
đến tiếng gọi của đất nước, của quê hương đang trên đà đổithay, phát triển. Những
tiếng gọi lặng lẽ tới từ mùa xuân làm thức dậy conngười, làm trái tim con người
như bừng lên rạng rỡ trong không khí sôi nổi củađất nước, của muôn cây cỏ đã đi
theo người lính vào chiến trường, sát kề vai,đã cùng người lao động hăng say
ngoài đồng ruộng.
ND: Những con người lao động, chiến đấu ấy đã mang cả mùa xuân ra trận địa của mình để gặt hái mùa
xuân về cho đất nước. Con người đang dệt nên mùa xuân đất nước, cả đất trời đang tràn ngập sắc xuân.

Sức sống của mùa xuân còn được cảm nhận trong nhịp điệu hối hả, trong âm thanh xôn xao.

“Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao”

+ Điệp ngữ “tất cả”, các từ láy biểu cảm “hối hả”, “xônxao”, nhịp thơ nhanh => nhà
thơ đã khái quát được cả một thời đại của dântộc.
+ “Hối hả” diễn tả nhịp điệu khẩn trương, tất bật của nhữngcon người Việt Nam
trong giai đoạn mới, thời đại mới, trong công cuộc xây dựngxã hội chủ nghĩa.
+ Còn “xôn xao” lại bộc lộ tâm trạng náo nức rộn ràng.

- Nghệ thuật: Ở đây, với điệp từ “tất cả” kết hợp với từ láy “hối hả, xôn xao” và so sánh “như”

- Nội dung: Góp phần tao nên nhịp điệu tươi vui, rộn rã. Qua đó, tác giả đã nhấn mạnh khí thế tinh thần
phấn chấn của con người mùa xuân. Và đất nước được hình dung bằng một hình ảnh so sánh đẹp:

. Và đất nước được hình dung bằng một hình ảnh so sánh đẹp: đất nước như vì sao-cứ đi lên phía trước

- Xúc cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước khi bước vàomùa xuân, nhà thơ
Thanh Hải đã có cái nhìn sâu sắc và tự hào về lịch sử bốnnghìn năm dân t ộc:

Đất nước bồn ngàn năm

Vất vả và gian lao

“Đất nước như vì sao.

Cứ đi lên phía trước”.

+ Với nghệ thuật nhân hóa, Tổ quốc như một người mẹ tần tảo,vất vả và gian lao, đã
làm nổi bật sự trường tồn của đất nước. Để có được sựtrường tồn ấy, giang sơn gấm
vóc này đã thấm bao máu, mồ hôi và cả nước mắt củacác thế hệ, của những tháng
năm đằng đẵng lúc hưng thịnh, lúc thăng trầm. Nhưngdù trở lực có mạnh đến đâu
cũng không khuất phục được dân tộc Việt Nam:
“Sốngvững chãi bốn nghìn năm
sừng sững
Lưng đeogươm tay mềm mại bút
hoa”. ( Huy Cận)
+ Đặc biệt, phép tu từ so sánh được nhà thơ sử dụng vô cùngđặc sắc, làm ý thơ
hàm súc –“Đất nước như vì sao/Cứ đi lên phía trước”. > So sánh độc đáo bằng hình ảnh đẹp

Sao lànguồn sáng bất diệt của thiên hà, là vẻ đẹp lung linh của bầu trời đêm, là
hiệnthân của sự vĩnh hằng trong vũ trụ. So sánh như thế, là tác giả đã ngợi ca
đấtnước trường tồn, tráng lệ, đất nước đang hướng về một tương lai tươi sáng.
Điệpngữ “đất nước” được nhắc lại hai lần thể hiện sâu sắc ý thơ: trải qua nhữnggian
truân, vất vả, đất nước vẫn toả sáng đi lên không gì có thể ngăn cản được.
.

”: tác giả đã so sánh đất nước ta như vì sao trên trời, nhằm ca ngợi đất nước đẹp lung linh tỏa sáng như
vì sao trên bầu trời đêm ,gợi liên tưởng đến vẻ đẹp, ánh sáng và hi vọng trong hiện tại và tương lai. “Đất
nước bốn nghìn năm”, hoá thành những vì sao đi lên, bay lên, ngời sáng lung linh. Bên cạnh đó, hình ảnh
đất nước trong quá khứ lại được nhân hóa “vất vả và gian lao” nhưng không kém phần anh dũng.

=> Ta cảm nhậnđược niềm tin tưởng của tác giả vào tương lai rạng ngời của dân
tộc Việt Nam. Âm thanhmùa xuân đất nước vang lên từ chính cuộc sống vất vả,
gian lao mà tươi thắm đếnvô ngần.

- Nội dung: Từ đó, ta thấy được cảm xúc say mê, tự hào, tin tưởng con người và cuộc sống của quê
hương, đất nước khi vào xuân của nhà thơ. Hình ảnh những con người mang sức sống bền bỉ, mãnh liệt,
giàu bản lĩnh và khí phách hào hùng.

=>Thể hiện niềm tin tưởng của tác giả vào tương lai rạng ngời của dân tộc Việt Nam.Nâng đất nước lên
tầm cao mới. Đó là ước mơ khát vọng của nhà thơ.

=> Đất nước mãi đi lên, cứ mỗi mùa xuân lại tiếp thêm sức sống mới.

-> Khẩn trương, sôi động, hứa hẹn nhiều tốt đẹp.- Đất nước mang sức sống bền bỉ, vững vàng.

(Điều hi vọng của Thanh Hải 1980 bây giờ đã thành hiện thực, đất nước 4000na8n văn hiến, vất vả, cứ
kiên cường đi lên… Sau khi bộc lộ cảm xúc trước mùa xuân của đất nước, của thiên nhiên, tác giả đã nói
gì về mùa xuân của riêng minh? Đất nước được hình dung bằng một hình ảnh so sánh đẹp và đầy ý
nghĩa. Sao là nguồn sáng lấp lánh, vẻ đẹp của bầu trời vĩnh hằng. So sánh đất nước với vì sao là biểu lộ
niềm tự hào đối với đất nước anh hùng, giàu đẹp. "Cứ đi lên phía trước". Câu thơ khẳng định ý chí quyết
tâm, niềm tin sắt đá của dân tộc để xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh.)

-> Ý thơ khẳngđịnh một điều: không chỉ cá nhân nào vội vã mà cả đất nước đang
hối hả, khẩntrương sản xuất và chiến đấu. Tất cả đều náo nức, rộn ràng trong mùa
xuân tươiđẹp của thiên nhiên, của đất nước.
-> Thanh Hải đãrất lạc quan, say mê và tin yêu khi viết nên những vần thơ này.

2. Suy ngẫm và tâm niệm của nhà thơ trước mùa xuân đất nước. (Khổ 4,5)

Đoạn 7: Từ cảm xúc về mùa xuân của thiên nhiên, đất nước, mạch thơ chuyển một cách tự nhiên sang
bày tỏ những suy ngẫm và tâm niệm của nhà thơ trước mùa xuân đất nước. về lẽ sống,về ý nghĩa
giá trị của cuộc đời mỗi con người:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hoà ca

Một nốt trầm xao xuyến

+ Để bày tỏ lẽ sống của mình, ngay từ những câu thơ mở đầuđoạn, Thanh Hải đã
đem đến cho người đọc cái giai điệu ngọt ngào, êm ái củanhững thanh bằng liên
tiếp “ta”-“hoa”-“ca”.
+ Điệp từ “ta” được lặp đi lặp lại thể hiện một ước nguyệnchân thành, thiết tha.
+ Động từ “làm”-“nhập” ở vai trò vị ngữ biểu lộ sự hoá thânđến diệu kỳ - hoá thân để
sống đẹp, sống có ích.
.
-> Đọc đoạn thơ,ta xúc động trước ước nguyện của nhà thơ xứ Huế và cũng là ước
nguyện của nhiều người.

Đó là khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp dù là nhỏ bé cuảa
mình cho cuộc đời chung cho đất nước.

- Được thể hiện qua chi tiết:

+Làm con chim hót rộn ràng cho mùa xuân.

+ Làm nhành hoa nhỏ lặng lẽ toả hương thơm cho đời.

+ Nhà thơ đã lựa chọn những hình ảnh đẹp của thiên nhiên,của cuộc sống để bày t ỏ
ước nguyện: conchim, một cành hoa, một nốt trầm. Còn gì đẹp hơn khi làm một
cành hoa đemsắc hương tô điểm cho mùa xuân đất mẹ! Còn gì vui hơn khi được
làm con chim nhỏcất tiếng hót rộn rã làm vui cho đời!

->+ Các hình ảnh bông hoa, tiếng chim đã xuất hiện trong cảmxúc của thi nhân v ề
mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp, giờ lại được sử dụng để thểhiện lẽ sống của mình.
Một ý nghĩa mới đã mở ra, đó là mong muốn được sống cóích, sống làm đẹp cho
đời là lẽ thường tình.
.

+ Nhập vảo hoà ca của đất nước đang hăng hái sản xuất và chiến đấu. Một nốt trầm xao xuyến, hình ảnh
nốt trầm xao xuyến là một sáng tạo hay thể hiện sự hoà nhập và lắng sâu dù rất khiêm tốn.

ThANH Hải muốn được làm những điều giản dị nhất, gần gũi với cuộc sống, tiếng chim hót đem lại niềm
vui cho cuộc đời, bông hoa đẹp tỏa hương thơm tổ thâm thêm về đẹp cuộc sống, nốt nhạc trầm bỗng
tượng trưng cho tài trí của con người Việt Nam...Tất cả cùng hòa vàobản nhạc của mùa xuân đất nước.

- Nghệ thuật: Trước hết, ở đoạn thơ này ta thấy tác giả dùng phương thức biểu cảm trực tiếp. Nhân vật
“ta” trực tiếp bộc lộ tâm niệm của mình. Biện pháp điệp ngữ “ta làm” kết hợp với hình ảnh tự nhiên,
giản dị và đẹp “con chim hót, một cành hoa, một nốt trầm xao xuyến”

Ở khổ đầu tác giả xưng “tôi” , cái tôi cá nhân đang say sưa trước cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân. Sang
khổ thơ này tác giả xưng ta, cái ta chung của dân tộc.

=>"Tôi" là đại từ ngôi thứ nhất số ít, thể hiện niềm riêng, chỉ tác giả, ở khổ 4 tác giả xưng “ta” vừa ở số ít
và số nhiều, vừa là niềm riêng, vừa là cái chung, niềm riêng của tác giả đã hòa nhập vào cái chung của
mọi người. Thể hiện khát vọng được hòanhập vào cuộc sống chung của đất nước

 Cách dùng đại từ “ta’’ cho thấy khát vọng cống hiến không chỉ riêng nhà thơ mà của tất cả mọi người.

=>“Trong một bản nhạc thường có nốt cao và nốt trầm, nốt cao được nhiều người chú ý hơn vì âm
thanh bay bổng, du dương nhưng ở đây thi sĩ lại ví mình như “một nốt trầm” để thể hiện sự cống hiến
một cách âm thầm lặng lẽ, khiêm tốn không quá phô trường ồn ào. Mỗi người phải mang đến cho cuộc
đời chung một nét riêng, cái phần tinh túy của mình, dù nhỏ bé, góp vào cuộc đời chung.”

- Nội dung: Giúp ta nhận ra được ước nguyện của nhà thơ. Thi sĩ đã dùng những hình ảnh đẹp của thiên
nhiên để nói lên ước nguyện của mình. ThANH Hải muốn được làm những điều giản dị nhất, gần gũi với
cuộc sống Một con chim hót để cất tiếng thơ ngợi ca đất nước, đem lại niềm vui cho cuộc đời, bông hoa
đẹp tỏa hương thơm tô đậm thêm vẻ đẹp cuộc sống.Điều tâm niệm của nhà thơ là khát vọng được hoà
nhập vào cuộc sống của đất nước cống hiện phần tốt đẹp- dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho
đất nước, nhưng không làm mất đi bản sắc riêng của xứ Huế mộng mơ nhà thơ chỉmuốn làm “một
nốt trầm” nhưng phải là“một nốt trầm xao xuyến” để góp vào bản hoà ca chung.
Nghĩa là nhà thơ muốn đem phần nhỏ bé của riêng mình để góp vào công cuộc đ ổi
mới và đi lên của đất nướcTất cả cùng hòa vàobản nhạc của mùa xuân đất nước.

+ =>ước nguyện cống hiến cho đời một cách khiêm tốn và thầm lặng k kể thời gin tuổi tác
- Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh tự nhiên, giản dị và đẹp.
Đẹp và tự nhiên vì nhà thơ đã dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên để nói lên ước nguyện của
mình: “ta làm con chim hót-Ta làm một cành hoa”. Ở phần đầu của bài thơ, tác giả đã phác hoạ hình ảnh
mùa xuân bằng các chi tiết bông hoa và tiếng chim hót

Đoạn 8: Những hình ảnh bông hoa, tiếng chim hót được tác giả phác hoạ ở phần đầu bài thơ giờ đây lại
trở lại trong khổ thơ này trong giọng thơ êm ái, ngọt ngào.

-Nghệ thuật: Cách cấu tứ lặp lại như vậy tạo ra sự đối ứng chặt chẽ và mang một ý nghĩa mới, thể hiện
niềm mong muốn được sống có ích,cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên như con chim mang đến tiếng
hót, bông hoa toả hương sắc cho đời.

- Liên hệ tác phẩm thơ khác: - Cách cấu tứ lặp lại như vậy tạo ra sự đối ứng chặt chẽ. Những hình ảnh
chọn lọc ấy được trở lại đã mang một ý nghĩa mới: niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho
đời là một lẽ tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót, bông hoa toả hương sắc cho đời. Cũng trong
khoảng thời gian này Tố Hữu nhà thơ cùng quê xứ Huế và có ảnh hưởng rõ rệt đến thơ Thanh Hải đã viết
trong bài “ Một khúc ca xuân” những suy ngẫm tương tự

Nếu là con chim, chiếc lá

Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không có trả

Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình?

Điều tâm niệm ấy thật cao đẹp, chân thành, là sự phát triển tự nhiên trong mạch cảm xúc của bài thơ.

- Nghệ thuật: Điệp từ “ta” như một lời khẳng định. Và trong phần đầu, tác giả dùng đại từ “tôi”, sang
phần sau, tác giả lại dùng đại từ “ta”. Vậy sự chuyển đổi đại từ nhân xưng ấy của chủ thể trữ tình mang ý
nghĩa như thế nào?

- Nội dung: Qủa rằng ta có thể thấy, khi tác giả dùng đại từ nhân xưng là “tôi” thì chỉ mang cảm xúc cá
nhân trước mùa xuân đất nước. Nhưng khi tác giả dùng đại từ “ta” vừa số ít, vừa số nhiều, và cái “ta”
vốn chỉ để nói về mình bỗng như trở thành cái “ta” chung của nhiều người, khát vọng của nhiều người.
Mong ước tự góp sức mình vào vẻ đẹp và sức sống mùa xuân, ý nguyện được chung sống, được sẻ chia
buồn vui với mọi người.

Nét riêng trong những câu thơ của Thanh Hải là ở chỗ nó đề cập đến một vấn đề lớn của nhân sinh
quan-vấn đề ý nghĩa của đời sống cá nhân trong mối quan hệ với cộng đồng-một cách tha thiết, nhỏ nhẹ
như điều tâm niệm chân thành của nhà thơ, được thể hiện qua những hình tượng đơn sơ mà chứa đựng
nhiều xúc cảm

-> sự sáng tạo đặc sắc nhất của Thanh Hải trong bài thơ là ở hình ảnh mùa xuân nho nhỏ. Hình ảnh ấy
cùng với những hình ảnh cành hoa, con chim, nốt nhạc trầm sao xuyến,…tất cả đều mang một vẻ đẹp
bình dị, khiêm nhường của nhà thơ. Mỗi người phải mang đến cho cuộc đời chung một nét riêng, các
phần tinh tuý của mình, dù nhỏ bé, góp vào cuộc đời chung. Nhưng dâng hiến hoà nhập mà vẫn không
làm mất đi nét riêng của mỗi người, dù nguyện ước rất khiêm nhường là làm một nốt trầm trong bản
hoà ca, nhưng phải là một nốt trầm xao xuyến

=> Tâm niệm của nhà thơ là khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt
đẹp-dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước

→ Bài thơ đề cập đến một lẽ sống, một đạo lí sống của con người đối với cộng đồng (một vấn đề tưởng
chừng như khô khan) nhưng được thể hiện một cách rất cảm xúc qua những hình tượng đơn sơ, qua
giọng điệu nhỏ nhẹ, thiết tha, chân thành.

=> Tóm lại: Tâm nguyện cuối cùng trước khi mất của nhà thơ là muốn đuợc cống hiến cho đất nước
phần nhỏ bé của mình.

► Đoạn 9:

- Lẽ sống của Thanh Hải còn được thể hiện trong những vầnthơ sâu lắng:

Khổ cuối là tiếng hát yêu thương với hai làn điệu dân ca xứ Huế (Nam ai, Nam bình sâu lắng), diễn tả
niềm khao khát bồi hồi, tình cảm tha thiết của người con xứ Huế

“Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.”

+ Cách sử dụng ngôn từ của nhà thơ Thanh Hải rất chínhxác,tinh tế và gợi cảm.
Làm cành hoa,làm con chim,làm nốt trầm và làm một mùaxuân nho nhỏ để lặng lẽ
dâng hiến cho cuộc đời.
+ “Mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ đầy sáng tạo, biểu lộ mộtcuộc đời đáng yêu,
một khát vọng sống cao đẹp.Mỗi người hãy làm một mùa xuân,hãy đem tất cả
những gì tốt đẹp, tinh tuý của mình, dẫu có nhỏ bé để góp vàolàm đẹp cho mùa
xuân đất nước.
+ Cặp từ láy “nho nhỏ”, “lặng lẽ” cho thấy một thái độ chânthành, khiêm nhường,
lấy tình thương làm chuẩn mực cho lẽ sống đẹp, sống đểcống hiến đem tài năng
phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân.
-> Không khoe khoang, cao điệu mà chỉ lặng lẽ âm thầmdâng hiến.Ý thơ th ể hi ện
một ước nguyện, một khát vọng một mục đích sống.Biếtlặng lẽ dâng đời,biết sống vì
mọi người cũng là cách sống mà nhà thơ Tố Hữu đãviết:
“Nếu là con
chimchiếc lá
Thì con chim phải hót,
chiếc là phải xanh,
Lẽ nào vay
màkhông trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận
riêng mình”.
Nhớ khi xưa, Ức Trai tiên sinh đã từng tâm niệm:
“Bui một tấc lòng trunglẫn
hiếu
Mài chăng khuyết,nhuộm
chăng đen”.
Cònbây giờ, Thanh Hải – nhà thơ xứ Huế trước khi về với thế giới “người hiền”
cũngđã ước nguyện: “Lặng lẽ dâng cho đời/Dù là tuổi hai mươi/Dù là khi
tócbạc”.Lời ước nguyện thật thuỷ chung, son sắt. Sử dụng điệp ngữ “dù là” nhắc
lạihai lần như tiếng lòng tự dặn mình đinh ninh: dẫu có ở giai đoạn nào của
cuộcđời, tuổi hai mươi tràn đầy sức trẻ, hay khi đã già,bệnh tật thì vẫn phải sốngcó
ích cho đời, sống làm đẹp cho đất nước

-> Đây là một vấn đề nhân sinh quannhưng đã được chuyển tải bằng những hình
ảnh thơ sáng đẹp, bằng giọng thơ nhẹnhàng, thủ thỉ, thiết tha. Vì vậy, mà sức lan
tỏa của nó thật lớn.
=> Như trên đã nói, bài thơ được viếtvào thời gian cuối đời,trước khi nhà thơ đi
vào cõi vĩnh hằng, nhưng trong bàithơ không hề gợi chút băn khoăn về bệnh tật, về
những suy nghĩ riêng tư cho bảnthân. Chỉ “lặng lẽ”mà cháy bỏng một nỗi khát
khao được dâng những gì đẹpđẽ nhất của cuộc đời mình cho đất nước. Đây không
phải là câu khẩu hiệu của mộtthanh niên vào đời mà là lời tâm niệm của một con
người đã từng trải qua haicuộc chiến tranh, đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời và sự
nghiệp của mình cho cáchmạng. Điều đó càng làm tăng thêm giá trị tư tưởng của
bài thơ.

- Nghệ thuật: Điệp ngữ “dù là” như một lời tự khẳng định, tự nhủ với lương tâm. Hình ảnh ẩn dụ “Một
mùa xuân nho nhỏ” như thấy được ước nguyện nhỏ bé, khiêm nhường. Đồng thời, tác giả còn vận dụng
hoán dụ qua hình ảnh “tuổi hai mươi”và “tóc bạc”.

- Nội dung: Qua đó, tác giả muốn gửi gắm rằng sự cống hiến không ở tuổi tác mà ở tâm huyết sống chân
thành và tốt đẹp của con người. Thấy được sự kiên trì, thử thách với thời gian, tuổi già, bệnh tật của tác
giả để mãi làm một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương, đất nước. Giọng thơ
nhỏ nhẹ, chân tình nhưng mang sức khái quát lớn. Ước nguyện của nhà thơ cho ta hiểu mỗi người phải
biết sống, cống hiến cho cuộc đời. Thế nhưng dâng hiến, hoà nhập mà vẫn giữ được nét riêng mỗi
người.
Quan niệm :Mỗi con người hãy cố gắng mang đến cho c/đời một nét đẹp, phần tinh tuý của mình dù là
nhỏ bé để góp vào làm đẹp cho c/đời, cho đất nước.

-Ước nguyện và khát vọng được hoà nhập, cống hiến phần tốt đẹp dù là nhỏ bé cho cuộc sống chung,
cho đất nước.

- Một ước nguyện khiêm nhường giản dị, chân thành và tha thiết

- Cách thức cống hiến cũng thật cao đẹp: cống hiến một cách âm thầm, lặng lẽ, thiêng liêng thành kính.
“dâng”, cống hiến không ngừng nghỉ, không biết mệt mỏi (dù là khi còn trẻ, hay cả khi tóc đã pha
sương).

- Một lối sống cao đẹp, một nhân sinh quan đúng đắn của người chiến sĩ cách mạng.

► Đoạn 10:

Kết thúc bài thơ là những câu hát mang đậm dấu ấn của những làn điệu dân ca trữ tình xứ Huế. Nó như
tiếng tâm tình, thủ thỉ, như tiếng lòng sâu lắng thiết tha, nồng đậm nghĩa tình:

* Khát vọng của tác giả được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp-dù nhỏ bé
của mình cho cuộc đời chung cho đất nước

Mùa xuân – ta xin hát

Câu nam ai, nam bình

Nước non ngàn dặm mình

Nước non ngàn dặm tình

Nhịp phách tiền xứ Huế.

- Khổ cuối có cách gieo vần phối âm khá độc đáo và có dụng ý: câu đầu và câu cuối kết thúc bằng hai
thanh Trắc: hát, Huế

+Âm điệu dân ca xứ Huế ngọt ngào, mênh mang góp phần biểu lộ niềm tin yêu của tác giả vào cuộc đời,
vào đất nước qua những giá trị truyền thống. Câu thơ "Mùa xuân ta xin hát" một lần nữa diễn tả niềm
khao khát, bồi hồi của nhà thơ đối với quê hương yêu dấu buổi xuân về.

Sử dụng ngôn ngữ giàu nhịp điệu, các vần bằng tha thiết, êm ái.
Cùng với ý nguyện ấy, khúc Nam Ai, Nam Bình ở khổ thơ kết nói lên niềm tin yêu tha thiết với quê
hương, đất nước và cuộc đời.

- Câu “Nam ai” là khúc nhạc buồn thương, da diết để gợi con đường đầy hi sinh, gian khổ mà đất nước
đã đi qua.

- Câu “Nam bình” là khúc nhạc êm ái, dịu ngọt để gợi mùa xuân hiện tại với cuộc sống thanh bình, no
ấm.

- “Nhịp phách tiền” là điệu nhạc rộn ràng để khép lại bài thơ, đó là giai điệu của cuộc sống mới, sức sống
mới của dân tộc.

->- Ở giữa là ba câu với điệp từ : “nước non” và kết thúc bằng vần bằng, liên tiếp: “bình, mình, tình” như
muốn thể hiện các chất âm nhạc dân ca nhịp nhàng, buồn thương, man mác, những câu Nam ai, Nam
bình hoà với tiếng gõ phách bằng những đồng tiền rộn ràng. Đó chính là cài hồn của âm nhạc dân gian
xứ Huế. Đó là âm thanh mùa xuân đất nước muôn đời vẫn trẻ trung, vấn vít, xao xuyến lòng người. Tác
giả sống mãi với cuộc đời với Huế quê hương trong tiếng phách tiền âm vang ấy

Âm hưởng dân ca Huế ngọt ngào, tha thiết. Tiếng hát đằm thắm hiền hòa xen với những tiếng phách
giòn giã, tươi vui đã kết lại bài thơ. Bài thơ khơi lên là dòng sông là tiếng chim hót vang trời xứ Huế. Kết
thúc lại là nước non và tiếng hát tươi vui cả tình yêu nước non ngàn dặm, tình yêu quê hương đất nước.
Đặt trong hoàn cảnh sáng tác bài thơ, tình cảm đó càng đáng trân trọng, càng cảm động biết bao!

Đoạn 11:

Mùa xuân là đề tài truyền thống trong thơ ca dân tộc. Thanh Hải đã góp cho thơ ca dân tộc một bài thơ
xuân đẹp, đậm đà tình nghĩa. Bằng thể thơ 5 chữ nhẹ nhàng, mang âm hưởng gần gũi với dân ca xứ Huế,
nhịp thơ linh hoạt, hình ảnh thơ tự nhiên, mang tính biểu tượng. Lời thơ giản dị, giọng thơ phù hợp với
cảm xúc của nhà thơ. Ngôn ngữ thơ giàu tính biểu cảm, các biện pháp tu từ (ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ,..)
được vận dụng sắc sảo, tài hoa, có hiệu quả.

Tóm lại, mọi tác phẩm văn học thơ ca đều có khả năng cảm hóa lòng độc giả. Một câu thơ hay là một
câu thơ có sức gợi, thơ trước hết là cuộc đời sau đó mới là nghệ thuật. Bằng sự rung cảm mãnh liệt của
mình, cấu tứ chặt chẽ, độc đáo, Tên tác giả đã làm nổi bật được …. (ghi cụ thể nội dung) ….. . Càng đọc
thì người ta càng cảm thấy cuộc sống có rất nhiều ý nghĩa, bởi vì khi ta sống, chúng ta được hết mình.
Cảm ơn tác giả đã cho chúng ta có một cái nhìn mới mẻ, có một cảm nhận tinh tế về cuộc sống tươi đẹp
này. Và điều đó một lần nữa có thể thấy “Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao
niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng muốn hướng đến chân lý” – M. Go-rơ-
ki

* Tác giả ngợi ca quê hương đất nước qua điệu dân ca xứ Huế

II. Tổng kết-

Nghệ thuật:
- Để thê hiện thành công nội dung tư tưởng cảm xúc của bài thơ, tác giả đã sử dụng và sáng tạo những
phương tiện, thủ pháp nghệ thuật thích hợp

+ Thể thơ 5 chữ gần với các điệu dân ca, đặc biệt là dân ca miền Trung, có âm hưởng nhẹ nhàng, tha
thiết. Sử dụng cách gieo vần liền giữa các khổ thơ tạo sự liền mạch của dòng cảm xúc

+ Kết hợp những hình ảnh tự nhiên, giản dị từ thiên nhiên với những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng,
khái quát. Điều đáng chú ý là những hình ảnh biểu trưng thường được phát triển từ những hình ảnh
thực, tạo nên sự lặp lại mà nâng cao, đổi mới của hệ thống hình ảnh (cành hoa, con chim, mùa xuân)

+ Cấu tứ của bài thơ chặt chẽ, dựa trên sự phát triển của những hình ảnh mùa xuân. từ mùa xuân đất
trời sang mùa xuân của đất nước và mùa xuân của mỗi người góp vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung

+ Giọng điệu bài thơ thể hiện đúng tâm trạng cảm xúc của tác giả. giọng điệu có sự biến đổi phù hợp
với nội dung từng đoạn: vui, say sưa ở đoạn đầu; trầm lắng, hơi trang nghiêm mà thiết tha ở đoạn bộc
bạch những tâm niệm; sôi nổi và tha thiết ở đoạn kết

->Có thể nói sức hấp dẫn của khổ thơ không chỉ là sự chân thành trong cảm xúc mà còn ở những nét
nghệ thuật đặc sắc. Thể thơ năm chữ gần với dân ca miền Trung đã đem đến cho lời thơ âm hưởng ngọt
ngào rất Huế; hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm trong đó sáng tạo độc đáo nhất là hình ảnh giọt long lanh rơi.
Đặc biệt các biện pháp nghệ thuật như đảo ngữ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, câu hỏi tu từ cũng được vận
dụng một cách đầy sáng tạo.

b. Nội dung:

- “Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tạo độc đáo của Thanh Hải. Người ta đã dùng nhiều định ngữ ngắn
với mùa xuân như: Mùa xuân chín, mùa xuân xanh, xuân ý, xuân lòng… nhưng “mùa xuân nho nhỏ là
một phát hiện mới mẻ và sáng tạo. Nhà thơ nguyện làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất
cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của
đất nước, của cuộc đời chung

Có người nói rằng đoạn thơ đẹp như một bức tranh. Đó là bức tranh mùa xuân xứ Huế - quê hương của
nhà thơ. Đọc khổ thơ nói riêng và bài thơ nói chung ta càng yêu mến trân trọng nhà thơ Thanh Hải, càng
mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào công cuộc xây dựng quê hương, đất nước để làm nên
những mùa xuân tươi đẹp cho cuộc đời.

Hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” nhấn mạnh tâm hồn thi sĩ cùng khát vọng của nhà thơ, từ “một” đặt
trước “mùa xuân” thể hiện tấm lòng của tác giả. Một tấm lòng son sắt, hi sinh dâng hiến cho đời những
gì tốt đẹp nhất, từ đó cho thấy sống là phải cống hiến hết mình, phải làm những điều có ích cho đời.

Ý nghia x vb Bài thơ thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên
nhiên, đất nước và khát vọng được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời.

You might also like