You are on page 1of 6

Cô Phương Dung- Trường THCS Giảng Võ

VIẾNG LĂNG BÁC


-Viễn Phương-
I. Kiến thức cơ bản:
1. Tác giả:
- Viễn Phương ( 1928-2005), quê ở tỉnh An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp và Mĩ, ông hoạt
động ở Nam Bộ
- Ông là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam
thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Phong cách sáng tác: cảm xúc sâu lắng, thiết tha ; giọng thơ nhỏ nhẹ, trong sáng ; ngôn ngữ đậm
đà màu sắc dân tộc.
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác: 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống
nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phương lần đầu ra thăm miền Bắc, vào lăng
viếng Bác.
b. Cảm xúc bao trùm bài thơ : là niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết, thành kính, vừa tự
hào, vừa đau xót của tác giả khi mới từ vùng đất vừa được giải phóng ( miền Nam) ra viếng lăng Bác.
c. Mạch cảm xúc và bố cục bài thơ: Mạch vận động của cảm xúc đi theo trình tự không gian và thời
gian của chuyến vào lăng viếng Bác. Và mạch cảm xúc này cũng đã tạo nên bố cục khá đơn giản, tự
nhiên, hợp lí cho bài thơ:
d. Bố cục:
- Cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng ( khổ 1)
- Cảm xúc trước hình ảnh dòng người như bất tận ngày ngày vào lăng viếng Bác(khổ 2)
- Cảm xúc khi vào trong lăng và đứng trước linh cữu của Người ( khổ 3)
- Niềm mong ước tha thiết khi sắp phải trở về miền Nam ( khổ cuối)
3. Nội dung: thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và mọi người đối với Bác
Hồ khi vào lăng viếng Bác.
4. Nghệ thuật:
- Giọng điệu: giọng thành kính, trang nghiêm phù hợp với không khí thiêng liêng ở lăng, giọng suy
tư , trầm lắng phù hợp với nỗi đau xót xen lẫn tự hào khi vào lăng viếng Người.
- Thể thơ và nhịp thơ: thể thơ 8 chữ (có dòng 7 hoặc 9 chữ). Cách gieo vần trong từng khổ không cố
định. Nhịp thơ chậm, diễn tả sự trang nghiêm, thành kính; riêng khổ cuối nhịp thơ nhanh hơn thể hiện
mong ước thiết tha và nỗi lưu luyến của tác giả .
- NT: Hình ảnh ẩn dụ đẹp, gợi cảm. Ngôn ngữ bình dị, cô đúc.
II. Phân tích:
1. Cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng (khổ 1):
- Đại từ nhân xưng “ con” – cách xưng hô gần gũi, thân thiết, ấm áp -> câu thơ đầu như một lời thông
báo nhưng lại gợi ra nỗi xúc động của một đứa con từ chiến trường miền Nam sau bao nhiêu năm mong
mỏi nay mới được về thăm Cha già.
- Động từ “thăm” -> nói giảm nói tránh nỗi đau Bác đã mất -> Trong tâm trí của tác giả cũng như
của bao người dân Việt Nam, Bác sống mãi với non sông, đất nước.
- Hình ảnh thực “hàng tre bát ngát” + câu cảm thán “ Ôi!...” -> niềm xúc động, nghẹn ngào của tác
giả khi bắt gặp hình ảnh bình dị, thân thuộc của làng quê Việt Nam.
- Lối nói ẩn dụ “ ...Hàng tre xanh xanh Việt Nam/ Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” -> khẳng định
tre chính là biểu tượng cho tâm hồn thuần hậu, cho sức sống bền bỉ, mãnh liệt và kiên cường của con
người, của dân tộc Việt Nam.
2. Cảm xúc trước hình ảnh dòng người như bất tận ngày ngày vào lăng viếng Bác ( khổ 2):

1
Cô Phương Dung- Trường THCS Giảng Võ

- Hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi, kết hợp với phép nhân hóa: “ Ngày ngày mặt trời đi qua
trên lăng/ Thấy một mặt tròi trong lăng rất đỏ” -> ca ngợi sự vĩ đại, khẳng định sự bất tử của Người.
- Kết cấu đối chiếu: mặt trời của tự nhiên ( “mặt trời đi qua trên lăng”) “ thấy” một vầng “mặt trời
trong lăng” -> nhấn mạnh thêm nữa sự tôn kính, lòng biết ơn của tác giả cũng như của nhân dân Việt
Nam đối với Bác.
- Sự kết hợp giữa lặp từ chỉ thời gian “ngày ngày” cùng với hình ảnh vừa mang tính chất thực vừa là
ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ” -> câu thơ có một nhịp điệu
chầm chậm như bước chân của dòng người lặng lẽ đi trong suy tưởng -> Giọng thơ bồi hồi, xúc động đem
lại một không khí nặng trĩu nỗi nhớ thương Bác khôn nguôi.
- Hình ảnh ẩn dụ “ Kết tràng hoa” cùng động từ “dâng” -> gợi hình ảnh của dòng người vào lăng
viếng Bác, đồng thời khẳng định sự tôn kính của nhân dân với Người. Bởi trong lòng nhân dân Việt Nam,
Bác mãi mãi là “mùa xuân” vĩnh hằng.
- Hình ảnh hoán dụ “ bảy mươi chín mùa xuân “ -> cuộc đời Bác đẹp như những mùa xuân.
 Ca ngợi sự vĩ đại của Bác .
3. Cảm xúc khi vào trong lăng và đứng trước linh cữu của Người ( khổ 3):
- Hai dòng thơ đầu: “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên/Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền” -> gợi
không gian thanh tĩnh, trang nghiêm; thời gian như ngưng đọng trong căn phòng căn phòng có ánh sáng
trong trẻo, dịu nhẹ như “vầng trăng sáng dịu hiền”
-> đồng thời hình ảnh “ vầng trăng sáng dịu hiền” -> ẩn dụ lại gợi nghĩ đến tâm hồn thanh cao, sáng
trong cùng những vần thơ tràn đầy ánh trăng của Người.
- Ẩn dụ “trời xanh” đặt trong cấu trúc nhượng bộ “ Vẫn biết ....mà sao....”đã đưa đến một khẳng định:
Bác còn mãi với non sông, đất nước như “trời xanh” bất diệt.
- Cụm động từ “ nghe nhói” -> diễn tả thật cụ thể, trực tiếp nỗi đau xót thường trực, ẩn sâu trong lòng
khi không thể phủ nhận sự thật là Người đã ra đi của những người con nước Việt.
- => Sự đối lập giữa lí trí và cảm xúc.
4. Niềm mong ước tha thiết khi sắp phải trở về miền Nam (khổ cuối):
- Câu thơ “Mai về miền Nam thương trào nước mắt”, đặc biệt là sự xuất hiện của động từ “trào” ->
như một lời giã biệt cất lên trong sự xúc động, nghẹn ngào, trong niềm lưu luyến, bịn rịn.
- Điệp ngữ trùng điệp, tăng tiến “ Muốn làm...” (3 lần) cùng phép liệt kê tăng cấp
“con chim...đóa hoa...cây tre trung hiếu” -> nhịp điệu dồn dập, tha thiết
-> Nhà thơ gửi tấm lòng mình ở lại bằng cách muốn hóa thân, hòa nhập vào những cảnh vật ở bên
lăng Bác.
- Những từ ngữ chỉ không gian “ quanh lăng...đâu đây...chốn này...” -> càng thể hiện tình cảm lưu
luyến, không muốn rời xa -> ước nguyện chân thành của nhà thơ cũng như của mọi người dân Việt Nam
là muốn được bên Người mãi mãi.
- Hình ảnh ẩn dụ “ …làm cây tre trung hiếu...” -> tạo ra một kết cấu đầu cuối tương ứng khiến dòng
cảm xúc của bài thơ trở nên trọn vẹn -> đồng thời bổ sung, làm rõ hơn đức tính của con người Việt Nam:
đó là phẩm chất trung hiếu, trung thành với lí tưởng của Bác, của dân tộc -> trở thành một lời hứa thiêng
liêng với Người, với Tổ quốc

2
Cô Phương Dung- Trường THCS Giảng Võ

NÓI VỚI CON - Y Phương


I. TÁC GIẢ- TÁC PHẨM
1. Tác giả:
- Y Phương, tên thật: Hứa Vĩnh Sước
- Người dân tộc tày (tỉnh Cao Bằng)
2. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác sau năm 1975, khi đứa con gái đầu lòng của nhà thơ tròn 1
tuổi. 5 năm sau ngày đất nước đã thống nhất và còn nhiều khó khăn.
3. Bố cục và mạch cảm xúc:
- 11 câu đầu: cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng
- 13 câu tiếp: cha nói với con về truyền thống quê hương và phẩm chất của người đồng mình.
- 4 câu cuối: Lời nhắn nhủ và mong ước của người cha.
* Mạch cảm xúc:
- Bài thơ đi từ tình cảm gia đình mở rộng ra là tình cảm với quê hương, từ kỉ niệm gần gũi nâng lên
thành lẽ sống.
4. Chủ đề
- Mượn lời người cha nói với con, Y Phương gợi về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người.
- Từ đó bộc lộ niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình.

II. PHÂN TÍCH


1. CHA NÓI VỚI CON VỀ CỘI NGUỒN SINH DƯỠNG
a. Con lớn lên trong tình cảm gia đình đầm ấm
- Đó là cái nôi đầu tiên nuôi dưỡng con trưởng thành: “Chân phải… tiếng cười”.
- Bốn câu thơ đầu giúp ta hình dung được những bước đi chập chững đầu tiên trong đời của một đứa trẻ.
+ Chân phải con bước, phía trước có bàn tay cha chờ đón, bàn tay mẹ dịu dàng nâng niu.
+Con bước đi trong tiếng nói động viên của người cha và tiếng cười hạnh phúc sung sướng của người mẹ.
-> Bằng những hình ảnh hết sức cụ thể này, Y Phương đã tạo được không khí gia đình đầm ấm hạnh
phúc. Từng bước đi, tiếng nói tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm chút đón nhận.
- Từ đó tác giả muốn khái quát một điều lớn hơn: con sinh ra trong hạnh phúc và lớn lên trong tình
yêu thương của cha mẹ. Không khí gia đình đầm ấm đấy là hành trang quý báu đối với cuộc đời con.
Đó cũng là yếu tố đầu tiên hình thành nên phẩm chất tâm hồn mỗi con người. Tình cảm gia đình cùng
công lao trời bể của cha mẹ là điều con phải khắc cốt ghi tâm.
b. Con lớn lên trong sự đùm bọc che chở của quê hương
b1. Con lớn lên trong cuộc sống lao động vui tươi của người đồng mình
- Người đồng mình là những người cùng quê hương.
“ Người đồng mình yêu lắm con ơi “ Đây là cách nói mộc mạc, giản dị mang tính địa phương của người
dân tộc Tày, thể hiện tình yêu, niềm tự hào của tác giả
- Cuộc sống lao động cần cù vui tươi của người đồng mình được thể hiện qua hai câu thơ: “Đan lờ … câu
hát”
+ Lờ là dụng cụ đánh bắt cá của người miền núi. Hàng ngày những con người cần cù chăm chỉ ấy
đã miệt mài làm nên những dụng cụ lao động. Nhưng dưới bàn tay khéo léo của người Tày, những nan nứa,
nan tre đã trở thành nan hoa. Từ đó nói lên sự khéo léo, tài hoa của những người đồng mình.

3
Cô Phương Dung- Trường THCS Giảng Võ

+ Nếu câu thơ thứ nhất nói về cuộc sống lao động thì câu thơ thứ hai lại nói lên cuộc sống vui
tươi của họ. Vách nhà đâu chỉ được ken bằng gỗ mà còn được lấp đầy bởi những câu hát, bởi sự vui tươi
trong công việc. Các động từ “ đan , cài, ken” đi kèm với các danh từ “nan hoa, câu hát “vừa diễn tả
động tác khéo léo của người lao động, vừa cho ta thấy cuộc sống hòa quyện, gắn bó thắm thiết vui tươi.
- Người đồng mình biết làm cho cuộc sống hàng ngày thơ mộng hơn và trong nhà của họ lúc nào cũng
vang lên câu hát. Phải chăng đó là những câu hát then, hát lược trong các lễ hội của người Tày. Câu thơ vì
thế còn nói lên được nét sinh hoạt tinh thần mang tính truyền thống của dân tộc Tày. Từ đó người cha
đã lí giải hết sức cụ thể để con hiểu người đồng mình đáng yêu hơn.
b2. Con lớn lên trong thiên nhiên thơ mộng nghĩa tình
- Y Phương chỉ chọn một hình ảnh “hoa” tả thực để nói về cảnh quan của rừng nhưng hình ảnh ấy có sức
gợi rất lớn. Đó không chỉ là bông hoa đẹp nơi núi rừng mà còn ẩn dụ cho những gì tinh túy, đẹp đẽ
nhất mà thiên nhiên hòa phóng dành tặng cho con người.
- Không những vậy, thiên nhiên còn che chở nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn cũng như lối sống của con.
“Con đường cho những tấm lòng»

+ Nghĩa thực: con đường của bản làng quê hương – hình ảnh gần gũi thân thuộc.

+ Nghĩa ẩn dụ: quê hương với tình người rộng mở, quê hương với những con người bao dung, sâu nặng
nghĩa tình

Chính những gì đẹp đẽ, tinh túy của quê hương đã hun đúc lên tâm hồn cao đẹp của con.
- Điệp từ “cho” cùng phép nhân hóa đã khẳng định quê hương đã đem đến cho con người vẻ đẹp nên
thơ của núi rừng, tấm lòng của những nẻo đường quê hương thơm thảo, nghĩa tình. Quê hương cũng đã
đem đến cho con vẻ đẹp của niềm vui hạnh phúc.
- Cuối đoạn 1 người cha nhắc tới kỉ niệm ngày cưới của mình để mong con hiểu con là trái ngọt của tình
yêu đôi lứa, là kết quả của một gia đình hạnh phúc. Con sinh ra trong sự chờ mong đón đợi, trong niềm
vui ngập tràn. Vì thế con hãy luôn nhớ người quê hương mình rất giầu tình yêu thương, rất chung
thủy như “cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới, một ngày đầu tiên … trên đời”.
2. LÒNG TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG
- Cụm từ “người đồng mình” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, qua đó tác giả muốn khắc sâu cho con
hình ảnh người đồng minh với những phẩm chất tốt đẹp của họ. Từ đó bộc lộ niềm tự hào đối với quê
hương.” Thương lắm “ -> bộc lộ nỗi xót xa, sự thấu hiểu, đồng cảm với những khó khắn , vất vả của người
đồng mình.
*Những phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình:
+Giàu ý chí, nghị lực: Luôn bền gan vững chí “ Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn “
« Cao », «  xa » => tính từ => gợi không gian núi rừng hùng vĩ, cách nói mang đậm tư duy của người
miền núi, lấy chiều cao của không gian để đo nỗi buồn, lấy độ xa của không gian để nuôi chí lớn .
Nỗi buồn càng nhiều thì ý chí càng cao
Gian khó càng nhiều thì nghị lực, quyết tâm càng mạnh mẽ.
Từ những gian nan, thử thách mà ý chí, nghị lực của con người lớn hơn lên, mạnh mẽ hơn lên.
+ Tấm lòng thủy chung với quê hương – nơi chôn rau cắt rốn “Sống trên đá ... nghèo đói”.
+ Sống phóng khoáng, mạnh mẽ lạc quan: “Sống như sông như suối ... cực nhọc”.

4
Cô Phương Dung- Trường THCS Giảng Võ

Bằng những điệp từ, điệp ngữ cách so sánh cùng thành ngữ “lên thác xuống ghềnh”, người cha đã
khẳng định cuộc sống nơi quê hương còn nhiều vất vả, cực nhọc đói nghèo nhưng người đồng mình
vẫn sống mạnh mẽ, khoáng đạt, gắn bó thiết tha với quê hương. Từ đó người cha muốn truyền cho
con lòng thủy chung, lối sống nghĩa tình, biết vượt qua khó khăn thử thách bằng ý chí, nghị lực của mình.
+ Đó là những con người mộc mạc giàu ý chí và niềm tin. “Người đồng mình thô sơ... đâu con” -> NT
đối lập ->Họ có thể thô sơ giản dị, có vẻ ngoài chân chất nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, ý chí trái lại
họ rất giầu nghị lực, luôn vượt qua hoàn cảnh bằng niềm tin mãnh liệt.
+ Họ cũng là những con người luôn tự lực tự cường dựng xây quê hương, luôn giữ gìn bản sắc văn hóa
dân tộc:
+Hình ảnh “người ... quê hương” có hai lớp nghĩa:
. Nghĩa tả thực: là những hành động có thực miêu tả công việc thường ngày của những người dân
miền núi. Họ đục đá, đẽo đá.
. Nghĩa ẩn dụ: khái quát về tinh thần tự tôn, ý thức bảo tồn cội nguồn bằng sự cần cù nhẫn nại
hàng ngày, người đồng mình đã làm nên quê hương với những phong tục tập quán tốt đẹp.

- 3. LỜI NHẮN NHỦ VÀ MONG ƯỚC CỦA NGƯỜI CHA


- Giọng điệu:
+ thiết tha, trìu mến
+ chất chứa tin yêu : « con ơi », « nghe con »
- Tương phản đối lập:
- « tuy thô sơ da thịt » > < « không bao giờ nhỏ bé được »
=> vẻ ngoài chân chất, mộc mạc, thô ráp, chai sần => tâm hồn cao thượng, tràn đầy khát vọng, niềm tin
- Câu phủ định: « không bao giờ nhỏ bé được »
=> Bác bỏ lối sống hèn kém, tự ti, cúi đầu.
=> Khích lệ con:
+sống chất phác, giản dị, chân thật mà cao thượng
+ kiêu hãnh, ngẩng cao đầu
+ đàng hoàng, tự tin, mạnh mẽ
+ tự lập, vững bước trên đường đời
=> Dặn dò con :
+ tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương
+ phát huy những phẩm chất cao đẹp của người đồng mình
+ tiếp nối truyền thống quê hương
=>Tình cảm của gia đình, truyền thống quê hương, những phẩm chất cao đẹp của « người đồng mình » là
hành trang tinh thần để con vững bước, tự tin trên đường đời
 - Là lời của người cha nói với con : gửi tới con niềm yêu thương, tin tưởng mong muốn con trưởng thành
 - Là lời nhà thơ nói với chính mình : bộc bạch tình yêu với gia đình, quê hương, tự dặn lòng bền gan
vững chí giữa lúc khó khăn.
 - Là lời chuyển giao đầy tâm huyết của thế hệ trước cho thế hệ sau
- Bài thơ ngân lên trong mỗi người tình yêu gia đình và quê hương – cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con
người.

5
Cô Phương Dung- Trường THCS Giảng Võ

You might also like