You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC 8 HKII (2021-2022)

Câu 1. Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng
của thận.

Nước tiểu được tạo thành ở các đơn vị chức năng của thận. Bao gồm quá trình
lọc máu ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu, quá trình hấp thụ lại các chất
cần thiết, quá trình bài tiết tiếp các chất độc và chất không cần thiết ở ống thận
để tạo nên nước tiểu chính thức và ổn định một số thành phần của máu.

Câu 2. Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì?

Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là lọc máu và thải bỏ các chất cặn
bã, các chất độc, các chất thừa khỏi cơ thể để duy trì ổn định môi trường trong.

Câu 3. Da có cấu tạo như thế nào? Có nên trang điểm bằng cách lạm dụng
kem phấn, nhổ bỏ lông mày, dùng bút chì kẻ lông mày tạo dáng không? Vì
sao?

* Da có cấu tạo gồm 3 lớp:


- Lớp biểu bì có tầng sừng và tầng tế bào sống
- Lớp bì có các bộ phận giúp da thực hiện chcứ năng cảm giác, bài tiết, điều
hòa thân nhiệt.
- Lớp trong cùng là lớp mỡ dưới da.

* Lông mày có vai trò ngăn không cho mồ hôi và nước chảy xuống mắt. Vì vậy
không nên nhổ lông mày.

* Lạm dụng kem, phấn sẽ bít các lỗ chân lông và lỗ tiết chất nhờn, tạo điều
kiện cho vi khuẩn bám vào da và phát triển.

Câu 4. Da có những chức năng gì? Những đặc điểm cấu tạo nào của da
giúp da thực hiện những chức năng đó?

- Bảo vệ cơ thể chống các yếu tố gây hại của môi trường như sự va đập, sự xâm
nhập của vi khuẩn, chống thấm nước và thoát nước, do đặc điểm cấu tạo từ các
sợi của mô liên kết, lớp mỡ dưới da và tuyến nhờn. Chất nhờn do tuyến nhờn
tiết ra còn có tác dụng diệt khuẩn. Sắc tố da góp phần chống tác hại của tia từ
ngoại.
- Điều hòa thân nhiệt nhờ sự co dãn của mạch máu dưới da, tuyến mồ hôi, cơ
co chân lông. Lớp mỡ dưới da góp phần chống mất nhiệt.
- Nhận biết các kích thích của môi trường nhờ các cơ quan thụ cảm.
- Tham gia hoạt động bài tiết qua tuyến mồ hôi.
- Da và sản phẩm của da tạo nên vẻ đẹp của con người.
Câu 5. Tuyến ngoại tiết và tuyến nội tiết giống và khác nhau ở những điểm
nào?

- Giống nhau ở chỗ các tế bào tuyến đều tạo ra các sản phẩm tiết.
- Khác nhau ở sản phẩm tiết của tuyến nội tiết ngấm thẳng vảo máu, còn sản
phẩm của tuyến ngoại tiết tập trung vào ống dẫn để đổ ra ngoài ( các tuyến tiêu
hóa, tuyến lệ,...)

Câu 6. Nguyên nhân dẫn tới những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì ở nam và
nữ ( trong tuổi vị thành niên) là gì? Trong những biến đổi đó, biến đổi nào
là quan trọng cần lưu ý?

- Các tế bào kẽ trong tinh hoàn tiết hoocmôn sinh dục nam ( testôstêrôn).
- Các tế bào nang trứng tiết hoocmôn sinh dục nữ ( ơstrôgen)
- Các hoocmôn này gây nên những biến đổi ở tuổi dậy thì, trong đó quan trọng
nhất là những dấu hiệu chứng tỏ đã có khả năng sinh sản ( xuất tinh lần đầu ở
nam, hành kinh lần đầu ở nữ).

Câu 7. Hãy nêu chức năng trụ não, não trung gian và tiểu não. Giải thích
vì sao ngưới say rượu thường có biểu hiện chân nam đá chân chiêu trong
lúc di?

- Trụ não và não trung gian có những trung khu điều khiển các hoạt động sống
quan trọng như tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, điều hóa quá trình trao đổi chất và
thân nhiệt
- Tiểu não điều hòa, phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể.
- Người say rượu chân nam đá chân chiêu do rượu đã ngăn cản, ức chế sự dẫn
truyền qua xináp giữa các tế bào liên quan đến tiểu não khiến sự phối hợp các
hoạt động phức tạp và giữ thăng bằng của cơ thể bị ảnh hưởng.

Câu 8. Nêu rõ ý nghĩa sinh học của giấc ngủ. Muốn đảm bảo giấc ngủ tốt
cần những điều kiện gì?

- Hưng phấn và ức chế là hai mặt đối lập trong hoạt động thần kinh nhờ đó mà
đảm bảo sự cân bằng trong hoạt động thần kinh. Bản chất của giấc ngủ là một
quá trình ức chế để bảo vệ phục hồi khả năng hoạt động của hệ thần kinh sau 1
ngày học tập và lao động.
- Muốn có giấc ngủ tốt, ngủ sâu cần tạo một phản xạ chuẩn bị cho giấc ngủ: (ví
dụ rửa mặt đánh răng trước khi đi ngủ, đi ngủ đúng giờ và nằm hít thở sâu để đi
vào giấc ngủ), đồng thời tránh những yếu tố ảnh hưởng tới giấc ngủ như ăn no
trước khi ngủ, dùng các chất kích thích như nước trà đặc, cà phê, thuốc lá, đảm
bảo yên tĩnh, không để đèn sáng và tránh mọi kích thích có ảnh hưởng tới giấc
ngủ.
Câu 9. Cho đoạn thông tin sau:
Nếu thiếu vitamin A trong khẩu phần thức ăn hằng ngày người ta thường mắc
“ bệnh quáng gà ”, khả năng thu nhận ánh sáng bị giảm nên nhìn không rõ lúc
hoàng hôn. Vitamin A là một nguyên liệu tạo nên rôđôpsin có trong tế bào que,
phụ trách việc thu nhận ánh sáng.
Vitamin A có nhiều trong dầu gan cá, gan và thận động vật, trong lòng đỏ
trứng và trong các loại rau quả có màu da cam như cà chua, cà rốt, gấc, ớt…

a. Tại sao thiếu vitamin A trong khẩu phần ăn hằng ngày người ta thường mắc
“ bệnh quáng gà ”?
b. Vitamin A có nhiều ở loại thức ăn nào?

Câu 10.Cho đoạn thông tin sau:


Ráy tai do các tuyến ráy trong thành ống tai tiết ra. Thông thường ráy tai hơi
dính có tác dụng giữ bụi, nên thường phải lau rửa bằng tăm bông, không dùng
que nhọn hoặc vật sắc để ngoáy tai hay lấy ráy, có thể làm tổn thương hoặc
thủng màng nhĩ.
Trẻ em cần được giữ gìn vệ sinh để tránh viêm họng. Viêm họng có thể qua
vòi nhĩ dẫn tới viêm khoang tai giữa.
Tránh nơi có tiếng ồn hoặc tiếng động mạnh tác động thường xuyên ảnh
hưởng tới thần kinh, làm giảm tính đàn hồi của màng nhĩ - nghe không rõ.
Nếu tiếng động quá mạnh, tác động bất thường có thể làm rách màng nhĩ và tổn
thương các tế bào thụ cảm thính giác dẫn tới điếc.
Cần có những biện pháp để chống hoặc giảm tiếng ồn.

a. Tại sao không nên dùng que sắc nhọn để ngoáy tai hay lấy ráy?
b. Tại sao cần tránh nơi có tiếng ồn hoặc tiếng động mạnh thường xuyên?

HẾT
CHÚC CÁC EM THI ĐẠT KẾT QUẢ THẬT TỐT!!!

You might also like