You are on page 1of 5

Phần I/ Trắc nghiệm (2 điểm – 0.

2 điểm/1 câu)

1 C 2 B 3 C 4 D 5 B
6 A 7 D 8 B 9 A 10 A

Phần II/ Đọc hiểu (3 điểm)


Câu 1. (0.5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích : nghị luận.
Câu 2. (0.5 điểm) Theo tác giả, tiếp xúc với nhiều bạn bè sẽ mang lại những lợi ích :
tâm hồn ta phong phú lên, rồi làm cho tâm hồn những bạn sau này của ta cũng phong
phú lên.
• Lưu ý : Khi trả lời, sử dụng lời nói, suy nghĩ của tác giả, không dùng suy nghĩ
hay cảm nhận của mình.
Câu 3. (1 điểm) Phép tu từ có trong đoạn văn : (phép) liệt kê. Hình ảnh được liệt kê :
một nét đặc biệt của cá tính ta; một quan niệm độc đáo về đời sống; cái tài kể chuyện
vui
• Lưu ý :
- Không nêu hình ảnh được liệt kê – 0.5 số điểm.
- Không cần nêu tác dụng, nếu có, không trừ điểm.
Câu 4. (1 điểm) Học sinh có thể trả lời đồng ý, hoặc không đồng ý, hoặc vừa đồng ý
vừa không đồng ý, miễn là có cách lí giải phù hợp.
• Lưu ý :
- Học sinh chỉ trả lời đồng ý, hoặc không đồng ý, hoặc vừa đồng vừa không, chỉ
được 0.25 số điểm
- Học sinh trả lời nhưng cách giải thích không hợp lý, phù hợp, không chấm
điểm phần giải thích.
Phần III/ Làm văn (5 điểm)
Câu 1. (3 điểm)
a) Yêu cầu về kỹ năng:
- Bài làm của học sinh có bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, nắm vững kỹ năng
làm bài nghị luận văn học.
- Lập luận thuyết phục, văn viết có cảm xúc; có sự lien kết chặt chẽ giữa các
đoạn văn.
b) Yêu cầu về kiến thức:
- Học sinh có thể có nhiều cách trình bày khác nhau, song cần đáp ứng được
những yêu cầu cơ bản sau:
I. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và nêu khái quát giá trị của Truyện Kiều.
Mẫu ví dụ : Có một nhà thơ mà người Việt không ai là không biết, không yêu mến;
có một truyện thơ mà hơn 200 năm qua không mấy người Việt Nam không thuộc lòng
nhiều đoạn hay dù chỉ vài câu. Người ấy, thơ ấy đã trở thành niềm tự hào của dân tộc
Việt Nam, đúng như thơ Tố Hữu đã từng ngợi ca :
Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Ngàn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru mỗi ngày.
Qua các tác phẩm của Nguyễn Du, nét nổi bật chính là sự đề cao xúc cảm. Nguyễn
Du là nhà thơ có học vấn uyên bác, nắm vững nhiều thể thơ của Trung Quốc như:
ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật, ca, hành,... nên ở thể thơ nào, ông
cũng có bài xuất sắc. Đặc biệt hơn cả là tài làm thơ bằng chữ Nôm của ông, mà đỉnh
cao là Truyện Kiều, đã cho thấy thể thơ lục bát có khả năng chuyển tải nội dung tự sự
và trữ tình to lớn trong thể loại truyện thơ. Từ câu chuyện tình ở Trung Quốc đời
Minh, bằng tài năng và tấm lòng, Nguyễn Du đã biến thành một khúc ca đau lòng
thương người bạc mệnh. Truyện Kiều khẳng định mạnh mẽ tài năng và tấm lòng nhân
đạo của thiên tài Nguyễn Du với những giá trị vượt xa Kim Vân Kiều truyện của
Thanh Tâm Tài Nhân.
- Giới thiệu sơ lược nội hai đoạn trích “ Cảnh ngày xuân” và “Kiều ở lầu Ngưng
Bich”, trích dẫn nhận định.
<Tham khảo mục Ghi nhớ - SGK Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo dục Việt Nam>
- Trích dẫn nhận định
II. Thân bài:
- Lần lượt trình bày những nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của các
đoạn thơ :
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chin chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Mẫu ví dụ : Cảnh thiên nhiên trong đoạn thơ thứ nhất : Cảnh ngày xuân
• Nghệ thuật
+ Cảnh ngày xuân là đoạn thơ tiêu biểu nhất trong Truyện Kiều về bút pháp tả cảnh,
tả tình của Nguyễn Du. Trong 4 câu thơ đầu, bút pháp tả cảnh được thể hiện rõ nét,
sinh động hơn hẳn.
+ Sử dụng nhiều hình ảnh đắt giá, sáng tạo như : én đưa thoi, thiều quang chín chục,
cỏ non, cành lê : những đặc trưng, biểu tượng của ngày xuân về
+ Đặc biệt là bút pháp miêu tả :
Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên: bức tranh xuân tươi đẹp hiện ra chỉ cần điểm vài chi
tiết qua cách gợi là chủ yếu.
• Nội dung
+ Là bức tranh thiên nhiên khoáng đạt, tinh khôi, giàu sức sống với không gian, thời
gian mùa xuân...
+ Là những đường nét, màu sắc hài hòa...
+ Thể hiện tâm trạng náo nức của chị em Thúy Kiều khi trẩy hội
+ Cảnh được chấm phá bằng những nét vẽ đơn giản nhưng giàu sức gợi hình, gợi
cảm.
+ Hình ảnh ẩn dụ “nô nức yến anh” gợi lên hình ảnh nam thanh nữ tú, những tài tử
giai nhân, từng đoàn người nhộn nhịp đi chơi xuân như chim én, chim oanh bay ríu
rít.
• Liên hệ với thơ cổ Trung Quốc :
Phương thảo liên thiên bích
Lê chi sổ điểm hoa
- Với bút pháp gợi tả, câu thơ cổ Trung Quốc đã vẽ lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân, có
hương vị, màu sắc, đường nét. Đó là hương thơm cỏ non, là màu xanh biếc của cỏ nối
tiếp nhau đến tận chân trời. Đó còn là đường nét của cành lê điểm nhẹ vài bông hoa.
Cảnh đẹp mà tĩnh tại.

- Hai câu thơ trong truyện Kiều là bức họa tuyệt đẹp về mùa thu. Gam màu xanh làm
nền cho bức tranh xuân. Trên nền xanh ấy điểm một vài bông hoa lê trắng. Câu thơ
cổ Trung Quốc chỉ nói điểm một vai bông hoa lê mà không nói đến màu sắc của hoa.
Nguyễn Du chỉ cho thêm một chữ trắng mà đã khiến bức tranh mùa xuân đã khác
hẳn. Chữ trắng là điểm nhấn làm nổi bật cả bức tranh mùa xuân. Tất cả đều gợi lên
vẻ đẹp riêng của mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống, khoáng đạt, trong trẻo,
nhẹ nhàng, thanh khiết.
Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
Mẫu ví dụ : Cảnh thiên nhiên trong đoạn thơ thứ hai : Kiều ở lầu Ngưng Bích
-
• Nghệ thuật
- Là đoạn trích có sự kết hợp giao hòa giữa cảnh vật và tâm trạng, thể hiện sự
đặc sắc trong bút phap tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du.
- Bốn câu thơ đầu là bức tranh hoang vắng của lầu Ngưng Bích được nhìn qua
tâm trạng nhân vật Thúy Kiều. Cảnh đẹp nhưng lạnh lùng hoang vắng càng
làm rõ sự cô độc lẻ loi của nhân vật, cảnh vật nhuốm màu tâm trạng.
• Nội dung
- Là cảnh đêm trăng lung linh, đẹp nhưng là nơi giam cầm, khóa kín tuổi xuân
của Kiều.
- Liên hệ câu thơ “Khóa buồng xuân để đợi ngày đào phai”
 Lầu Ngưng Bích là nơi Tú Bà dỗ dành Kiều ra ở với lý do là để chờ đợi
mụ tìm cho năng một tấm chồng xứng đang. Nhưng ẩn sau lời dỗ dành
đường mật đó là âm mưu hiểm hóc :....
- “Khóa xuân” : khóa kín tuổi xuân, dùng với nghĩa mỉa mai cho số phận, tính
cảnh của năng...
- Là cảnh thiên nhiên bao la rộng lớn, bát ngát nhưng thiếu đi sự sống...
- Câu thơ sáu chữ, chữ nào cũng gợi lên sự rợn ngợp của không gian : Bốn bề -
bát ngát – xa trông.
- Nghệ thuật tương phản giữa non xa / trăng gần càng làm nổi bật hình ảnh lầu
Ngưng Bích chơi vơi giữa mênh mang trời nước.
- Thể hiện tâm trạng lo âu của Kiều :
Trong tính cảnh bị giam lỏng, cô độc, buồn tủi, Thúy Kiều nhìn đâu cũng thấy
cảnh thiên nhiên hiện lên thật sầu thảm, thê lương “Người buồn cảnh có vui đâu
bao giờ”
- Nhận định, đánh giá:
Nếu ở đoạn trích Cảnh ngày xuân có kết cấu hợp lý, ngôn ngữ giàu chất tạo hình,
kết hợp giữa bút pháp tả với bút phát gợi có tính chất điểm xuyết chấm phá,
Nguyễn Du đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mùa xuân thật đẹp, tươi vui, sống
động, hữu hình, hữu sắc, hữu hương; một khung cảnh lễ hội mùa xuân tươi vui,
nhộn nhịp, trong sáng thì đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích đã rất thành công ở
bút pháp tả cảnh ngụ tình, mượn cảnh để diễn tả sâu sắc nội tâm nhân vật, mỗi
một cảnh là một nét đau, nỗi lo, nỗi buồn tê tái của người con gái trong suốt
quãng đời lưu lạc. đúng là phải có cái nhìn hết sức tinh tế và lòng nhân đạo cao
cả, ông mới có đc những đoạn thơ hay đến thế. Thật đúng với nhận định : “Một
tâm hồn cảm nhận được sự diễm lệ phong phú của thiên nhiên, một mối đồng cảm
với số phận và tâm tư con người, đó là những yếu tố nhân văn kết hợp với bút lực
tài hoa đã sáng tạo nên một trong những đoạn thơ nổi tiếng nhất trong Truyện
Kiều".
III.Kết bài:

- Tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du. Khẳng định lại giá trị của hai đoạn trích .
có thể đưa câu nói của gs Đặng Thanh Lê vào cuối kết luận: “Sử dụng chủ yếu
ngôn ngữ dân tộc để miêu tả cảnh vật thiên nhiên và miêu tả nội tâm con người
là một đặc điểm trong phong cách ngôn ngữ thi ca Truyện Kiều”
Câu 2. (2 điểm)

You might also like