You are on page 1of 3

CẢNH NGÀY HÈ

- Nguyễn Trãi –

I. Tìm hiểu chung:


1. Tác giả Nguyễn Trãi:
- Nguyễn Trãi (1380- 1442), là bậc đại anh hùng dân tộc
- Quê quán: Chí Linh, Hải Dương sau rời về Thường Tín, Hà Nội
- Xuất thân: gia đình nhà nho có truyền thống yêu nước
- Ông là nhà thơ, nhà văn kiệt xuất, là danh nhân văn hoá thế giới. Nguyễn Trãi đã có những
đóng góp lớn cho sự nghiệp phát triển văn hoá, văn học dân tộc, một con người suốt đời lo cho
dân cho nước. “Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo”, nhưng phải chịu nỗi oan khuất nhất trong
lịch sử dân tộc.
2. Tập thơ “Quốc âm thi tập”:
- Là tập thơ Nôm sớm nhất của văn học Việt Nam trung đại hiện còn.
- Với tập thơ này, Nguyễn Trãi đã đặt nền móng cho sự phát triển của thơ tiếng Việt.
- Tập thơ gồm bốn phần:
- Vô đề: Ngôn chí, Mạn thuật, Tự thán, Bảo kính cảnh giới,...
- Môn thì lệnh: về thời tiết.
- Môn hoa mộc: về cây cỏ.
- Môn cầm thú: về thú vật.
- Nội dung: thể hiện vẻ đẹp của con người Nguyễn Trãi với 2 phương diện:
- Người anh hùng với lí tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.
- Nhà thơ với tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, cuộc sống, con người.
- Nghệ thuật:
- Việt hóa thơ thất ngôn bát cú Đường luật, sáng tạo thể thất ngôn xen lục ngôn.
- Ngôn ngữ vừa trang nhã, trau chuốt vừa bình dị, tự nhiên, gần với đời sống thường
ngày.
3. Tác phẩm “Cảnh ngày hè” – “Bảo kính cảnh giới”:
- Là bài thơ số 43 trong 61 bài thơ thuộc mục “Bảo kính cảnh giới”.
- Thể thơ: thất ngôn bát cú.
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Hoàn cảnh và tâm trạng hóng mát của nhà thơ:
Rồi hóng mát thuở ngày trường
- Câu thơ lục ngôn, nhịp thơ 1/2/3 biểu hiện tâm trạng thư thái, thảnh thơi của nhà thơ trước
thiên nhiên.
- Nhà thơ ngồi hóng mát trong lúc "rồi" (rỗi rãi). Đó là trạng thái ngồi không. Không có việc gì
làm, chỉ có mỗi việc là "Hóng mát thuở ngày trường" (ngày dài)
- Chữ rồi đặt ở đầu câu, tách ra một nhịp. Hai chữ "ngày trường" vừa gợi lên tính chất đặc trưng
của ngày hè (ngày dài đêm ngắn) vừa gợi cảm giác về khoảng thời gian dài vô tận đối với người
sống trong cảnh nhàn rỗi bất đắc dĩ.
2. Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống:
Hoè lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
- Hình ảnh: hoè, thạch lựu, hoa sen  thi liệu đặc trưng để miêu tả mùa hè trong
thơ ca trung đại.
- Các động từ mạnh: đùn đùn, phun, tiễn  diễn tả sức sống của sự vật đang ở độ
căng tràn, mạnh mẽ nhất.
- Các phụ từ “còn”, “đã” cho thấy sự sinh sôi nảy nở liên tục diễn ra trong các sự
vật, loài này ”còn” thì loài kia “đã”, cứ thế, bức tranh ngày hè trở nên rực rỡ, giàu sức
sống.
- Màu sắc: các gam màu nóng “đỏ” của thạch lựu, “hồng” của sen  tươi tắn, rực rỡ
hài hoà với sắc xanh mát “tán rợp giương” của hoè lục.
 Bức tranh thiên nhiên ngày hè tràn ngập hương sắc, sức sống tuôn tràn trong
lòng vạn vật  cái nhìn tinh tế của Ức Trai: cảm nhận được sức sống đang sinh sôi,
phát triển trong lòng các sự vật tưởng chừng như tĩnh tại.
- Từ láy ”lao xao”, “dắng dỏi” kết hợp với thủ pháp đảo ngữ: nhấn mạnh âm thanh
cuộc sống rộn rã.
- Khung cảnh chợ cá “lao xao”: nhộn nhịp, rộn ràng  cuộc sống phát triển, đi lên.
- Âm thanh của tiếng ve hoà cùng âm thanh của chợ cá: tạo thành bản nhạc mùa hè
tươi vui. Trời đã về chiều nhưng sự sống thì vẫn tiếp diễn, nảy nở, sinh sôi.
3. Ước muốn của nhà thơ:
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ, khắp đòi phương
- Nhà thơ mong ước có cây đàn của vua Thuấn gẩy lên khúc Nam phong cầu mưa
thuận gió hòa cho dân yên vui, no đủ (mong ước rất nghệ sĩ).
- Nguyễn Trãi mong cho dân được ấm no nhưng đó phải là hạnh phúc cho tất cả
mọi người "đủ khắp đòi phương". Đó là chí tiên ưu (lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ)
của một người nặng lòng với nước, với dân.
- Câu thơ kết sáu chữ, nhịp 3/3, ngắn gọn thể hiện sự dồn nén cảm xúc của cả bài
thơ là điểm hội tụ niềm vui của Ức Trai.Với Nguyễn Trãi, vui hay buồn, lo âu hay thanh
thản đều xuất phát từ cuộc sống của nhân dân.
 Niềm tha thiết, gắn bó với cuộc đời, với con người của bậc anh hùng dân
tộc, nhà văn nhà thơ lớn luôn vươn tới khát vọng hòa bình, hạnh phúc cho nhân
dân.
III. Tổng kết:
- Bài thơ tả cảnh mùa hè đầy sức sống. Qua đó, tác giả bộc lộ tình yêu thiên nhiên
tha thiết; niềm ao ước hạnh phúc cho muôn dân của Nguyễn Trãi – vẻ đẹp tâm hồn thi
nhân.
- Bài thơ thể hiện sự sáng tạo của Nguyễn Trãi trong việc cách tân, Việt hoá thơ
Đường luật: thể thơ thất ngôn bát cú xen lục ngôn, nhịp điệu thơ linh hoạt, hình ảnh sống
động, sử dụng đa dạng các từ thuần Việt…

You might also like