You are on page 1of 3

BÀI 6 NÂNG NIU KỈ NIỆM

(Thơ)

Văn bản 1: CHIẾC LÁ ĐẦU TIÊN


(Hoàng Nhuận Cầm)

I.Tìm hiểu chung:


1. Tác giả Hoàng Nhuận Cầm (1952 - 2021)
- Sinh ra ở Hà Nội.
- Đang học dở khoa Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội, năm 1971, Hoàng Nhuận Cầm nhập ngũ, đã từng
chiến đấu trong Sư đoàn 325B ở mặt trận Quảng Trị.
- Được mệnh danh là nhà thơ của học sinh, sinh viên bởi ông có nhiều bài thơ viết về kỉ niệm của
tuổi trẻ, tình yêu với một giọng thơ trẻ trung, sôi nổi.
- Đóng góp: Ngoài làm thơ, ông còn viết kịch bản phim và tham gia đóng phim. …
- Tác phẩm thơ chính: Một số tập thơ nổi tiếng như Xúc xắc mùa thu (1992), Hò hẹn mãi cuối cùng
em cũng đến (2007),…

2. Bài thơ Chiếc lá đầu tiên


a. Đọc văn bản
b. Tìm hiểu từ khó, chú giải
c. Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ
- Được viết trong thời gian dài, chủ yếu khi nhà thơ rời ghế nhà trường, trên đường vào chiến trường.
- In trong tập “Xúc xắc mùa thu”, NXB Hội Nhà văn, 1992.
d. Thể thơ: Tự do. Bố cục: 3 phần
II. Đọc khám phá văn bản:
1. Chủ đề
- Chủ đề của bài thơ “Chiếc lá đầu tiên”: Sự hổi tưởng, nỗi nhớ da diết của chủ thể trữ tình về
những kỉ niệm tuổi học trò.
2. Cảm hứng chủ đạo
Cảm hứng chủ đạo bao trùm toàn bộ bài thơ chính là nỗi nhớ về một thời học trò đã qua cùng với
những tiếc nuối bâng khuâng về những điều không còn nữa.
3. Dạng thức xuất hiện của Chủ thể trữ tình:
Chủ thể trữ tình trong bài thơ này được xuất hiện thông qua các đại từ xưng hô như “có một người”,
“tôi”, “anh”, là người trong cuộc, cũng có thể là chính tác giả. Điều đó giúp cảm xúc được bộc lộ một
cách chân thực, trực tiếp và mạnh mẽ hơn.
4. Kết cấu: Bài thơ được chia làm 3 phần:
- Phần 1 (hai khổ thơ đầu): Nhận thức về sự ra đi của tuổi học trò.
+ Hai câu đầu mang tính khái quát, thể hiện sự ngậm ngùi của tác giả khi nhận ra một sự thật: tất cả
đã xa rồi.
Hai câu đầu bài thơ: “Em thấy không tất cả đã xa rồi – Trong tiếng thở của thời gian rất khẽ” đã cho
thấy nỗi nuối tiếc một thời đã qua của nhân vật trữ tình. Mùa tháng năm nối tiếp trôi qua, mùa hè chia
tay đã tới. Rồi tất cả những vui buồn, giận hờn, yêu thương của tuổi học trò sẽ trở thành những kí ức
trong miền xa xăm. Nghệ thuật nhân hóa trong câu thơ thứ hai đã gợi ra sự chuyển động nhẹ nhàng của
thời gian. Thời gian trôi dù chậm nhưng thật vô tình, để giờ đây nhìn lại quãng thời gian đã qua khiến
nhân vật trữ tình không khỏi giật mình thảng thốt. Đứng trước sự chảy trôi của thời gian, nhìn lại tháng
năm học trò, ắt hẳn trong lòng nhân vật trữ tình không khỏi tiếc nuối. Chia xa một thời, chia xa một
người, trong lòng ta thấy trống trải biết bao!
+ Những câu tiếp theo chỉ ra những dấu hiệu cho thấy tuổi học trò đã trôi qua: chùm phượng hồng rời
tay, tiếng ve xé đôi hồ nước.
- Phần 2 (3 khổ tiếp): Nỗi nhớ về những kỉ niệm tuổi học trò.
+ Nỗi nhớ về trường cũ, lớp học xưa
+ Nỗi nhớ về em, về mẹ
+ Nỗi nhớ về những giây phút vui đùa trong lớp học.
=> Những kí ức về mái trường cũ chợt ùa về trong tâm trí, dâng lên một niềm xúc cảm khó quên, một
nỗi hoài niệm khôn nguôi trong lòng tác giả.
- Phần 3 (3 khổ cuối): Nỗi lòng xúc động, tiếc nuối về một thời đã qua
+ Xúc động khi nhớ lại những kỉ niệm, khi nhớ về thầy
+ Tiếc nuối vì giờ đây không còn có thể được sống lại khoảng thời gian tươi đẹp ấy
+ Nỗi day dứt về những điều đã bỏ lỡ trong quá khứ.
5. Nghệ thuật xây dựng hình ảnh:
Bài thơ có thể nói đã gây xúc động mạnh bởi việc đưa vào một loạt những hình ảnh đặc trưng, gắn
bó với tuổi học trò: chùm phượng hồng, tiếng ve, trường, lớp, sân trường, trái bàng, cầm dao khắc lăng
nhăng trên bàn ghế cũ… Những hình ảnh vừa gợi lại một cách sinh động tuổi học trò hồn nhiên, thơ
mộng, đắm say, vừa thể hiện nỗi thổn thức, xúc động, nhớ tiếc của chủ thể trữ tình. Nó cũng làm cho
người đọc như đắm vào miền kí ức về tuổi học trò của chính mình.
6. Nghệ thuật sử dụng từ ngữ:
- Bài thơ có sự linh động, biến đổi trong cách dùng từ xưng hô, khiến cho cách xưng hô không bị lặp
lại, đồng thời, cho ta có cảm giác tác giả đang hồi tưởng lại tuổi học trò từ nhiều vai, nhiều cảnh huống,
với nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau.
- Ngôn ngữ bài thơ vô cùng giản dị, mộc mạc, nhưng lại thấm đẫm cảm xúc bởi nó được viết ra từ
một tâm hồn đa cảm, đang chìm đắm trong một nỗi nhớ khôn nguôi về thời học trò tươi đẹp.
7. Nghệ thuật sử dụng các biện pháp tu từ:
Bài thơ sử dụng kết hợp nhiều biện pháp tu từ như:
-Nhân hóa (trong tiếng thở của thời gian rất khẽ; Con ve tiên tri vô tâm báo trước, cây bàng hẹn hò
chìa tay vẫy mãi)
- Điệp từ, điệp ngữ (nỗi nhớ, nhớ, bao nhiêu…)
- Hoán dụ (bím tóc trắng ngủ quên)… Tất cả những biện pháp tu từ này đều giúp làm nổi bật sự hồn
nhiên dễ thương của tuổi học trò, tái hiện những kỉ niệm đã qua; đồng thời thể hiện tâm trạng nhớ tiếc
khôn nguôi của tác giả.
IV. TỔNG KẾT
1. Đặc sắc nghệ thuật
- Hình ảnh thơ gần gũi, quen thuộc, gắn với lứa tuổi học trò mỗi người.
- Ngôn ngữ giàu hình ảnh, sử dụng nhiều từ bộc lộ cảm xúc trực tiếp.
- Kết hợp một số biện pháp tu từ: phép liệt kê, điệp ngữ, hình ảnh ẩn dụ; sử dụng đối thoại,…
- Cách ngắt nhịp chủ yếu là 3/4, giọng điệu tâm tình, thủ thỉ.
2. Ý nghĩa bài thơ:
Thông qua dòng hồi tưởng của nhân vật trữ tình, bài thơ đã làm sống dậy vẻ đẹp khó quên của một
thời học trò hồn nhiên, mơ mộng; đồng thời cũng giúp ta có ý thức trân trọng, nâng niu kỉ niệm, trân
trọng quãng thời gian còn được ngồi trên ghế nhà trường.

You might also like