You are on page 1of 7

CÂU HỎI ÔN TẬP “ VIẾNG LĂNG BÁC”

Câu 1: Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? Kể tên một tác phẩm khác
trong chương trình NV9 cùng thời kì, nêu rõ tên t/g?

- Bài thơ được sáng tác vào năm 1976, khi kháng chiến chống Mỹ kết
thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng chủ tịch HCM cũng vừa đc
khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ.
- Một tác phẩm cùng thời kỳ: Sang Thu (Hữu Thỉnh), Ánh trăng
(Nguyễn Duy), …

Câu 2: Nêu xuất xứ của tác phẩm?

- Tác phẩm được in trong tập thơ “ Như mây mùa xuân” (1978)

Câu 3: Tác phẩm được viết theo thể thơ nào? Một tác phẩm trong chương
trình NV9 cùng thể thơ? Tác giả?

- Thể thơ tự do 7 chữ


- Tác phẩm cùng thể thơ : Đồng chí (Chính Hữu), BTVTĐXKK (Phạm
Tiến Duật), …

Câu 4: Trình bày bố cục của bài

- Bố cục Cảm xúc trước cảnh trí ngoài lăng


Cảm xúc khi cùng dòng người vào lăng viếng Bác
Cảm xúc khi đứng trước linh cửu của Người
Cảm xúc khi rời xa lăng Bác

Câu 5: Nêu đề tài của tác phẩm

- Viết về vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc


Câu 6: Nêu chủ đề của tác phẩm

- Thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và
của mọi ng đối vs Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác

Câu 7: Phương thức biểu đạt của bài?

- Biểu cảm ( Kết hợp Miêu tả + Tự sự)

Câu 8: Trình bày mạch vận động cảm xúc của bài

- Mạch vận động cảm xúc:

+ Cảm xúc bao trùm: niềm xúc động, kính yêu, lòng biết ơn, tự hào
pha lẫn đau xót khi vào lăng viếng Bác

+ Mạch cảm xúc theo trình tự một cuộc vào lăng viếng Bác: cảm xúc
trước cảnh trí ngoài lăng ›› trc dòng người vào lăng viếng Bác ›› khi vào
trong lăng ›› ước nguyện được ở bên Bác khi ra về

Câu 9: Nghệ thuật chung toàn bài

- Giọng điệu trang trọng mà tha thiết


- Nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp mà gợi cảm
- Ngôn ngữ bình dị mà hàm súc

Câu 10: Xét về nguồn gốc, từ “ trung hiếu” là từ gì? Giải nghĩa từ

- Xét về nguồn gốc, từ “ trung hiếu” là từ hán việt


- Giải nghĩa : trung và hiếu là hai phẩm chất quan trọng trong đạ đức
của con người. Dưới XHPK, kẻ làm tôi phải trung thành với vua, với
chủ, con cái phải hiếu thảo với cha mẹ. Ngày nay, trung và hiếu được
vận dụng vào nhx giá trị đạo đức mới rộng lớn hơn, vd như: “ Trung
với nước, hiếu với dân”

Câu 11: Giải nghĩa thành ngữ “ Bão táp mưa sa” được sử dụng trong bài,.
Chép lại một câu thành ngữ trong một tác phẩm khác thuộc chương trình
NV9 ( Nêu rõ tên t/g + t/p)

- “Bão táp mưa sa” là những khó khăn, gian khổ, trở ngại mà nước ta
gặp phải theo chiều dài lịch sử
- Thành ngữ: “Lên thác xuống ghềnh” – Nói với con (Y Phương)

Câu 12: Vì sao trong câu thơ “ Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”, t/g lại
sử dụng từ thăm mà không phải từ viếng?

- Từ thăm được sử dụng tr câu là cách nói giảm nói tránh, làm giảm bớt
nỗi đau thương, mất mát trc sự thật Bác đã mất. Đồng thời khẳng định
Bác vẫn còn sống mãi trong tâm tưởng nhà thơ và mọi người

Câu 13: Từ “ Ôi” trong khổ 1 của bài có phải thành phần biệt lập cảm thán
không? Vì sao?

- Đây không phải thành phần biệt lập cảm thán mà là câu cảm thán, vì
từ “ ôi” đi cùng dấu chấm than.

Câu 14: Từ mặt trời trong câu “Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” có
phải là hiện tượng chuyển ngữ của từ không? Vì sao?

- Từ mặt trời trong câu trên không phải là hiện tượng chuyển ngữ của từ
mà là nghệ thuật tu từ ẩn dụ. Từ chỉ có nghĩa trong ngữ cảnh của câu

Câu 15: Giải thích nghĩa của cụm “Bảy mươi chín mùa xuân” trong khổ 2
- Giải nghĩa: Bác Hồ qua đời ngày 2/9/1969, hưởng thọ 79 tuổi. Trong
Di chúc, Bác viết: “Nay tôi đã ngoài bảy mươi xuân…”.

Câu 16: Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp nghệ thuật được sử
dụng trong các câu thơ sau:

1) “ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng


Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

- Biện pháp nghệ thuật : Ẩn dụ


- Hình ảnh “ mặt trời” trong câu1 là hình ảnh thực,
- “Mặt trời” trong câu 2 là hình ảnh ẩn dụ chỉ Bác Hồ ›› ca
ngợi sự vĩ đại của Bác ›› tỏ lòng biết ơn, thành kính

2) “Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ


Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”

- Biện pháp NT : Ẩn dụ
- Hình ảnh “ dòng người đi trong thương nhớ ” là hình ảnh thực
- Hình ảnh ẩn dụ: tràng hoa được kết bằng lòng nhớ thương, thành kính
của người dân VN dâng lên Bác

3) “ Bác nằm trong giấy ngủ bình yên


Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”

- Biện pháp NT: Ẩn dụ


- Hình ảnh thực: ánh đèn sáng trong lăng
- Hình ảnh ẩn dụ: vầng trăng ›› gợi vẻ đẹp tâm hồn thanh cao ›› tình yêu
thiên nhiên

4) “ Vẫn biết trời xanh là mãi mãi


Mà sao nghe nhói ở trong tim”

- Biện pháp NT : Ẩn dụ
- Hỉnh ảnh thực: trời xanh trong thiên nhiên bất biến, vĩnh hằng, không
thay đổi
- Hình ảnh ẩn dụ: sự ra đi của Bác là quy luật tất yếu nhưng Bác sống
mãi với non sông đất nước ; nỗi đau quặn thoắt, tê tái trong tâm hồn
người con đất Việt

Câu 17: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật điệp ngữ
được sử dụng trong khổ thơ cuối:

- Biện pháp điệp ngữ “ Muốn làm”


- Tác dụng: nhấn mạnh ước nguyện chân thành, tha thiết và tâm trạng
lưu luyến của nhà thơ ›› lòng kính yêu Bác ›› trung hiếu với lý tưởng
CM mà Người đã chọn ; đây cx là ước nguyện của cả dân tộc VN

Câu 18: Chỉ ra điểm khác nhau giữa hình ảnh hàng tre tre ở đầu và ở cuối
bài thơ. Tác dụng?

- Khổ đầu: Hàng tre xanh xanh đứng thẳng hàng ›› con người, dân tộc
vn bất khuất, kiên cường trước “ Bão táp mưa sa”
- Khổ cuối: T/g muốn làm một cây tre trong hàng tre bát ngát ›› được ở
bên Người, canh giấc ngủ cho Người ›› thầm hứa trung hiếu với lý
tưởng của Người : vì đất nước, vì dân
- Tác dụng : tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng, diễn đạt trọn vẹn ý
thơ, mạch cảm xúc của bài

Câu 19: Kể tên một tác phẩm trong chương trình Ngữ Văn THCS cũng đề
cập đến hình ảnh cây tre. Tác giả?

- Cây tre Việt Nam _Thép Mới

Câu 20: Cảm xúc của tác giả trong câu thơ “ Mai về miền Nam thương
trào nước mắt”

- Câu thơ như một lời giã biệt, thể hiện cảm xúc mãnh liệt, luyến tiếc,
bịn rịn không muốn xa Bác ›› tâm trạng của muôn triệu ng dân vn

Câu 21: Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp, em
hãy làm rõ những suy nghĩ và cảm xúc của tác giả khi đứng trước linh cửu
của Người trong bài thơ “ Viếng lăng Bác”

- Nêu hoàn cảnh


- Phân tích hình ảnh “ Vầng trăng”
- Phân tích hình ảnh “ Trời xanh”

Câu 22: Băng một đoạn khoảng 12 câu theo phép lập luận TPH, em hãy
làm sáng tỏ lòng thành kính và biết ơn Bác của t/g qua khổ thơ thứ hai bài
thơ “ Viếng lăng Bác”

- Hoàn cảnh: vào thăm lăng Bác


- Phân tích hình ảnh “ Mặt Trời”
- Phân tích hình ảnh “Dòng người vào lăng viếng Bác”
Câu 23: Hãy kể tên một văn bản khác trong chương trình Ngữ Văn THCS
cx viết về vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, nếu rõ tên tác giả?

- Phong cách Hồ Chí Minh _ Lê Anh Trà

You might also like