You are on page 1of 4

Gương báu khuyên răn 1.

Tác giả văn bản Gương báu khuyên răn


- Nguyễn Trãi (1380 – 1442) 
- Quê quán: làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc Chí
Linh, Hải Dương).
- Phong cách nghệ thuật: sắc sảo, khúc triết, thấu tình đạt lý, có nhu có cương 
- Tác phẩm chính: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, Ức Trai thi tập,
Quốc âm thi tập,...
1. Thể loại: Thơ nôm đường luật 
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Trích từ tập thơ Quốc âm thi tập được viết
trong những ngày Nguyễn Trãi ở ẩn ở Côn Sơn
3. Phương thức biểu đạt: biểu cảm 
4. Bố cục: 
ad
- 6 câu thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên cảnh ngày hè.
- 2 câu thơ còn lại: Tâm sự của tác giả.
5. Tóm tắt:
“Gương báu răn mình” là bài thơ được trích từ chùm thơ Bảo kính cảnh giới của
nhà thơ Nguyễn Trãi. Bìa thơ là bức tranh mùa hè tươi tắn, rực rỡ mà không
chói chang. Đọc bài thơ ta có thể cảm nhận được tư tưởng, tình cảm yêu đời,
yêu thiên nhiên và ước vọng cao đẹp của nhà thơ.
6. Giá trị nội dung: 
- Bức tranh cảnh ngày hè tràn đầy sức sống, sinh động vừa giản dị, dân dã đời
thường vừa tinh tế, gợi cảm.
- Tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống, tấm lòng vì dân, vì nước của tác
giả.
7. Giá trị nghệ thuật: 
- Cách ngắt nhịp đặc biệt.
- Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn.
- Ngôn ngữ giản dị mà tinh tế, biểu cảm
2.Tìm hiểu chi tiết
1. Bức tranh thiên nhiên
-“Rồi hóng mát thuở ngày trường”: Câu thơ với nhiều thanh trầm, thể hiện sự
thanh nhàn, tâm thế ung dung, thư thái của con người.
- Hình ảnh: Hòe, tán rợp giương, thạch lưu, hồng liên, chợ cá làng ngư phủ =>
Hình ảnh đặc trưng của ngày hè.
- Màu sắc: Màu lục của lá hòe làm nổi bật màu đỏ của thạch lựu, màu hồng của
cánh sen; ánh mặt trời buổi chiều như dát vàng lên những tán hòe xanh => hài
hòa, rực rỡ.
- Âm thanh:
+ Tiếng ve inh ỏi – âm thanh đặc trưng của ngày hè.
ad
+ Tiếng lao xao của chợ cá: âm thanh đặc trưng của làng chài.
- Thời gian: Cuối ngày, lúc mặt trời sắp lặn, nhưng sự sống dường như không
dừng lại.
- Nhà thơ sử dụng nhiều cụm động từ thể hiện trạng thái căng tràn của tự nhiên:
“tán rợp giương”, “đùn đùn”, “phun thức đỏ”, “tiễn mùi hương” => Có một cái
gì thôi thúc từ bên trong, đang ứa căng, đầy sức sống.
=> Bức tranh cảnh ngày hè chan hòa ánh sáng, màu sắc và hương thơm.
=> Qua bức tranh thiên nhiên sinh động và đầy sức sống, ta thấy được sự giao
cảm mạnh mẽ và tinh tế của nhà thơ đối với cảnh vật. Nhà thơ đã đón nhận cảnh
vật bằng nhiều giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác và cả sự liên tưởng. Tất
cả cho thấy tấm lòng yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của Ức Trai thi
sĩ.
2. Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi
- Tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống:
+ Tâm trạng thư thái khi đón nhận cảnh vật thiên nhiên.
+ Cảm nhận thiên nhiên bằng tất cả các giác quan. Thiên nhiên qua cảm xúc của
nhà thơ trở nên sinh động, đáng yêu và tràn đầy nhựa sống.
- Tấm lòng ưu ái với dân, với nước:
+ Ước có được chiếc đàn của vua Thuấn để gảy khúc Nam phong, ca ngợi cảnh
thái bình.
+ Mong ước “dân giàu đủ khắp đòi phương”: mong mỏi về cuộc sống an lạc của
người dân ở mọi phương trời.
+ Tâm thế hướng về cảnh vật nhưng tâm hồn, tình cảm vẫn hướng về người dân
lao động
+ Câu thơ 6 chữ dồn nén cảm xúc cả bài thơ " điểm kết tụ của hồn thơ Ức Trai
không phải ở thiên nhiên tạo vật mà chính ở cuộc sống con người, ở nhân dân

Đối với nhân dân Việt Nam thì Nguyễn Trãi chính là một bậc đại anh hùng của
dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới được UNESSCO công nhận. Ông không
chỉ cống hiến hết mình cho đất nước mà ông còn giúp cho nền văn học của nước
nhà được rộng mở hơn. Trong những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi thì có
bài thơ Gương báu khuyên răn được vô số độc giả đón nhận. Khi đọc bài thơ
chúng ta sẽ thấy được sự yêu đời, yêu quê hương đất nước của Nguyễn Trãi.
Ngoài ra bài thơ còn thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên ngày hè.

Mở đầu bài thơ chính là tâm thế của Nguyễn Trãi khi bước vào những ngày hè
oi ả.

Rồi hóng mát thuở ngày trường


Ông hóng mát trong tâm thế rảnh rỗi ở nơi quê hương yên bình. Trong thời gian
cáo quan về ở ẩn thì ông có nhiều thời gian rảnh rỗi để hóng mát hơn, tâm trạng
của ông cũng được giải tỏa bớt những căng thẳng ở chốn quan trường. Và cũng
từ đó mà ông cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ.
Tiếp theo ông đã miêu tả cho chúng ta thấy được vẻ đẹp đặc trưng của những
ngày hè ấy.

Hòe lục đùn đùn tán rợp giương


Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Có thể thấy rằng mùa hè là mùa mà cây cối đua nhau sinh trưởng, phát triển.
Tầng tầng, lớp lớp lá cây hòe đùn rợp tán cây. Thạch lựu hiên thì phun từng
chùm hoa đỏ tô điểm thêm màu sắc cho ngày hè ấy. Ngoài ra tác giả Nguyễn
Trãi còn điểm tô thêm vào cảnh ngày hè bằng hương thơm của hoa sen. Chắc
hẳn đây là một bức tranh muôn màu muôn vẻ mà tác giả muốn gửi gắm đến
chúng ta. Bức tranh này không chỉ mang mang màu sắc nhẹ nhàng mà nó còn
mang màu sắc rực rỡ như sức sống mãnh liệt của các loài cây nơi đây vậy. Bên
cạnh những loài cây có màu sắc tươi tắn, rực rỡ như hoa lựu thì vẫn có những
loại cây mang màu sắc nhẹ nhàng hơn như hoa sen hồng, hoa hòe nở rợp tán
cây. Hình ảnh tán cây hoa hòe xum xuê là đặc trưng cho sự thanh bình, phát đạt
và sum họp. Tất cả những điều đó đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên vô cùng
hài hòa.

Không chỉ thưởng thức thiên nhiên bằng thị giác và khứu giác mà tác giả còn sử
dụng thính giác để cảm nhận được hết vẻ đẹp của thiên nhiên ở nơi quê hương
thanh bình.

Lao xao chợ cá làng ngư phủ


Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
Mỗi mùa hè đến chúng ta sẽ được nghe thấy âm thanh lao xao của chợ cá làng
ngư phủ và âm thanh của những chú ve kêu râm ran mỗi buổi trưa hè. Hình ảnh
của những chợ cá giúp chúng ta liên tưởng đến cuộc sống ấm no của những
người dân nơi thôn quê. Còn âm thanh của những chú ve đã trở thanh biểu
tượng đặc trưng cho mùa hè. Mỗi mùa hè đến chúng ta sẽ được thưởng thức
những bản hòa âm vô cùng cuốn hút và những âm thanh ấy đã trở thành một đặc
trưng của mùa hè.

Ngoài việc cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên ngày hè ông còn luôn lo nghĩ vì nước,
vì dân. Ông mong muốn mình có chiếc đàn của vua Ngu Thuấn để cầu mong
cho nhân dân có một cuộc sống ấm no.

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng


Dân giàu đủ khắp đòi phương
Chúng ta đều biết rằng Nguyễn Trãi là một người trung với nước, hiếu với dân.
Mặc dù ông đã cáo quan về ở ẩn nhưng không lúc nào ông ngừng lo lắng về vận
mệnh của đất nước cũng như cuộc sống của những người dân hiền lành, chất
phác. Ông đã mượn điển tích chiếc đàn của vua Ngu Thuấn để thể hiện tấm lòng
của mình. Tương truyền rằng khi gảy chiếc đàn ấy thì cuộc sống của nhân dân
sẽ được ấm no, hạnh phúc. 

Cùng những lời thơ hết sức giản dị và mộc mạc của Nguyễn Trãi đã cho chúng
ta thấy được ông là một người đa tài thế nào. Không chỉ là một người thi sĩ yêu
sự thanh bình của thiên nhiên mà ông còn là một người anh hùng ai ai cũng kính
trọng. Tuy nhiên cuộc đời của ông lại gặp nhiều trắc trở. Nhưng không vì thế
mà ông có suy nghĩ bi quan, ông luôn giữ trong mình những suy nghĩ hết sức
lạc quan để cuộc sống luôn được vui vẻ, không vướng bụi trần.

Qua tác phẩm Gương báu khuyên răn của Nguyễn Trãi đã cho chúng ta thấy
được vẻ đẹp hài hòa mà rực rỡ của thiên nhiên. Cùng với đó là tình thần yêu
nước, lòng thương dân vô bờ bến của tác giả. Ông đã dành hết những tài năng
mà mình có để cống hiến cho đất nước. Dù cho ông có cáo quan về ở ẩn thì tình
yêu quê hương đất nước của ông cũng không bao giờ giảm bớt. Ông chính là
một tấm gương mẫu cho chúng ta cùng noi theo và học tập để chúng ta cùng
bảo vệ quê hương thanh bình của mình.

You might also like