You are on page 1of 5

Đề 2:

I. Đọc-Hiểu

Câu 1:
- Đoạn thơ trích trong bài thơ “Nhớ rừng”

- Tác giả: Thế Lữ

- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

Câu 2:

- Kiểu câu: Câu cảm thán

- Mục đích: để bộ lộ trực tiếp cảm xúc tiếc nuối, khổ đau, tuyệt vọng tột cùng của
hổ khi nhớ về quá khứ oai hùng một đi không trở lại.

Câu3:

- Tác giả sử dụng câu cảm thán kết hợp phép tu từ nhân hóa, liệt kê, điệp từ.

- Tác dụng:

+ Diễn tả nỗi nhớ đại ngàn da diết của con.

+ Khao khát được trở về với thế giới tự do, được sống cuộc sống của chính mình.

+ Mượn lời của hổ để diễn tả tiếng lòng của người dân VN mất nước khi đó: Hoài
niệm về quá khứ vàng son của dân tộc và khát vọng tự do.

II. Tập làm văn


Câu1: Từ những hiểu biết của bản thân, hãy viết đoạn văn( khoảng 15 câu)
trình bày suy nghĩ của em về vai trò của tình yêu quê hương, đất nước.

Mở đoạn:

- Tình yêu quê hương đất nước: là tình cảm gắn bó sâu sắc, chân thành đối với
những sự vật và con người nơi ta được sinh ra và lớn lên..

Thân đoạn: Trình bày những suy nghĩ của bản thân về vai trò của tình yêu quê
hương, đất nước :
- Giúp mỗi con người sống tốt hơn trong cuộc đời, không quên nguồn cội.

- Nâng cao tinh thần và ý chí quyết tâm vươn lên của mỗi con người.

- Là động lực giúp con người sống có trách nhiệm hơn với gia đình, quê hương, đất
nước, cộng đồng hay đơn giản nhất là đối với chính bản thân mình.

- Thúc đẩy sự phấn đấu hoàn thiện bản thân và tinh thần cống hiến giúp đỡ cộng
đồng của mỗi cá nhân.

- Gắn kết cộng đồng, kéo con người lại gần nhau hơn trong mối quan hệ thân hữu
tốt đẹp.

- Góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ, giữ gìn, xây dựng và phát triển đất
nước ngày càng giàu mạnh

* Kết đoạn: Khẳng định tình yêu quê hương, đất nước là tình cảm vô cùng cao đẹp
và thiêng liêng.

Câu2: Khi đọc bài thơ “Quê hương”, có ý kiến cho rằng: “Bài thơ đã thể hiện
tình yêu quê hương tha thiết và đằm thắm của tế Hanh với quê hương của
mình”. Hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ nhận định trên.

I.MỞ BÀI:

Tế Hanh là một trong số những gương mặt tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt
Nam với những vẫn thơ giàu hình ảnh, ngôn ngữ tự nhiên, giản dị và luôn chất
chứa tình yêu quê hương tha thiết. Bài thơ "Quê hương" được sáng tác năm 1939
khi nhà thơ còn đang học ở Huế là một sáng tác tiêu biểu của ông. Đọc bài thơ,
người đọc sẽ cảm nhận được một cách rõ nét tình yêu quê hương sâu nặng của nhà
thơ.

II. THÂN BÀI:

1. Khái quát

- Tình yêu quê hương là tình cảm vốn có của con người, là yêu cảnh đẹp, con
người và những gì gần gũi,quen thuộc của quê hương.

- Bài thơ Quê hương là một sáng tác mở đầu cho mạch cảm hứng viết về quê
hương xứ sở của Tế Hanh. Khi sáng tác bài thơ này nhà thơ còn rất trẻ và đang
sống xa quê. Ông đã mượn lời thơ để diễn tả nỗi nhớ quê da diết và cũng để thể
hiện tình yêu quê hương của mình.

2. Chứng minh nhận định ấy (phân bài thơ)

Ý1: Trước hết tình yêu quê hương của Tế Hanh được thể hiện qua việc giới thiệu
về làng quê của mình bằng giọng thơ đầy mộc mạc, giản dị:

Làng tôi vốn làm nghề chai lưới

Nước bao vây cách biển nửa ngày sông

- Từ ngữ” làng tôi”-> thân thương, gần giũ…”vốn”-> gốc gác của quê với công
việc lao động chài lưới…

- Lời thơ giúp người đọc hiểu về vị trí địa lí quê hương nhà thơ là làng chài ven
biển, nghề nghiệp chài lưới, sống cùng sông nước->Bản sắc và hình bóng làng quê
luôn in đậm trong tâm trí nhà thơ.

Ý2: Tình yêu quê hương còn được thể hiện qua việc miêu tả con người lao động
trên biển cùng với thiên nhiên tuyệt đẹp

*Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá:

- Cảnh thiên nhiên khi đoàn thuyền ra khơi:

Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

NT miêu tả, phép liệt kê, từ ngữ giàu sức gợi đã mở ra cảnh bầu trời cao rộng,
trong trẻo, nhuốm nắng hồng bình minh,một bức tranh thiên nhiên tươi sáng , hứa
hẹn một sự thuận lợi cho chuyến ra khơi của ng dân quê mình.

- Hình ảnh đoàn thuyền ra khơi:

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Hăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang


Hình ảnh so sánh, từ láy gợi hình, động từ mạnh… >Con người khỏe khắn, yêu
nghề, chèo lái con thuyển khơi thật dũng mãnh và hùng tráng, gợi lên bức tranh
lao động đầy hững khởi

- Hình ảnh cánh buồm mang vẻ đẹp lãng mạn:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

Cánh buồm là hình ảnh thân thuộc của quê hương làng chài. Nghệ thuật ẩn dụ, so
sánh, nhân hóa-> cánh buồm là biểu tượng của linh hồn làng chài, gợi ra vẻ đẹp
bay bổng, giàu ý nghĩa…Cánh buồm trắng giương to no gió ra khơi cùng con
người , lao động cùng con người->thiên nhiên cùng con người lao động

*Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về:

- Bốn câu thơ đầu là bức tranh lao động náo nhiệt, đầy ắp niềm vui…

Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về

“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng

Niềm vui lao động trước những thành quả lớn” cá đầy ghe”,” những con cá tươi
ngon”-> Cuộc sống ấm no hạnh phúc. Con người biết ơn biển cả đã bao bọc chở
che cho họ, để họ có cuộc sống như hôm nay

- Bốn câu thơ tiếp miêu tả con người và con thuyền nằm nghỉ sau chuyến ra khơi:

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ


Hình ảnh con người được miêu tả chân thực , vừa lãng mạn trở lên có tầm vóc phi
thường

Con thuyền được nhân hóa như cảm nhận được sự mệt mỏi, vị mặn mòi của biển
trở lên có hồn, gắn bó với con người và cuộc sống lao động

Ý3: TY quê hương thể hiện qua nỗi nhớ da diết:

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá

Tất cả những hình ảnh trên đã in đạm trong trái tim ông.

Ông đã trực tiếp bày tỏ nỗi nhớ của mình về làng quê miền biển thật cảm động.

Bằng câu cảm thán, nhân hóa, liệt kê->Nỗi nhớ ấy luôn thường trực trong ông qua
hình ảnh "luôn tưởng nhớ". Quê hương hiện lên cụ thể với một loạt hình ảnh quen
thuộc, gần gũi: màu nước xanh, cá bạc, buồm vôi, con thuyền...và "mùi nồng mặn"
đặc trưng của quê hương làng chài

*Đánh giá thành công nghệ thuật và nội dung bài thơ.

III. KẾT BÀI.

Khảng định đó chính là tình yêu quê hương tha thiết của tác giả, là nỗi nhớ thường
trực trong trái tim ông

-> gợi cho mỗi người dành cho quê hương của mình những tình cảm cao đẹp.

You might also like