You are on page 1of 6

Cảnh ngày hè – Nguyễn Trãi

1. Mở bài phân tích Cảnh ngày hè


- Giới thiệu sơ lược về tác giả Nguyễn Trãi và bài thơ Cảnh ngày hè.
+ Nguyễn Trãi (1380-1442) là một nhà thơ với tình yêu thiên nhiên, con người, cuộc
sống,...; người anh hùng với lí tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân...
+ "Cảnh ngày hè" là bài thứ 43 thuộc phần “Bảo kính cảnh giới” (gương báu răn
mình), ở phần vô đề của Quốc âm thi tập, ra đời trong những năm Nguyễn Trãi là
nhàn quan, không được vua tin dùng như trước.
- Có thể trích dẫn lại nội dung bài thơ.
2. Thân bài phân tích Cảnh ngày hè

Mở đầu bài thơ/ Trước hết, Nguyễn Trãi nêu lên hoàn
cảnh sống qua câu thơ đầu:
"Rồi hóng mát thuở ngày trường"

* Phân tích 6 câu thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống ngày hè
- Hoàn cảnh sống của Nguyễn Trãi trong những ngày về ở ẩn (câu thơ đầu)
"Rồi hóng mát thuở ngày trường"

Qua câu thơ, tác giả sử dụng từ “rồi” có là nghĩa rãnh


rỗi, “ngày trường” là ngày dài. Đó là cuộc sống khi về
ở ẩn của Nguyễn Trãi: Rảnh rỗi, nhàn hạ với những
hoạt động nhẹ nhàng, thư thái, thảnh thơi.. Nguyễn
Trãi một đời bận rộn, tận tâm vì đất nước, đây là
những giây phút hiếm hoi của cuộc đời ông. Tiếp theo,
“Cảnh ngày hè” được Nguyễn Trãi miêu tả qua bức
tranh thiên nhiên rực rỡ, đầy màu sắc:
"Hoè lục đùn đùn tán rợp giương 
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương"
Hình ảnh “hòe lục” , thạch lựu, hoa sen xuất hiện trong 3 câu thơ trên là những sự vật
gần gũi, quen thuộc của mùa hè. Màu sắc, trạng thái của các sự vật được tác giả miêu
tả : màu xanh của hoa hòe, màu đỏ của hoa lựu, màu hồng của hoa sen, trạng thái "đùn
đùn, rợp, phun, tiễn, mùi hương". Như vậy, Các sự vật hiện lên vừa có màu sắc vừa có
trạng thái, vừa có mùi hương. Chính vì thế, các sự vật gần gũi, giản dị qua cách phối
hợp đường nét, màu sắc cùng các động từ mạnh của tác giả đã vẽ lên một bức tranh
căng tràn sự sống, thể hiện tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên.
Và bức tranh cuộc sống con người được miêu tả qua câu thơ:
“Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”
+ Những từ Hán Việt như ngư phủ, cầm ve, tịch dương kết hợp nhuần nhuyễn với
những từ thuần Việt tạo nên vẻ đẹp vừa mộc mạc, bình dị, vừa trang trọng tao nhã.
+ Cuộc sống được cảm nhận bằng âm thanh: Âm thanh "lao xao" từ chợ cá, tiếng ve
râm ran mỗi độ hè về.
-> Sử dụng từ láy tượng thanh “lao xao” và “dắng dỏi” kết hợp với nghệ thuật đảo cấu
trúc câu nhằm nhấn mạnh những âm thanh bao trùm làng quê.
=> Cuộc sống ồn ã, tràn đầy âm thanh và sức sống của con người nơi đây.
=> Tâm hồn lạc quan, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của Nguyễn Trãi.
Nổi bật nhất trong bài thơ là  vẻ đẹp tâm hồn thi nhân qua hai câu cuối:
"Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương"
- “Dẽ” là từ cổ nghĩa là lẽ, lẽ ra
- "Ngu cầm": Điển tích, điển cố kể về hai vị vua nổi tiếng là vua Nghiêu và vua Thuấn
- những ông vua nhân từ đem lại cuộc sống hưng thịnh, thái bình, ấm no, hạnh phúc
cho nhân dân. Mỗi ngày, vua thường đem đàn khúc Nam Phong ca ngợi cảnh thái bình
thịnh trị.
-> Ước nguyện của Nguyễn Trãi: Ước có cây đàn ngợi ca khung cảnh thiên nhiên tươi
đẹp và cuộc sống thanh bình nơi quê hương; ước nguyện lớn nhất là đất nước yên
bình, nhân dân ấm no, hạnh phúc.
=> Tấm lòng của nhà thơ: Dù sống trong cảnh thanh nhàn nhưng Nguyễn Trãi vẫn
nặng lòng với dân với nước, luôn ước mơ, khát khao về cuộc sống no đủ, ấm áp sung
túc không chỉ trên quê hương ông mà còn trải khắp đất nước.
3. Kết bài phân tích Cảnh ngày hè
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:
+ Nội dung: Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè; tâm hồn chan chứa tình yêu
thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước tha thiết của tác giả.
+ Nghệ thuật: Giọng điệu trữ tình, sâu lắng, bút pháp tả sinh động; thể thơ sáng tạo
thất ngôn xen lục ngôn; ngôn ngữ thơ phong phú, đa dạng vừa có lớp từ Hán Việt; sử
dụng các điển tích, điển cố.
Mở rộng nêu suy nghĩ bản thân.
--------------------------------------------------------------------------------------------------
NHÀN – NGUYỄN BỈNH KHIÊM
Lập dàn ý chi tiết
a) Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
+ Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) là một nhà thơ lớn của dân tộc thế kỉ XVI sống
trong xã hội đầy bất công, luôn suy nghĩ, trăn trở về cuộc sống con người và quyết
cầm bút lên để chiến đấu với gian tà.
+ Bài thơ Nhàn là một trong những bài thơ nổi tiếng của Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện
rõ vẻ đẹp cuộc sống và vẻ đẹp nhân cách cũng như quan niệm sống của tác giả.
b) Thân bài
* Khái quát về bài thơ
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ là bài số 73 trong tập thơ Nôm “Bạch Vân Quốc ngữ
thi” ra đời sau khi tác giả cáo quan về ở ẩn.
- Giá trị nội dung: Bài thơ là lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan niệm
sống nhàn là hòa hợp với thiên nhiên, coi thường danh lợi, luôn giữ cốt cách thanh cao
trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống.
* Phân tích hai câu đề: Hoàn cảnh sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm
“Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”
- điệp số từ "một" : một mình, lẻ loi
- mai, cuốc, cần câu : những vật dụng quen thuộc, đơn giản, thô sơ của người dân lao
động dùng để đào đất, xới đất, câu cá.
-> Hình ảnh người nông dân đang điểm lại công cụ làm việc của mình và mọi thứ đã
sẵn sàng, dù một mình nhưng tác giả vẫn vui tươi.
- “Thơ thẩn” : ung dung, tự tại, chăm chú, tỉ mẩn
- “dầu ai” : mặc cho ai
-> Sự khác biệt trong sở thích, lối sống của tác giả: Mặc cho ai có cách vui thú nào, ta
cứ thơ thẩn giữa cuộc đời này, sống theo cách riêng của ta, ung dung, thảnh thơi.
=> Cụ Trạng trở về sống giữa chốn thôn quê để hòa hợp với tự nhiên như một lão
nông chi điền nghèo khó nhưng an nhàn, thanh bình.
* Phân tích hai câu thực: Quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm
"Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao"
- Nghệ thuật đối: "ta" với "người", "khôn" với "dại", "vắng vẻ" với "lao xao" -> sự đối
lập về cách chọn nơi sống, niềm vui của Nguyễn Bỉnh Khiêm với người đời

+ “Nơi vắng vẻ” : nơi tĩnh tại của thiên nhiên, nơi tâm hồn tìm thấy sự thảnh thơi.
+ “Chốn lao xao” : nơi quan trường, chốn giành giật tư lợi, sang trọng, tấp nập ngựa
xe, quyền quý, kẻ hầu người hạ, bon chen, luồn lọt, hãm hại nhau.
-> Ông tự nhận mình là dại, cho người là khôn nhưng thực chất đó là cách nói ngược,
hàm ý
-> Theo tác giả, dại thực chất là khôn bởi ở nơi quê mùa con người mới được sống an
nhiên, thanh thản. Khôn thực chất là dại bởi chốn quan trường con người không được
sống là chính mình.
=> Cách nói ngầm dại khôn của Nguyễn Bỉnh Khiêm xuất phát từ trí tuệ, thể hiện
sự tự tin đầy bản lĩnh của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
=> Quan niệm sống “lánh đục tìm trong”.
* Phân tích hai câu luận: Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở chốn quê nhà
"Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao"
- "Măng trúc", "giá" : những thức ăn "cây nhà lá vườn" dân dã quen thuộc do
chính tác giả làm ra.
- "Tắm hồ sen", "tắm ao" : tác giả cũng tắm hồ, tắm ao như bao người dân quê.
-> Sự giản dị, đạm bạc trong ăn uống và sinh hoạt, có sự gắn bó, hòa quyện giữa con
người với thiên nhiên.
- Sự xuất hiện của bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông
=> Sự hài lòng với cuộc sống giản dị, đạm bạc mà thanh cao, tự do, thoải mái, hòa
quyện với thiên nhiên suốt 4 mùa của tác giả.
* Phân tích hai câu kết: Triết lí sống nhàn
"Rượu đến gốc cây, ta sẽ nhắp
Nhìn xem phú quí, tựa chiêm bao"
- Điển tích giấc mộng đêm hòe của Thuần Vu Phần -> phú quý chỉ là một giấc chiêm
bao.
- “nhìn xem” : một thế đứng cao hơn, dường như đã tiên liệu ngay từ khi chọn lối sống
của một người tự cho mình là “dại” -> Cái nhìn của một bậc đại nhân đại trí, ông nhìn
phú quý bằng ánh mắt coi thường, khinh bỉ, không đáng để ông suy nghĩ, bận tâm tới.
=> Tác giả tìm đến rượu để say để chiêm bao và để nhận ra rằng cuộc sống công danh
phú quý chỉ như một giấc mơ dưới gốc cây hòe thoảng qua vô nghĩa, cái vĩnh hằng bất
biến còn mãi với thời gian là chính là vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp nhân cách của con
người.
=> Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là sống hòa hợp với thiên nhiên, xa
lánh những vinh hoa quyền quý thoát khỏi vòng danh lợi với tâm hồn thanh thản, thư
thái.
* Đặc sắc nghệ thuật:
- Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
- Ngôn ngữ giản dị hàm súc giàu tính triết lí
- Cách ngắt nhịp linh hoạt độc đáo
- Nghệ thuật đối, điệp, liệt kê, từ láy
- Sử dụng điển tích điển cố
- Cách nói ngược nghĩa đùa vui hóm hỉnh.
c) Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung bài thơ Nhàn
- Nêu cảm nhận của em về bài thơ.

You might also like