You are on page 1of 3

Thơ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ tâm trạng con người bằng ngôn ngữ cô đọng,

gợi cảm giàu hình ảnh và nhạc điệu

CM qua 2 tác phẩm Tương tư của Nguyễn Bính và Chiều xuân của Anh Thơ

Dàn ý

MB

Không dài thăm thẳm như Vạn Lí Trường Thành, cũng không cao vời vợi như
đỉnh Everest, và cũng không phải là khúc hát Opera kinh điển vang vọng khắp
nhà hát Vỏ Sò. Thơ ca vốn đâu xuất hiện một cách rình rang như thế mà bởi lẽ
nó vốn ngự trị nơi sâu thẳm nhất trong trái tim của người đọc lẫn người nghe.
Bản hòa tấu của thơ ca được sinh ra như thể để gột rửa thính giác con người, đưa
người ta trở về một thế giới đầy mộng mị đầy lời ca được cất lên cao độ. Có lẽ
bởi vì thi ca tuyệt diệu đến thế mà đã có ý kiến cho rằng: : “Thơ thể hiện cảm
xúc, suy nghĩ, tâm trạng của con người bằng ngôn ngữ cô đọng, gợi cảm giàu
hình ảnh và nhịp điệu. Và điều ấy cũng được thể hiện rõ qua bài thơ Tương tư
của Nguyễn Bính và Chiều xuân của Anh Thơ.

TB

a) Giải thích

-Thơ: là hình thức nghệ thuật phản ánh hiện thực cuộc sống khách quan thông
qua những xúc động tâm hồn của chủ thể tạo cùng với những cảm quan của
người nghê sĩ về cuộc đời và được thể hiện qua ngôn từ hàm súc, giàu nhạc
điệu.

-Cảm xúc , suy nghĩ và tâm trạng của con người: là những khái niệm thuộc về
chiều sâu thế giới nội tâm của con người, là những gì thuộc về những rung cảm
mãnh liệt của tâm hồn mỗi cá nhân.

-Ngôn ngữ cô đọng, gợi cảm, giàu hình ảnh và nhạc điệu: đề cập đến phương
diện nghệ thuật của thơ. Ngôn ngữ thơ đòi hỏi sự chắt lọc, gọt giũa chau chuốt
tỉ mỉ; nhạc điệu của thơ không chỉ là tính nhạc trầm bổng do cách phối thanh
mà còn là nhạc điệu của tâm hồn.

-> Cả câu: Thơ ca chính là nơi để phản ánh chiều sâu thế giới nội tâm của con
người thông qua hệ thống ngôn từ hàm suc, giàu tính họa và tính nhạc

-> Đặc trưng của thơ ca

b) Bàn luận
– Văn học phản ánh đời sống con người, với thơ ca, cuộc sống không chỉ là
hiện thực xã hội bên ngoài mà còn là đời sống tâm hồn, tình cảm phong phú, là
suy nghĩ, tâm trạng của chính nhà thơ. Thơ là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc,
nếu không có cảm xúc thì người nghệ sĩ không thể sáng tạo nên những vần thơ
hay, những câu thơ sẽ chỉ là những xác chữ vô hồn trên trang giấy, nói như
Xuân Diệu đã từng chiêm nghiệm: “Thơ là tiếng gọi của đàn, là sự đồng thanh
tương ứng, đồng khí tương cầu của những con người.” (Xuân Diệu)

– Cảm xúc suy nghĩ trong thơ không phải là thứ cảm xúc, suy nghĩ hời hợt. Đó
phải là suy nghĩ ở độ chín, tình cảm ở mức độ mãnh liệt nhất thôi thúc người
nghệ sĩ cầm bút sáng tạo. Nhà thơ phải sống gắn bó với cuộc đời mới có thể viết
nên những vần thơ có giá trị sâu sắc, cảm xúc đạt đến độ phổ quát nhân loại.
“Nhà thơ không thể viết một chữ nào nếu cả toàn thân không rung động”
(Nguyễn Thị Thanh Hương)

– Tình cảm, cảm xúc, suy ngẫm, tâm trạng của con người trong thơ phải được
truyền tải bằng một hình thức nghệ thuật độc đáo, mang tính thẩm mĩ. Điều đó
đem lại cho thơ vẻ đẹp hoàn mĩ. Điều đó đòi hỏi ngôn ngữ thơ phải được tinh
luyện đến mức cực độ, phải được “Chắt lọc ra, chau chuốt và nâng lên trên đôi
cánh tưởng tưởng của người nghệ sĩ” (Lưu Trọng Lư). Điều đó phải được đòi
hỏi ở những yếu tố:

+ Tính chính xác


+Tính hàm súc, đa nghĩa

+ Tính họa, tính nhạc

+Tính hình tượng

-Chất liệu ngôn từ đạt chuẩn:

+Ngữ âm

+Ngữ nghĩa

+Thanh sắc

-Đòi hỏi ở người nghệ sĩ phải có quá trình lao động chữ miệt mài, không ngừng
nghỉ, phải làm phong phú thêm cho từ điển dân tộc:

“Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành mật ngọt

Một giọt mật thành đòi vạn chuyến ong bay” (Chế Lan Viên)

You might also like