You are on page 1of 2

Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật

*Dàn ý

Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu câu nói:

“Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật”

Thân bài:

Giải thích:

-Thơ là gì? Thơ là bộ môn nghệ thuật phản ánh sâu thẳm nhất nơi cảm xúc ngự
trị trong trái tim của mỗi con người được thể hiện qua phương thức tư duy độc
đáo cùng với sự đan cài cảm xúc của chủ thể trữ tình.

-Cuộc đời: là đối tượng phản ánh của văn học nói chung và thơ ca nói riêng, là
chất liệu của hiện thực cuộc sống được nhà văn nhặt nhạnh, chọn lọc phù hợp để
thể hiện trong tác phẩm nghệ thuật của mình. Không chỉ vậy đó còn là nơi đào
tạo, thử thách tài năng của người nghệ sĩ

- Nghệ thuật: là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là nơi mang đậm
màu sắc , những cảm quan của cá nhân trong việc lựa chọn hình thức phù hợp để
có thể chuyển đối tượng phán ánh thành nội dung phản ánh.

=> Như vậy câu nói “Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật” trên
đã đề cập đến bản chất của văn học đồng thời cũng thể hiện giá trị và ý nghĩa
của nd và hình thức trong các loại hình nghệ thuật khác nhau.

*Bình luận

- Cơ sở lí luận:

+ Cũng như Huy Cận đã từng chiêm nghiệm“Thơ giữa cuộc đời, hoa giữa
nắng”, Cũng như bất kì loại hình nghệ thuật nào khác, nếu hội họa sử dụng màu
sắc, âm nhạc sử dụng thanh âm thì văn học nói chung và thơ ca nói riêng đều
được bắt nguồn từ hiện thực đời sống. Nếu thơ ca chỉ hớt cái “váng bọt nổi lên
trên bề mặt của thực tại” (Ma Văn Kháng) thì văn học, nghệ thuật sẽ đi về đâu?
Chính vì thế đòi hỏi ở nó không phải là cái nghệ thuật của ánh trăng lừa dối mà
phải bắt buộc nhặt nhạnh lấy “thanh sắc của trần gian” để chuyển hóa thành nd
cho tác phẩm của mình. Chính điều ấy mới có thể tạo nên giá trị “trước hết” của
thơ ca – “cuộc đời”.

You might also like