You are on page 1of 9

Đề 4:

Cổ nhân từng nói: Thi trung hữu họa và Thi trung hữu nhạc.
Bằng hiểu biết và trải nghiệm văn học, anh/chị hãy trình bày
suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
Dàn ý

1.Giải thích:
- Thi: thơ. Thơ là một hình thức sáng tác văn học nghiêng về thể hiện
cảm xúc thông qua tổ chức ngôn từ đặc biệt, giàu nhạc tính, giàu hình
ảnh và gợi cảm.
- Thi trung hữu họa: Trong thơ có hoạ (có tranh, có cảnh).
- Thi trung hữu nhạc: Trong thơ có nhạc ( có nhịp điệu, có âm thanh
trầm bổng…)
=> Ý kiến trên của người xưa nói đến đặc trưng của thơ trữ tình là
giàu hình ảnh và nhạc điệu. Ý kiến của cổ nhân hoàn toàn đúng đắn
và xác đáng.
2. Bàn luận:
- Thơ – nhạc – hoạ đều là các loại hình nghệ thuật, song có sự khác
biệt, đặc biệt là về chất liệu xây dựng hình tượng nghệ thuật để phản
ánh cuộc sống. Nếu hoạ dùng đường nét, màu sắc, nhạc dùng giai
điệu, âm thanh thì thơ cũng như các tác phẩm văn chương lại sử dụng
ngôn từ làm chất liệu. Ngôn từ có đặc điểm riêng: đó là chất liệu phi
vật thể, vì vậy, tác động nhận thức không trực tiếp bằng các loại hình
nghệ thuật khác song sức gợi mở của nó lại hết sức dồi dào, mạnh mẽ.
Nó tác động vào liên tưởng của con người và khơi dậy những cảm
nhận cụ thể về màu sắc, đường nét, hình khối, âm thanh, giai điệu.
- Thi trung hữu họa bởi vì: Văn học phản ánh hiện thực cuộc sống,
thơ ca cũng không nằm ngoài quy luật đó. Thơ ca phản ánh cuộc sống
qua hệ thống ngôn từ giàu hình ảnh. Không ở thể loại văn học nào ta
bắt gặp nhiều hình ảnh, biểu tượng (hình ảnh có ngụ ý), hình tượng
(hình ảnh có ngụ ý xuyên suốt tác phẩm) nổi bật như thơ ca. Hình ảnh
trong thơ là sự khách thể hóa những rung cảm nội tâm bởi thế giới
tinh thần vốn vô hình nên nhất thiết phải dựa vào những điểm tựa tạo
hình cụ thể để hữu hình hóa. Hình ảnh trong thơ nổi bật vì còn mang
màu sắc của cảm xúc mãnh liệt và trí tưởng tượng phong phú.
- Thi trung hữu nhạc bởi vì: Thơ ca là sự biểu hiện trực tiếp cảm xúc,
tình cảm của con người. Cảm xúc biểu lộ mạnh mẽ ở thanh điệu, nhịp
điệu của lời nói (ngôn từ). Tính nhạc là đặc thù cơ bản của việc phô
diễn tình cảm của thơ ca. Âm thanh và nhịp điệu làm tăng hàm nghĩa
cho từ ngữ, gợi ra những điều từ ngữ không thể nói hết. Nhạc điệu
trong thơ thể hiện nhịp vận động của đời sống, của nhịp đập trái tim,
bước đi của tình cảm con người.
3. Chứng minh:
HS lựa chọn một số dẫn chứng tiêu biểu để chứng minh rõ chất họa
và chất nhạc trong thơ ca. HS có thể chứng minh qua 2 luận điểm:
Nêu và Dẫn vào luận điểm:
*Luận điểm lớn 1:“Thi trung hữu họa”
Dẫn dắt: MQH giữa thơ và hoạ: có mối quan hệ gần gũi, Trác Ngô
Tử khi nhận xét về MQH giữa thơ và hoạ thì cho rằng: “Hoạ đâu chỉ
có vẽ hình, mà phải có cả hình lẫn thần; thơ đâu phải ở bên ngoài
hoạ , mà ở chỗ nêu được thần thái trong hoạ”. Còn nhà hoạ sĩ vĩ đại
Leonardo da Vinci cho rằng" Hoạ là thi ca bằng thị giác"
- Ngôn từ thơ là ngôn từ giàu hình ảnh có màu sắc, âm thanh,
nhạc điệu tác động mạnh mẽ sâu xa vào trí tưởng tượng và cảm
nghĩ người đọc. Vận dụng tính hình tượng này, xuyên suốt dòng
chảy văn học, các nhà thơ đã tạo ra không ít những chân dung
về nhân vật, bức tranh phong cảnh lấp lánh những sắc màu,
đường nét đậm chất hội hoạ.
- VD trong bài thơ “Thuật hứng XXIV" của Nguyễn Trãi: (có thể
dùng mở rộng liên hệ ngoài tác phẩm trong chương trình SGK)
“Kho thu phong nguyệt đầy nóc
Thuyền chở yên hà nặng vạy then”
=> Bức tranh có gam vàng, thực và ảo kết hợp hài hoà. Gió vận động
êm nhẹ, trăng ngập tràn, không gian yên ả. Không gian mệnh mông
hiện lên con thuyền trung tâm bức hình. Bức tranh được phác hoạ bởi
nét bút tài bình hào hoa mỹ lệ tao nhã mang đạm phong vị dân tộc, và
tài năng nghệ thuật tác giả. Có thể nói đây là tiên cảnh giữa đời
thường.
Phân tích chứng minh tác phẩm: Không nằm ngoài dòng mạch thi
pháp nghệ thuật đó, qua tác phẩm “Truyện Kiều" , Nguyễn Du cũng
phác hoạ lên một bức tranh mà ở đó cả người và cảnh cùng hiện lên:
- Luận điểm 1: Dưới ngòi bút tài hoa của mình, Nguyễn Du đã sử
dụng bút pháp phác hoạ để vẽ lên trước mặt bạn đọc bức chân
dung Thuý Kiều: ND chọn gam màu mát, màu trắng trong nước,
xanh của núi và liễu, màu đậm và tươi của hoa “thắm, đường nét
mảnh mai uyển chuyển sống động và phẳng lặng của mặt nước hồ
thu. Không chỉ có gam màu đơn, màu phối, nhà thơ còn dùng lối so
sánh về cường độ “thua thắm, kém xanh" để làm rõ vẻ đẹp hoàn mỹ,
làm hiện lên số phận của con người theo triết lý “Hồng nhan bạc
mệnh, tài tử gian truân"
“Làn thu thuỷ, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh"
- Luận điểm 2: Khắc hoạ lên nhân vật Thuý Vân, Nguyễn Du
sử dụng nghệ thuật đòn bẩy để làm nổi bật bức chân dung
Thuý Kiều nên Thuý Vân dưới ngòi bút Nguyễn Du chỉ
mang chất hoạ phần đầu tác phẩm: theo trình tự tổng thể đến
chi tiết, dáng người đến khuôn mặt nụ cười, tiếng nói, màu tóc,
làn da một cách hài hoà cân đối => đoán mệnh viên mãn, phúc
hậu của nàng.
“Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười, ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da"
- Luận điểm 3: Chất hoạ không chỉ được Nguyễn Du điểm
xuyết qua chân dung các nhân vật mà dường như chỉ qua
vài nét bút, cảnh vật hiện lên với tất cả cái hồn cái sắc nhất:
Bức tranh thiên nhiên mùa xuân đẹp đẽ, tinh khôi qua
“Cảnh ngày xuân”
“Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi"
+ Hình ảnh “con én đưa thoi"
Tả: cảnh chim én bay lượn bầu trời => hình anh quen thuộc mùa
xuân
Gợi: Thời gian trôi nhanh, không gian bầu trời rộng lớn và
không khí ấm áp mùa xuân
+ “Thiều quang..”
Tả: ánh sáng đẹp mùa xuân
Gợi: Một không gian tràn đầy nắng ấm, thời điểm viên mãn
nhất, sự tiếc nuối vì thời gian trôi nhanh
- Luận điểm 4: Điều làm nên bậc thầy nghệ thuật ở Nguyễn Du
dường như không chỉ dừng lại ở bút pháp thi trung hữu hoạ mà
còn sự kết hợp của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình - trong thơ có
cảnh, trong cảnh chứa tình: Bức tranh thiên nhiên, tâm trạng của
Kiều qua “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
+ Tạo dựng sự tương phản: Không gian cửa biển lúc triều dâng ><
Cánh buồm thấp thoáng, nhạt nhòa; cánh hoa tàn lụi man mác
trôi trên dòng nước.
Tô đậm cái nhỏ bé, bơ vơ của cánh buồm, bông hoa.
+ Hình ảnh ẩn dụ: “thuyền ai”, “hoa” -> ẩn dụ cho thân phận của
Thúy Kiều đang trôi dạt giữa dòng đời.
+ Thời gian “chiều hôm” lại càng làm cho nỗi buồn thân phận
thêm sâu sắc.
Là cảm giác cô đơn, lẻ loi khi đối diện với không gian mặt đất
quanh lầu Ngưng Bích.
+ Hình ảnh: “nội cỏ”, “chân mây”, “mặt đất” -> cái vô cùng, vô
tận của đất trời.
Đối diện với một không gian như vậy Thúy Kiều càng thấm thía
hơn bao giờ hết sự nhỏ nhoi, đơn độc của mình.
+ Nỗi trơ trọi, hãi hùng:
Thiên nhiên dữ dội và đầy biến động: gió giận dữ cuốn mặt
duềnh, sóng ầm ầm vỗ ào ạt khi thủy triều lên.
Thậm chí, Kiều cảm giác những đợt sóng dữ dội kia đang bủa
vây, kêu réo ngay bên mình.
Thiên nhiên là ẩn dụ cho dự cảm về những biến cố kinh hoàng
sắp sửa ập xuống cuộc đời nàng. Những con sóng của số phận
đang bủa vây, đe dọa người con gái lẻ loi, đơn độc nơi đất khách
này.
=> Linh cảm trước tương lai khiến Thúy Kiều càng lo sợ, hãi hùng.
● Tác phẩm: Mùa xuân nho nhỏ:
- Luận điểm 5: Bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong trẻo và
tràn đầy sức sống hiện ra qua vài nét bút chấm phá của Thanh
Hải:
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời”
=> Bức tranh xứ Huế được chấm phá bằng hình ảnh chọn lọc và giàu
sức gợi “Dòng sông xanh", “hoa tím biếc", “chim chiền chiện"
+ Hinh ảnh, tín hiệu đặc trưng gợi lên cả không gian ngập tràn sức
xuân xứ Huế; Gợi lên cả không gian mênh mông sông nước và
bầu trời cao rộng, trong veo
+ Gam màu “xanh", “tím" gợi bức tranh hài hoà, tươi sáng, đầy
sức sống
+ Chỉ vài nét vẽ, Thanh Hải đã phác hoạ ra một bức tranh mang
cái hồn mùa xuân xứ Huế. Nó đủ đầy về màu sắc hình ảnh. Từ
đó bộc lộ niềm say sưa ngây ngất của tác giả trước thiên nhiên
đất trời mùa xuân

*Luận điểm lớn 2: “Thi trung hữu nhạc”


Dẫn dắt:
“Thơ là thơ, đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách
riêng”, Sóng Hồng đã đi từ đặc trưng của thơ ca, trước hết là ngôn
ngữ. Ngôn ngữ trong thơ là ngôn ngữ nghệ thuật được kết tinh từ
ngôn ngữ đời sổng. Điều kì diệu của ngôn ngữ thơ ca là có thế làm
được tất cả: xây dựng hình tượng với những gam màu hội họa, âm
thanh của âm nhạc và đường nét của chạm khắc. Sự đa dạng phong
phú và sức biểu cảm kỳ diệu của ngôn ngữ thơ ca đủ vẽ ra trước mắt
chúng ta cả một thế giới sinh động có linh hồn. Tính hội họa tạo nên
từ ngôn ngữ, âm nhạc tạo nên từ ngôn ngữ, và chạm khắc cũng tạo
nên từ ngôn ngữ.
- Luận điểm 1: Chất nhạc tạo nên bởi những câu thơ có nhiều
thanh trắc phù hợp với hoạt động huyên náo, mạnh mẽ, xuất hiện
đột ngột:
“Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”
- Trong thực tế, tính nhạc trong thơ là một cái gì đó rất uyển chuyển,
thẩm thấu và giao hòa trong nhiều yếu tố của bài thơ, dòng thơ. Thơ
ca là như vậy, là làm được những điều tưởng như không thể. Có lẽ vì
thế chăng mà thơ bí ẩn hấp dẫn muôn đời? Âm nhạc nhất nhất bao giờ
cũng phải bật ra thành tiếng, người đọc nghe nói có thể lĩnh hội cảm
xúc ở nghệ sĩ. Nhưng thơ ca rung động lòng người nhiều khi là những
âm thanh không lời. Có nhiều bài thơ, rất nhiều bài thơ đã chuyển
thành bài hát như: “Đồng chí” của Chính Hữu, “Mùa xuân nho nhỏ”
của Thanh Hải, “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương,... bởi tính nhạc
kì diệu của nó. Thơ là nhạc, nhạc là thơ, tựa hồ như có thể chuyển hóa
sang nhau.
- Luận điểm 2: Nguyễn Du đã phát huy tối đa thế mạnh của ngôn
từ, từ hình thức phối âm, điệp âm để từng câu thơ đều giàu nhạc
điệu, mang theo tâm tư nhân vật:
Trong câu thơ “Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?” có sự kết
hợp giữa âm “th” bật hơi với nguyên âm “a” - một loại âm mở tạo ra
nhịp điệu êm ả, mở ra khung cảnh xa vời mênh mông, góp phần diễn
tả cánh buồm nhỏ nhoi ẩn hiện nhạt nhoà trong niềm khát vọng tự do
được trở về quê hương của nàng Kiều, một niềm khát vọng chính
đáng nhưng chẳng được ai quan tâm ngoại trừ trái tim nhân đạo của
thi hào và đọc giả đồng cảm.
- Luận điểm 3: Không chỉ về mặt ngữ âm, thể thơ thanh điệu,
chất nhạc còn thấm đượm từ các biện pháp nghệ thuật: Điệp từ
“mình: “mình" vừa là chủ thể trữ tình, vừa khách thể thẩm mỹ. Do
vậy câu thơ miêu tả Kiều như có tiếng sóng trong lòng, sống trong
giây phút hoàn toàn hướng nội, đối diện với bản thân và phản tỉnh về
mặt nhân cách trên nền hiện thực ê chề đớn đau.
“Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh
Giật mình, mình lại thương mình xót xa"
(mở rộng tác phẩm)

Hoặc qua việc phân tích một số tác phẩm cụ thể làm rõ chất họa, chất
nhạc trong các tác phẩm thơ ấy.
- Luận điểm 4: Mùa xuân nho nhỏ: Không gian xuân xanh
đất trời dường như mang theo cả âm thanh vang vọng của
tiếng chim vào không gian: Mùa xuân âý không chỉ được
“hữu hoạ" mà còn “hữu nhạc"
“Hót chi mà vang trời"
=> Chỉ một tiếng chim chiền chiện nhỏ bé cũng đủ “vang trời"
chắc hẳn mùa xuân ấy phải tĩnh lặng, bình yên, trong veo đến
nhường nào hay chính hồn thơ Thanh Hải quyện hoà tất cả vào
không gian xuân ấy để cảm nhận
(dẫn chứng thơ trữ tình lớp 8,9 chọn 2 bài tiêu biểu)
3. Tổng kết vấn đề:
4. Đánh giá, nâng cao:
- Khẳng định lời của cổ nhân hoàn toàn đúng đắn: Một tác phẩm thơ
hay cần phải “có họa”. “có nhạc”, phải vẽ ra trước mặt người đọc
những bức tranh hiện thực sống động với màu sắc, hình khối, đường
nét, âm thanh , nhạc điệu...Bài thơ phải thể hiện tài năng của nhà thơ
trong việc sử dụng nghệ thuật ngôn từ
- Để tạo nên những tác phẩm thi ca để đời thì ngoài yếu tố “nhạc”,
“họa” còn cần những cảm xúc chân thực, thăng hoa của người nghệ
sĩ về các vấn đề trong cuộc sống.
- Bài học đối với người sáng tác: Tác phẩm văn học chân chính xuất
phát từ cái tâm, cái tài của nghệ sĩ . Nhà thơ cần có tâm hồn nhạy
cảm, có sự quan sát tinh tế đồng thời có tài sử dụng ngôn từ tạo nên
tính “họa”, tính “nhạc” cho tác phẩm thi ca...
- Bài học đối với người tiếp nhận: cảm nhận được những cảm xúc của
tác giả, đặc biệt là những những đặc sắc về ngôn ngữ chính là mở
những cánh cửa đầu tiên để đi vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm,
cảm nhận được tính “họa”, tính “nhạc” và nhiều thông điệp khác mà
nhà thơ muốn truyền tải tới bạn đọc qua tác phẩm thơ ca.

You might also like