You are on page 1of 4

HƯỚNG DẪN LÀM VĂN ÔN TẬP

ĐỀ 1
A. Mở bài
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
- Giới thiệu bài thơ “Phương ấy” và nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm
- Định hướng kiểu bài: phân tích, đánh giá đặc sắc về chủ đề và nghệ thuật đoạn trích trong bài
thơ
B. Thân bài
Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
1. Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Hoàng Nhuận Cầm và bài thơ “Phương ấy”
- Hoàng Nhuận Cầm sinh ra ở Hà Nội. Ông được mệnh danh là nhà thơ của học sinh, sinh viên
bởi có nhiều bài thơ viết về kỉ niệm của tuổi trẻ với giọng điệu trẻ trung, sôi nổi. Bên cạnh việc
làm thơ, ông còn viết kịch bản phim, tham gia đóng phim.
- Hoàng Nhuận Cầm có một số tập thơ nổi tiếng khác như: Xúc xắc mùa thu, Hò hẹn mãi cuối
cùng em cũng đến…Trong đó bài thơ Phương ấy trích từ tập Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến
là một tác phẩm đặc sắc viết về chủ đề người lính anh dũng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
- Bài thơ viết ra từ sự chắt lọc, chắt lọc không phải chỉ ở góc độ ngôn từ, mà là sự chắt lọc của
tháng ngày, của sự chiêm nghiệm, của vui buồn, yêu ghét. Tuy cuộc đời cầm súng của tác giả
không dài, có dăm bảy năm gì thôi nhưng đó là những năm tháng “không thể nào quên” của ông.
2. Xác định chủ đề và lí giải chủ đề của bài thơ:
- Đọc bài thơ, ta bị ám ảnh bởi về một miền đất, về một thời lửa máu hy sinh của những chiến sĩ
Việt Nam. Một thời đạn bom dội như mưa, một thời chiến đấu anh dũng, một thời cỏ cháy hăng
nồng phương ấy,….tất cả đều gợi ta nhớ về những năm tháng hào hùng của dân tộc, một thời dù
đã xa nhưng sẽ mãi là một kỷ niệm đẹp hào hùng trong lòng những người lính Việt Nam, đặc biệt
là thế hệ sinh viên xếp bút nghiên lên đường chiến đấu.
3. Phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật đặc sắc đoạn trích:
a. Nội dung:
- Sự bối rối của người thiếu niên khi đối diện với cuộc chiến tranh, những mất mát đau đớn do
chiến tranh mang lại. Những người bạn, đồng đội đã ra đi mãi mãi, và người viết chưa kịp khóc
thương tiếc cho họ. Tác giả cho thấy sự giằng xé, bối rối của người thiếu niên trong cuộc chiến
tranh, sự đau đớn và mất mát do chiến tranh mang lại, cùng với những hình ảnh chói lóa và
thống khổ của chiến tranh.
Phương ấy dài ngút ngút Cà Mau
Nơi trắng sóng, lá rừng xanh ngắt ngắt
Ôi phương ấy ở đâu tôi cũng gặp
Hát vô bờ chữ Đất, lá cây ơi!
- Anh ta muốn hát lên vô tận tình yêu và lòng trung thành của mình dành cho đất nước và cho
những đồng đội mình đã hi sinh, quyên mình vào đất mẹ. Tóm lại, đoạn thơ này miêu tả về sự
yêu quý và lòng trung thành của người viết dành cho phương xa và đất nước. Hình ảnh của bãi
biển, rừng xanh và cây cối được miêu tả trong đoạn thơ cho thấy tình yêu của người viết dành
cho vẻ đẹp tự nhiên của quê hương.
Phương ấy còn ở mãi trong tôi
Ngỡ nâng lấy tay mình, ngỡ như người biết nói
Phương ấy ơi! Suốt đời như dấu hỏi
Trên hai vai tuổi trẻ – trước chân trời.
“Phương ấy còn ở mãi trong tôi” – câu đầu tiên thể hiện sự ghi nhớ, tình cảm của người viết
dành cho phương xa và sự ảnh hưởng của nó lên cuộc sống của Hoàng Nhuận Cầm. “Trên hai
vai tuổi trẻ – trước chân trời” – tuổi trẻ của Hoàng Nhuận Cầm, tuổi trẻ của các chiến sĩ và cũng
là tuổi trẻ của đất nước trong tương lai.
b. Nghệ thuật:
+ Bài thơ được viết theo thể thơ tự do, số tiếng trong câu rất linh hoạt.
 Chủ thể trữ tình: nhân vật “tôi” bộc lộ trực tiếp cảm xúc nhớ thương, trân trọng, tự
hào ngợi ca người lính hy sinh vì Tổ quốc.
+ Nhịp điệu thơ đa dạng.
+ Ngôn ngữ thơ giản dị, gần gũi, thân thương.
+ Điệp ngữ “phương ấy” được sử dụng nhiều lần, có tác dụng khẳng định phương ấy
là nỗi nhớ da diết, là dòng cảm xúc mãnh liệt trong tâm hồn nhà thơ.
4. Bài học, liên hệ bản thân
C. Kết bài
- Khẳng định giá trị của bài thơ và thành công của tác giả
- Liên hệ mở rộng.
→ Bài thơ “Phương ấy” nói chung và đoạn trích nói riêng của Hoàng Nhuận Cầm
đầy cảm xúc và ý nghĩa, khiến cho người đọc không chỉ cảm nhận được tình cảm và
kỷ niệm của người viết mà còn gợi lên những suy nghĩ sâu sắc về cuộc sống và tình
yêu. Hiện nay, nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm đã qua đời nhưng những dòng thơ ông
viết trong tác phẩm “Phương ấy” sẽ mãi là bài ca hào hùng, bi tráng nhất về một
thời chiến đấu anh dũng của dân tộc.
-------------------//-------------------------

ĐỀ 2:
A. Mở bài
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
- Giới thiệu bài thơ “Trong lời mẹ hát” và nhà thơ Trương Nam Hương
- Định hướng kiểu bài: phân tích, đánh giá đặc sắc về chủ đề và nghệ thuật bài thơ
B. Thân bài
Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
- Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Trương Nam Hương và tác phẩm Trong lời mẹ hát (nếu
có)
- Xác định chủ đề và lí giải chủ đề của bài thơ:
 Chủ đề:
 Tình mẫu tử thiêng liêng; công lao, sự hi sinh to lớn của mẹ trong việc
dưỡng dục, nuôi nấng con cái trưởng thành.
 Lòng biết ơn sâu sắc của người con đối với sự hi sinh của mẹ.
 Lí giải chủ đề: Trong bài thơ,
 Hình ảnh người mẹ hiện lên trong sự dịu dàng từ những lời ru ngọt ngào
(“Dòng sông lời mẹ ngọt ngào”); cuộc đời mẹ hi sinh tất cả vì con để con có
được sự trưởng thành tốt nhất (“Lưng mẹ còng dần xuống/ Cho con ngày
một thêm cao”)…
 Người con biết yêu quê hương từ lời ru của mẹ, cảm thấy xót xa khi thời
gian vô tình lấy đi tuổi xuân của mẹ, biết ơn mẹ vô hạn trước những hi sinh
to lớn của mẹ,…
- Phân tích, đánh giá nghệ thuật đặc sắc:
 Chủ thể trữ tình: nhân vật “con” bộc lộ trực tiếp cảm xúc yêu thương với “mẹ”
 Vần: bài thơ gieo vần chủ đạo là vần chân, nêu cảm xúc
 Nhịp: phối hợp linh hoạt thanh điệu tạo tính nhạc cho bài thơ
 Kết hợp nhiều biện pháp tu từ: đối lập, nhân hóa, ẩn dụ, liệt kê,…
 Hình ảnh, ngôn ngữ thơ giản dị, gần gũi, xúc động
- Bài học, liên hệ bản thân
C. Kết bài
- Khẳng định giá trị của bài thơ và thành công của tác giả
- Liên hệ mở rộng.
--------------------------//--------------------------
ĐỀ 3:
A. Mở bài
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ
B. Thân bài
Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
- Giới thiệu xuất xứ, thể thơ
- Nội dung bài thơ: Cuộc sống xung quanh chúng ta có biết bao điều kì diệu, ẩn chứa biết bao bài học
sâu sắc. Với con mắt quan sát tinh tế và những suy ngẫm đa chiều, Đỗ Trung Quân đã nhìn thấy trong
mỗi sự vật, mỗi con người bình thường những bài học ấy: Bài học từ cây xương rồng, từ nụ hoa, từ
ngọn gió, từ biển cả, từ trẻ con, người già, chim chóc.. Mỗi sự vật lại mang đến cho con người những
chiêm nghiệm lắng sâu.
- Phân tích hai khổ thơ
“Tôi học lời ngọn gió
Chẳng bao giờ vu vơ
Tôi học lời của biển
Đừng hạn hẹp bến bờ

Tôi học lời con trẻ


Về thế giới sạch trong
Tôi học lời già cả
Về cuộc sống vô cùng....”
- Nếu như ở khổ thơ trước cây xương rồng cho bài học vê nghị lực sống trong môi trường rộng lớn (trời
xanh) và khắc nghiệt (nắng bào); nụ hồng cho bài học về những gì đẹp đẽ (màu hoa) có khi phải trả giá
bằng cả nỗi đau (rỏ máu) thì đến hai khổ thơ 3,4, nhà thơ tiếp tục khám phá thêm những bài học quý
giá từ thiên nhiên:
- “Lời của ngọn gió” trong khổ thơ cho bài học về cách sống phóng khoáng, tự do, những không “ bao
giờ vu vơ” .Đó là cách sống có ý nghĩa, có mục đích tốt đẹp để phấn đấu và cống hiến cho đời, không
lãng phí thời gian, công sức vào những điều vô bổ.
- “Lời của biển biển”cho bài học về lòng bao dung, không “ cạn hẹp bến bờ. Đó là cách sống cách
sống nhân ái, thân thiện , cởi mở, chan hòa với mọi người xung quanh để đồng cảm, sẻ chia, thấu
hiểu, làm được nhiều việc tốt đóng góp cho đời cũng là làm đẹp cho chính tâm hồn và cuộc sống của
mình
- Học “lời của trẻ thơ” sự hồn nhiên, sạch trong; sự từng trải, kinh nghiệm quý giá cua người già về
cuộc sống vô cùng
=> Đây là những bài học về cách sống đẹp, sống có ý nghĩa sẽ giúp tâm hồn ta thêm phong phú, rộng
mở, hoàn thiện nhân cách, hướng tới lối sống tích cực, hữu ích.
- Với phép điệp cấu trúc kết hợp nghệ thuật liệt kê: Tôi học lời.... Những hình ảnh quen thuộc nhưng
mang ý nghĩa rộng lớn sâu xa., nhà thơ vừa taoị ấn tượng cho người đọc về một thế giới thiên nhiên
phong phú , tươi đẹp, giàu có, đầy hấp dẫn và muôn vàn những bí ẩn cần còn người khám phá. Đồng
thời tác giả cũng khẳng định; Cuộc sống chính là một trường học lớn nhất giúp ta có thể học tập và trải
nghiệm mỗi ngày để có thêm cho mình những hành trang sống tốt nhất.
C. Kết bài
- Nêu nhận xét, cảm xúc về đoạn thơ và tác phẩm
→ Bài thơ “ Ngụ ngôn của mỗi ngày” nói chung và đoạn trích nios riêng đã thể hiện một quan niệm
đúng đắn về việc học. Với Đỗ Trung Quân, học không phải chỉ là ở trường, lớp mà học còn là một
cuộc hành trình tìm kiếm – khám phá – lĩnh hội từ những điều bình dị trong cuộc sống. Trong suốt
cuộc đời, con người luôn luôn có thể học tập thêm kiến thức, bồi dưỡng cho tâm hồn mình giàu có và
phong phú hơn. Cuộc sống chính là một trường học lớn giúp ta trải ngiệm mỗi ngày để thêm yêu đời
và sống tốt đẹp hơn.

You might also like