You are on page 1of 4

Chế Lan Viên từng nói rằng “Vạt áo của triệu nhà thơ không bọc hết vàng

mà đời rơi vãi,hãy nhặt lấy chữ của đời mà góp nên trang”,quả thật như
vậy,Nguyênx Bỉnh Khiêm đã không ngừng nhặt lấy chữ của đời,của bao
tháng làm quan trong thời Mạc mà viết lên bài thơ “Nhàn”.Trong bài thơ
“Nhàn” đã cho ta thấy.....( Vấn đề nghị luận).

Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có học vấn uyên thâm,được vua rất tin cậy.
Nhưng khi dâng sớ chém đầu 18 tên loạn thần mà không được vua chấp
thuận,ông đã cáo quan về ở ẩn.Ông là người có tài năng thiên phú khi có
thể xem chiêm tinh,nhờ vậy ông đã cho nhân gian biết bao nhiêu lời sấm
truyền mà đến tận bây giờ chúng ta phải sởn da gà khi đọc nó.Không chỉ
có sấm,ông còn để lại biết bao nhiêu bài thơ hay có giá trị.”Nhàn” được
viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật,đó là những vần thơ giản
dị mà linh hoạt,không màu mè mà vô cùng ý nghĩa.Bài thơ ca ngợi niềm
vui trong cảnh sống thanh nhàn. Qua đó ta có thể thấy được vẻ đẹp
chân chính của ông, nét mộc mạc của làng quê.

Mở đầu bài thơ,triết lý nhàn được thể hiện qua bức chân dung về cuộc
sống thôn quê:

Thơ

Bên cạnh đó tác giả còn dùng biện pháp điệp số từ "một",cho ta thấy
được một cuộc sống giản đơn,không cần phải dư giả mà chỉ cần đủ
dùng,chỉ cần một mà thôi.Cùng với nhịp thơ 2/2/3 giúp ta càng thêm
cảm nhận được nhịp sống chậm rãi,bình yên của lão nông rời chốn quan
trường, về nơi làng quê thanh bình.Thêm vào đó,thi nhân đã liệt kê một
số công cụ quen thuộc của nhà nông nhằm khơi gợi trước mắt người đọc
một cuộc sống rất tao nhãn và gần gũi nhưng không phải ai muốn là có.
Vì chẳng phải “mai,cuốc,cần câu” đều là dụng cụ gắn liền với cuộc sống
của lão nông tri điền vui thú điền viên hay sao? Từ "thơ thẩn" trong câu
hai lại khắc họa dáng vẻ của một người đang ngồi ung dung chậm rãi và
khoan thai. Đặt hình ảnh ấy vào cuộc đời của tác giả ta có thể thấy được
lúc nhàn rỗi nhất của ông chính là lúc ông cáo ông về ở ẩn.Từ “dầu” và
từ "vui thú nào" cũng một lần nữa nói lên đề tài của bài thơ là về cảnh
nhàn.Tác giả mặc kệ,không quan tâm đến những cuộc vui của cuộc sống
nơi hoàng cung, mà ông chỉ muốn ung dung,tự do tự tại với cuộc sống
“nhàn” mà thôi.Chỉ với hai câu thơ đầu,tác giả không chỉ giới thiệu được
khắc họa tư thái ung dung nhàn hạ, tâm trang thoải mái nhẹ nhàng vui
thú điền viên mà còn nói lên triết lý sống ‘nhàn’. “Nhàn” ấy là cuộc sống
ung dung chốn thôn quê.

Trong 2 câu thực trong bài thơ,Nguyễn Bỉnh Khiêm đã khẳng định một
thái độ sống khác đời,khác người mà cũng thật bản lĩnh.

Hai câu thực của bài thơ ý tác giả muốn nhắm đến cảnh nhàn và sử dụng
các từ đối nhau như "ta"_"người"; "dại"_"khôn" ; "nơi vắng vẻ"_"chốn
lao xao". Từ một loạt những từ đối lập đó đã thể hiện được quan niệm
sống của tác giả. Nhân vật trữ tình đã chủ động tìm đến nơi vắng vẻ đến
với chốn thôn quê,cũng như là nơi không đua chen,tranh giành,Chứ
không phải là chốn chốn quan trường đầy sự ganh đua.Hai câu thơ đã
đưa ra được hai lối sống độc lập hoàn toàn trái ngược nhau. Tác giả tự
nhận mình là "dại" vì đã theo đuổi cuộc sống thanh đạm thoát khỏi vòng
danh lợi để giữ cho tâm hồn được thanh nhàn. Vậy lối sống của Nguyễn
Bỉnh Khiêm có phải là lối sống xa đời và trốn tránh trách nhiệm? Điều đó
tất nhiên là không vì hãy đặt bài thơ vào hoàn cảnh sáng tác, chỉ có tránh
xa chốn thị phi kia mới có thể giữ được cốt cách thanh cao của mình.Cái
dại của ông là cái dại khôn như cái dại mà ông đã viết:
khôn mà hiểm độc là khôn dại
dại vốn hiền lành ấy dại khôn

Khôn mà đi tính toán,so đo thì đó chẳng phải là khôn mà đó là thói thực


dụng,ích kỉ,tầm thường.Tác giả tự nhận mình “dại” như một cách nỏi
mỉa mai cái thói hư ấy của con người.Qua đó,nhân cách của nhà thơ
cũng được nâng lên tầm cao mới.Hơn nữa,hai câu trên cũng thể hiện
triết lý sâu sắc của ông. “nhàn” là tránh xa vinh hoa phú quý,chốn xô bồ.

Hai câu tiếp theo lại tiếp tục giúp ta thấy được cuộc sống “nhàn” của
ông:

Hai câu luận đã dùng biện pháp liệt kê những đồ ăn quanh năm có sẵn
trong tự nhiên,hơn thế nữa tác giả đã vẽ nên một bức tranh tứ bình đầy
mộc mạc.Qua đó,ta thấy được cuộc sống dân giả của ông khi về ở
ẩn.Khác hẳn với khi ở chốn xa hoa,lộng lẫy,thưởng thức các sơn hào,hải
vị,ở chốn đây,ông chỉ tận hưởng những món quà mà thiên nhiên trao
tặng. Mùa nào thức ăn nấy,tương thích lẫn nhau.Mùa thu thường có
măng tre và măng trúc quanh nhà, mùa đông khi vạn vật khó đâm chồi
thì có giá thay.Mùa xuân là lúc hồ sen trong,sạch nhất thì ông hòa mình
vào dòng nước tươi mát ấy.Mùa hè thì đắm mình vào những dòng nước
thanh mát của ao. Qua đó ta có thể cảm nhận được tác giả đã hưởng thụ
những ưa đãi của một thiên nhiên hào phóng,bằng một tấm hòa với
thiên nhiên đất trời.Tận hưởng lộc từ thiên nhiên,thi nhân cũng như
được gột rửa bao lo toan,vướn bận nơi quan trường,để hấp thụ lấy tinh
khí đất trời.Một lối sống hòa mình với thiên nhiên như của Trang Tử.Ta
cũng chợt nhận ra rằng “nhàn” là cuộc sống thuận theo tự nhiên.

Và cuối cùng ở hai câu kết,nhà thơ đã thể hiện suy ngẫm về cuộc đời
"Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao."
Hai câu kết đã thể hiện dược cái nhìn của một nhà trí tuệ lớn, có tính
triết lí sâu sắc, vận dụng ý tượng sáng tạo của điển tích Thuần Vu. Đối
với Nguyễn Bỉnh Khiêm tiền bạc,danh lợi chỉ là phu du hão huyền,và qua
đó cũng đã thể hiện thái độ cự tuyệt của ông với thứ phú quý như giấc
mộng ấy.”Nhìn xem” biểu hiện một thế đứng cao hơn,dường như đó đã
là sự lựa chọn của người cho mình là “dại”. Ông đã từng đỗ Trạng
Nguyên, giữ nhiều chức vụ to lớn của triều đình nên cuộc sống phú quí
vinh hoa ông đã từng đi qua.Nhưng ông đã xem đó chỉ là một giấc chiêm
bao không có thực.Ông đã chủ động chọn lấy cuộc sống thanh thản để
bảo vệ thanh liêm của mình.Qua điển tích độc đáo,nhịp thơ 2/5, ta
thấy,thì ra “Nhàn” là xem vinh hoa phú quý tựa chiêm bao.

Bài thơ thất ngôn bát cú,với việc phát huy cao độ các phép đối tạo nên
sự đăng đối, cân xứng cho từng câu, từng cặp câu.Ngôn ngữ tiếng Việt
mộc mạc, giản dị nhưng rất giàu sức gợi.Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa
chất trữ tình và triết lí sâu xa đã tạo nên sự thâm trầm, sâu lắng cho bài
thơ, dù giọng điệu có vẻ tếu táo, vui đùa, tự nhận mình là "ta dại" còn
"người khôn".”Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã vẽ lên bức chân dung
của Bạch Vân Cư sĩ với cuộc sống ẩn dật, thanh nhàn xa dời danh lợi với
chốn quan trường ganh đua, thối nát; sống hòa hợp với thiên nhiên, cây
cỏ và giữ gìn cốt cách, tâm hồn mình trong sạch, thanh cao.Qua đó thể
hiện triết lý sống đầy thâm sâu.

Bài "Nhàn" là một bông hoa viết bằng chữ Nôm tuyệt đẹp của văn học
Trung đại Việt Nam. Quan niệm sống đề cao vẻ đẹp tâm hồn, lối sống
trong sạch của Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn còn giữ nguyên giá trị cho đến
ngày hôm nay.Phải chăng ở thời đại này,ta cũng nên rời xa cuộc sống đô
thị với những ánh đèn chói lóa mà đi đến nơi bình yên để sống cuộc
sống “nhàn”hay không?Cũng như rapper Đen Vâu đã từng hát “ nếu mà
mệt quá giữa thành phố sống chồng lên nhau
Cùng lắm thì mình về quê mình nuôi cá và trồng thêm rau”

You might also like