You are on page 1of 10

VIẾNG LĂNG BÁC

- VIỄN PHƯƠNG -

A. Kiến thức cơ bản:


1. Tác giả:
- Tên khai sinh là Phan Thanh Viễn (1928 – 2005), quê ở tỉnh An Giang.
- Ông từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ; hoạt động chủ yếu ở
chiến trường Nam Bộ.
- Ông là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải
phóng miền Nam thời chống Mĩ.
- Thơ ông chủ yếu tập trung khám phá, ngợi ca vẻ đẹp của nhân dân, đất nước
trong cuộc sống chiến đấu trường kì, gian khổ của dân tộc
- Phong cách sáng tác: cảm xúc sâu lắng, thiết tha, giọng thơ nhỏ nhẹ, trong sáng,
ngôn ngữ đậm đà bản sắc dân tộc
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác:
- Bài thơ được sáng tác vào năm 1976
+ 1 năm sau khi giải phóng miền Nam, đất nước thống nhất;
+ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa được khánh thành;
+ Viễn Phương có dịp ra thăm miền Bắc và vào lăng viếng Bác.
b. Xuất xứ: In trong tập “Như mây mùa xuân” (1978).
c. Thể thơ: tự do (phần lớn là tám chữ).
- Bài thơ cùng thể:
+ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm.
+ “Bếp lửa” của Bằng Việt.
d. Phương thức biểu đạt: biểu cảm.
e. Mạch cảm xúc:
- Cảm xúc bao trùm: niềm xúc động thiêng liêng, tình yêu thương lòng biết ơn,
kính trọng sâu sắc, tự hào pha lẫn nỗi đau xót khi tác giả vào lăng viếng Bác.
- Mạch cảm xúc của bài thơ theo cuộc hành trình vào lăng viếng Bác:
+ Mở đầu là cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng, tập trung ở ấn tượng hình ảnh hàng
tre.
+ Tiếp đến là cảm xúc khi hòa cùng dòng người vào lăng viếng Bác.
+ Niềm xúc động nghẹn ngào khi ở trong lăng nhìn thấy thi hài Bác.
+ Cuối cùng là cảm xúc lưu luyến, bịn rịn và mong ước muốn được ở mãi bên Bác.
-> Tạo bố cục đơn giản, tự nhiên, hợp lí cho bài thơ
g. Nội dung (chủ đề): Bài thơ ca ngợi công đức của Bác Hồ, thể hiện niềm xúc
động thành kính thiêng liêng và tình cảm sâu sắc của một người con miền Nam
lần đầu được ra thăm lăng Bác, đồng thời cũng là tình cảm của dân tộc Việt Nam
đối với vị lãnh tụ kính yêu.
- Những tác phẩm cùng chủ đề:
+ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ (lớp 6).
+ “Đức tính giản dị của Bác Hồ” của Phạm Văn Đồng (lớp 7).
+ “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà (lớp 9).
h. Nghệ thuật:
- Bài thơ có bố cục đơn giản, tự nhiên theo trình tự dòng cảm xúc, suy nghĩ của
tác giả trong lần vào viếng Bác;
- Lời thơ giản dị cô đọng, hàm súc; kết hợp giữa miêu tả với biểu cảm;
- Cảm xúc bao trùm là niềm xúc động thành kính trang nghiêm được tạo nên từ
nhịp điệu chậm của thể thơ tự do (phần lớn là 8 chữ) cùng với hệ thống hình ảnh
đẹp, giàu ý nghĩa biểu trưng;
- Đặc biệt, tác giả sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ có giá trị biểu cảm và ý nghĩa hàm
súc cao.

1. Khổ thơ đầu, tác giả Viễn Phương với giọng điệu tâm tình:
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”
……………….
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”
a) Tên tác phẩm, tác giả của văn bản/ thơ có sử dụng hình ảnh cây tre để nói về
tình yêu thương, sự đoàn kết, gắn bó của con người Việt Nam
- Văn bản truyện: “Cây tre Việt Nam”
+ Tác giả: Thép Mới
- Văn bản thơ: “Tre Việt Nam”
+ Nguyễn Duy

b) Từ những hiểu biết về bài thơ, em hãy giải thích tác dụng từ “thăm” trong câu
thơ và cụm từ “giấc ngủ bình yên”
- “Thăm”- đến gặp gỡ, hỏi han, trò chuyện với người còn sống- tạo sắc thái
trang trọng, tôn kính
- “Viếng”- đến chia buồn với thân nhân người đã mất
- “Giấc ngủ bình yên”: giấc ngủ thư thái, giấc ngủ đã đi vào cõi vĩnh hằng
 Tác dụng: sử dụng các từ “thăm”, đồng nghĩa với từ “viếng” và “giấc
ngủ bình yên” qua biện pháp nghệ thuật nói giảm nói tránh, qua đó
+ giảm bớt nỗi mất mát, đau thương của tác giả cũng như người dân miền
Nam và nhân dân Việt Nam trước sự ra đi của Bác.
+ Thể hiện tình cảm yêu thương, kính trọng, biết ơn, tự hào vì cả đời Bác
đã hi sinh cho dân tộc, nhân dân ta sẽ đời đời nhớ ơn Bác
+Bất tử hình tượng Bác và ca ngợi sự lớn lao, vĩ đại của Người: tên tuổi,
sự nghiệp của Bác vẫn mãi trường tồn với thời gian, bất diệt trong trái
tim mỗi người dân Việt Nam
c) Trong những câu thơ trên, hình ảnh “hàng tre” trong câu nào là hình ảnh thực,
hình ảnh nào là hình ảnh ẩn dụ? Trong khổ tơ em vừa chép nổi bật lên hình ảnh
“hàng tre”, ở khổ cuối hình ảnh này lại xất hiện. Theo em, việc lặp lại hình ảnh
“hàng tre” ở bài thơ có ý nghĩa như thế nào?
- “Hàng tre” trong câu “Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát” là hình ảnh
thực
- “Hàng tre” trong câu “Hàng tre xanh xanh Việt Nam” là hình ảnh ẩn dụ
- Ý nghĩa việc lặp lại hình ảnh “hàng tre”:
+ “Hàng tre” ở khổ thơ đầu:
. Trong câu “Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát”: tả thực hàng tre ngà
lờ mờ ẩn hiện trong làn sương sớm, gợi sự gần gũi, mộc mạc, thân quen ở
mỗi làng quê Việt Nam
. Trong câu “Hàng tre xanh xanh Việt Nam” ẩn dụ để nhấn mạnh và làm
nổi bật phẩm chất con người Việt Nam: dẻo dai, kiên cường, bền bỉ, bất
khuất trước mọi khó khăn, thử thách của cuộc đời
+ “Hàng tre” ở khổ thơ cuối:
. Bổ sung thêm một phẩm chất cao đẹp nữa của con người Việt Nam:
“trung hiếu”
=> Khắc sâu thêm ý nghĩa biểu tượng cho con người Việt Nam với những
phẩm chất cao quý
-Thể hiện tấm lòng, ước nguyện, ý chí của nhà thơ cũng như toàn dân
tộc Việt Nam: sẽ mãi “trung hiếu” với Bác, mãi bên Bác để bảo vệ, canh giữ giấc
ngủ bình yên cho Bác, kiên quyết đi theo con dường xây dựng xã hội chủ nghĩa mà
Bác đã lựa chọn…
=> Tạo ra kết cấu đầu cuối tương ứng chặt chẽ, làm cho mạch cảm xúc của
bài thơ khép kín nhưng lại được mở rộng, nâng cao

d) Chỉ ra sự khác nhau về ý nghĩa giữa hình ảnh “hàng tre bát ngát”, “hàng tre
xanh xanh” và “cây tre trung hiếu”
- “Hàng tre bát ngát”
+ Gắn liền với lăng Bác, đó là hình ảnh thân thuộc, quen thuộc, gần gũi ở
làng quê Việt Nam nay xuất hiện bên lăng
+ Gợi không gian rộng lớn, mênh mông, bát ngát, yên bình nơi đây
+ Gợi cho tác giả niềm xúc động mãnh liệt trào dâng
- “Hàng tre xanh xanh Việt Nam”
+ Ẩn dụ +nhân hóa “đứng thẳng hàng”
.Nghĩa thực: ca ngợi sức sống bền bỉ, dẻo dai, cứng cáp của cây tre khi đối
mặt với giông bão
. Nghĩa ẩn dụ: ca ngợi phẩm chất con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam
kiên cường, bất khuất, hiên ngang, vượt qua bao thử thách, gian lao
. Như 1 lời hứa của Viễn Phương và toàn thể dân tộc VN với Bác: dù gặp
khó khăn, gian khổ vẫn quyết tâm đi theo con đường xã hội chủ nghĩa mà
Bác đã chọn
 Thể hiện tấm lòng thành kính, sự nghiêm trang khi đứng trước lăng Bác
Niềm tư hào trước sự kiên cường của dân tộc Việt Nam
- Hình ảnh nhân hóa, ẩn dụ “cây tre trung hiếu” giàu ý nghĩa tượng trưng:
+ Thể hiện khát vọng của nhà thơ muốn làm “cây tre trung hiếu”
+ Bổ sung thêm về tâm hồn, phẩm chất tốt đẹp của con người, dân tộc Việt
Nam để xứng đáng với tình thương bao la, sự hi sinh lớn lao của Bác.
+ Lời hứa của nhân dân Việt Nam: muốn canh giữ giấc ngủ bình yên cho
Người, sẽ mãi “trung hiếu”, tiếp tục thực hiện nguyện ước, đi theo con
đường xã hội chủ nghĩa mà Bác đã chọn

2. Cho đoạn thơ:


“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
………….
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.”
a) Từ “mặt trời” ở câu thơ thứ 2 sử dụng theo phép tu từ từ vựng nào? Nếu tác
dụng. Có thể coi đây là hiện tượng 1 nghĩa gốc của từ phát triển thành từ nhiều
nghĩa được không? Vì sao?
- Từ “mặt trời” được sử dụng theo phép tu từ ẩn dụ chỉ Bác Hồ. Bác như mặt
trời đã đem đến thứ ánh sáng soi đường chỉ lối cho sự nghiệp cách mạng,
giải phóng dân tộc, giành độc lập nước nhà, đem đến sự ấm no hạnh phúc
cho nhân dân. Tình yêu thương của Bác với dân với nước cũng ấm áp như
vầng thái dương
- Tác dụng:
+ Tạo nên hình ảnh sáng tạo, độc đáo cho bài thơ
+ Thể hiện sự biết ơn, ngưỡng mộ, kính trọng, tự hào của nhà thơ cũng như
nhân dân Việt Nam với Người
+ Ca ngợi tầm vóc vĩ đại, công lao to lớn của Người như sánh được với thiên
nhiên vũ trụ
+ Khẳng định tên tuổi, sự nghiệp của Bác vẫn còn sống mãi, trường tồn, bất
diệt trong mỗi trái tim người dân Việt Nam

- Không thể coi từ “mặt trời” trong câu thơ thứ 2 là hiện tượng chuyển nghĩa
của từ, vì:
+ “Mặt trời trong lăng” chỉ mang tính chất tạm thời trong bài thơ của Viễn
Phương
+ Không làm “mặt trời” nghĩa gốc có thêm nghĩa mới
+ Không thể đưa vào từ điển để làm 1 từ mới

b) “Thương nhớ” vốn là 1 từ chỉ cảm xúc bên trong của con người nhưng tác giả
lại viết “Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ”. Tại sao?
- Là hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
+ Nghĩa thực: là hình ảnh chân thực, cụ thể ngày ngày, đoàn người vào lăng
viếng Bác tưởng như dài vô tận
+ Liên tưởng: mọi người vào lăng viếng Bác trong sự mến thương, xót xa,
ray rứt, tiếc nuối
+ Thể hiện nỗi lòng tiếc thương, bồi hồi, xúc động của toàn dân khi phải đối
mặt với sự thật: Người đã ra đi mãi mãi
+ Khẳng định tên tuổi, sự nghiệp của Bác vẫn còn mãi, vẫn trường tồn với
thời gian trong lòng mọi người con đất Việt

c) Những yếu tố làm nên thành công của bài thơ?


- Cảm xúc chân thành, sâu sắc của tác giả- những người con miền Nam xa côi
không có mặt trong ngày Bác mất, 7 năm sau mới có dịp ra viếng lăng Bác.
Điều này khiến nhà thơ vô cùng xúc động
- Sự cộng hưởng giữa lòng thành kính, biết ơn của nhân dân VN và niềm xúc
động của nhà thơ khiến bài thơ tràn đầy xúc động thiêng liêng, thành kính
- Lời thơ giản dị, cách sử dụng hình ảnh bình dị, đẹp nhưng mang tính biểu
tượng cao làm cho bài thơ dễ đi vào lòng người

d) Câu thơ khác cũng có sử dụng hình ảnh “mặt trời” ẩn dụ? Nêu tên tác giả, tác
phẩm
Câu thơ:
“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”
- Tên tác phẩm: “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”
- Tên tác giả: Nguyễn Khoa Điềm

3. Cho đoạn thơ:


“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
………………………
Mà sao nghe nhói ở trong tim”
a) Chỉ ra các hình ảnh ẩn dụ và nêu tác dụng
- Hình ảnh “vầng trăng” trong câu thơ “Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”
là hình ảnh ẩn dụ tăng sức gợi hình gợi cảm
+ nghĩa tả thực: gợi không gian dịu nhẹ, thanh bình của ánh đèn trong lăng
+ Nghĩa ẩn dụ: gợi đến những năm tháng làm việc của Bác, lúc nào cũng có
vầng trăng bên cạnh bầu bạn, từ chốn tù đày đến khi ra chiến trường và cả
trong thơ của Bác; đồng thời đó cũng là hình ảnh Bác Hồ, Bác là vầng trăng tỏa
sáng dịu dàng.
-> Tác dụng:
+ Ca ngợi sự lớn lao, vĩ đại của Bác
+ Gợi tâm hồn, phẩm chất, cốt cách, lối sống thanh cao
+ Cho thấy lòng biết ơn, yêu thương, kính trọng, ngưỡng mộ, tự hào của tác
giả
- Hình ảnh ẩn dụ “trời xanh”: Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
+ Nghĩa tả thực: là hình ảnh của vũ trụ trường tồn, bất biến
+Nghĩa ẩn dụ: chỉ Bác Hồ
 Tác dụng:
+ Khẳng định dù Bác đã ra đi nhưng đã hóa thân vào thiên nhiên đất trời
của dân tộc, Bác sẽ vẫn sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam, dân tộc
Việt Nam
+Nhân dân ta đời đời nhớ công ơn của Người: Bác trong lòng ngừi dân, dân
tộc luôn trường tồn, bất tử giống như “trời xanh” ở trên cao
+ Ca ngợi sự vĩ đại, lớn lao, cao cả của Bác
+ Cho thấy lòng biết ơn, yêu thương, kính trọng, ngưỡng mộ, tự hào của tác
giả
+ Dù vẫn tin như vậy nhưng nhà thơ vẫn không thể tránh khỏi sự thật:
Người đã ra đi mãi mãi

b) Nhận xét về giọng điệu của bài thơ và cho biết giọng điệu đó tạo nên từ yếu
tố nào và có quan hệ như thế nào với cảm xúc của tác giả?
- Giọng điệu sâu lắng, thiết tha, trang trọng thể hiện sự tôn kính, kính trọng
Bác Hồ
- Yếu tố:
+ Thể thơ tự do (phần lớn là thơ 8 chữ)
+ Từ ngữ
+ Hình ảnh giàu sức liên tưởng độc đáo
+ Các biện pháp nghệ thuật đặc sắc
+ Cách gieo vần: vần chân, vần lưng
+ Nhịp thơ: có đoạn chậm thể hiện niềm xúc động, xót thương
riêng khổ cuối nhịp nhanh hơn thể hiện niềm mong ước,
khát vọng thiết tha, muốn ở bên lăng, bên Bác, thể hiện lòng biết ơn, đạo lí
“Uống nước nhớ nguồn”
- Quan hệ với cảm xúc của tác giả
+ Tình cảm của một người con từ chiến trường miền Nam sau bao năm
mong mỏi nay mới được về thăm Bác
+ Tình cảm yêu thương, trân trọng, biết ơn, tự hào, ngưỡng mộ vị cha già
của dân tộc đã đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân

c) Trăng là một hình ảnh xuất hiện nhiều trong thi ca. Hãy chép chính xác 1
câu thơ khác có hình ảnh trăng. Ghi tên tác giả, tác phẩm
- Câu thơ: “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.”
- Tên tác phẩm: “Ngắm trăng”
- Tác giả: Hồ Chí Minh

4. Cho khổ thơ:


“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
…………….
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”
a) Chỉ rõ và cho biết hiệu quả diễn đạt của biện pháp nghệ thuật tu từ điệp
ngữ trong khổ thơ trên
- Biện pháp nghệ thuật tu từ điệp ngữ: từ “muốn làm” được nhắc lại 3 lần
- Tác dụng:
+ Thể hiện tâm trạng lưu luyến, không muốn rời xa Bác, rời xa lăng Bác
+ Nhấn mạnh, làm nổi bật những mong muốn, ước nguyện được hóa thân
vào những vẫn nhỏ bé để đền đáp công ơn to lớn của Người
+ Cho thấy tình cảm chân thành, tự nguyện của nhà thơ
+ Thể hiện tấm lòng thành kính, yêu thương, biến ơn, trân trọng, thể hiện
đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”,…

b) Em hiểu thế nào về hình ảnh “cây tre trung hiếu” trong đoạn thơ trên?
- Hình ảnh “cây tre trung hiếu” là hình ảnh ẩn dụ kết hợp với nhân hóa
- Ngĩa thực: tả thực hàng tre quanh lăng, tỏa bóng mát, bảo vệ giấc ngủ bình
yên cho bác
- Nghĩa ẩn dụ: “hàng tre” là biểu tượng cho con người VIệt Nam với phẩm
chất “trung hiếu”.
- Tác dụng:
+ Tạo kết cấu đầu cuối tương ứng chặt chẽ cho bài thơ
+Hàng tre đã bổ sung thêm cho “hàng tre xanh xanh”, cho những phẩm chất
tốt đẹp của con người Việt Nam: “trung hiếu”
+Nó như một lời hứa của Viễn Phương cũng như toàn thể nhân dân Việt
Nam với Bác, sẽ mãi trung với Đảng, hiếu với dân.
+Qua đó thấy được khát vọng, nguyện ước dược ở lại bên Bác, được ở lại
canh gác giấc ngủ ngàn thu cho Bác của tác giả Viễn Phương. +Đồng thời,
tác giả đã bày tỏ niềm biết ơn sâu sắc, niềm thành kính, kính yêu, trân trọng,
biết ơn, tự hào, ngưỡng mộ của mình cũng như nhân dân Việt Nam với
người.

c) Có 1 tác phẩm cũng nhắc về khát vọng muốn trở thành con chim, trở
thành nhành hoa. Hãy chép lại khổ thơ đó và nêu tên tác giả, tác phẩm
- Khổ thơ:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”
- Tác phẩm: “Mùa xuân nho nhỏ”
- Tác giả: Thanh Hải

You might also like