You are on page 1of 5

.

Dàn ý phân tích bài thơ “Ngắm trăng”


A. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả tác phẩm: “Ngắm trăng” là bài thơ nổi tiếng của chủ tịch Hồ Chí Minh, được
viết khi Người đang bị giam giữ ở nhà tù Tưởng Giới Thạch, Trung Quốc.
- Khái quát nội dung tác phẩm: Bài thơ đã thể hiện tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan của
Bác trong cảnh ngục tù tối tăm.
B. Thân bài:
Luận điểm 1: Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác
- Xưa nay, thi nhân khi gặp cảnh trăng đẹp sẽ mang rượu ra, ngồi dưới ánh trăng thư thái uống
rượu, thưởng hoa, ngắm trăng, làm thơ. Đây được coi là thú vui tao nhã, đầy lãng mạn và thi vị.
- Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác:
+ Thời gian: nửa đêm
+ Không gian: trong tù, nơi chỉ có 4 bức tường tối tăm và xiềng xích.
+ Điều kiện: “vô tửu diệc vô hoa” (không rượu cũng không hoa)
⇒ Hoàn cảnh đặc biệt thiếu thốn, gian khổ, ở cái nơi mà người ta chỉ có thể nghĩ đến cái chết, sự
tra tấn, đau khổ nhưng dường như Bác đã quên đi hoàn cảnh và thân phận tù nhân của mình mà
thoải mái đứng ngắm trăng, làm thơ.
- Tâm trạng của Bác trước cảnh trăng “khó hững hờ”:
+ Câu thơ thứ 2 là một câu hỏi tu từ, thể hiện tâm trạng bối rối, xao xuyến trước cảnh đẹp ngoài
song sắt.
+ Trước cảnh trăng đẹp như vậy nhưng Bác lại không có rượu để đáp lại tình tứ của ánh trăng,
điều này lại càng làm thi nhân bối rối hơn.
Luận điểm 2: Tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác
- Tình yêu thiên nhiên đến say mê của Bác:
+ Qua song sắt nhà tù, Bác vẫn cảm nhận được vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên, của ánh trăng.
Xiềng xích nhà tù chỉ có thể trói được thân thể Bác chứ không thể ngăn được tâm hồn thi nhân
bay đến với thiên nhiên rộng lớn.
+ Hai câu thơ 3, 4 đối nhau: Mỗi câu thơ chia làm 3, 1 bên là “nhân” (chỉ thi nhân), 1 bên là
“nguyệt” (trăng), và ở giữa là song sắt nhà tù. Cấu trúc đối này đã vẽ ra hoàn cảnh thực tại (song
sắt nhà tù chia rẽ người và trăng), nhưng chính từ đó, người đọc lại thấy nổi bật lên đó là sự giao
thoa, sự hòa quyện giữa thi nhân với ánh trăng, với thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh, Qua đó thể
hiện tình bạn tri âm tri kỉ đầy xúc động giữa nhà thơ với trăng.
Phong thái ung dung, ý chí, nghị lực kiên cường của người chiến sĩ cách mạng
+ Trong cảnh ngục tù tối tăm, Bác Hồ vẫn thể hiện được ý chí, nghị lực phi thường. phong thái
ung dung, tự tại, không vướng bận vật chất. bác vẫn ngắm trăng, vẫn hòa mình vào thiên nhiên
dù tay chân đang bị kìm kẹp bởi xiềng bởi xích
+ Hình ảnh Bác hướng về ánh trăng qua song sắt nhà tù đã cho thấy dù trong bất cứ hoàn cảnh
nào, Bác vẫn luôn đau đáu hướng về bầu trời tự do, về tương lai tươi sáng của đất nước. Ánh
trăng ấy hay chính là ánh sáng hy vọng mãnh liệt của một người chiến sĩ cách mạng một lòng
muốn giải phóng dân tộc.
Luận điểm 3: Nghệ thuật
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giản dị, ngắn gọn mà hàm súc.
- Nghệ thuật đối, nhân hóa trăng như người bạn tri âm tri kỉ
C. Kết bài:
- Khái quát lại giá trị của bài thơ: Bài thơ là sự thành công về cả nội dung lẫn nghệ thuật, giúp
người đọc hiểu thêm về Bác với những phẩm chất, lối sống cao đẹp.
- Liên hệ, đánh giá: Liên hệ đến các bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”, “Đi đường” để thấy được dù
trong hoàn cảnh nào, những phẩm chất của Bác vẫn luôn sáng ngời.

 Dàn ý phân tích bài thơ Quê hương


I/ Mở bài
- Nỗi niềm buồn nhớ quê hương là nỗi niềm chung của bất kì người xa quê nào, và một nhà thơ
thuộc phong trào Thơ Mới như Tế Hanh cũng không phải là ngoại lệ
- Bằng cảm xúc chân thành giản dị với quê hương miền biển của mình, ông đã viết nên “Quê
hương” đi vào lòng người đọc
II/ Thân bài
1. Hình ảnh quê hương trong nỗi nhớ của tác giả
- “Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới”: Cách gọi giản dị mà đầy thương yêu, giới thiệu về một
miền quê ven biển với nghề chính là chài lưới
- Vị trí của làng chài: cách biển nửa ngày sông
⇒ Cách giới thiệu tự nhiên nhưng cụ thể về một làng chài ven biển
2. Bức tranh lao động của làng chài
a. Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi
- Thời gian bắt đầu: Sớm mai hồng => gợi niềm tin, hi vọng
- Không gian “trời xanh”, “gió nhẹ”
⇒ Người dân chài đi đánh cá trong buổi sáng đẹp trời, hứa hẹn một chuyến ra khơi đầy thắng lợi
- Hình ảnh chiếc thuyền “hăng như con tuấn mã”: phép so sánh thể hiện sự dũng mãnh của con
thuyền khi lướt sóng ra khơi, sự hồ hởi, tư thế tráng sĩ của trai làng biển
- “Cánh buồn như mảnh hồn làng”: hồn quê hương cụ thể gần gũi, đó là biểu tượng của làng chài
quê hương
- Phép nhân hóa “rướn thân trắng” kết hợp với các động từ mạnh: con thuyền từ tư thế bị động
thành chủ động
⇒ Nghệ thuật ẩn dụ: cánh buồm chính là linh hồn của làng chài
⇒ Cảnh tượng lao động hăng say, hứng khởi tràn đầy sức sống
b. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về
- Không khí trở về:
+ Trên biển ồn ào
+ Dân làng tấp nập
⇒ Thể hiện không khí tưng bừng rộn rã vì đánh được nhiều cá
⇒ Lòng biết ơn đối với biển cả cho người dân chài nhiều cá tôm
- Hình ảnh người dân chài:
+ “Da ngăm rám nắng”, “nồng thở vị xa xăm”: phép tả thực kết hợp với lãng mạn => vẻ đẹp
khỏe khoắn vạm vỡ trong từng làn da thớ thịt của người dân chài
- Hình ảnh “con thuyền” được nhân hóa “im bến mỏi trở về nằm” kết hợp với nghệ thuật ẩn dụ
chuyển đổi cảm giác => Con thuyền trở nên có hồn, có sức sống như con người cơ thể cũng
nuộm vị nắng gió xa xăm
⇒ Bức tranh sinh động về một làng chài đầy ắp niềm vui, gợi tả một cuộc sống bình yên, no ấm
3. Nỗi nhớ quê hương da diết
- Nỗi nhớ quê hương thiết tha của tác giả được bộc lộ rõ nét:
+ Màu xanh của nước
+ Màu bạc của cá
+ Màu vôi của cánh buồm
+ Hình ảnh con thuyền
+ Mùi mặn mòi của biển
⇒ Những hình ảnh, màu sắc bình dị, thân thuộc và đặc trưng
⇒ Nỗi nhớ quê hương chân thành da diết và sự gắn bó sâu nặng với quê hương
III/ Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
- Bài học về lòng yêu quê hương, đất nước

Cảm nhận khổ thơ thứ 3 bài “Quê hương”


1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về tác giả Tế Hanh, bài thơ Quê hương và đoạn thơ thứ 3

2. Thân bài

a. Cảnh đoàn thuyền trở về sau một đêm vất vả (4 câu thơ trước)

- Cảnh trở về cũng vô cùng vui tươi, náo nhiệt.

+ Hàng loạt tính từ "ồn ào", "tấp nập" gợi không khí đông vui, sôi động.

+ Dân làng kéo nhau ra đón đoàn thuyền trở về, vui mừng phấn khởi khi trông thấy thành quả - những con cá

tươi ngon thân mình bạc trắng đầy ắp khoang thuyền

- Lời cảm tạ chân thành chứa chan cảm xúc, thể hiện lối sống hiền hòa, chất phác và tấm lòng mộc mạc của

người dân nơi vùng biển.

=> Với tình yêu quê hương và sự gắn bó sâu nặng, Tế Hanh đã tái hiện khung cảnh hết sức chân thực . Tế

Hanh thật tài tình khi vừa dựng được bức tranh lao động khỏe khắn, náo nhiệt đầy ắp niềm vui qua không

khí ồn ào, tấp nập; qua hình ảnh “cá đầy ghe”, vừa hiểu được tấm lòng người dân biển hồn hậu, chân

thành qua lời cảm tạ đất trời đã đem đến cho họ sự bình yên, no ấm.
b Hình ảnh con người lao động tuyệt đẹp (4 câu thơ sau)

– Trong cảm xúc tự hào, khâm phục về những người dân chài vừa vượt qua một hành trình lao động. Tế

Hanh viết nên hai câu thơ thật hay khắc họa vẻ đẹp người dân chài:

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.

- Người lao động hiện lên với vẻ đẹp tầm vóc

+ Dù trải qua một đêm dài lao động vất vả nhưng ở họ không hề xuất hiện dấu hiệu của sự mệt mỏi.
+ "Làn da ngăm rám nắng" là làn da đặc trưng của người dân làng chài, do nắng gió biển

+ "Vị xa xăm" là hương vị của nắng gió, hương vị trong hơi thở đại dương.

=> Người lao động hiện lên với vẻ đẹp linh hồn lẫn tầm vóc.

Gợi ý: Thật hiếm có bức vẽ nào về người lao động đẹp đến thế! Vẻ đẹp của cơ thể khỏe khoắn, rắn rỏi;

của phong thái từng trải, phong trần. Nhưng đẹp hơn cả là ở sức sống mạnh mẽ của họ giữa biển cả, đất

trời. Họ vất vả, vật lộn để mưu sinh, dẻo dai, kiên cường để sống, họ như trở thành những đứa con của

lòng biển, của đại dương. “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” – cái vị mặn mòi của muối biển, nồng đượm

thấm sâu trong từng thớ thịt, từng hơi thở của người dân chài. Cụm từ “vị xa xăm” còn gợi nên hơi thở

của đại dương, của lòng biển sâu, của những chân trời tít tắp, của phong ba dữ dội. Bởi thế, những người

dân chài lưới như trở thành những chiến binh kiên cường dũng cảm trong sử thi, thần thoại. Những người

dân chài, những đứa con của biển cả được miêu tả vừa chân thực, vừa lãng mạn trở nên vừa gần gũi, thân

thương, vừa phi thường, kì diệu.

- Hình ảnh những con thuyền

+ Sau thời gian dài vất vả cùng người dân trên biển nó trở về dáng vẻ im lìm.

+ Hình ảnh nhân hoá giúp người đọc hình dung rõ nét dáng vẻ của nó

+ Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác tinh tế, thuyền không phải vật vô tri, vô giác mà sinh động, có hồn,

gắn bó sâu sắc với con người và nhịp sống nơi đây.

Gợi ý: Phải chăng, trong thiên nhiên, mọi sự vật đều có tâm hồn, hay con người yêu sự vật đã thổi linh

hồn cho nó, để sự vật hiện lên như con người. Nhờ phép nhân hóa được diễn tả bằng các từ “im, mỏi, trở

về, nằm, nghe”, con thuyền giống như một người lao động làng chài cũng biết nghỉ ngơi, thư giãn sau

những chuyến ra khơi đầy vất vả. Nhưng đó không phải là sự mệt mỏi, biếng lười mà là sự “mệt mỏi, say

sưa” bởi con thuyền đã góp phần không nhỏ trong thành quả của hành trình lao động. Nhưng ấn tượng

nhất là ở từ “nghe” (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác) khiến cho con thuyền trở nên có tâm hồn – một tâm hồn

tinh tế, biết suy nghĩ, biết lắng nghe và cảm thấy chất muối – hương vị biển đang thấm dần trong cơ thể

mình – đằm sâu, thắm thiết. Cảm giác chất muối thấm vào cơ thể đến đâu, con thuyền trở nên dạn dày,

từng trải đến đó. Hai câu thơ không đơn thuần là tả cảnh. Hình ảnh con thuyền được gợi nên như chính

con người, chiều sâu của cảm xúc, của suy tư nơi con thuyền cũng chính là vẻ đẹp tâm hồn, sự lắng sâu
trong cảm xúc của con người nơi đây mà Tế Hanh bằng sự nhạy cảm, tinh tế, bằng tình yêu quê hương tha

thiết đã cảm nhận được.

c. Đánh giá chung

- Vị mặn của biển, hơi thở của cuộc sống làng chài có lẽ đã thấm sâu vào da thịt Tế Hanh.

- Sử dụng thành công những biện pháp nghệ thuật đặc sắc.

- Giọng thơ mang đầy cảm xúc, nhịp điệu linh hoạt. => Tái hiện khung cảnh trở về của đoàn thuyền đánh cá,

ngợi ca vẻ đẹp của con người lao động. Đồng thời gửi gắm nỗi nhớ thương, tự hào và tình yêu quê hương da

diết.

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị của đoạn thơ và bài thơ

You might also like